Cơ hội việc làm của lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
lượt xem 1
download
Nghiên cứu này phân tích thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam, chú trọng tới lực lượng lao động (LLLĐ) đã qua đào tạo và những cơ hội, thách thức đối với LLLĐ này trong bối cảnh hội nhập. Kết hợp với việc sử dụng mô hình hồi quy xác xuất Probit để đo lường ảnh hưởng của chuyên môn kỹ thuật (CMKT) đến cơ hội việc làm của lao động đã qua đào tạo với nguồn số liệu từ điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2005-2015. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơ hội việc làm của lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
- CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP EMPLOYMENT OPPORTUNITIES OF VIETNAM TRAINED LABOURS IN THE CONTEXT ECONOMIC INTEGRATION PGS.TS. Đào Văn Hiệp TS. Bùi Thị Minh Tiệp Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Nghiên cứu này phân tích thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam, chú trọng tới lực lượng lao động (LLLĐ) đã qua đào tạo và những cơ hội, thách thức đối với LLLĐ này trong bối cảnh hội nhập. Kết hợp với việc sử dụng mô hình hồi quy xác xuất Probit để đo lường ảnh hưởng của chuyên môn kỹ thuật (CMKT) đến cơ hội việc làm của lao động đã qua đào tạo với nguồn số liệu từ điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2005-2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lao động có CMKT càng cao thì cơ hội việc làm càng lớn. Tuy nhiên, số lao động đã qua đào tạo của Việt Nam chỉ chiếm 51% LLLĐ, trong đó chỉ có 20% là có bằng cấp, chứng chỉ. Chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập dẫn đến sự lệch pha giữa trình độ với vị trí việc làm của người lao động, gây mâu thuẫn và lãng phí xã hội. Mối quan hệ đồng biến giữa CMKT và cơ hội việc làm cho thấy sự cần thiết phải cải tiến mạnh mẽ hoạt động giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước. Từ khóa: lao động, cơ hội việc làm, lao động đã qua đào tạo, bối cảnh hội nhập Abstract This study analyzed labour and job situations in Vietnam, focusing on trained labor force, opportunities and challenges for the labor force in the context of economic integration. Using of Probit model, this study measured the impact of technical skills on employment opportunities of the trained workers by analyzing data sources from the GSO survey on labour and employoment in period of 2005-2015. The study results showed that the higher techinical skills were the greater employment opportunities. However, the number of trained workers in Vietnam were only 51% of labor force, of which only 20% having a degree or certificate. Training quality was inadequate, leading to the differences between trained skills and employed positions, resulting in waste of training cost. Positive relationship between technical skills and job opportunities implied the need for drastic improvement in education and training activities, raising the quality of human resources to meet the requirements of economic integration and national development. Keywords: labor, job opportunities, trained labour, economic intergration 1. Giới thiệu Lao động - việc làm là vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt ở mọi quốc gia, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng và phát triển của một nước. Số lượng lao động thể hiện số người có 68
- khả năng làm việc tạo thu nhập trong nền kinh tế, chất lượng lao động là yếu tố then chốt quyết định năng suất lao động, tức là quyết định tới tăng trưởng kinh tế. Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng”, với số người trong tuổi lao động chiếm tới 2/3 tổng dân số, tức là số người có khả năng lao động tạo thu nhập nhiều gấp đôi số người trong độ tuổi phụ thuộc. Nguồn nhân lực dồi dào này là lợi thế của quốc gia, là cơ hội tốt cho phân công lao động vào các ngành trong nền kinh tế, giảm gánh nặng phụ thuộc, tăng tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư, kích thích sản xuất, tiêu dùng và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chất lượng lao động của nước ta thấp, tỷ lệ thất nghiệp còn duy trì ở mức tương đối cao, do vậy, đóng góp từ yếu tố lao động cho tăng trưởng kinh tế còn hạn chế và thiếu bền vững. Chất lượng lao động phụ thuộc chủ yếu vào trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay có tới 49% LLLĐ của Việt Nam không có trình độ CMKT. Số lao động được coi là có CMKT bao gồm những người đã tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo, được cấp bằng/chứng chỉ và cả những người là công nhân kỹ thuật không có bằng cấp chứng chỉ do họ được doanh nghiệp đào tạo (không cấp bằng, chứng chỉ) hoặc do họ tự trang bị kỹ năng và đáp ứng công việc hiện tại có yêu cầu kỹ thuật do người sử dụng lao động kiểm tra. Nếu tính trong số 27,88 triệu lao động có CMKT (GSO, 2016) thì chỉ có 20,03% là có bằng cấp, chứng chỉ, còn lại là lao động có CMKT không bằng cấp. Hiện trạng này cho thấy Việt Nam phải đối mặt với thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động trong những năm tới. Nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình hồi quy xác xuất Probit để đo lường mức độ ảnh hưởng của CMKT đến cơ hội việc làm của lao động, từ đó cung cấp bằng chứng khoa học cho việc đề xuất các gợi ý chính sách phù hợp. Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề lao động - việc làm không còn là vấn đề riêng của mỗi nước mà đã trở thành mối quan tâm lẫn nhau khi các quốc gia hội nhập sâu rộng hơn, nhiều ràng buộc hơn, tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau mạnh hơn bởi các cam kết, các hiệp định quốc tế. Hội nhập cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn về trình độ để tiếp cận khoa học công nghệ mới, yêu cầu cao hơn về kỹ năng và kỷ luật lao động để tiếp cận phương pháp làm việc tiên tiến. Đây là những thách thức lớn cho lao động Việt Nam. Tham gia vào phân công lao động quốc tế, sự chênh lệch về số lượng và chất lượng lao động ở các nước cũng có ảnh hưởng lớn đến cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động. Theo báo cáo chung của Cộng đồng ASEAN (2015), tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung ở Việt Nam năm 2015 là 77,41% và tỷ lệ này là cao nhất so với các nước trong khu vực (tỷ lệ tham gia LLLĐ chung ở các nước ASEAN là 70,3% trong đó Singapore là 66,7%; Thái Lan là 71,6%...), nhưng mức độ tham gia giáo dục, đào tạo CMKT của những người từ 15 tuổi trở lên ở nước ta lại ở mức thấp nhất, chỉ đạt 6,7%. Điều này cho thấy nước ta phải đối mặt với khó khăn lớn về cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào sân chơi chung của khu vực và thế giới. Do vậy, nghiên cứu về thực trạng việc làm của lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam, xác định mức độ ảnh hưởng của trình độ đào tạo đối với cơ hội việc làm của người lao động, đồng thời chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với người lao động trong bối cảnh hội nhập, từ đó đề xuất các gợi ý chính sách là việc làm cần thiết hiện nay. 69
- 2. Tổng quan nghiên cứu và mô hình ước lượng Nói tới lực lượng lao động đã qua đào tạo là nói tới sản phẩm của hoạt động giáo dục đào tạo. Giáo dục đào tạo là nhân tố có tác động mạnh nhất đến việc cải thiện trình độ lao động, từ đó tác động mạnh mẽ tới cơ hội việc làm của người lao động. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo và chất lượng lao động, đồng thời cho thấy hiệu ứng lan tỏa của việc đầu tư cho giáo dục đào tạo tới các khía cạnh khác trên cả lĩnh vực kinh tế và xã hội. TW. Craig Riddell, Xueda Song (2011), cho thấy ảnh hưởng của giáo dục đến quá trình chuyển đổi tình trạng việc làm ở mỗi cá nhân theo hướng tích cực. Đầu tư cho giáo dục làm tăng đáng kể tỷ lệ việc làm và gia tăng cơ hội có việc làm trở lại của những người thất nghiệp. Giáo dục đào tạo giúp người lao động tăng cường khả năng thích ứng để thay đổi những thói quen đã cố hữu, cải thiện khả năng của cá nhân khi đối mặt với hoàn cảnh và môi trường làm việc thay đổi. Card (2001); Grossman (2005); Oreopoulos và Salvanes (2009) đã chỉ ra rằng giáo dục có tác động đáng kể vào kết quả thị trường lao động như thu nhập và việc làm, đồng thời có ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe và tuổi thọ. Fullan and Loubser (1972) phân tích định tính về các mối quan hệ giữa giáo dục và khả năng thích ứng của người lao động, cho thấy năng lực của lao động có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực khi người lao động được đào tạo bài bản hơn, trình độ cao hơn. Chất lượng đạo tạo làm tăng khả năng tạo ra những ý tưởng mới của người lao động, họ cũng có thể tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề, đánh giá và lựa chọn, áp dụng ý tưởng mới…một cách tốt hơn, bài bản hơn. Globerman (1986) and Bartel and Litchenberg (1987) kết luận rằng lao động được đào tạo tốt hơn có một lợi thế so sánh tương đối với việc điều chỉnh và áp dụng công nghệ mới trong công việc. Farber (2004) cho rằng những người mất việc mà có trình độ cao thì dễ chuyển đổi việc làm sau đó hơn và cơ hội có việc làm trở lại nhanh hơn. Trong nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, các nhà khoa học chứng minh được sự thành công cả về phương diện kinh tế và xã hội có liên quan mật thiết đến vốn nhân lực (vốn con người). Vốn nhân lực được tích lũy theo nhiều cách, nhưng giáo dục đào tạo là nguồn tích lũy cơ bản nhất. Khi người lao động được đào tạo bài bản hơn và chất lượng lao động tốt hơn sẽ làm tăng năng suất lao động, đồng thời có ảnh hưởng tích cực tới năng suất của các nhân tố khác. Trong những năm gần đây, vốn con người được chú trọng trong nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục với tăng trưởng. Quan điểm nổi bật là những người có số năm đi học nhiều hơn thì đồng thời có việc làm tốt hơn và tiền lương cao hơn. Theo đó, nếu chênh lệch thu nhập phản ánh chênh lệch năng suất lao động cá nhân thì một cộng đồng càng nhiều người có trình độ giáo dục cao sẽ có năng suất kinh tế tổng hợp càng lớn, kết quả là nền kinh tế quốc gia tăng trưởng. Với quan điểm tiếp cận giáo dục là một trong những yêu tiên cao nhất của các chương trình phát triển, Ngân hàng Thế giới (WB, 2007) trong công bố về “Chất lượng giáo 70
- dục và tăng trưởng kinh tế” đã khẳng định chất lượng giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng trong dài hạn và nâng cao chất lượng giáo duc đòi hỏi phải tập trung vào các thể chế và giáo dục hiệu quả . Nghiên cứu này sử dụng số liệu về năm đi học bình quân, mức độ cải thiện kiến thức thông qua điểm số và cấp bậc đào tạo, tỷ lệ tham gia đào tạo… để đo lường mức độ ảnh hưởng của chất lượng giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế ở một số nước, khu vực trên thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi năm học bình quân tăng thêm đóng góp tới 0,58 điểm phần trăm cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Chất lượng giáo dục có ảnh hưởng tích cực tới thu nhập của cá nhân và cơ hội việc làm của lao động. Ở các nước đang phát triển, trình độ học vấn nhìn chung là thấp tương đối so với các nước phát triển và hạn chế về chất lượng giáo dục đào tạo ở một số nước như Ghana, Nam Phi và Brazil làm ngăn trở tăng trưởng và phát triển ở các quốc gia này. Nghiên cứu của Eric A.Hanusheck và Ludger Woessmann (2010) về “Giáo dục và tăng trưởng kinh tế” cũng khẳng định giáo dục có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và ảnh hưởng mạnh mẽ tới phát triển xã hội. Nghiên cứu này khẳng định, giáo dục đào tạo có tác động quan trọng quyết định tới cả kinh tế và xã hội thông qua ba cơ chế: (i) Giáo dục làm tăng vốn con người và tự đó tăng năng suất lao động, thúc dẩy tăng trưởng kinh tế, (ii) Giáo dục làm tăng năng lực đổi mới của nền kinh tế và cải tiến xác hội thông quy kiến thức về công nghệ, sản phẩm và quy trình mới và (iii) Giáo dục có thể tạo thuận lợi cho việc phổ biến và truyền đạt kiến thức để hiểu và xử lý thông tin, thúc đẩy quá trình kinh tế và phát triển xã hội. Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2008) áp dụng mô hình tăng trưởng Tân Cổ điển dựa trên hàm sản xuất Cobb-Dauglas để do lường ảnh hưởng của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng số liệu GDP tỉnh giai đoạn 2000-2004, thước đo vốn con người là số năm đi học bình quân. Kết quả cho thấy giáo dục có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố. Mặt khác, kết quả ước lượng cũng cho thấy: tỉnh, thành nào có mức vốn con người cao hơn sẽ có mức GDP cao hơn, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Từ đó, các tác giả đã đưa ra kiến nghị chính sách phát triển giáo dục là cách thức khả thi để nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. Việc dẫn luận các kết quả đã công bố của các nhà khoa học nêu trên một mặt khẳng định sự đồng thuận về quan điểm khi xem xét mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo với cơ hội việc làm của lao động, đồng thời nhấn mạnh tới tầm quan trọng của chất lượng giáo dục đối với việc làm và thu nhập của lao động cũng như các tác động tới tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của một nước. Cùng với việc tổng hợp và phân tích số liệu thống kê về lao động, việc làm trong mối tương quan với trình độ đào tạo và chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu này kết hợp sử dụng mô hình hồi quy xác xuất Probit nhị phân để phân tích và đo lường mức độ ảnh hưởng của trình độ đào tạo đến cơ hội việc làm của người lao động, với phương trình: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + … + ε Trong đó: Y là biến phụ thuộc phản ánh khả năng có việc làm của người lao động: 71
- - Nếu Y = 1 người lao động có việc làm - Nếu Y = 0 nếu người lao động không có việc làm Xi (i = 1,2,3…) là các biến độc lập trong mô hình. βj (j = 0, 1,2,…) là các hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc sử dụng trong mô hình Kết hợp với công cụ Stata trong việc thống kê và diễn giải kết quả của mô hình, cụ thể được trình bày chi tiết ở phần sau. 3. Thực trạng lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam 3.1. Lao động - việc làm giai đoạn 2005-2015 Lao động đã qua đào tạo có thể hiểu là những người đã được đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ ở một trường hay một cơ sở đào tạo, đã tốt nghiệp, được cấp chứng nhận/chứng chỉ/bằng và cả những lao động do doanh nghiệp tự đào tạo, hoặc lao động tự tích lũy kiến thức chuyên môn kỹ thuật, có thể vượt qua yêu cầu kiểm tra kỹ thuật của doanh nghiệp2. Như vậy, lao động đã qua đào tạo được coi là có CMKT, và sẽ bao gồm cả lao động có CMKT có bằng cấp và lao động có CMKT không bằng cấp. Theo ILLSA (2015), Việt Nam có 27,88 triệu người có CMKT, chiếm 51,64% tổng LLLĐ nhưng chỉ có 10,96 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ (bao gồm các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học). Số lao động có bằng cấp chứng chỉ chiếm 20,3% LLLĐ. Nếu xét trong cả giai đoạn 2005-2015 thì số lao động có CMKT tăng bình quân 1,642 triệu người/năm (9,39%), số lao động có bằng cấp, chứng chỉ tăng bình quân 509 nghìn người/năm (5,85%). Như vậy, trong giai đoạn này, hàng năm số lao động có bằng cấp, chứng chỉ tăng thêm chỉ bằng 1/3 số lao động có CMKT tăng thêm. Điều này thể hiện chất lượng lao động của nước ta còn rất thấp, đồng thời tốc độ cải thiện trình độ lao động không theo kịp yêu cầu phát triển và hội nhập. Đây là thách thức lớn đối với Việt Nam về vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động trong những năm tới, cũng là khó khăn lớn cho việc thực hiện mục tiêu phát triển việc làm bền vững. Bảng 1: Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Tốc độ tăng Cơ cấu LLLĐ (%) giai đoạn 2005- 2015 2005 2009 2013 2014 2015 (%/năm) Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 -1,97 1. Không có CMKT 74,70 61,80 52,73 50,86 48,36 9,39 2. Có CMKT 25,30 38,20 47,27 49,14 51,64 Trong đó: LĐ qua đào tạo 13,74 16,10 18,26 18,59 20,29 5,85 có bằng cấp, chứng chỉ Nguồn: ILSSA (2016) 2 Theo Công văn số 4190 ngày 29/11/2010 của Bộ LĐTBXH và Nghị định 103/2004/NĐ-CP của Chính Phủ về lao động đã qua đào tạo. 72
- LLLĐ nước ta dồi dào về số lượng, nhưng cho đến nay 49% lao động Việt Nam vẫn không có trình độ CMKT. Trong số 10,96 triệu lao động có CMKT được cấp bằng/chứng chỉ thì có tới 42,48% là trình độ đại học trở lên, trong khi đó số lao động có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp chỉ là 13,11%, số người có trình độ cao đẳng nghề chiếm 1,75% và số người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp là 19,54%, số người có trình độ sơ cấp nghề chiếm 16,1% và số người có trình độ trung cấp nghề chiếm 7,03%. Những tỷ lệ này phản ánh sự bất hợp lý trong cơ cấu lao động đã qua đào tạo, là dấu hiệu cảnh báo sự thiếu hụt kỹ sư thực hành và công nhân kỹ thuật bậc cao cũng như sự cạnh tranh việc làm ngày càng gia tăng đối với những người mới tốt nghiệp đại học. Về tình trạng việc làm ở Việt Nam, nếu tính chung cho toàn LLLĐ thì giai đoạn 2005-2015 tốc độ tăng việc làm bình quân là 2,14%/năm, tuy nhiên tốc độ này trong 5 năm trở lại đây giảm xuống mức 1,3% do tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và yêu cầu lao động ngày càng cao, cạnh tranh ngày càng lớn hơn trên thị trường lao động. Quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua làm gia tăng sức ép lên thị trường lao động và vấn đề giải quyết việc làm của Việt Nam. Theo báo cáo thống kê của ILSSA (2015), giai đoạn 2005 - 2015 tỷ trọng lao động nông nghiệp đã giảm từ 55,09% xuống còn 44,02%, lao động công nghiệp tăng từ 17,59% l ên 22,52% và lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 27,32% lên 33,46%. Như vậy, trong giai đoạn này, mỗi năm có khoảng 55 nghìn người rút ra khỏi lực lượng lao động của ngành nông nghiệp. Con số này phản ánh trên góc độ lạc quan sẽ cho thấy cơ cấu việc làm đã dịch chuyển theo hướng tích cực. Tuy nhiên, thực tế lại phản ánh một hiện trạng hàng năm số lao động nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực khác chính là những người lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, không qua đào tạo hoặc đào tạo sơ sài, trình độ thấp. Họ gặp khó khăn lớn trong tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề khác, và họ phải chấp nhận những công việc nặng nhọc với mức thù lao thấp. Điều này cho thấy một thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh hội nhập càng đỏi hỏi tốc độ cải thiện chất lượng lao động phải lớn hơn. Nhưng trong những năm qua, Việt Nam chưa thể hiện được sự chuyển biến đột phá trong việc cải thiện chất lượng lao động, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức tương đối cao, đặc biệt trong lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Năm Năm Năm 2011 2012 2015 Cả nước 2,02 1,77 2,04 Không có CMKT và CNKT không bằng 1,83 1,51 1,79 Sơ cấp nghề 1,93 1,76 2,22 Trung cấp nghề 3,27 3,33 3,20 Trung học CN 3,09 3,26 3,79 Cao đẳng nghề 7,87 4,91 6,04 73
- Cao đẳng 5,02 4,87 7,29 Đại học trở lên 2,50 2,76 4,07 Nguồn: ILSSA (2016) Trong thị trường lao động của Việt Nam, số người có việc làm nhiều nhất lại chính là những người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, còn những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn thì tỷ lệ thất nghiệp cũng lớn hơn. Điều này có vẻ là một nghịch lý, tuy nhiên thực tế này được lý giải bởi bộ phận lao động không có chuyên môn kỹ thuật hoặc chuyên môn kỹ thuật thấp không dám thất nghiệp, họ chấp nhận làm mọi công việc để tạo thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Số liệu trong bảng 3 cho thấy, năm 2015, tỉ lệ thất nghiệp của nhóm này chỉ là 1,79% trong khi tỉ lệ thất nghiệp của nhóm cao đẳng nghề chiếm 6,04%. 3.2. Đo lường ảnh hưởng của chuyên môn kỹ thuật đến cơ hội việc làm của lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của trình độ CMKT đến cơ hội có việc làm của lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam. Cũng vận dụng mô hình này để đo lường ảnh hưởng của CMKT đến cơ hội việc làm “bền vững”. Một lao động có việc làm “bền vững” khi có việc làm hưởng lương và có hợp đồng lao động hoặc có được được đóng BHXH. Mô hình hồi quy xác suất Probit được sử dụng để xem xét ảnh hưởng của CMKT đến xác suất có việc làm hưởng lương (Emp_wage); việc làm hưởng lương có HĐLĐ (Emp_Contract); việc làm hưởng lương có BHXH (Emp_Insu). Mặt khác, để tăng thêm tính chặt chẽ khi đánh giá về cơ hội việc làm của người lao động, bài viết cũng sử dụng trong mô hình các biến độc lập về tuổi, giới tính, vùng kinh tế và ngành kinh tế để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến cơ hội việc làm của người lao động. Số liệu sử dụng trong bài viết này là điều tra lao động việc làm năm 2015 của TCTK với mẫu là 204.791 quan sát, có quyền số suy rộng. Bảng 3 thể hiện mô tả thống kê cơ bản của biến số sử dụng trong mô hình. Bảng 3. Mô tả các biến đối với các quan sát có việc làm được sử dụng trong mô hình Probit Variable Giải thích Obs Mean Std. Dev. Min Max Emp_wage Có việc làm hưởng lương 115495 0.389 0.487 0 1 Emp_Contract Việc làm hưởng lương có HĐLĐ 44876 0.545 0.498 0 1 Emp_Insu Việc làm hưởng lương có BHXH 44883 0.506 0.500 0 1 cmkt2 Công nhân kỹ thuật không bằng 115487 0.099 0.299 0 1 cmkt3 Kỹ năng nghề dưới 3 tháng 115487 0.011 0.105 0 1 cmkt4 Chứng chỉ nghề dưới 3 tháng 115487 0.007 0.085 0 1 cmkt5 Sơ cấp nghề 115487 0.039 0.192 0 1 cmkt6 Trung cấp nghề 115487 0.017 0.128 0 1 cmkt7 Cao đẳng nghề 115487 0.004 0.064 0 1 cmkt8 Trung cấp chuyên nghiệp 115487 0.041 0.199 0 1 cmkt9 Cao đẳng 115487 0.024 0.154 0 1 74
- cmkt10 Đại học trở lên 115487 0.087 0.281 0 1 gender Giới tính (Nam) 115495 0.515 0.500 0 1 age Tuổi 115495 39.940 13.428 14 95 urban Thành thị 115495 0.400 0.490 0 1 nganh32 CN-XD 115494 0.214 0.410 0 1 nganh33 DV 115494 0.358 0.479 0 1 vung62 Miền núi phía Bắc 115495 0.233 0.423 0 1 vung63 Miền Trung 115495 0.196 0.397 0 1 vung64 Tây Nguyên 115495 0.092 0.288 0 1 vung65 Đông Nam Bộ 115495 0.121 0.327 0 1 vung66 ĐB Sông Cửu Long 115495 0.183 0.386 0 1 Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm năm 2015, TCTK Nghiên cứu sử dụng mô hình Probit với 3 thao tác: đo lường lường ảnh hưởng của CMKT đến cơ hội việc làm của người lao động; đo lường ảnh hưởng của CMKT đến cơ hội việc làm có hưởng lương; đo lường ảnh hưởng của CMKT đến cơ hội việc làm có hưởng lương, có HĐLĐ và có BHXH. Bằng công cụ Stata trong hỗ trợ tích hợp kết quả, thể hiện trong bảng 4. Kết quả ước lượng mô hình Probit (bảng 4) cung cấp hệ số ước lượng (cột đầu trong mỗi mô hình) và hệ số ảnh hưởng (tác động biên tại giá trị trung bình của biến độc lập). Bảng kết quả cho thấy các hệ số ước lượng đều có ý nghĩa thống kê ở mức α=5%. Bảng 4. Kết quả ước lượng mô hình Probit Emp_wage Emp_Contract Emp_Insu VARIABLES Probit MFX Probit MFX Probit MFX cmkt2 0.015*** 0.006*** 0.423*** 0.157*** 0.509*** 0.196*** (0.001) (0.000) (0.020) (0.007) (0.020) (0.007) cmkt3 0.241*** 0.092*** 0.756*** 0.252*** 0.924*** 0.318*** (0.002) (0.001) (0.047) (0.012) (0.047) (0.012) cmkt4 0.588*** 0.230*** 1.282*** 0.354*** 1.385*** 0.409*** (0.002) (0.001) (0.061) (0.009) (0.060) (0.009) cmkt5 0.472*** 0.183*** 0.909*** 0.295*** 0.981*** 0.338*** (0.001) (0.000) (0.028) (0.007) (0.028) (0.007) cmkt6 0.495*** 0.192*** 1.334*** 0.366*** 1.389*** 0.415*** (0.002) (0.001) (0.042) (0.006) (0.041) (0.007) cmkt7 0.505*** 0.197*** 1.333*** 0.359*** 1.404*** 0.410*** (0.003) (0.001) (0.077) (0.010) (0.074) (0.011) cmkt8 0.995*** 0.381*** 1.626*** 0.420*** 1.727*** 0.480*** (0.001) (0.000) (0.032) (0.004) (0.030) (0.004) cmkt9 1.092*** 0.413*** 1.524*** 0.398*** 1.656*** 0.461*** 75
- (0.001) (0.000) (0.037) (0.005) (0.035) (0.005) cmkt10 1.617*** 0.564*** 2.158*** 0.563*** 2.306*** 0.632*** (0.001) (0.000) (0.027) (0.004) (0.026) (0.004) gender 0.244*** 0.089*** -0.418*** -0.161*** -0.492*** -0.194*** (0.000) (0.000) (0.015) (0.006) (0.015) (0.006) age -0.023*** -0.008*** 0.003*** 0.001*** -0.002*** -0.001*** (0.000) (0.000) (0.001) (0.000) (0.001) (0.000) urban 0.053*** 0.019*** 0.212*** 0.083*** 0.196*** 0.078*** (0.001) (0.000) (0.015) (0.006) (0.015) (0.006) nganh32 2.011*** 0.680*** 0.808*** 0.304*** 0.844*** 0.325*** (0.001) (0.000) (0.032) (0.011) (0.034) (0.012) nganh33 0.884*** 0.330*** 0.870*** 0.328*** 0.712*** 0.278*** (0.001) (0.000) (0.033) (0.012) (0.035) (0.013) vung62 -0.239*** -0.084*** -0.119*** -0.047*** 0.005 0.002 (0.001) (0.000) (0.024) (0.010) (0.024) (0.009) vung63 0.096*** 0.036*** -0.320*** -0.126*** -0.226*** -0.090*** (0.001) (0.000) (0.022) (0.009) (0.022) (0.009) vung64 -0.014*** -0.005*** -0.296*** -0.117*** -0.100*** -0.040*** (0.001) (0.000) (0.035) (0.014) (0.035) (0.014) vung65 0.335*** 0.127*** 0.226*** 0.087*** 0.475*** 0.184*** (0.001) (0.000) (0.022) (0.008) (0.022) (0.008) vung66 0.267*** 0.100*** -0.376*** -0.149*** -0.179*** -0.071*** (0.001) (0.000) (0.023) (0.009) (0.023) (0.009) Constant -0.708*** -1.204*** -1.299*** (0.001) (0.042) (0.043) Observations 115,486 115,486 44,873 44,873 44,880 44,880 Standard errors in parentheses *** p
- so với lao động không có CMKT là 19,6%, tỷ lệ này ở nhóm lao động có CMKT từ đại học trở lên là 63,2%. Tổng hợp so sánh về cơ hội việc làm của lao động có CMKT với lao động không có CMKT từ kết quả định lượng được thể hiện trong bảng sau 5. Bảng 5. Cơ hội việc làm của lao động theo trình độ CMKT (So sánh với cơ hội việc làm của lao động không có CMKT. ĐVT: %) Cơ hội Việc làm hưởng Việc làm hưởng CMKT của lao động việc làm lương có HĐLĐ lương có BHXH CMKT không bằng cấp 0,6 15,7 19,6 Kỹ năng nghề dưới 3 tháng 9,2 25,2 31,8 Chứng chỉ nghề dưới 3 tháng 23,0 35,4 40,9 Sơ cấp nghề 18,3 29,5 33,8 Trung cấp nghề 19,2 36,6 41,5 Cao đẳng nghề 19,7 35,9 41,0 Trung cấp chuyên nghiệp 38,1 42,0 48,0 Cao đẳng 41,3 39,8 46,1 Đại học trở lên 56,4 56,3 63,2 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả mô hình Probit Mặt khác, kết quả ước lượng cũng cho thấy rõ ràng hơn mức độ ảnh hưởng các yếu tố độ tuổi, giới tính, vùng kinh tế và ngành nghề tới cơ hội việc làm của lao động đã qua đào tạo. Cụ thể là, trong số những người đang làm việc, thì ở khu vực thành thị có cơ hội việc làm hưởng lương cao hơn so với nông thôn; người lao động càng cao tuổi thì cơ hội có việc làm lao động hưởng lương giảm; nam có cơ hội việc làm hưởng lương cao hơn so với nữ. Đối với yếu tố về vùng kinh tế, có sự khác biệt về cơ hội việc làm hưởng lương của người lao động giữa các vùng. So sánh với vùng đồng bằng sông Hồng thì lao động ở miền núi phía Bắc có cơ hội thấp hơn 8,4%; Miền Trung cao hơn khoảng 3,6%; Tây Nguyên thấp hơn 0,5%; Đông Nam Bộ cao hơn 12,7% và ĐB Sông Cửu Long cao hơn 10%. Như vậy, ngoài yếu tố cơ bản là CMKT của người lao động, các yếu tố về giới, vùng và tuổi cũng có ảnh hưởng nhất định tới cơ hội việc làm của người lao động. Trên thực tế, các yếu tố ảnh hưởng tới cơ hội việc làm của người lao động nhiều hơn, và các yếu tố đó cũng chưa được nghiên cứu bằng các công cụ đo lường cụ thể, chẳng hạn như yếu tố về quan hệ xã hội hay yếu tố về ngoại hình… 3.3. Những bất cập trong đào tạo và sự lệch pha về vị trí việc làm của người lao động Từ thực trạng lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam cho thấy, lao động nước ta không chỉ hạn chế về số lượng mà chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng yếu kém. Trình độ đào tạo được chứng nhận trên văn bằng, chứng chỉ không tương xứng với khả năng làm việc thực sự của người lao động. Sự yếu kém về chất lượng lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam dẫn đến việc hàng năm có hàng ngàn sinh viên ra trường không có khả năng tìm việc làm hoặc không có khả năng làm việc sau khi ra trường trong 77
- khi các doanh nghiệp lại không thể tuyển dụng đủ số lao động lành nghề cần thiết. Hiện trạng này là hệ quả của những bất cập trong hệ thống giáo dục mà một trong các nguyên nhân được các chuyên gia nhắc đến nhiều nhất đó là các chương trình đào tạo của các trường trong những năm qua thường nhấn mạnh đào tạo kiến thức lý thuyết, chưa quan tâm đúng mức đến các kỹ năng thực hành. Chất lượng giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập, đào tạo không đáp ứng đúng nhu cầu xã hội, lao động kém về kiến thức và kỹ năng, xã hội còn sính bằng cấp… tạo nên một hiện trạng lao động vừa thừa, vừa thiếu, số lượng dồi dào nhưng chất lượng khó đánh giá và kiểm soát thông qua bằng cấp, chứng chỉ. Nếu coi trình độ đào tạo tương đương với văn bằng, chứng chỉ được cấp thì hiện nay có sự lệch pha giữa trình độ đào tạo với vị trí việc làm của người lao động do những bất cấp nói trên gây ra. Việc người lao động làm việc ở những vị trí không tương xứng với trình độ tạo nên những mâu thuẫn và lãng phí nguồn lực xã hội. Bảng 6. Vị trí việc làm của lao động Việt Nam năm 2015 ĐVT: % Quản Nhân lý/CMKT viên/lao Lao động Chuyên môn kỹ thuật Tổng bậc cao và động có kỹ giản đơn bậc trung thuật LĐ không có CMKT 4.46 61.71 93.30 68.19 CNKT không bằng cấp 1.04 19.10 1.72 10.20 Kỹ năng nghề/CC nghề 0.37 2.94 0.47 1.67 Sơ cấp nghề 0.98 5.72 0.87 3.27 Trung cấp nghề 1.81 2.05 0.53 1.42 Trung học chuyên nghiệp 14.88 3.38 1.61 3.91 Cao đẳng nghề 0.72 0.48 0.08 0.34 Cao đẳng chuyên nghiệp 12.71 1.85 0.63 2.53 ÐH và trên ÐH 63.03 2.76 0.79 8.46 Tổng 100.00 100.00 100.00 100.00 Nguồn: Tính toán từ điều tra lao động việc làm năm 2015, TCTK Thống kê về vị trí việc làm của lao động có CMKT trong cho thấy gần 15% số người làm quản lý hoặc làm CMKT bậc cao và bậc trung là những người chỉ mới tốt nghiệp. Trung học chuyên nghiệp, lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 63% tổng số những người làm công tác quản lý và CMKT bậc cao, bậc trung. Số lao động không có bằng cấp tham gia vào công tác quản lý hoặc làm việc như người có CMKT bậc cao hoặc bậc trung là gần 60 nghìn người, trong khi số người tốt nghiệp đại học và trên đại học làm công việc lao động giản đơn là trên 167 nghìn người (chiếm 0,79% tổng số lao động giản đơn), con số này là chưa kể đến số người tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học có tham gia vào đội quân thất nghiệp hiện nay. Cũng trong bảng 6 cho thấy, trong tổng số nhân viên/lao động có kỹ thuật đang làm việc hiện nay thì có tới 61,71% là không có CMKT. Những con số này phản ánh một thực tế là xã hội đã phải chịu tổn thất tương đối 78
- lớn gây ra bởi sự không ăn khớp giữa trình độ lao động và vị trị việc làm của người lao động mà căn nguyên chính bắt nguồn từ những bất cập của hoạt động giáo dục, đào tạo. Nhiều mâu thuẫn xã hội cũng đã nảy sinh từ vấn đề này, kết hợp với những yếu tố khác từ môi trường, thể chế và văn hóa lao động của Việt Nam còn thiếu chuyên nghiệp khiến cho lao động Việt Nam đứng trước nhiều thách thức về việc làm, đặc biệt là việc làm yêu cầu cao về trình độ và kỹ năng thực sự của người lao động. Số người thất nghiệp là lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp chiếm tới 70% tổng số người thất nghiệp của cả nước. Thực trạng này gây khó khăn cho việc tái cơ cấu đầu tư - tăng ngành nghề có hàm lượng chất xám, công nghệ kỹ thuật cao, chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế. 3.4. Bối cảnh hội nhập và những thách thức đối với lao động Việt Nam Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề lao động - việc làm không còn là vấn đề riêng của mỗi nước mà đã trở thành mối quan tâm lẫn nhau khi các quốc gia hội nhập sâu rộng hơn, nhiều ràng buộc hơn, tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau mạnh hơn bởi các cam kết, các hiệp định quốc tế. Tham gia vào phân công lao động quốc tế, sự chênh lệch về số lượng và chất lượng lao động ở các nước sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động. Việc Việt Nam thực hiện ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTAs) với Hàn Quốc, Liên Minh kinh tế Á - Âu và tiếp tục đàm phán các hiệp định thương mại khác với Khối thương mai tự do châu Âu, với ASEAN +6… đã có những hiệu ứng và tác động nhất định đến thị trường lao động. Hoạt động giáo dục đào tạo cũng được yêu cầu đổi mới một cách khắt khe hơn và quyết liệt hơn. Bản thân người lao động, doanh nghiệp, các nhà làm chính sách và các nhà khoa học cũng đã thực hiện những nghiên cứu, những trao đổi xung quanh vấn đề lao động - việc làm của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, đa chiều và đa lĩnh vực. Có nhiều cơ hội cho lao động cả về việc làm, được học hỏi và nâng cao trình độ, được chuyển giao công nghệ mới, được tiếp cận và làm việc trong môi trường năng động và chuyên nghiệp… Tuy nhiên, thách thức đối với lao động cũng rất lớn bởi chất lượng lao động thấp so với yêu cầu của hội nhập, cơ hội việc làm của người lao động bị đe dọa, đặc biệt là những vị trí việc làm yêu cầu cao về trình độ và hưởng lương cao. Điều đáng chú ý là trong bối cảnh hội nhập hiện nay, với việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, các quốc gia thành viên đồng thời thực hiện những cam kết chung trong đó có một nội dung liên quan trực tiếp và tác động mạnh mẽ đến lao động - việc làm của các quốc gia thành viên, đó là cam kết Tự do hóa di chuyển lao động có kỹ năng giữa các nước thành viên. Với nội dung này, lao động nước ta đứng trước nhiều thách thức to lớn, bởi so trong nội khối ASEAN chúng ta không mạnh hơn họ nhiều về số lượng lao động, trong khi chúng ta lại kém xa họ về chất lượng lao động. Vì thế, di chuyển tự do hóa lao động có kỹ năng trong ASEAN sẽ làm giảm cơ hội việc làm của lao động có CMKT nhưng chất lượng kém. Hiện nay, có sự khác biệt về khả năng và sự sẵn sàng hội nhập của người lao động giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Ở các nước có trình độ phát triển cao hơn như Singapore, Philippines, Thái Lan…, người lao động vừa có trình độ chuyên môn và kỹ 79
- năng tốt hơn, đồng thời các khả năng về giao tiếp bằng ngoại ngữ, làm việc nhóm, tự tin khi giao tiếp trong công việc với người nước ngoài… cũng tốt hơn. Trong khi đó, ở một số nước kém hơn về trình độ phát triển và chuyên môn kỹ thuật như Việt Nam, Lào, Campuchia…, sự nghiêm túc, sức bền bỉ và kỷ luật trong công việc của người lao động cũng kém hơn. Nguồn nhân lực luôn được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất quyết định trình độ phát triển của quốc gia, vì thế, các nước trên thế giới đều quan tâm và chú trọng cải tiến hoạt động giáo dục, đào tạo. Nếu so sánh trong ASEAN, theo nghiên cứu của ILO (2014), Singapore là quốc gia có sự phát triển về giáo dục mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á, kế đến là Thái Lan, Malaysia. Việt Nam, Lào và Campuchia là ba quốc gia có mức độ cải thiện trong phát triển giáo dục kém nhất. Số năm đến trường bình quân của lực lượng lao động ở Việt Nam năm 2010 là 7,6 năm học, và dự báo đến năm 2020 con số này chỉ tăng lên mức 7,8 năm học, thấp hơn các nước Đông Nam Á khác từ 2-2,5 năm. Cũng trong một công bố tương tự của tổ chức này, năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ở Châu Á - Thái Bình Dương. Nếu so với các nước trong nội khối ASEAN thì năng suất lao động của Việt Nam kém hơn 15 lần so với Singapore và chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan. Cũng chính vì năng suất lao động thấp, tiền lương bình quân của người lao động Việt Nam cũng nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á, chỉ trên Lào và Campuchia. Trong chủ trương chung của ASEAN, để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục đã được xác định là động lực chính của sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nước thành viên đã thống nhất đưa ra các mục tiêu chung về phát triển giáo dục trong đó nhấn mạnh việc Phát triển mạng lưới giáo dục ở các cấp độ khác nhau và Xây dựng các cụm nghiên cứu, tăng cường hỗ trợ và trao đổi sinh viên, giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn khu vực. Với bối cảnh mới, mỗi thành viên ASEAN đều đã có những quyết sách, những cải tiến trong hệ thống giáo dục trong những năm qua nhưng hiệu quả của những cải cách này thể hiện thông qua chất lượng đào tạo ở mỗi quốc gia còn chênh lệch tương đối lớn. Tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN, các quốc gia nội khối không chỉ có chiến lược phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong dài hạn, một số quốc gia đã thiết lập những quy tắc riêng đối với lao động nước ngoài khi di chuyển đến và tham gia vào thị trường lao động của họ (Ví dụ, Thái Lan quy định Lao động nước ngoài muốn đến làm việc tại phải vượt qua kỳ thi bằng tiếng Thái, nếu muốn hành nghề người lao động phải thuộc các luật lệ của nước này…). Mặt khác, chất lượng nguồn nhân lực ở các quốc gia cũng sẽ quyết định hướng di chuyển của lao động giữa các nước thành viên ASEAN. Những điều này cũng tạo nên rào cản đối với lao động Việt Nam khi tham gia di chuyển giữa các nước thành viên, do vậy cơ hội nhìn thấy từ AEC cũng khó được hiện thực hóa nếu Việt Nam không cải thiện kịp chất lượng lao động có kỹ năng, đồng thời cũng cần có những quyết sách hợp lý và kịp thời. 4. Kết luận và gợi ý chính sách Lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam hiện nay còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trình độ đào tạo càng cao thì cơ hội việc làm của lao động càng lớn, tuy nhiên, hiện trạng lao động ở Việt Nam còn quá nhiều bất cập, 80
- trình độ CMKT của lao động không khớp nhau giữa khả năng lao động thực sự của lao động với khả năng được chứng nhận trên bằng cấp, dẫn đến những mâu thuẫn và lãng phí xã hội. Hoạt động giáo dục - đào tạo được cọi là then chốt trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng lao động, nhưng hệ thống giáo dục nước ta vẫn còn loay hoay với cải tiến và đổi mới. Lao động Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh hội nhập. Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển các thị trường vốn, hàng hoá, dịch vụ, công nghệ và lao động..., trong đó có dòng di chuyển nhân lực trình độ cao từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển để chiếm giữ những vị trí then chốt về quản lý hay những vị trí việc làm hưởng lương cao. Do vậy, để nắm giữ và gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt là những vị trí việc làm tốt với mức thu nhập cao, Việt Nam phải nâng cao chất lượng nhân lực tương xứng với yêu cầu phát triển. Giáo dục đào tạo cần phải được chú trọng với các quyết sách đúng đắn và phù hợp mới có thể thực hiện được điều này. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chiến lược, chính sách nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, tuy nhiên cho đến nay, chúng ta vẫn chưa bắt kịp với yêu cầu phát triển, và nếu so với các nước trong khu vực và thế giới, chất lượng nhân lực của nước ta quá thấp. Nguyên nhân của những bất cập trong hiện trạng nhân lực Việt Nam nói chung, của lực lượng lao động đã qua đào tạo nói riêng cũng được nhiều nhà khoa học, các cơ quan ban hành chính sách quan tâm nghiên cứu, từ đó ban hành những chiến lược, chính sách cụ thể, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn vướng ở nhiều khía cạnh, còn lúng túng và có sự không ăn khớp trong phối hợp thực hiện, do vậy chưa thấy rõ được tính hiệu quả của chính sách. Điều này cho thấy sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo và các cơ quan quản lý là chưa đủ, còn cần phải có thêm sự cộng hưởng từ nhận thức của dân chúng, của chính những người lao động, và đặc biệt là các tổ chức đào tạo và sử dụng lao động về vai trò của nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh mới, coi đây là vấn đề thiết thực sống còn đối với chính bản thân họ thì mới có thể huy động và thu hút sự quan tâm dốc sức của toàn xã hội để thay đổi căn bản và thực chất vấn đề này. Các chương trình và hành động cụ thể trong thời gian tới nên hướng tới một số nội dung sau: - Tăng cường công tác truyền thông về hội nhập, phát triển và yêu cầu cấp bách đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Tiếp tục công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng tăng khả năng thực hành và các kỹ năng nghề nghiệp cho người học, ưu tiên đạo tạo nghề thông qua các chính sách đãi ngộ giáo viên và cơ sở dạy nghề có chất lượng cao. Nội dung đào tạo cần phải được kết hợp với việc trang bị kỹ năng làm việc nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ và sự tuân thủ kỷ luật…để gia tăng khả năng cạnh tranh cho người lao động. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo trong đó nội dung hơp tác về đào tạo nghề và trau dồi kỹ năng cho người lao động cần được quan tâm đúng mức. - Khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia của các cơ sở sử dụng lao động vào hoạt động giáo dục đào tạo tại các cơ sở dạy nghề và các trường chuyên nghiệp thông qua việc phối hợp xây dựng các chương trình đạo tạo sát với yêu cầu thực tế, tham 81
- gia đánh giá kết quả đào tạo, kết hợp đạo tạo tại nhà trường với đạo tạo tại đơn vị sử dụng lao động, giao lưu, trao đổi và phối hợp rèn luyện các kỹ năng mềm cho người lao động… - Phối hợp đồng bộ các chính sách, đặc biệt là chính sách nguồn nhân lực và việc làm, chính sách giáo dục đào tạo và các chính sách kinh tế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Card, David. 2001. “Estimating the Return to Schooling: Progress on Some Persistent Econometric Problems.” Econometrica 69: 1127-1160. 2. Trần Thọ Đạt, Nguyễn Tuyết Nhung (2008), “Tác động của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam”, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, HN. 3. Eric A.Hanusheck, Ludger Woessmann (2010), “Education and Economic Growth”, Economic of Education (Amsterdam: Elsevier, 2010), pp60-67. 4. Farber, Henry S. 2004. “Job Loss in the United States, 1981 to 2001.” Research in Labor Economics 23: 69-117. 5. Fullan, Michael, and Jan J. Loubser. 1972. “Education and Adaptive Capacity.” Sociology of Education 45: 271-287 6. Globerman, Steven. 1986. “Formal Education and the Adaptability of Workers and Managers to Technological Change.” p. 41-69 in Adapting to Change: Labour 7. Grossman, Michael. 2005. “Education and Nonmarket Outcomes” NBER Working Paper 11582. 8. ILSSA [Viện Khoa học Lao động và Xã hội] (2013), Xu hướng lao động và xã hội trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế, Hà Nội. 9. ILSSA (2016), Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam, Hà Nội 10. Market Adjustment in Canada, edited by W. Craig Riddell. Toronto: University of Toronto Press. 11. Oreopoulos, Philip and Kjell Salvanes. 2009. “How Large are Returns to Schooling? Hint: Money Isn’t Everything” mimeo. 12. Bùi Thị Minh Tiệp (2013), “Ảnh hưởng của quy mô và năng suất lao động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam”. Bài trình bày tại Hội thảo quốc tế: Hội nhập quốc tế - thành tựu và những vấn đề đặt ra, tại ĐH Thương Mại, tháng 11/2013, trang 419-424. 13. Bùi Thị Minh Tiệp (2015), “Nguồn nhân lực của các nước ASEAN và những tham chiếu cho Việt Nam trước thềm hội nhập AEC”. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 212 tháng 2/2015, trang 25-34. 14. WB (2007), “Education Quality and Economic Growth”, The World Bank, Washinton, DC. 15. W. Craig Riddell, Xueda Song (2011), The Impact of Education on Unemployment Incidence and Re-employment Success: Evidence from the U.S. Labour Market 82
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến lĩnh vực lao động, việc làm ở Việt Nam
7 p | 89 | 8
-
Phân tích ảnh hưởng của đào tạo nghề đến cơ hội việc làm cho thanh niên nông thôn Việt Nam
9 p | 78 | 8
-
Thực trạng chuyển đổi số tới vấn đề việc làm của người lao động
10 p | 18 | 7
-
Trách nhiệm ba bên trong vấn đề đảm bảo cơ hội việc làm của người lao động trong pháp luật lao động Việt Nam
11 p | 14 | 6
-
Tổng luận Việc làm tương lai và định hình chiến lược con người trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
48 p | 38 | 6
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
7 p | 39 | 5
-
Bài giảng Chương 12: Chi phí cơ hội kinh tế của lao động
37 p | 74 | 5
-
Nhu cầu việc làm và kỹ năng lao động trong kỷ nguyên công nghệ mới - Trường hợp ngành điện tử và may mặc
12 p | 66 | 5
-
Di động việc làm những năm gần đây ở Việt Nam nhìn từ những thay đổi trong chính sách kinh tế và hội nhập quốc tế
8 p | 30 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho người khuyết tật trên nền tảng số tại tỉnh Đắk Lắk
13 p | 11 | 3
-
Chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn của Trung Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam
3 p | 9 | 3
-
Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động phi chính thức tại Hải Phòng
8 p | 35 | 3
-
Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn
148 p | 30 | 3
-
Lao động - việc làm của Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
15 p | 22 | 2
-
Lao động Việt Nam trước yêu cầu hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
8 p | 41 | 2
-
Cơ hội việc làm của cử nhân khối ngành kinh tế và những rủi ro nghề nghiệp hiện nay
8 p | 8 | 2
-
Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
15 p | 54 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn