intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ hội và thách thức đối với ngành da giày Việt Nam xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

45
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trên cơ sở nhận diện những cơ hội, thách thức đối với ngành da giày Việt Nam xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập, đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm da giày nước ta, góp phần phát triển bền vững ngành da giày Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ hội và thách thức đối với ngành da giày Việt Nam xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập

  1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM XUẤT KHẨU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIETNAM EXPORT LEATHER AND SHOES INDUSTRY IN THE TIME OF INTEGRATION PGS,TS Nguyễn Thị Bích Loan Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Việt Nam đã và đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng. Quá trình đó đã làm cho hoạt động xuất, nhập khẩu của các ngành kinh tế nước ta sôi động hơn, có hiệu quả hơn; song cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi các ngành, các cấp phải quan tâm nhiều hơn và có giải pháp hữu hiệu để tồn tại và phát triển. Ngành da giày là một trong những ngành có lợi thế so sánh trong xuất khẩu cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Bài viết trên cơ sở nhận diện những cơ hội, thách thức đối với ngành da giày Việt Nam xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập, đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm da giày nước ta, góp phần phát triển bền vững ngành da giày Việt Nam. Từ khóa: cơ hội và thách thức, ngành da giày Việt Nam xuất khẩu, thời kỳ hội nhập Abstract Vietnam has been integrating widely and deeply into global economy. The progress has made the import and export activities of our national economical industries eventfully, effectively; on the other hand, placing more and more challenges requesting industries, organizations involve more and having the effective solutions for a living and developing. Leather and Shoes Industry, which is having advantages in comparison in export, is in the same condition. This article identifies opportunities and challenges for Vietnam Export Leather and Shoes Industry in the time of integration, providing recommendations in order to increase our nationals export values of leather and shoes products to contribute to the permanent development of Vietnam leather and shoes Industry. Key words: Opportunities and Challenges, Vietnam export leather and shoes Industry, time of integration Mở đầu Ngành da giày nước ta nằm trong top 3 về kim ngạch xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt gần 15 tỉ USD và chiếm 10% tổng doanh thu xuất khẩu của cả nước. Trong giai đoạn 2011- 2015, ngành da giày luôn duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu từ 15% đến 16%/năm. Hiện nay, gần 70% kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày vào thị trường Mỹ và EU. Trong đó, riêng thị trường Hoa Kỳ chiếm gần 34%, thị trường Châu Âu chiếm trên 33%. Dự kiến năm 2016, sản lượng sản xuất giày dép các loại đạt 314 triệu đôi, kim ngạch xuất khẩu đạt 16 - 17 tỷ USD, phấn đấu tỷ lệ nội điạ hóa đạt từ 60 - 65% [8], [9]. Việt Nam tích cực hội nhập vào khu vực và thế giới. Ngoài việc gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), là thành viên sáng lập Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia 5
  2. 10 hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương và trở thành thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam tích cực đàm phán, ký kết và thực thi các FTA song phương, đa phương và khu vực. Tính đến tháng 02/2016, nước ta đang thực thi 9 FTA, FTA Việt Nam - Liên Minh Kinh tế Á-Âu và TPP đang chờ có hiệu lực thi hành, EVFTA đang hoàn tất thủ tục để ký kế tvà 3 FTA đang đàm phán (RCEP, FTA ASEAN - Hồng Công, FTA Việt Nam - Khối EFTA); ký kết và thực thi các Hiệp định như: Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các nước đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á - Âu (VN-EAEU FTA). Đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EV FTA) ký ngày 2 tháng 12 năm 2015 và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ký ngày 4 tháng 2 năm 2016 đã mở ra nhiều cơ hội phát triển các ngành kinh tế nói chung, ngành da giày nói riêng như: mở rộng thị trường, thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng hoá, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lập thương hiệu.... góp phần phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, yêu cầu của các Hiệp định thương mại cũng đặt ra những thách thức không nhỏ như việc thực hiện quy định bắt buộc về tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu đối với sản phẩm giày để được hưởng ưu đãi thuế suất, đây chính là điểm yếu của các doanh nghiệp da giày trong nước bởi chúng ta vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập nguyên phụ liệu; các yêu cầu của các khách hàng nước ngoài, nhất là từ EU, Mỹ, Nhật Bản về chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn kỹ thuật; đồng thời sân chơi quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các cam kết nghiêm ngặt… đòi hỏi các ngành, các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp… phải cùng nhau vào cuộc, tìm các giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm Việt Nam nói chung, sản phẩm da giày nói riêng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần đưa kinh tế nước ta hội nhập thành công vào nền kinh tế quốc tế. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các tổ chức và hiệp định quốc tế để tìm ra những cơ hội, cũng như những thách thức đối với các nền kinh tế nhằm giúp cho các nền kinh tế thích ứng tốt nhất trong môi trường toàn cầu hoá. Ở nước ngoài, có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình như của: Zhang Bin (2010) về “Mở rộng TPP và mối quan tâm của Hoa Kỳ” (The TPP Enlargement and US Intentions), Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc. Theo nghiên cứu này, TPP có thể trở thành nền móng cho Hoa Kỳ để hiện thực hóa khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương, TPP kích thích và lôi cuốn các nước Châu Á-Thái Bình Dương đặc biệt là các nước Đông Á tăng cường tham gia vào tiến trình hợp tác này. Tác giả Kenichi Kawamoto (2010) nghiên cứu sự chuẩn bị tham gia TPP của Nhật Bản qua tác phẩm “Nhật Bản xem xét tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương nhằm Chuyển đổi nền kinh tế”, Văn phòng JETRO tại New York (Japan Looks to Trans-Pacific Partnership to Transform its Economy- Kenichi Kawamoto, JETRO New York Office). Stephen J.Ezell và Robertd Atkinso (2010) có nghiên cứu sâu về TPP thông qua “Tiêu chuẩn vàng hay WTO thu nhỏ?: Định hình Đối tác Xuyên Thái Bình Dương” (Gold Standard or WTO-Lite?: Shaping the Trans-Pacific Partnership, Stephen J.Ezell và Robertd. Atkinso). Một trong những nghiên cứu điển hình về sự tham gia TPP của Việt Nam là nghiên cứu của Jodie Keane, Jane Kennan and Dirk Willem Te Velde (2011), Nghiên cứu chính sách về việc tham gia đàm phán thương mại của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình dương (TPP). (A policy study on Viet Nam’s participation in trade negotiations under the Trans-Pacific Strategic Economic Partnership (TPP) agreement). Nghiên cứu chỉ ra những thách thức đối 6
  3. với Việt Nam trong việc phải tuân thủ các quy tắc, các quy định trong thỏa thuận của Hiệp định. Ở Việt Nam, ngay từ trong quá trình đàm phán, tại công văn số 11/TTg-QHQT ngày 29 tháng 4 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Công thương Nghiên cứu đánh giá tính khả thi của TPP đối với Việt Nam, đề xuất chủ trương và các giải pháp tham gia TPP, làm cơ sở cho việc xây dựng tờ trình Bộ Chính trị về việc quyết định chính thức tham gia TPP của Việt Nam. Bên cạnh đó, MUTRAP cũng Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam tại Hội thảo 30/08/2010 của dự án Hỗ trợ thương mại đa biên. Nghiên cứu của Bộ kế hoạch và đầu tư (2011) về Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến kinh tế Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO, Hà Nội trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách cũng như cho các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với đó, Bộ Công Thương (2011) xây dựng Đề án Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội, tháng 11/2011. Ngày 09/06/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có ngành da giày. Được sự phê duyệt của Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030, tháng 10/2015, còn thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Dự án Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ da giày TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020. Ngày 31/12/2015, Bộ Công Thương có Báo cáo tổng kết về Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 của ngành công thương, trong đó ngành da giày được xếp vào ngành có vai trò xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ, khẳng định: “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức-Hành động của chúng ta”, tại Cổng Thông tin Chính phủ ngày 16/2/2016. Bên cạnh đó, có nhiều tác giả hoặc nhóm các tác giả có các bài viết, đề tài liên quan, chẳng hạn như bài viết của Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương - Trần Thanh Hải về: Tăng trưởng bền vững xuất khẩu sản phẩm công nghiệp - nhìn từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Hay của Thanh Vũ về Dệt may, da giày Việt Nam tìm cách chiếm lĩnh thị trường Đông Âu, Thời báo Ngân hang. Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ngành da giày Việt Nam 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/3/2016… Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu liên quan khác. Các công trình nghiên cứu đã cho thấy bức tranh tổng thể về cơ hội và thách thức của kinh tế nước ta nói chung, của các ngành nói riêng, là cơ sở và là tài liệu tham khảo có giá trị của tác giả khi nghiên cứu về ngành da giày xuất khẩu nước ta trong điều kiện hiện nay. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tham chiếu, phương pháp phỏng vấn chuyên gia..., kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước để nhận diện các cơ hội, thách thức đối với ngành da giày Việt Nam xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập, để từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm tận dụng cơ hội, giảm thiểu thách thức, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, góp phần phát triển bền vững ngành da giày Việt Nam. 1. Khái quát tình hình xuất khẩu ngành da giày Việt Nam thời gian qua 7
  4. Ngành da giày Việt Nam phát triển rất nhanh, là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngành da giày là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay ở nước ta sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành da giày đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động. Với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt gần 15 tỷ USD, ngành da giày đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngành da giày Việt Nam hiện nằm trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về da giày, đứng thứ ba trong nhóm các nước xuất khẩu da giày lớn nhất thế giới tính về trị giá, chỉ sau Trung Quốc và Ý. Riêng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, da giày Việt Nam chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Theo Hiệp hội da - giày - túi xách Việt Nam (Lefaso), năm 2015, ngành da giày hoàn thành sớm kế hoạch xuất khẩu 14,5 tỷ USD. Tất cả các thị trường, trong đó có thị trường xuất khẩu truyền thống, như: Mỹ, EU, Nhật Bản… tốc độ tăng trưởng tốt. Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc, đạt khoảng 600 triệu USD [3], [8]. Có thể nói, ngành da giày nước ta phát triển khá nhanh, xuất khẩu tăng trưởng hàng năm là kết quả đáng ghi nhận kể từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Theo thống kê của Lefaso, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành da giày liên tục ổn định trong 5 năm qua, từ mức 4,2 tỉ USD năm 2009 tăng lên 10,5 tỉ USD năm 2014, bất chấp những giai đoạn kinh tế toàn cầu suy thoái. Các thị trường xuất khẩu chính của ngành da giày trong những năm gần đây là: Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU tuy có bị sụt giảm trong năm 2012 nhưng lại tiếp tục tăng trưởng trở lại trong hai năm 2013-2014. Trước đây, thị trường EU chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày thì hiện nay có xu hướng giảm, trong khi kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ lại có sự tăng trưởng mạnh. Thị trường Nhật Bản dù rất kén chọn và yêu cầu rất cao các sản phẩm da giày về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn duy trì sự tăng trưởng nhập khẩu đối với sản phẩm da giày của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu đến cuối năm 2014 khoảng 500 triệu USD. Có thể thấy các thị trường xuất khẩu chính của ngành da giày nước ta ở Bảng 1.1. sau đây: 8
  5. Bảng 1.1: Các thị trường xuất khẩu da giày chính của Việt Nam năm 2014 Chỉ số Tỷ trọng Tốc độ Ước tính Thứ tự Tăng Tăng nhập tăng thuế đối Tỷ của đối trưởng trưởng khẩu trưởng tác đánh trọng so tác trong Đối tác nhập Giá trị xuất Cán cân xuất xuất giày da nhập trên SP với tổng bảng xếp khẩu khẩu 2014 thương mại khẩu giai khẩu giai của đối khẩu của nhập XK của hạng các (nghìn 2014 (nghìn đoạn đoạn tác trên đối tác khẩu của Việt nước USD) USD) 2010- 2013- tổng giai đoạn Việt Nam Nam nhập 2014 (%, 2014 (%, nhập 2010- (%) (%) khẩu p.a.) p.a.) khẩu thế 2014 (%, hàng đầu giới (%) p.a.) Thế giới 10,690,489 10,195,884 100 18 23 100 6 Mỹ 3,353,155 3,269,307 31.4 23 26 1 19.9 5 12.2 Bỉ 659,036 659,036 6.2 27 28 9 2.9 11 6.7 Đức 605,364 604,833 5.7 12 32 2 8.3 7 6.7 Anh 575,995 575,736 5.4 4 5 4 5.5 3 6.7 Nhật 526,992 524,618 4.9 30 33 6 4.4 5 12.5 Trung Quốc 524,814 241,831 4.9 32 40 15 1.7 18 0 Hà Lan 471,570 471,566 4.4 8 31 8 3 7 6.7 Tây Ban Nha 384,092 383,693 3.6 12 29 11 2.6 1 6.7 Ý 325,504 316,379 3.0 7 32 5 5 1 6.7 Hàn Quốc 320,922 288,443 3.0 34 32 14 1.8 15 0 Brazil 277,717 276,389 2.6 22 -9 33 0.5 15 33.7 Pháp 254,146 254,128 2.4 5 11 3 5.9 6 6.7 Mexico 228,333 228,236 2.1 5 0 23 0.8 11 20.1 Slovakia 195,492 195,294 1.8 67 17 22 0.8 14 6.7 Canada 188,867 188,848 1.8 15 17 13 1.9 6 12.8 Hong Kong 149,577 140,893 1.4 18 27 7 3.5 -3 0 (Trung Quốc) Úc 142,732 142,716 1.3 30 31 17 1.2 6 0 Panama 125,844 125,844 1.2 10 2 59 0.2 -37 8.9 Chi lê 116,752 116,732 1.1 23 49 20 0.9 11 0.9 (Nguồn: Tính toán của ITC dựa trên số liệu của UNCOMTRADE Trong đó, Mỹ là thị trường chiếm tỉ trọng xuất khẩu cao nhất của ngành da giày nước ta so với các nước. Đây cũng vừa là cơ hội cho ngành da giày Việt Nam khi được thị trường lớn nhất và có tiềm lực nhât thế giới chấp nhận, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành da giày khi thực hiện quy định về nội địa hoá theo cam kết của TPP 9
  6. Bảng 1.2: Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ năm 2014 Xuất khẩu của Việt Nam ra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ Mỹ nhập khẩu từ thế giới thế giới Tỷ Ước Tăng Tỷ lệ trọn Tỷ Tăng Tỷ tính trưởn Tăng g so trọng trưởng trọng thuế đối Giá trị g xuất Giá trị trưởng với so với xuất so với tác đánh Giá trị xuất khẩu Mã HS Nhóm hàng hóa xuất khẩu giai tổng tổng khẩu tổng trên SP nhập khẩu khẩu giai 2014, đoạn nhập XK giai đoạn XK của nhập 2014, 2014, đoạn nghìn 2010- khẩu của 2010- Việt khẩu nghìn USD nghìn 2010- USD 2014 của Thế 2014 (%, Nam của Việt USD 2014 (%, thế giới p.a.) (%) Nam (%, p.a.) giới (%) (%) p.a.) (%) '6403 Giày dép mũ da 1,429,806 21 33.3 6.1 12849843 4 22.1 4290750 14 7.3 Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc '6404 1,078,402 26 29.4 20.4 4957769 44 19 3667129 25 13.8 hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt. Các loại giày, dép khác có đế ngoài và '6402 729,498 24 34.3 23 6994613 4 21.8 2126270 15 5.3 mũ bằng cao su hoặc plastic. '6405 Giày, dép khác. 88,061 10 39.4 7.9 599166 -33 12 223775 19 4.4 Nguyên phụ liệu '6406 giày dép, lót giày, đế 26,799 57 7.2 7.6 431798 4 5.5 372686 37 4.3 giày Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không '6401 589 3 6 19 181106 6 11.4 9879 23 0.6 gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự. Tổng nhóm 64 3,353,155 (Nguồn: Tính toán của ITC dựa trên số liệu của UNCOMTRADE) Tại các thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản, sản lượng giày dép xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường EU tăng lên từ đầu năm 2014 khi chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với mức thuế nhập khẩu giảm 3,5%-5% áp dụng cho Việt Nam và một số nước. 10
  7. Bảng 1.3: Xuất khẩu giày dép và phụ kiện của Việt Nam sang thị trường EU (EU 28) năm 2014 Product Việt Nam xuất khẩu sang EU (EU 28) Xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới Product label code 2011 2012 2013 2014 2011 2012 2013 2014 Nguyên phụ liệu '6406 giày dép, lót 34,886 79,242 105,993 129,591 168,465 251,393 325,258 372,686 giày, đế giày Các loại giày, dép khác có đế '6402 ngoài và mũ 575,219 537,325 542,095 689,822 1,642,222 1,735,653 1,729,544 2,126,270 bằng cao su hoặc plastic. '6405 Giày, dép khác. 26,107 26,237 38,290 62,137 170,409 121,999 153,944 223,775 Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn '6401 74 117 219 731 6,449 8,266 8,830 9,879 hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự. Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da '6404 thuộc hoặc da 689,655 756,183 932,492 1,232,317 1,812,440 2,152,863 2,865,138 3,667,129 tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt. '6403 Giày dép mũ da 1,318,752 1,331,733 1,445,164 1,647,302 2,917,929 3,245,147 3,639,199 4,290,750 (Nguồn: Tính toán của ITC dựa trên số liệu của UNCOMTRADE) Sáu tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu da giày tiếp tục đạt mức ấn tượng với 7,35 tỉ USD, tăng 18% so với cùng kỳ. Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã có mặt ở hơn 50 quốc gia và đang tiếp tục gia tăng thị phần tại những thị trường trọng điểm. Riêng sản phẩm túi xách có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất nhanh và đã có mặt ở hơn 40 nước [7]. Da giày là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu ngành hàng này phần lớn đang rơi vào tay các doanh nghiệp FDI, chủ yếu là các công ty đến từ Hàn Quốc và Đài Loan. Theo Lefaso, với 800 doanh nghiệp và khoảng 1 triệu lao động, các doanh nghiệp FDI chiếm chưa đầy 25% số lượng doanh nghiệp ngành giày nhưng lại quyết định tới 77% giá trị xuất khẩu. Có cả những doanh nghiệp FDI giữ vai trò dẫn dắt, chẳng hạn như Pouchen. Ðây là một trong những tập đoàn sản xuất da giày lớn nhất thế giới. Tại Việt Nam, Pouchen có các công ty trực thuộc như 11
  8. PouYuen (TP HCM), PouHung, PouLi (Tây Ninh), PouChen, PouSung (Đồng Nai), Dũ Đức (Tiền Giang), Duy Khang (Long An). Tổng doanh thu của các công ty con này đạt trên 30.000 tỉ đồng trong năm 2014, tương đương 17% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành da giày của Việt Nam. Bên cạnh Pou Chen, một tập đoàn đến từ Đài Loan khác là Feng Tay cũng đang sở hữu gần chục nhà máy tại Việt Nam, gồm có Dona Standard, Đông Phương Đồng Nai, Đông Phương Vũng Tàu… với tổng doanh thu gần 10.000 tỷ đồng. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung có quy mô khá nhỏ, khó có khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực gia công sản phẩm da giày với các doanh nghiệp FDI. Một số doanh nghiệp có quy mô lớn có thể kể đến như CTCP Đầu tư Thái Bình (TBS Group), CTCP Công nghiệp Đông Hưng,… Năm 2014, chỉ có TBS Group là doanh nghiệp nội địa đạt trên 5.300 tỷ đồng doanh thu và có lợi nhuận thuộc hàng tốt nhất trong ngành. Hình 1.1.: Một số công ty da giày có doanh thu lớn năm 2014 (Nguồn: Lefaso) Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế những năm qua đã giúp cho ngành da giày nước ta có quy mô và kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu so với các nước xuất khẩu da giày khác thì thị 12
  9. phần xuất khẩu các sản phẩm da giày Việt Nam cũng chỉ chiếm một thị phần nhỏ (chẳng hạn thị phần xuất khẩu vào thị trường Mỹ mặt hàng giày da chỉ chiếm 9,09%), nên Việt Nam còn nhiều cơ hội và cần thiết tăng thị phần xuất khẩu vào thị trường này. Mặt khác, sản phẩm da giày xuất khẩu nước ta chủ yếu là gia công nên khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ các nước khác. Sắp tới đây, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), AEC… chính thức có hiệu lực thì chúng sẽ động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nước ta, trong đó việc tác động đến sự phát triển của ngành da giày không phải là một ngoại lệ. 2. Cơ hội đối với ngành da giày Việt Nam xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập Từ thực trạng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam thời gian qua, căn cứ vào nội dung các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia ký kết, có thể nhận diện một số cơ hội chủ yếu đối với ngành da giày xuất khẩu nước ta, đó là: Trước hết, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) xóa bỏ mức thuế hiện tại từ 3,5 - 57.4% để hưởng ưu đãi các dòng sản phẩm da giày về mức 0%, từ đó giúp DN ngành da giày tăng trưởng xuất khẩu [4]. Các nước TPP cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78-95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97-100% dòng thuế. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5-10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan . Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm như nông sản, thủy sản, một số mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su… Cam kết thuế nhập khẩu cho mặt hàng da giày xuất khẩu Việt Nam của một số nước TPP như sau [4], [5]: Cam kết của Hoa Kỳ: 85% số dòng thuế giày dép được xóa bỏ ngay (tương đương 39,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 1,15 tỷ USD), đồng thời 3,2% số dòng thuế có kim ngạch lớn (58% kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD) Hoa Kỳ cam kết giảm ngay từ 40% - 55% mức hiện hành và xóa bỏ hoàn toàn thuế suất vào năm thứ 12 Cam kết của Canada: Đa số xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực (chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu giày dép), 12% kim ngạch xuất khẩu sẽ xóa bỏ thuế vào năm thứ 7, 01 dòng thuế có có kim ngạch lớn (10,7% kim ngạch giày dép) sẽ được cắt giảm 75% so với mức hiện hành và 09 dòng cam kết xóa bỏ vào năm thứ 12 (9,5% kim ngạch xuất khẩu giày dép) Cam kết của Nhật Bản: 79,5 % kim ngạch xuất khẩu giày dép được xóa bỏ thuế vào năm thứ 10 và các mặt hàng còn lại (giày da) sẽ xóa bỏ thuế suất vào năm thứ 16; vali, túi xách bằng da sẽ được xóa bỏ thuế vào năm thứ 16 Cam kết của Mexico: Giày dép được xóa bỏ thuế theo lộ trình và tối đa vào năm thứ 13; túi xách được xóa bỏ thuế vào năm thứ 10 Cam kết của Úc: Tổng số 93% số dòng thuế của Úc, tương đương 95,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này (2,9 tỷ USD) sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi thực hiện Hiệp định. Các sản phẩm còn lại sẽ được xóa bỏ thuế với lộ trình cắt giảm cuối cùng tối đa vào năm thứ 4 13
  10. Cam kết của Singapore: Xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả các mặt hang da giày ngay khi thực hiện Hiệp định Từ ngày 1/1/2014, các sản phẩm giày dép của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU trong vòng 3 năm là một ưu thế lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu da giày Việt Nam khi đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào EU đã tăng trưởng tới 20%. EVFTA hấp dẫn hơn với đa phần các dòng thuế giảm về 0%, tạo đà tốt hơn cho xuất khẩu giày dép vào EU, mức tăng trưởng dự kiến khoảng 20%-30%. Mặt khác, xuất khẩu da giày sang EU sẽ rộng cửa hơn nhờ FTA do ngành đã đáp ứng khá tốt yêu cầu về quy tắc xuất xứ khi đạt tỷ lệ nội địa hóa lên tới 55%. các cam kết cắt giảm thuế quan và các hàng rào bảo hộ của các FTA sẽ làm cho giá cạnh tranh xuất khẩu giày dép Việt Nam giảm xuống, tạo lợi thế và đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại các thị trường lớn, như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, theo lộ trình giảm thuế của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), cuối năm 2015, thuế suất đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) về 0%. Điều này giúp tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu tại khu vực có địa lý gần gũi với Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội hợp tác phát triển nguồn nguyên phụ liệu cho ngành da giày Việt Nam. Với những cơ hội như vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành năm 2016 dự kiến sẽ tăng 15%-20% so với năm 2015. Thứ hai, thị trường xuất khẩu mặt hàng da giày được mở rộng, ngành hàng da giày Việt Nam có thêm nhiều đối tác kinh doanh Với các Hiệp định đã và sắp ký kết hiện nay, cùng với lộ trình cắt giảm thuế quan, Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, và quan trọng nhất là sản phẩm da giàyViệt Nam sẽ tiếp cận sâu hơn, rộng hơn vào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đây sẽ là cơ hội lớn để tăng kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ đến từ các quốc gia chưa có hiệp định FTA với Hoa Kỳ. Ngành giày da của thế giới đang tiếp tục chuyển đổi việc sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, nền chính trị ổn định, cơ chế rõ rang, minh bạch. Khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế quan bị bãi bỏ, cùng với những chính sách khuyến khích xuất khẩu, sản xuất, Việt Nam trở thành điểm đến cho việc đầu tư của các nhà sản xuất giày da. Cùng với EU và các thị trường trong khối TPP và RCEP, ngành da giày Việt Nam đã có trên 70% thị trường tiêu thụ của ngành da giày thế giới, đây là cơ hội rất lớn cho ngành da giày Việt Nam trong thời gian tới. Số liệu của Tổng cục Hải quan công bố vào tháng 3/2016 cho thấy trong năm 2015, Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với 33,48 tỉ USD, tăng 16,9% so với năm trước. Mỹ cũng là thị trường mà Việt Nam có thặng dư thương mại lớn khi xuất siêu lên tới 25,68 tỉ USD. Trong đó, các mặt hàng da giày đóng vai trò chủ lực và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ TPP khi thuế nhập khẩu vào thị trường này giảm về 0%. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành da giày Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu Thứ ba, thu hút đầu tư, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu hàng da giày Việt Nam. Theo Lefaso, trong năm 2015, các FTA đã ký có thể chưa tác động trực tiếp giúp kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh do các nội dung chỉ chính thức có hiệu lực từ 1-2 năm tới. Tuy 14
  11. nhiên, hàng loạt FTA mà Việt Nam tham gia sẽ tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất nguyên phụ liệu và sản phẩm xuất khẩu, xu hướng dịch chuyển nhà máy, đơn hàng sản xuất của các thương hiệu giày dép lớn từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh. Không chỉ Nike, Adidas, Puma chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc, Bangladesh sang Việt Nam, Tập đoàn Target Sourcing Services - 1 trong 10 nhà phân phối lớn nhất thế giới - và Tập đoàn Dansu Group cũng đã khảo sát, đang có ý định mở rộng đầu tư vào nước ta. Những tập đoàn sản xuất túi xách cao cấp với thương hiệu hàng đầu như Lancaster, Sequoia Paris lâu nay chỉ đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc giờ cũng chuyển đầu tư qua Việt Nam để tránh rủi ro. Timberland, Puma cũng muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các đơn hàng chuyển từ Trung Quốc sang. Gần đây, lượng đơn hàng xuất khẩu dịch chuyển mạnh từ Trung Quốc sang Việt Nam do chi phí nhân công giá rẻ (chi phí nhân công của Trung Quốc khoảng 500 USD/người/tháng, trong khi Việt Nam chỉ 250 USD/người/tháng ) cũng mở ra nhiều cơ hội cho ngành. Hàng loạt tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất giày dép lớn thế giới cũng chọn Việt Nam làm cứ điểm mở rộng hoạt động hoặc đầu tư mới nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan khi các FTA được ký kết. Đại diện Hiệp hội Da giày Quảng Đông (Trung Quốc) cho biết trong làn sóng nhiều thương hiệu lớn đổ vào Việt Nam, một số doanh nghiệp ở Trung Quốc cũng sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội, đầu tư vào ngành giày dép. Báo cáo tác động của TPP do Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế công bố mới đây cho rằng khi tham gia TPP, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam dự đoán sẽ tăng khoảng 13 tỉ USD, gần bằng thu hút FDI vào Nhật Bản, gấp đôi vào Úc, Malaysia… Có được con số này nhờ Việt Nam là nước có lợi thế xuất khẩu với giá nhân công rẻ, chi phí đầu vào trung bình thấp hơn các nước khác. Ngoài các cơ hội trên, các doanh nghiệp da giày Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn do Việt Nam thực thi các cam kết mới ở mức độ cao hơn theo Hiệp định TPP. Mặc dù giá trị gia tăng của ngành da giầy không lớn nhưng với số lượng doanh nghiệp lao động khá lớn, ngành da giầy đã mang lại công ăn, việc làm cho một số lượng lớn lao động phổ thông. Trong tổng số lao động đó, nữ chiếm tới 85%. Song song với các hoạt động thu hút khá lớn nguồn nhân lực thì doanh nghiệp còn tạo ra an sinh xã hội, thực hiện trách nhiệm xã hội... đóng góp cho ngân sách Nhà nước. 3. Thách thức đối với ngành da giày Việt Nam xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập Bên cạnh những cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại, ngành da giày Việt Nam xuất khẩu cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó phải kể đến các thách thức lớn sau đây: Thứ nhất, cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường xuất khẩu hàng da giày Tham gia vào TPP và các Hiệp định thương mại song phương và đa phương thế hệ mới, với phạm vi rộng và mức độ cam kết sâu, đồng nghĩa với việc thực hiện yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng khắt khe hơn, theo đó, sản phẩm da giày của Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm da giày sản xuất của các nước có lợi thế cạnh tranh vượt trội với Việt Nam cũng như cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu giả rẻ ồ ạt vào thị trường Việt Nam do được hưởng lợi từ lộ trình cắt giảm thuế quan, nhất là từ các nước Trung Quốc, In-đô-nê-sia, Mê-hi-cô, Ấn Độ, Thái Lan. 15
  12. Với các nước thành viên TPP, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các nước trong thu hút đầu tư bởi các quốc gia này là những nền kinh tế phát triển, có dịch vụ, chính sách liên quan đến đầu tư quốc tế rõ ràng trong khi vấn đề này ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của ngành da giày Việt Nam là Trung Quốc. Sản phẩm giày dép từ Trung Quốc có những ưu điểm vượt trội hơn Việt Nam, chẳng hạn như đa dạng kiểu, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lí, đặc biệt là công nghệ cao. Sức mua của các thị trường truyền thống (EU) vẫn ổn định tuy nhiên, Việt Nam vẫn chịu thuế và những rào cản khác với các quốc gia như Brazil, Indonesia… Từ 6/10/2006, EU thi hành thuế chống bán phá giá lên mặt hàng giày da làm từ Việt Nam xuất khẩu sang EU là 10%. Xuất khẩu sang Mỹ cũng đẩy mạnh trong những năm gần đây, nhưng thị phần của Việt Nam chỉ chiếm 2.1% so với 83.5% của Trung Quốc. Thứ hai, phải đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ trong khi công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn chưa phát triển Để được hưởng ưu đãi thuế quan từ TPP, ngành da giày phải đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ với khoảng 40%-50% trị giá xuất xưởng của sản phẩm phải từ nội khối (các nước thành viên) TPP. Các mặt hàng như da giày... sẽ không được hưởng lợi nhiều từ TPP vì nguyên phụ liệu sản xuất các mặt hàng này chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan - các quốc gia không nằm trong TPP. Để tận dụng được những ưu đãi từ TPP, EVFTA... hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu có xuất xứ nguyên phụ liệu từ nội địa và/hoặc từ các nước tham gia hiệp định. Hơn 70% nguyên phụ liệu cho ngành da giày Việt Nam hiện vẫn phải nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ... nhưng các thị trường này lại không là thành viên của TPP [4]. Theo Lefaso, tỉ lệ nội địa hóa của ngành mới chỉ chiếm 40-45% (chủ yếu là đế giày và chỉ khâu), trong khi nguyên liệu quan trọng nhất là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu. Đối với da thuộc thành phẩm, tỉ lệ nội địa hóa vẫn dưới 30%. Việt Nam cũng chỉ cung ứng được vải cho sản xuất loại giày vải cấp thấp, các chủng loại vải cao cấp đều phải nhập khẩu. Ngành da giày mới chỉ chủ động được 30% nguyên liệu da thuộc, nên mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu từ 1,1-1,5 tỉ USD da thuộc cho sản xuất hàng xuất khẩu. Trong khi đó, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn yếu, phát triển chậm, trình độ công nghệ còn thấp và giá thành cao đã không những làm cho xuất khẩu tăng chậm mà còn gây cản trở quá trình tham gia vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu, chưa đáp ứng được nguồn nguyên liệu, phụ liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Vì vậy, da giày nước ta vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, không đáp ứng được quy tắc xuất xứ nội khối theo một số FTA. Nếu tiếp tục nhập nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc sẽ không được hưởng ưu đãi thuế từ TPP; còn nhập từ thị trường Mỹ, Nhật… (trong khối TPP) thì chi phí sẽ rất cao, doanh nghiệp không cạnh tranh được. Vì thế yêu cầu đẩy mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ chưa bao giờ trở nên cấp bách như lúc này. Thứ ba, trình độ công nghệ của ngành da giày Việt Nam còn thấp. Trình độ công nghệ hiện tại của ngành da giày Việt nam còn thấp và đang phải phụ thuộc vào máy móc, thiết bị nước ngoài. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới còn yếu do phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp. Mặt khác, phần lớn doanh nghiệp trong ngành da giày là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu vốn, công nghệ cao, khó đầu tư trong công nghiệp 16
  13. hỗ trợ… Đây là một trong những lý do khiến năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất của ngành da giày bị hạn chế. Điều này dẫn đến nguy cơ làm giảm sự cạnh tranh của ngành giày dép Việt Nam trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Thứ tư, đội ngũ lao động trong ngành da giày còn thiếu và yếu về chất lượng, chưa đáp ứng với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Trong ngành da giày nước ta hiện nay, khoảng 80-85% lao động là phụ nữ, có trình độ văn hóa thấp và không được đào tạo những kỹ năng sản xuất cơ bản, thiếu lao động có kĩ năng, thiếu đội ngũ thiết kế… nên năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm hạn chế, chưa theo kịp với những nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của thị trường quốc tế. Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh mới. Thiếu các nhà quản trị có tầm chiến lược để hoạch định và tổ chức xuất khẩu hàng da giày hiệu quả. Ngoài ra, các FTA cũng tạo sức ép không nhỏ lên doanh nghiệp xuất khẩu da giày Việt Nam. Ngay trong năm 2015, thị trường xuất khẩu giày dép lớn của Việt Nam đã dựng một loạt hàng rào phi thuế quan, như thay đổi đạo luật REACH, tiêu chuẩn về formaldehyd và azo cho sản phẩm da thuộc của EU, yêu cầu về trách nhiệm xã hội… Hàng rào phi thuế quan này sẽ tiếp tục gây khó cho các doanh nghiệp 4. Một số khuyến nghị Ngày 09/06/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày, đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu (XK) của ngành da giày sẽ đạt mức trên 23 tỉ USD và đến năm 2025 đạt trên 35 tỉ USD. Cùng với việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tỉ lệ nội địa hóa của ngành da giày cũng sẽ được nâng lên từ mức 50% đến 55% hiện nay lên từ 75% đến 80% vào năm 2020 [9]. Để thực hiện được mục tiêu trên, ngành da giày Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội, giảm nguy cơ từ những thách thức do hội nhập quốc tế mang lại. Trước mắt, cần tập trung vào một số vấn đề sau: Một là, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, quy hoạch vùng nguyên phụ liệu tạo cơ sở cho ngành da giày phát triển. Nhà nước có thể điều chỉnh chính sách thuế để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; cần có chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm giảm thuế nhập khẩu máy móc, miễn thuế doanh nghiệp trong một thời gian nhất định; Thu hút đầu tư phát triển ngành thuộc da, phụ kiện giày dép để đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa cao. Hai là, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu cho hàng da giày Việt Nam xuất khẩu. Để tận dụng cơ hội và hạn chế những thách thức khi tham gia TPP, Nhà nước cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như: hỗ trợ tài chính, tư vấn kỹ thuật, quảng bá thương hiệu, hỗ trợ tín dụng, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu; chuẩn bị tốt các điều kiện để giúp các doanh nghiệp da giày nước ta tham gia vào mạng lưới sản xuất và cung ứng sản phẩm khu vực TPP. Có chiến lược đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá sản 17
  14. phẩm, nâng cấp chất lượng da giày Việt Nam để có thể cạnh tranh với các đối tác trong khu vực. Ba là, các doanh nghiệp da giày cần xây dựng chiến lược xuất khẩu dài hạn phù hợp với nhu cầu thị trường quốc tế và lợi thế so sánh của doanh nghiệp; nghiên cứu đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm theo đúng chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế; đầu tư đổi mới công nghệ, trình độ quản lý để tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu sản phẩm da giày. Bốn là, xây dựng và phát triển thương hiệu da giày Việt Nam, tăng cường liên kết các doanh nghiệp Việt Nam để tăng sức mạnh trên trường quốc tế. Để có được thương hiệu mạnh, doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược xây dựng thương hiệu, tạo sự độc đáo của sản phẩm, tính khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, thực hiện giới thiệu và quảng bá thương hiệu... Các doanh nghiệp trong ngành phải liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một khối thống nhất để có đủ sức mạnh đối ứng với các đối thủ cạnh tranh mạnh trên thế giới và để có khả năng đáp ứng những đơn hàng lớn. Kết luận Sự phát triển ngành da giày Việt Nam gắn liền với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước. Những cơ hội và thách thức đặt ra đối với ngành là điều tất yếu. Vấn đề cơ bản là phải nắm cơ hội, đồng thời có giải pháp hữu hiệu đối phó với những thách thức, biến những thách thức trở thành cơ hội để ngành da giày Việt Nam có thể tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu, xứng đáng là ngành mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam 18
  15. Tài liệu tham khảo [1] Bộ Công Thương (2011), Đề án Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội, tháng 11/2011 [2] Bộ Công Thương (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030, Báo cáo tóm tắt Đề án, tháng 10/2015. [3] Bộ Công Thương (2015), Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 của ngành công thương, Báo cáo tổng kết ngày 31/12/2015 [4] Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ: “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức-Hành động của chúng ta”, Cổng Thông tin Chính phủ ngày 16/2/2016 [5] Jodie Keane, Jane Kennan and Dirk Willem Te Velde, 2011, A policy study on Viet Nam’s participation in trade negotiations under the Trans-Pacific Strategic Economic Partnership (TPP) agreement, Hanoi [6] Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/201108 [7] Niên giám Thống kê năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 [8] Website của Bộ Công Thương Việt Nam http://www.moit.gov.vn/ [9] http://thuvienphap luat.vn/vanban/Doanhnghiep/Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2