Phạm Thị Hồng Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/1: 149 - 154<br />
<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG<br />
HAI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN, CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH<br />
Phạm Thị Hồng Nhung*<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Vân Đồn, Cô Tô là hai huyện đảo có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh<br />
quốc phòng của đất nước. Tác giả đã vận dụng phương pháp đánh giá tổng hợp vào đánh giá tiềm<br />
năng phát triển du lịch hai huyện đảo theo 10 tiêu chí. Điểm đánh giá 169, chiếm 81,2% số điểm<br />
tối đa, được đánh giá ở mức rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Vì thế, ngành du lịch Vân Đồn, Cô<br />
Tô đã có bước phát triển mạnh. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch hai huyện đảo vẫn chưa thật sự<br />
tương xứng với tiềm năng. Trên cơ sở phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển tác giả đã tiến<br />
hành xác lập các loại hình du lịch nhằm đảm bảo mục tiêu bền vững. Các loại hình du lịch khá đa<br />
dạng nhưng tập trung vào 4 loại hình chính.<br />
Từ khóa: Du lịch bền vững, huyện đảo, đánh giá tổng hợp, du lịch, tình trạng phát triển du lịch,<br />
Vân Đồn, Cô Tô.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Phát triển du lịch biển đảo là một hướng quan<br />
trọng có tính động lực bởi “thế kỷ 21 là thế kỷ<br />
tiến ra biển”. Đối với Việt Nam, phát triển<br />
tổng hợp kinh tế biển, không tách rời với các<br />
đảo và huyện đảo bởi nó là bàn đạp chiến<br />
lược, là tiền đồn vững chắc bảo vệ độc lập,<br />
chủ quyền và an ninh quốc phòng của đất<br />
nước. Chính vì vậy, nghiên cứu, xác lập cơ sở<br />
khoa học để phát triển ngành du lịch một cách<br />
bền vững có tính cấp thiết.<br />
Vân Đồn và Cô Tô là hai huyện đảo của tỉnh<br />
Quảng Ninh với vị trí vô cùng quan trọng<br />
trong chiến lược phát triển kinh tế biển và<br />
đảm bảo an ninh quốc phòng. Vân Đồn được<br />
xác định là một trong những huyện đảo trọng<br />
điểm của “chiến lược phát triển biển Việt<br />
Nam”. Cô Tô là huyện đảo tiền tiêu- biên giới<br />
của Tổ quốc. Hai huyện đảo có mối quan hệ<br />
mật thiết với nhau trong lịch sử phát triển của<br />
tự nhiên cũng như sự phát triển kinh tế- xã<br />
hội (KT-XH) hiện nay. Mặt khác, hai huyện<br />
đảo Vân Đồn và Cô Tô còn hội tụ nhiều tiềm<br />
năng để phát triển kinh tế, đặc biệt là tiềm<br />
năng du lịch sinh thái biển đảo. Nhiều hòn<br />
đảo của hai huyện đảo này được coi như<br />
những “viên ngọc sáng” của vịnh Bắc Bộ có<br />
*<br />
<br />
ĐT: 0906158828; Email: phnhung83tn@gmail.com<br />
<br />
thể phát triển đầy đủ các loại hình du lịch biển<br />
hấp dẫn. Tuy nhiên, hiện tại du lịch Vân Đồn,<br />
Cô Tô mới bắt đầu “khởi động”. Do đó, trong<br />
giai đoạn đầu này rất cần đánh giá đầy đủ, cụ<br />
thể tiềm năng và hạn chế của ngành du lịch ở<br />
hai huyện đảo để có thể xây dựng định hướng<br />
phát triển mang tính bền vững tránh tình trạng<br />
bất cập như một số khu du lịch biển khác hiện<br />
nay. Giải quyết vấn đề thực tiễn này có thể sử<br />
dụng phương pháp tiếp cận địa lý tổng hợp để<br />
xây dựng cơ sở khoa học tin cậy. Kết quả<br />
nghiên cứu sẽ góp phần phát huy tiềm năng<br />
nhằm phát triển du lịch Vân Đồn, Cô Tô một<br />
cách bền vững.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, tác giả<br />
đã sử dụng các phương pháp truyền thống của<br />
địa lý học như thu thập, xử lý số liệu; thực<br />
địa; phân tích, tổng hợp; bản đồ và hệ thông<br />
tin địa lý. Ngoài ra, để đánh giá mức độ thuận<br />
lợi cho phát triển du lịch của Vân Đồn, Cô<br />
Tô, tác giả chú trọng sử dụng phương pháp<br />
đánh giá bằng thang điểm tổng hợp có trọng<br />
số. Trên cơ sở các đánh giá định tính phân<br />
hạng các mức độ “tốt”, “xấu” tiến hành cho<br />
điểm với từng tiêu chí. Sau đó, xác định điểm<br />
tổng hợp để so sánh và kết luận chung về mức<br />
độ thuận lợi cho phát triển du lịch. Trong quá<br />
trình đánh giá, nhất là việc lựa chọn tiêu chí<br />
và trọng số có sự tư vấn của chuyên gia.<br />
149<br />
<br />
Phạm Thị Hồng Nhung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Một số vấn đề chung về du lịch bền vững<br />
Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện<br />
trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về<br />
du lịch mềm những năm 1990. Theo Hội<br />
đồng Du lịch và Lữ hành Quốc tế (WTTC)<br />
1996: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng<br />
những nhu cầu hiện tại của du khách và<br />
vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả<br />
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ du lịch<br />
tương lai” [2].<br />
Về vấn đề này, Chương trình Nghị sự 21 về<br />
công nghiệp du lịch và lữ hành hướng tới sự<br />
phát triển môi trường bền vững của Tổ chức<br />
Du lịch Thế giới WTO và Hội đồng Thế giới<br />
(World Council) đã xác định: “Các sản phẩm<br />
du lịch bền vững là các sản phẩm được xây<br />
dựng phù hợp với môi trường, cộng đồng và<br />
các nền văn hóa, nhờ đó sẽ mang lại lợi ích<br />
chắc chắn chứ không phải là hiểm hoạ cho<br />
phát triển du lịch”. [2]<br />
Trọng tâm của phát triển du lịch bền vững là<br />
đấu tranh cho sự cân bằng giữa các mục tiêu<br />
về kinh tế, xã hội, bảo tồn tài nguyên, môi<br />
trường, văn hóa cộng đồng trong khi phải<br />
tăng cường sự thỏa mãn nhu cầu ngày càng<br />
cao và đa dạng của du khách. Vì vậy, trong<br />
quá trình phát triển du lịch phải đảm bảo được<br />
sự bền vững về kinh tế, về tài nguyên môi<br />
trường du lịch và về văn hoá, xã hội [2].<br />
2. Cơ sở thực tiễn phát triển du lịch bền<br />
vững hai huyện đảo<br />
a) Đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển<br />
du lịch<br />
Đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển du<br />
lịch chính là đánh giá tiềm năng phát triển du<br />
lịch. Để đánh giá chúng tôi lựa chọn 10 tiêu<br />
chí, trong đó đã chú trọng đặc biệt đến yếu tố<br />
biển: Vai trò, vị thế huyện đảo; Độ hấp dẫn;<br />
Khả năng tiếp cận và liên kết với trung tâm,<br />
tuyến du lịch; Thời gian hoạt động du lịch;<br />
Sức chứa du lịch; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật<br />
chất kỹ thuật phục vụ du lịch; Khả năng kết<br />
hợp tổ chức các loại hình du lịch; Vị trí,<br />
khoảng cách với đất liền; Mức độ thuận tiện<br />
và mức độ an toàn giao thông trên biển; Mức<br />
150<br />
<br />
112(12)/1: 149 - 154<br />
<br />
độ rủi ro, thiên tai. Tham khảo Viện Nghiên<br />
cứu Phát triển Du lịch, tác giả đánh giá mỗi<br />
tiêu chí qua 4 mức với các chỉ tiêu đánh giá<br />
cụ thể. Từng mức đánh giá có qui định số<br />
điểm cụ thể như sau: Rất thuận lợi: 4 điểm;<br />
Khá thuận lợi: 3 điểm; Thuận lợi trung bình:<br />
2 điểm; ít thuận lợi: 1 điểm. Các chỉ tiêu có<br />
mức độ tác động và giá trị phục vụ du lịch<br />
khác nhau, trong đó có những tiêu chí có ý<br />
nghĩa quan trọng. Do đó, việc lựa chọn trọng<br />
số sẽ góp phần tăng cường tính chính xác và<br />
khách quan của kết quả đánh giá. Căn cứ vào<br />
kinh nghiệm của các chuyên gia, kết hợp với<br />
nghiên cứu, điều tra, đánh giá trên thực địa,<br />
tác giả đã đề xuất trọng số của các chỉ tiêu<br />
đánh giá như trong bảng 2.<br />
Điểm đánh giá riêng từng chỉ tiêu được tính<br />
dựa trên so sánh các đặc trưng của tài nguyên<br />
với bậc đánh giá, sau đó nhân với trọng số đã<br />
được lựa chọn. Ví dụ để tính sức chứa du<br />
lịch, chúng tôi dựa vào yếu tố nhạy cảm nhất,<br />
có ý nghĩa quyết định đối với đảo, đó chính là<br />
trữ lượng nước sinh hoạt trong mùa du lịch.<br />
Khi đó sức chứa du lịch tối đa được tính bằng<br />
tổng lượng nước sạch trên các đảo chia cho<br />
nhu cầu của mỗi du khách sau khi đã trừ đi<br />
tổng nhu cầu sử dụng nước của các đối tượng<br />
sử dụng nước trên mỗi đảo. Chỉ tiêu về nhu<br />
cầu nước sạch [2]: đối với người dân sống<br />
trên đảo là: 80 lít/người/ngày, với khách du<br />
lịch là: 150 lít/người/ ngày. Kết quả tính toán<br />
tổng sức chứa tối đa của Vân Đồn, Cô Tô là<br />
44.724 người/ngày, cụ thể các đảo như bảng<br />
1. Đối chiếu với thang điểm sau để đánh giá<br />
[5]:<br />
+ Bậc 4: Rất lớn (ứng với mức độ rất thuận<br />
lợi) có sức chứa > 5.000 người/ ngày.<br />
+ Bậc 3: Khá lớn (ứng với mức độ khá thuận<br />
lợi) có sức chứa 1.000- 5.000 người/ ngày.<br />
+ Bậc 2: Trung bình (ứng với mức độ thuận<br />
lợi trung bình) có sức chứa 100- 1.000 người/<br />
ngày.<br />
+ Bậc 1: Nhỏ (ứng với mức độ kém thuận lợi)<br />
có sức chứa