intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MÔN DI TRUYỀN HỌC TÌM HIỂU: CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

Chia sẻ: Phạm Phước Triệu | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:29

399
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiễm sắc thể (chromosome): Là thể vật chất di truyền, tồn tại trong nhân tế bào và được cấu tạo từ chất nhiễm sắc gồm từng phân tử ADN được liên kết với các loại protein khác nhau (chủ yếu là histon ) tạo nên. Có dạng hình sợi hoặc hình que. Nhiễm sắc thể có số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc đặc trưng cho từng loài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MÔN DI TRUYỀN HỌC TÌM HIỂU: CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

  1. CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN
  2. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP KHOA NÔNG NGHIỆP-THỦY SẢN LỚP DỊCH VỤ THÚ Y K6 MÔN DI TRUYỀN HỌC TÌM HIỂU: CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ GVHD: NGÔ PHÚ CƯỜNG NHÓM 1: • PHẠM PHƯỚC TRIỆU • PHẠM MINH TIẾN • DƯƠNG THỊ THÙY TRANG
  3. NỘI DUNG CẤU TRÚC CƠ SỞ CỦA NHIỄM SẮC THỂ(NST) 1. • KHÁI NIỆM • CẤU TRÚC HIỂN VI • CẤU TRÚC SIÊU HIỂN VI • KIỂU NHÂN VÀ NHIỄM SẮC THỂ ĐỒ ĐẶC THÙ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHIỄM SẮC THỂ 2. • CHU KÌ TẾ BÀO • PHÂN BÀO NGUYÊN NHIỄM • PHÂN BÀO GIẢM NHIỄM • QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIAO TỬ Ở ĐỘNG VẬT BẬT CAO NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ Ở ĐỘNG VẬT 3.
  4. 1.1 KHÁI NIỆM  Nhiễm sắc thể (chromosome): • Là thể vật chất di truyền, tồn tại trong nhân tế bào và được cấu tạo từ chất nhiễm sắc gồm từng phân tử ADN được liên kết với các loại protein khác nhau (chủ yếu là histon ) tạo nên. • Có dạng hình sợi hoặc hình que. • Nhiễm sắc thể có số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc đặc trưng cho từng loài.
  5. • Nhiễm sắc thể có khả năng tái sinh, phân ly và tổ hợp trong quá trình phân chia tế bào và thụ tinh để tạo thành cá thể mới. • Nhiễm sắc thể cũng có khả năng biến đổi về số lượng, cấu trúc, khi xảy ra những thay đổi làm xuất hiện các đặc điểm kiểu hình mới (các đột biến). • Trong tế bào xoma, NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng. • Hình thái NST thay đổi qua các kì phân bào
  6. 1.2 CẤU TRÚC HIỂN VI • Ở các tế bào thực vật và động vật sau khi nhân đôi, mỗi nhiễm sắc thể có 2 cromatit (sợi nhiễm sắc), mỗi cromatit có 1 sợi DNA. Các cromatit này đóng xoắn cực đại vào giai đoạn trung kỳ (trong phân chia tế bào) nên chúng có hình dạng, kích thước đặc trưng. • Khi nhuộm màu, nhiễm sắc thể sẽ bắt màu ở các phần có sự khác nhau. • Vùng bắt màu đậm gọi là vùng dị nhiễm sắc. Vùng này có chứa nhiều hạt nhiễm sắc (nút xoắn DNA)
  7. • Vùng bắt màu đậm gọi là vùng dị nhiễm sắc. Vùng này có chứa nhiều hạt nhiễm sắc (nút xoắn DNA), ở đây phân tử DNA đang ở trạng thái xoắn mạnh, ít hoạt động nên ít ảnh hưởng đến đặc điểm di truyền của cơ thể. • Vùng bắt màu nhạt gọi là vùng nhiễm sắc thể thực (đồng nhiễm sắc), vùng này có chứa ít hạt nhiễm sắc. Ở đây phân tử DNA đang hoạt động phiên mã, nên có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm di truyền của cơ thể
  8. • Trên nhiễm sắc thể có các eo. • Eo thứ nhất có chứa tâm động là nơi đính sợi nhiễm sắc lên sợi tơ vô sắc trong phân chia tế bào. • Eo thứ hai là nơi tổng hợp rRNA để hình thành ribosome là nơi tổng hợp protein.
  9. • Vị trí của tâm động quyết định hình thái của nhiễm sắc thể: tâm cân, tâm lệch, tâm mút. • Tâm động có thể bị phân chia, khi tâm đông phân chia, nhiễm sắc thể kép trở thành các sợi đơn. • Ở một số loài sinh vật vòng đời có trải qua giai đoạn ấu trùng có xuất hiện các nhiễm sắc thể với kích thước lớn hàng nghìn lần gọi là nhiễm sắc thể khổng lồ. Ở tế bào trứng của một số loài lưỡng cư có nhiễm sắc thể hình chổi đèn.
  10. • Tổ hợp DNA với histon trong chuỗi nucleosome tạo thành: • sợi cơ bản có chiều ngang 100A0 • sợi cơ bản cuộn xoắn thứ cấp tạo nên nhiễm sắc thể có chiều ngang 300 A0. • Sợi nhiễm sắc thể tiếp tục đóng xoắn tạo nên một ống rỗng với bề ngang 2000 A0 • cuối cùng tạo thành sợi cromatit. • Nhờ cấu trúc xoắn cuộn như vậy nên chiều dài của nhiễm sắc thể được rút ngắn 15 - 20 ngàn lần so với chiều dài phân tử DNA.
  11. 1.3 CẤU TRÚC SIÊU HIỂN VI • Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc, bao gồm DNA và protein. Phân tử DNA quấn quanh khối cầu protein tạo nên nucleosome, là đơn vị cấu trúc cơ bản theo chiều dọc nhiễm sắc thể. Mỗi nucleosome gồm 8 phân tử histon chồng lên nhau tạo nên khối cầu, phía ngoài được bao bọc bởi 413 vòng xoắn DNA, đoạn phân tử này có khoảng 146 cặp nucleotit. Các nucleosome nối lại với nhau bằng các đoạn.
  12. • Lượng ADN khổng lồ của mỗi TB nhân thực có th ể xếp gọn vào nhân TB có kích thước nhỏ nhờ: + ADN được xếp vào các NST khác nhau. Đơn vị cơ bản của NST là nuclêôxôm +Sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau trong mỗi NST: * Mức xoắn 1: Sợi cơ bản có đường kính 11nm * Mức xoắn 2: Sợi chất nhiễm sắc có đường kính 30nm. * Mức xoắn 3: Cromatit có đường kính 700nm. • Ở SV nhân sơ, mỗi tế bào chỉ chứa một phân tử ADN mạch kép dạng vòng và chưa có cấu trúc NST
  13. • Các tế bào sinh dưỡng (soma), nhiễm sắc thể luôn đi với nhau theo từng cặp, giống nhau về hình thái, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ, được gọi là cặp nhiễm sắc thể tương đồng. • Bộ nhiễm sắc thể có cặp gọi là lưỡng bội (2n). • Các tế bào sinh dục (tinh trùng, trứng), nhiễm sắc thể tồn tại thành từng chiếc đơn lẻ được gọi là tế bào đơn bội (n). • Ngoài ra, ở nhiều động vật có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở cặp nhiễm sắc thể giới tính.
  14. 1.3 KIỂU NHÂN VÀ NST ĐỒ • Tất cả các tế bào của một loài nói chung có số lượng nhiễm sắc thể cố định, đặc trưng cho loài đó. • Sự ổn định về hình thái của một nhiễm sắc thể và sự cố định về số lượng, nên sự mô tả hình thái của nhiễm sắc thể được gọi là kiểu nhân đặc trưng của mỗi loài. • Kiểu nhân có thể được biểu hiện ở dạng nhiễm sắc thể đồ khi nhiễm sắc thể được xếp theo thứ tự từ giảm dần về chiều dài các cặp nhiễm sắc thể.
  15. • Sau này kỹ thuật nhuộm màu hoàn chỉnh hơn, làm rõ các vệt đặc trưng, hình thái của nhiễm sắc thể được xác định chi tiết hơn. Dựa vào nhiễm sắc thể đồ, nhuộm màu có thể nhìn thấy các đoạn tương đồng trên các nhiễm sắc thể cùng loại của các loài có quan hệ họ hàng gần nhau.
  16. • Bộ nhiễm sắc thể của con người là 2n=46 (n=23). • Bộ nhiễm sắc thể của tinh tinh là 2n=48 (n=24). • Bộ nhiễm sắc thể của gà là 2n=78 (n=39). • Bộ nhiễm sắc thể của ruồi giấm là 2n=8 (n=4). • Bộ nhiễm sắc thể của cá chép là 2n=104 (n=52). • Bộ nhiễm sắc thể của ruồi nhà là 2n=12 (n=6). • Bộ nhiễm sắc thể của Trâu đầm là 2n=48 (n=24).
  17. • Bộ nhiễm sắc thể của cà chua là 2n=24 (n=12). • Bộ nhiễm sắc thể của đậu Hà Lan là 2n=14 (n=7). • Bộ nhiễm sắc thể của ngô là 2n=20 (n=10). • Bộ nhiễm sắc thể của lúa nước là 2n=24 (n=12). • Bộ nhiễm sắc thể của cải bắp là 2n=18 (n=9).
  18. 2. ĐẶC THÙ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NST 2.1. Chu kỳ tế bào (Cell cycle). • Chu kỳ tế bào là toàn bộ các sự kiện xẩy ra từ lần phân bào này đến lần phân bào kế tiếp. • Chu kỳ tế bào bao gồm 4 giai đoạn G1, S, G2 và M. • Giai đoạn G1 (Gap 1) kéo dài từ sau khi tế bào phân chia lần trước đến bắt đầu sao chép DNA. Trong giai đoạn này, tế bào tích lũy vật chất nội bào, năng lượng để chuẩn bị tổng hợp DNA. • Giai đoạn S (synthesis): Tổng hợp DNA, cuối giai đoạn này hàm lượng DNA tăng lên gấp đôi. • Giai đoạn G2 (Gap 2): nối tiếp sau giai đoạn S đến khi tế bào bắt đầu phân chia. Trong giai đoạn này t ế bào tiếp tục tích lũy vật chất, năng lượng để chu ẩn bị phân chia tế bào. • Giai đoạn M (Mitosis): phân chia tế bào.
  19. • 2.2 Phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân). • Quá trình này xẩy ra ở các tế bào soma và tế bào sinh dục trong giai đoạn chưa trưởng thành. • Gồm 2 quá trình: Chia nhân và chia tế bào chất, trải qua 4 giai đoạn ( 4 kỳ): • Tiền kỳ (prophase). Các trung thể chuyển động về hai cực của nhân, các nhiễm sắc thể co ngắn lại thành sợi. Mỗi nhiễm sắc thể gồm 2 sợi cromatit gắn với nhau nhờ tâm động. Các sợi tơ vô sắc được hình thành, nối 2 cực của té bào. Màng nhân và nhân con biến mất. Các tế bào khác với các tế bào động vật là không có trung thể và thoi vô sắc.
  20. • Trung kỳ (metaphase) Tâm động của mỗi nhiễm sắc thể kép gắn với thoi vô sắc ở mặt phẳng xích đạo của tế bào. Nhiễm sắc thể co ngắn đến mức tối đa, trở thành hình que, có thể quan sát rất rõ dưới kính hiển vi, thấy rõ hình thái và đếm được số lượng nhiễm sắc thể. • Hậu kỳ (anaphase). Có hiện tượng đẩy nhau giữa hai sợi đơn trong nhiễm sắc thể kép và co rút giữa hai cực tế bào mà các sợi đơn tách nhau ra, mỗi sợi đi về một cực của tế bào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2