intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ hội việc làm trong ngành thương mại điện tử phân tích trong lĩnh vực giao hàng chặng cuối

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết "Cơ hội việc làm trong ngành thương mại điện tử phân tích trong lĩnh vực giao hàng chặng cuối" là phân tích thực trạng và xu hướng phát triển thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam hiện nay, đánh giá các cơ hội việc làm trong lĩnh vực giao hàng chặng cuối trong những năm tới. Thông qua việc thu thập tài liệu thứ cấp và thực hiện các khảo sát của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao hàng chặng cuối trong việc thực hiện quản lý đơn hàng, soạn hàng, giao hàng có ứng dụng thương mại điện tử theo mô hình business to customer (B2C). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ hội việc làm trong ngành thương mại điện tử phân tích trong lĩnh vực giao hàng chặng cuối

  1. CƠ HỘI VIỆC LÀM TRONG NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHÂN TÍCH TRONG LĨNH VỰC GIAO HÀNG CHẶNG CUỐI Bùi Thị Tố Loan* Khoa Thương Mại- Trường Đại Học Tài Chính – Marketing * Tác giả liên hệ: builoan@ufm.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu của bài viết là phân tích thực trạng và xu hướng phát triển thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam hiện nay, đánh giá các cơ hội việc làm trong lĩnh vực giao hàng chặng cuối trong những năm tới. Thông qua việc thu thập tài liệu thứ cấp và thực hiện các khảo sát của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao hàng chặng cuối trong việc thực hiện quản lý đơn hàng, soạn hàng, giao hàng có ứng dụng thương mại điện tử theo mô hình business to customer (B2C). Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra gợi ý cho sinh viên đang theo học ngành thương mại điện tử trong thời gian tới và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng xu hướng phát triển chung. Từ khóa: Cơ hội việc làm, Giao hàng chặng cuối, Mô hình B2C, Thương mại điện tử 1. Tổng quan Thương mại điện tử (TMĐT) trong lĩnh vực B2C là lĩnh vực phát triển đầy triển vọng của Việt Nam trong những năm gần đây. Từ số liệu lấy từ sách trắng TMĐT 2023 doanh thu TMĐT B2C tăng từ 5 tỷ USD (2016) lên 20 tỷ USD (2023) tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 23% trong giai đoạn 2016-2022. Trong khi đó, số liệu mua sắm trực tuyến toàn cầu tăng lên đến 4.950 triệu người, Việt Nam là một trong các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung có tốc độ người mua sắm trực tuyến tăng cao (58.5 triệu lượt người tham gia mua sắm trực tuyến). Vì thế, bài viết phản ánh thực trạng của phát triển mô hình TMĐT B2C và các nhóm ngành nghề của lĩnh vực này ra đời. Từ đó, là cơ sở gợi ý cho các sinh viên học chuyên ngành TMĐT và doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ giao hàng chặng cuối có chiến lược phát triển kinh do để chuẩn bị tốt nguồn lực đáp ứng yêu cầu chung của ngành nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. 1.1 Thương mại điện tử Hiện nay có nhiều quan niệm về Thương mại điện tử (TMĐT). Tên phổ thông thường gọi là thương mại trực tuyến (online trade), giao dịch không cần giấy tờ (paperless commerce) hoặc kinh doanh điện tử (e-business). Tuy nhiên, tên gọi TMĐT được dùng nhiều nhất và được xem là hình thức giao dịch thông qua mạng Internet. TMĐT còn gọi là thị trường giao dịch ảo (e – Business or e-commerce). Theo đó TMDT là qui trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các dữ liệu giữa máy tính trong chính sách phân phối tiếp thị. Hay nói cách khác thương mại điện tử được giao dịch thông qua sự hỗ trợ của các phương tiện điện tử như email, dữ liệu (data intercharge) đã mã hóa truyền qua lại. Theo nghĩa hẹp thì TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (Nguồn: EITO, 1997). Theo nghĩa rộng thì TMĐT là những giao dịch tài chính và thương mại sử dụng phương tiện điện tử để quảng cáo hàng hóa của doanh nghiệp (DN), ký kết hợp đồng, thanh toán bằng chuyển tiền điện tử. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho rằng TMĐT gồm rất nhiều hoạt động từ việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng, phân phối sản phẩm theo hợp đồng và thanh toán qua internet nhưng sau đó việc chuyển giao hàng hóa hữu hình. Hoặc theo tổ chức Ủy ban thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác Châu Á- Thái Bình Dương(APEC) cho rằng “TMĐT là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số”. Theo Luật mẫu về TMĐT của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996) “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán”. Khái niệm này đã nói đến toàn bộ hoạt động kinh doanh mua bán thông qua hỗ trợ của phương tiện điện tử, không chỉ giới hạn ở riêng mua và bán đơn thuần. Tại Việt Nam (VN), theo khoản 1, điều 3, Nghị định về hoạt động TMĐT của Bộ Thương Mại thì “TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại sử dụng thông điệp dữ liệu. Trong đó, “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng các phương tiện điện tử”(khoản 12 điều 4, Luật giao dịch 255
  2. điện tử VN 2005) và “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự” (khoản 10 điều 4 Luật giao dịch điện tử VN 2005). Như vậy, về bản chất TMĐT là hoạt động thương mại, nó chỉ khác duy nhất đối với thương mại truyền thống là nó sử dụng các phương tiện điện tử vào trong hoạt động thương mại. Tóm lại, TMĐT là các giao dịch liên quan đến trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại bằng phương tiện điện tử như trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử, các hoạt động mua bán hàng hóa thông qua gian hàng ảo. - Đặc điểm thương mại điện tử: so với thương mại truyền thống, TMĐT có những đặc điểm riêng khác biệt như sau: +Hình thức giao dịch: các chủ thể trong TMDT giao dịch qua hình thức gián tiếp có sự hỗ trợ của phương tiện điện tử như internet, các phần mềm ảo. Không cần thiết gặp trực tiếp với nhau mà các giao dịch vẫn diễn ra bình thường. + Thị trường: thường thấy trong giao dịch truyền thống, các DN sẽ trực tiếp tự tìm đến cơ sở, nhà xưởng, hội chợ, triển lãm.. Trong khi đó, việc kinh doanh trong TMĐT là không có giới hạn phạm vị không gian, các giao dịch không biên giới. Các DN có thể kinh doanh trên các website quảng bá sản phẩm của DN mình và thông qua các phương tiện có thể tiếp cận với khách hàng toàn cầu, phá vỡ về mặt không gian. Đây là một điều nổi bật nhất của hình thức TMĐT. + Mạng lưới thông tin: Đối với thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu còn đối với TMĐT, mạng lưới thông tin chính là thị trường. Các “flatform” được xây dựng coi như là những gian hàng ảo nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet đã giúp cho các DN có thể xây dựng cho mình các “gian hàng ảo” trên mạng mà ở đó, DN có thể cung cấp vô số các thông tin giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình để cho các khách hàng tìm kiếm mua sắm không khác các gian hàng thật tế. Các gian hàng có đầy đủ thông tin hàng hóa, khuyến mãi, nguồn khác, tồn trữ, xử lý đơn hàng… Hình 1: Các đối tượng tham giao giao dịch TMĐT Tác giả tổng hợp Trong phạm vị của bài báo này chỉ giới hạn theo hình thức B2C- Giao dịch giữa DN với người tiêu dùng (B2C). Đây là mô hình bán hàng phổ biến nhất và được biết đến rộng rãi trên thế giới. Đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng thông qua việc bán hàng lẻ. Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của internet, việc kết nối thông tin giữa các đối tượng đã trở nên nhanh chóng hơn, từ đó đẩy mạnh việc ứng dụng thương mại điện tử. Ngày này do việc mua hàng online tăng lên (EBI 2023) nên việc giao dịch với khách hàng và doanh nghiệp ngày một tăng cùng với các yều câu dịch vụ cũng tăng theo như thời gian giao hàng nhanh, không rớt hàng, tiết kiệm quãng đường giao hàng, kết nối thông tin khách hàng nhanh chóng. Để các giao dịch B2C diễn ra thông suốt cần có các dịch vụ khác phát triển đồng bộ thông tin như dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ âm nhạc, thông tin sức khỏe. Đặc điểm của mô hình kinh doanh B2C là khối lượng hàng hóa giao dịch nhỏ lẻ, người mua thường là người tiêu dùng cuối cùng, thời gian mua hàng nhanh chóng, mỗi khách hàng là một yêu cầu khác nhau, hành trình giao hàng cũng khác nhau từ các địa điểm giao hàng khác nhau nên việc lên kế hoạch gửi hàng, theo dõi đơn hàng, gộp đơn hàng cho giao hàng chặng cuối phức tạp hơn. 1.2 Giao hàng chặng cuối – last mile delivery ( LMD) Giao hàng chặng cuối được hiểu là hàng hóa sau khi sản xuất tại nhà máy sẽ được đóng gói và tập kết tại trung tâm phân phối/ kho lưu trữ. Tại đây, hàng hóa được kiểm tra, phân loại và lưu trữ cho đến khi có đơn đặt hàng. Hành trình hàng đi từ nơi trung tâm phân phối/ kho lưu trữ hàng hóa đến điểm giao hàng cuối cùng, hay nói cách khác là đến 256
  3. tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo Allen (2011) cho rằng thành phẩm được phân phối theo khối lượng nhỏ, tần suất thường xuyên và trải qua nhiều chặng vận chuyển để đến tay người tiêu dùng (Phương, 2018). Mặt khác, các đơn hàng từ các trung tâm phân phối, kho hàng truyền thống để đến nhà, hay hàng loạt các điểm nhận khác nhau do khách hàng yêu cầu khác nhau ( Lim. et al., 2015). Giao hàng chặng cuối đã trở thành một yếu tố quan trọng với các nhà bán lẻ trong thời đại của Thương Mại Điện Tử (E-commerce) và Tiếp thị Đa Kênh (Omni-channel), khi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng ngay từ lần đầu tiên họ tiếp nhận sản phẩm. Chặng cuối của hàng hóa trước khi đến tay khách hàng thì hàng tập kết tại các kho bãi của chính công ty, kho depot, kho thuê ngoài, …nên quản lý các đơn hàng có tính phức tạp, tần suất đơn hàng dày đặt và đa phần tuyến đường giao hàng nằm trong khu dân cư (Lindner. 2011) - Đặc điểm của LMD: + Các đơn hàng từ nhiều nhóm, khách nhỏ lẻ. Khách hàng nằm trong khi dân cư có mật độ đông đúc và dày đặc. + Công nghệ thông tin cần thiết vì hành trình giao hàng cần quản lý, lên kế hoạch hành trình giao hàng, quản lý thông tin đơn hàng, khách hàng, giờ cấm tải, tải trọng xe, bến bãi…. - Các hình thức của LMD: + LMD theo cách truyền thống: nghĩa là khách hàng trực tiếp nhận hàng tại nhà Attended home delivery (AHD). Với cách này khách hàng mua hàng tại các siêu thị hay trung tâm mua sắm sẽ được giao hàng bằng xe tải, xe máy đến tận tay khách hàng. Tuy nhiên hình thức này gặp trở ngại là khách hàng phải có nhà để nhận hàng hoặc giờ giấc thông tin nhận hàng phải cố định. Điều này rất khó vì phù thuộc đường đi từ nơi tập kết hàng đến địa điểm của khách hàng. Đôi lúc vì tình trạng giao thông, nên giờ trả hạn sẽ thay đổi. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng. + Tủ khóa (Locker): là một máy phân phối không cần giám sát, được đặt tại các địa điểm chọn trước. Nó là một hệ thống tiếp nhận các kiện hàng, cho phép việc nhận và gửi bưu kiện 24/7. Theo (Iwan & cộng sự, 2015) thì tủ khóa do người mua hàng trên mạng chọn, sau khi đặt hàng, người mua sẽ nhận một xác nhận qua email, trong vòng 2 ngày làm việc, gói hàng sẽ giao đến tủ khóa đó. Theo đó, khách hàng nhận SMS kèm theo cùng với email để mở hộp tủ khóa. Khách hàng có thể theo dõi lô hàng trong suốt hành trình đi của đơn hàng. Với hình thức này thì sẽ hạn chế việc khách hàng luôn có mặt ở nhà để nhận hàng, khách hàng chủ động thời gian hơn. + Giao hàng tại các điểm tập kết: Collection- pick up point- delivery point (CPD): Các địa điểm tập kết nhận hàng hay giao hàng mà địa điểm có thể là depot, kho hàng hay trạm trung chuyển như bưu điện, nhà ga mà ở đó người vận chuyển sẽ đến nhận hàng tại nơi đó và giao cho khách hàng ở địa chỉ đã được thông báo trước. Ở đây người vận chuyển là một nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ giao hàng đến địa chỉ khách hàng mà sau khi hoàn thành đơn hàng, sẽ được nhận phí dich vụ. + Các hộp nhận hàng (Reception box): Thường là trong vận chuyển rau củ quả, đồ tươi sống...Các thùng hộp này đặt trước sân nhà của hộ gia đình. Đối với hình thức này các hộp được coi là cái tủ lạnh cho gia đình, gắn chặt vào tường của gia đình. Khi có đơn hàng được giao thì sẽ thông báo cho gia đình thông qua email hay SMS. Thường là các đơn hàng thường xuyên, nhu yếu phẩm của gia đình. Bảng 1 : Đặc điểm của các hình thức LMD Đặc điểm ADH CDP Lockers Reception boxes Người thực hiện dịch 3PL Khách hàng Khách hàng 3PL vụ Sự hiện diện của Có Không Không Không khách hàng Các loại hàng hóa Bất cứ loại hàng Đóng gói theo từng Đóng gói theo từng kiện/ Đóng gói theo từng nào kiện hàng thực phẩm kiện/ hàng thực phẩm Không giao hàng Cao Không / online Không / online Không / online Giờ giấc giao hàng Theo khung giờ Theo các khung Theo giờ hoạt động của Theo giờ hoạt động cố định thời gian cố định công ty giao hàng của công ty giao hàng. Thời gian trả hàng Dài Ngắn Rất ngắn Ngắn Chi phí giao hàng Cao Thấp nhấp Thấp nhất Thấp Nguồn : Tác giả tổng hợp 257
  4. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu dùng số liệu thứ cấp từ các báo cáo của Bộ Công Thương về thương mại điện tử. Bên cạnh đó, tác giả dùng thông tin từ khảo sát 129 doanh nghiệp (DN) có tham gia cung cấp các giao dịch TMĐT. Đối tượng tiếp cận khảo sát là các lãnh đạo từ bộ phận kho hàng, quản lý vận tải, quản trị đơn hàng, chuyên viên IT, sales, chuyên viên Marketing. Phạm vị khảo sát là Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1 Thực trạng hoạt động thương mại điện tử trong giao hàng chặng cuối 3.1.1 Quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam (2016-2023) + Qui mô doanh thu TMĐT B2C tăng theo từng năm. Xét góc độ số lượng người mua hàng qua các năm, tăng lên đến gần 60,5 triệu người tiêu dùng có thói quen mua sắm trên sàn giao dịch điện tử, có đến 73% doanh nghiệp nhận đơn đặt sản phẩm qua ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động; nhóm doanh nghiệp lớn có tỷ lệ sử dụng hóa đơn điện tử là 98%, cao hơn so với tỷ lệ 89% của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (EBI 2023). Tương ứng với xu thế đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu của TMĐT B2C giữ mức 25%, đạt doanh thu lên đến gần 20 tỷ USD (2023). Theo đó, các thành phố lớn đầu tàu kinh tế của đất nước như Tp. Hồ Chí Minh có chỉ số TMĐT là 90,6 điểm, kế đó là Hà Nội mức điểm 85.9 điểm, Tp. Đà Nẵng (36.6 điểm). + Qui mô thị trường TMĐT B2C trong 5-10 năm tới Hình 2 : Dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu thương mại điện tử B2C (2023-20306) (Nguồn:Báo cáo chỉ số điện tử Việt Nam EBI 2023) 3.1.2 Thực trạng giao hàng chặng cuối trong thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay - Hình thức giao hàng chặng cuối Giao hàng chặng cuối chiếm vị trí rất quan trọng trong thương mại điện tử. Sự gia tăng số lượng hàng hóa giao dịch trực tuyến ở Việt Nam đã dẫn đến nhu cầu giao hàng chặng cuối tăng cao. Các loại hình dịch vụ của giao hàng chặng cuối ở Việt Nam. + Phần lớn các lô hàng giao LMD theo hình thức giao tận nhà theo hình thức AHD bằng xe tải nhỏ hay xe máy. Hơn nữa do đặc thù đường xá tại các đô thị lớn của Việt Nam nhỏ, đông đúc, và kẹt xe nên các thùng tải được thiêt kế chở hàng có sức tải từ dưới 1-2 tấn. Do đó, số lượng hàng giao trong mỗi lần nhiều, đơn lẻ mà phải bỏ nhiều điểm. Kết quả phóng vấn của các công ty tham gia giao hàng chặng cuối như Lazada, Tiki, GHTK, Shopee…cho thấy hình thức ADH tại Việt Nam có thay đổi chút, các địa điểm nhận hàng thay đổi như tại nơi làm việc hay công ty thay vì tại nhà. + Ngoài ra, còn có hình thức Collection Points. Khác với ADH thì hình thức này khách hàng/người nhận hàng sẽ nhận hàng ở một địa điểm chỉ định. Công ty GHN (giao hàng nhanh) đang áp dụng mô hình này thông qua việc xây dựng mạng lưới “Điểm lấy hàng” tại các cửa hàng cửa hàng tiện lợi như Shop & Go, Circle K, Vinmart+…. ...Ngoài ra, Lazada Logistics cũng xây dựng mạng lưới các điểm giao nhận và lấy hàng tại các địa điểm thuộc mạng lưới hợp tác của Lazada như Ministop, Shop & Go, Coopsmile, Circle K, 7Eleven, F88, Shop Trẻ Thơ, Bibo Mart, Viễn Thông A, An Tam 258
  5. Pharma, Pharmacity, BsMart 24/7 hay nhà thuốc của hệ thống PostCo. Các công ty tham gia LMD đều có kho trung tâm (hub) để có thể soạn hàng, thực hiện các đơn hàng fullfillments cho khách hàng. + Tủ khóa: Locker mà điển hình là công ty Lazada đã áp dụng hình thức nhận hàng tự động qua “tủ khóa thông minh” (smart locker). Công ty Lazada đã thử nghiệm mô hình với dự án mang tên “lIlogic smartbox” tại Hà Nội. Với cách thức nhận hàng qua tủ khóa, người mua có thể chủ động lấy hàng mọi lúc và hoàn toàn tự động sau khi đặt hàng trên Lazada. Người mua chỉ cần quét mã QR (nhận qua email) hoặc nhập số điện thoại và mã OTP (mật khẩu sử dụng một lần) để mở tủ khóa và lấy hàng dễ dàng. Hiện tại Lazada có 11 tủ khóa tại TP.HCM và 7 tại Hà Nội ở các trung tâm mua sắm, khu chung cư và trường đại học. Công ty Viettel Post cũng đầu tư hệ thống locker này. Như vậy để thực hiện các hình thức trên, các công ty có thể tự làm thông qua việc phát triển bộ phận e-logistics của riêng mình để hoàn thiện các đơn đặt hàng hoặc thuê ngoài các đối tác 3PL để đạt hiệu quả tiết kiệm chi phí. Các công ty như Điện máy xanh, Thế giới di động đã tự thực hiện việc giao hàng thông qua hệ thống cửa hàng rộng khắp. Lazada có thể tự hoàn thiện đơn hàng thông qua Lazada E-Logistics Express hoặc Tiki thì thông qua Tikinow. Tuy nhiên, Lazada cũng chỉ thực hiện được 55-60% đơn hàng, còn lại họ cũng phải thuê ngoài dịch vụ 3PL, các công ty khác như Sendo, Shoppee phải thông qua các đối tác 3PL. Phương tiện tham gia LMD: các công ty tham gia LMD đều xem xét đến việc đầu tư xe điện để giảm khí thải CO2 ra môi trường. Xe điện giao hàng sẽ dễ đi vào khu đô thị có tỷ lệ đơn hàng B2C cao. 3.2 Các cơ hội việc làm trong lĩnh vực giao hàng chặng cuối Giao hàng chặng cuối đóng vai trò quan trọng trong thương mại điện tử, chiếm khoảng 28% tổng chi phí vận chuyển và có thể tới 53% trong trường hợp giao hàng theo yêu cầu… (Bộ Công thương). Nên các công ty tham gia LMD có năng lực sẽ phải chuẩn bị các nguồn lực (đội ngũ nhân viên, hệ thống kho bãi, đội ngũ xe, các hệ thống phần mềm) để có thể thể cung cấp cải thiện dịch vụ khách hàng trong LMD. Bảng 2 Năng lực của các công ty tham gia LMD chính Công ty ST Qui Mô thị tham gia Đối tác Nhân viên Dich vụ T trường LMD Phủ khắp 63 Giao hàng tỉnh thành, hơn Lazada, Tiki, 7000 nhân viên và hơn Giao hàng đô thị, quản lý kho 1 nhanh 200 văn phòng sendo, Shoppee 1.500.00 đơn hàng/ngày bán lẻ (GNH) trên khắp đất nước Phủ khắp 63 tỉnh thành, hơn Giao hàng 1,000 nhân viên hơn và 20 văn điểm Shoppee, Giao hàng đô thị, quản lý kho 2 tiết kiệm 1000 khách hàng; 8,000 trung chuyển vatgia.com bán lẻ, Dịch vụ Fulfillment (GHTK) tài xế giao hàng trên khắp đất nước Phủ khắp 63 1000 nhân viên; 8000 Tiki, Sendo, Giao hàng đô thị, quản lý kho 3 Nịnja Van tỉnh thành, hơn nhân viên hơn 1000 đơn Lazada bán lẻ, Dịch vụ Fulfillment 5 kho hàng hàng/tháng 1 triệu đơn/ngày, 6000 Tiki now, Dịch vụ Chuyển phát nhanh Phủ khắp 63 đại lý thu gôm, 2200 đại Sendo, Lazada trong nước và quốc tế; Dịch tỉnh thành, hoạt lý bưu cục, 4000 tuyến 4 Viettel post e-Logistics, vụ Logistics; Dịch vụ động nội địa và phát tận nhà, đội ngũ Ahamove,GHN, Fulfillment; Dịch vụ Thương quốc tế nhân viên hơn 14000 Voso.vn, mại;... người Phủ khắp 63 650 nhân viên, 201 đội Chuyển phát nhah, kho ngoại 5 Fedex tỉnh thành, giao xe, 12 trung tâm dịch vụ quan, dịch vụ sân bay quốc tế 259
  6. hàng nội địa và quốc tế Phủ khắp 63 50 bưu cục giao dịch tại dịch vụ chuyển phát nhanh tỉnh thành, giao 6 VN Post Hồ Chí Minh, Hà Nội,Đà EMS được cung cấp bởi 63 hàng nội địa và Nẵng. Bưu điện quốc tế Nguồn Tác giả tổng hợp Xu hướng ứng dụng công nghệ số trong các giao dịch của B2C được các DN quan tâm chú ý. Với 84% DN có sử dụng chữ ký điện tử, tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản trị các giao dịch TMĐT của doanh nghiệp tăng. Phần mềm tài chính kế toán được sử dụng bởi 91% doanh nghiệp, 57% doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM)và 66% doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) (EBI2023). Khách hàng ngày càng yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ khách hàng. Trên nền tảng giao dịch blockchain các công ty Maersk và IBM đã cùng nhau đưa ra giải pháp số hóa các qui trình giao dịch thương mại và theo dõi đơn hàng từ khi đặt hàng đến khi đưa đến tay khách hàng. UPS một công ty tham gia LMD cho rằng gần 40% người mua hàng lựa chọn thị trường buôn bán trực tuyến ưa thích của họ dựa trên yếu tố giao hàng nhanh. Cùng với bối cảnh tăng trưởng chung của ngành thì nhóm cơ hội việc làm trong LMD cũng sự thay đổi rõ rệt. Trong số 129 DN mà tác giả khảo sát, số doanh nghiệp (DN) tham gia TMĐT chiếm tỷ lệ cao (50 DN), DN cung cấp dịch vụ đóng hàng (20), các công ty cung cấp giải pháp TMĐT như công ty chuyên về phần mềm vận tải, kho hàng, sàn giao dịch (18). Hình 4: Các loại hình tham gia khảo sát Nguồn tác giả tổng hợp Bảng 3 Loại hình công việc trong TMĐT B2C STT Nhóm công việc Các vị trí Quản lý tồn kho, quản lý kho, đội QA-QC, bảo trì trang thiết bi 1 Nhóm liên quan quản lý kho kho 2 Nhóm quản lý đội xe Lên kế hoạch quản lý đội xe, đội kỹ thuật 3 Nhóm quản trị logistics Theo dõi lập kế hoạch đơn hàng, 4 Dịch vụ khách hàng Theo dõi đơn hàng, liên lạc khách hàng, chăm sóc hậu cần 5 Quản trị công nghệ thông tin Phầm mềm kế hoạch kho/vận tải/quản trị thông tin.. 6 Kế toán Thanh toán , e-payment 7 Chuyên viên kinh doanh online Vị trí nhân viên kinh doanh. Tư vấn nhóm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, các kiến thức 8 Tư vấn giải pháp TMĐT chuyên sâu về TMĐT Viết content quảng cáo, kế hoạch Marketing online, chạy chương 9 Marketing TMĐT trình Marketing online Nguồn tác giả tổng hợp 260
  7. Với các nhóm ngành nghề trong ngành TMĐT mở ra cơ hội cho sinh viên tích lũy kiến thức ngành TMĐT. Ví dụ một từ khóa “tuyển dụng nhân viên ngành Thương mại điện tử” trên Google sẽ cho 50,6000 kết quả (kết quả truy cập ngày 6/3/2024). Trong kết quả phóng vấn các DN về vấn đề tuyển dụng nhân sự, 70% câu trả lời DN cho rằng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho ngành là cực kỳ lớn, do đó, sinh viên theo học ngành TMĐT có nhiều lợi thế trong xu hướng tìm việc hiện nay. Bên cạnh làm việc môi trường trong nước thì cơ hội nghề nghiệp tiếp xúc giao dịch với các khách hàng quốc tế tại các sàn sàn TMĐT lớn của thế giới như Amazon, eBay, Alibaba. Thêm vào đó, theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, chỉ có 30% nhân lực tại các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử hiện nay được đào tạo chính quy (Phong, 2022).Với các DN tham gia cung cấp dịch vụ LMD này cũng đang khá khó khăn khi tuyển dụng lao động. 80% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết rằng khi tuyển dụng ứng viên từ các ngành liên quan như kinh tế ngoại thương, kinh tế và tài chính, họ thường không đúng chuyên ngành Thương mại điện tử (TMĐT), do đó DN cần thời gian đào tạo lại. Chính vì thực trạng này, việc giải quyết nguồn nhân lực cốt lõi của chính DN mình, các DN luôn có chiến lược xây dựng và đào tạo một đội ngũ nhân sự hùng mạnh, xây dựng chế độ đào tạo, kế hoạch tuyển dụng, có chính sách khuyến khích động lực cho ứng viên làm việc lâu dài như xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp, đánh giá năng lực qua chỉ số KPI nhân viên. 4. Kết luận Giao hàng chặng cuối là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng và cơ hội phát triển dịch vụ giao hàng chặng cuối trong TMĐT là vô cùng to lớn. Cơ hội nghề nghiệp mở ra cho các nhóm ngành chuyên biệt của TMĐT cho sinh viên theo học ngành TMĐT. Chính vì thế để phát huy hết dịch vụ giao hàng chặng cuối trong hình thức mua hàng B2C này cần có sự chuẩn bị nguồn nhân lực cho nhiều vị trí việc làm phù hợp với chức năng phát triển mới của ngành này. DN cần có chiến lược xây dựng lại kế hoạch kinh doanh TMĐT B2C bên cạnh đó chiến lược xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao để đón đầu cơ hội này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh.H. L. Thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 52 tỷ USD vào năm 2025. Congthuong.vn, 2021. https://congthuong.vn/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-se-dat 52-ty-usd-vao-nam-2025-155590.html 2. Allen J., Piecyk M., Piotrowska M., Mcleod F., Cherrett T., Ghali k., Nguyen T., Bektas T., Bates O., Friday A., Wise S., and Austwick M. Understanding the Impact of E-Commerce on Last-Mile Light Goods Vehicle Activity in Urban Areas: The Case of London. Transportation Research Part D: Transport and Environment, 2018, 61: 325–338. https://doi.org/10.1016/j.trd.2017.07.020 3. Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam _ EBI 2023 4. Đinh Thu Phương (2018). Giải pháp cho hoạt động giao hàng chặng cuối trong Logistics. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1. Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu. http://lib.bvu.edu.vn/bitstream/ TVDHBRVT/19296/1/Giai-phap-cho-hoat-dong-giao-hang.pdf 5. Đỗ Phong . (2020) Doanh nghiệp thương mại điện tử “đỏ mắt” tìm nhân sự truy cập https://vneconomy.vn/doanh-nghiep-thuong-mai-dien-tu-do-mat-tim-nhan-su.htm 6. Fedex.com Truy cập https://www.fedex.com/vi-vn/about/facts.html 7. Iwan S., Kijewska K., and Lemke J. Analysis of Parcel Lockers’ Efficiency as the Last Mile Delivery Solution - The Results of the Research in Poland. Transportation Research Procedia, 2016, 12: 644–655. https://doi.org/10.1016/j.trpro.2016.02.018 8. Lindner J. Last Mile Logistics Capability: A Multidimensional System Requirements Analysis for a General Modelling and Evaluation Approach. Technical University of Munich, 2011. 9. Lim S. T., Jin X., and Srai J. S. Last-mile logistics structures: a literature review and design guideline. 2015. https://www.researchgate.net/profile/Stanley Frederick-Wt-Lim-2/publication/281783277_Last mile_logistics_models_A_literature_review_and_design_gui deline/links/563b55bf08ae405111a75230/Last-mile logistics-models-A-literature-review-and-design guideline.pd 10. McKinsey & Company. (2020). How Customer Demands Are Reshaping Last-Mile Delivery. [online] Available at:
  8. 11. Việt Dũng (2023) Logistics chặng cuối chiếm khoảng 28% tổng chi phí vận chuyển. Báo đầu tư truy cập từ trang https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/logistics-chang-cuoi-chiem-khoang-28-tong-chi-phi-van-chuyen- post331172.html 12. Tài liệu của công ty Viettel post 13. Yang G., Huang Y., Fu Y., Huang B., Sheng S., Mao L., Huang S., Xu Y., Le J., Ouyang Y., and Yin Q. Parcel Locker Location Based on a Bilevel Programming Model. Mathematical Problems in Engineering, 2020, 2020: 5263689. https://doi.org/10.1155/2020/5263689 262
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1