intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CƠ SỞ VẬT CHẤT CHỦ YẾU CỦA SỰ SỐNG

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

401
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong hơn 100 nguyên tố hoá học đã biết thì các cơ thể sống có khoảng 60 nguyên tố, tất cả các nguyên tố này đều có trong giới vô cơ. Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là H, O, N, C ( chiếm 96% tổng số các nguyên tử), tiếp đó là S, P, Na, K (3%) rồi đến Ca, Mg, Fe, Cl, Cu, Mn, S, Zn...Các nguyên tố nói trên kết hợp với nhau tạo thành các hợp chất vô cơ (nước, các muối khoáng) và các hợp chất hữu cơ (saccarit, lipit,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CƠ SỞ VẬT CHẤT CHỦ YẾU CỦA SỰ SỐNG

  1. CƠ SỞ VẬT CHẤT CHỦ YẾU CỦA SỰ SỐNG Trong hơn 100 nguyên tố hoá học đã biết thì các cơ thể sống có khoảng 60 nguyên tố, tất cả các nguyên tố này đều có trong giới vô cơ. Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là H, O, N, C ( chiếm 96% tổng số các nguyên tử), tiếp đó là S, P, Na, K (3%) rồi đến Ca, Mg, Fe, Cl, Cu, Mn, S, Zn...Các nguyên tố nói trên kết hợp với nhau tạo thành các hợp chất vô cơ (nước, các muối khoáng) và các hợp chất hữu cơ (saccarit, lipit, prôtêin, axit nuclêic, pôliphôtphat). Chất hữu cơ là những hợp chất của cácbon. Với hoá trị 4, nguyên tử C có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon trên đó liên kết các nguyên tử H, O, N...tạo nên các phân tử phức tạp. Ngày nay đã xác định được rằng cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại hợp chất hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic. Prôtêin là hợp phần cấu tạo chủ yếu của chất nguyên sinh và là thành phần chức năng trong cấu tạo của các enzim và hoocmôn, đóng vai trò xúc tác va` điều hoà. Axit nuclêic (ADN, ARN) đóng vai trò quan trọng trong sự di truyền và sinh sản.
  2. Prôtêin và axit nuclêic thuộc loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn. Ví dụ phân tử hêmôglôbin có công thức cấu tạo C3032H4816O872N780D8Fe4 chứa gần 1 vạn nguyên tử, khối lượng phân tử 68000 đơn vị cacbon. Phân tử prôtêin lớn nhất dài 0,1 micrômet. Phân tử ADN dài hàng trăm micrômet, khối lượng phân tử có thể tới 150 triệu đơn vị cacbon. Prôtêin và axit nuclêic có cấu trúc đa phân. Mỗi phân tử prôtêin gồm trung bình 100 – 30000 phân tử axit amin. Với 20 loại axit amin, thiên nhiên đã tạo ra vô số loại prôtêin khác nhau ở số lượng, thành phần, trật tự các axit amin. Mỗi phân tử ADN gồm trung bình 10000 – 25000 nuclêôtit. Từ 4 loại nuclêôtit (A, T, G, X) đã tạo nên vô số loại ADN phân biệt nhau ở số lượng, thành phần, trật tự các nuclêôtit. Cấu trúc đa phân tử làm cho prôtêin và axit nuclêic rất đa dạng nhưng lại rất đặc thù. Như vậy, sự khác nhau về cấu tạo vật chất giữa hữu cơ và vô cơ thể hiện từ cấp dộ phân tử. Càng lên cấp độ tổ chức cao hơn (tế bào, cơ quan, cơ thể, loài, quần thể...), tính phức tạp, tính đa dạng và tính đặc thù của các hệ sống biểu hiện càng rõ. NHỮNG DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA SỰ SỐNG
  3. Các tổ chức sống, từ cấp độ phân tử đến các cấp độ trên cơ thể, đều là những hệ mở, nghĩa là thường xuyên trao đổi vật chất với môi trường, dẫn tới sự thường xuyên tự đổi mới thành phần của tổ chức. Những dấu hiệu khác của sự sống như sinh trưởng, cảm ứng, vận động, sinh sản đều liên quan với sự trao đổi chất. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản là những dấu hiệu không có ở vật thể vô cơ. Việc phát hiện cấu trúc và chức năng của các axit nuclêic đã bổ sung một số dấu hiệu độc đáo khác của sự sống như tự sao chép, tự điều chỉnh, tích luỹ thông tin di truyền. Quá trình tự sao chép (tự nhân đôi) của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống sinh sôi nảy nở, duy trì liên tục. Tự điều chỉnh là khả năng tự động duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất. Mọi hệ sống ở các cấp độ tổ chức đều có khả năng tự điều chỉnh rất cao, nhờ đó mà thích ứng với môi trường thay đổi. Trong cơ thể và tế bào, vai trò điều chỉnh các quá trình sinh lý, hoá sinh thuộc về các enzim các hoocmôn và suy cho cùng là thuộc về các gen trên ADN.
  4. ADN có khả năng tự sao đúng mẫu của nó, tuy nhiên dưới nhiều ảnh hưởng phức tạp của nhiều tác nhân trong cơ thể và trong ngoại cảnh, cấu trúc của nó bị biến đổi về chi tiết và những biến đổi này được sao chép lại. Do đó cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hoá đa dạng so với nguyên mẫu. Đó là quá trình tích luỹ thông tin di truyền, cơ sở phân tử của sự tiến hoá. Tóm lại, các vật thể sống đang tồn tại tr ên quả đất là những hệ mở, có cơ sở vật chất chủ yếu là các đại phân tử prôtêin, axit nuclêic có khả năng tự đổi mới, tự sao chép, tự điều chỉnh, tích luỹ thông tin di truyền.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2