intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có hay không việc các ngân hàng “ăn trên lưng nhau”?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

73
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức khá thấp so với lãi tiền gửi khiến một số ngân hàng thận trọng, bởi trước đây đã xảy ra khá nhiều “nghi án” ngân hàng vay tiền qua liên ngân hàng lãi suất thấp, rồi thông qua công ty liên kết gửi tại ngân hàng khác gửi lãi suất cao, hay còn gọi là “ăn trên lưng nhau”. Một số ngân hàng đang áp dụng biện pháp kiểm tra những khoản tiền gửi có ‘nghi ngờ”. Theo một quan chức cao cấp của Ủy ban Giám sát tài chính quốc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có hay không việc các ngân hàng “ăn trên lưng nhau”?

  1. Có hay không việc các ngân hàng “ăn trên lưng nhau”? Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức khá thấp so với lãi tiền gửi khiến một số ngân hàng thận trọng, bởi trước đây đã xảy ra khá nhiều “nghi án” ngân hàng vay tiền qua liên ngân hàng lãi suất thấp, rồi thông qua công ty liên kết gửi tại ngân hàng khác gửi lãi suất cao, hay còn gọi là “ăn trên lưng nhau”. Một số ngân hàng đang áp dụng biện pháp kiểm tra những khoản tiền gửi có ‘nghi ngờ”. Theo một quan chức cao cấp của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, hiện tại không có chuyện ngân hàng lợi dụng lãi suất liên ngân hàng thấp để vay, rồi mang khoản tiền đó chuyển cho các công ty con đem gửi ở ngân hàng khác hưởng chênh lệch lãi suất. Hiện tượng chính bây giờ là ngân hàng cho vay không được, ứ đọng vốn tạm thời do doanh nghiệp không kinh doanh được nên không vay, còn những doanh nghiệp muốn vay lại không đủ điều kiện để được vay. Bên cạnh đó, các ngân hàng, kể cả ngân hàng “Nhóm 1” cũng đang trong “tầm ngắm” của NHNN nên không thể cho vay. “Nhưng quan trọng hơn cả là ngay các ngân hàng lớn cũng không tin nhau, muốn vay phải có thế chấp, do vậy, không dễ dàng ‘ăn trên lưng nhau’”, vị quan chức trên nói. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cho biết, năm 2011 đã có vài ngân hàng “dính” thêm hàng nghìn tỷ đồng nợ xấu do cho vay liên ngân hàng, “của đau, con xót” nhưng không dám nói ra. Do vậy, không dễ mà những
  2. ngân hàng đó lại tiếp tục “chui đầu vào rọ”. Còn những ngân hàng yếu, thiếu vốn, chắc chắn càng không dám làm “trò” đó vì sợ rủi ro lớn. “Ngân hàng tôi trước kia cũng từng thực hiện ‘chiêu’ này, nhưng đến nay, chúng tôi không mặn mà, chủ yếu huy động tiền gửi của dân cư. Chủ trương tôi tuyên bố trong toàn ngân hàng là, bất kỳ món tiền gửi nào trên 20 tỷ đồng phải được rà soát kỹ càng về nguồn gốc mới được nhận, tránh rủi ro khi khách rút đột ngột, ảnh hưởng xấu đến thanh khoản của ngân hàng”, vị tổng giám đốc trên nói. Cũng thừa nhận chuyện từng “ăn trên lưng” ngân hàng khác, giám đốc nguồn vốn của một ngân hàng cổ phần khác cho biết, việc này đã được cấm ở ngân hàng ông và tính đến thời điểm này, chưa có hiện tượng ngân hàng bạn gửi tiền sang. Thực tế, NHNN đã thực hiện thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động vay - nợ trên thị trường liên ngân hàng thời gian qua. Bên cạnh đó, Thông tư số 04/2012/TT-NHNN ngày 8/3/2012 quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng quy định, từ ngày 2/5, các ngân hàng không được nhận vốn ủy thác từ cá nhân. Dư nợ cho vay từ vốn ủy thác cũng phải được tính vào dư nợ tín dụng… “Như vậy, số lượng nghiệp vụ này chắc chắn bị hạn chế”, vị giám đốc nguồn vốn trên khẳng định. hiện tượng trên hiện không chắc là có, bởi rủi ro rất lớn đối với ngân hàng cho vay và thực tế đã xảy ra hồi quý IV năm ngoái. Đặc biệt, NHNN cũng đã phát hành tín phiếu với lãi suất có thể chấp nhận được trong ngắn hạn, như với các kỳ hạn 28 ngày, 91 ngày và 182 ngày (tương ứng 1 tháng, 3
  3. tháng và 6 tháng), lãi suất lần lượt là 11,5%, 12% và 12,5%/năm, nghĩa là bù đắp được phần nào chi phí huy động vốn của các NHTM. Ông Trung phân tích thêm, lãi suất cho vay liên ngân hàng có thể đạt khoảng 13%/năm, nhưng rủi ro pháp lý rất lớn. Bên cạnh đó, nếu thay vì mua tín phiếu NHNN lãi suất 11,5/năm, một ngân hàng cho ngân hàng khác vay, lãi suất hưởng thêm không đáng bao nhiêu mà lại gánh thêm rủi ro tín dụng của ngân hàng bạn. “Với cân đối lợi nhuận và rủi ro như trên, các ngân hàng phải cân nhắc rất nhiều trước khi cho vay liên ngân hàng”, Một lãnh đạo cấp cao của BIDV nhìn nhận, trên thực tế, cơ hội kiếm siêu lợi nhuận là có nên có ngân hàng này hay ngân hàng khác chấp nhận hình thức kinh doanh này. Tuy nhiên, các ngân hàng chuyên nghiệp, lâu năm và kinh doanh bài bản thường tập trung kinh doanh theo đúng bản chất của ngân hàng, dù lợi nhuận có thể không nhanh và lớn bằng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2