Cội Nguồn Việt Tộc
lượt xem 20
download
Cội Nguồn Việt Tộc Của Phạm Trần Anh Đã từ lâu tôi thường thắc mắc về một chi tiết trong cổ sử của Việt Nam về giai đoạn các vua Hùng dựng nước. Theo truyền thuyết Việt tộc là hậu duệ của Viêm Đế Thần Nông, cháu ba đời của Viêm Đế là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi. Đế Minh đi xuống phương Nam tuần tra, đến vùng Ngũ Lĩnh, nằm vế phương Nam nước Trung Hoa, kết hôn cùng tiên nữ, sinh ra Lộc Tục, là người có thánh đức. Đế Minh muốn truyền ngôi vua cho, nhưng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cội Nguồn Việt Tộc
- Cội Nguồn Việt Tộc Của Phạm Trần Anh Thanh Văn Đã từ lâu tôi thường thắc mắc về một chi tiết trong cổ sử của Việt Nam về giai đoạn các vua Hùng dựng nước. Theo truyền thuyết Việt tộc là hậu duệ của Viêm Đế Thần Nông, cháu ba đời của Viêm Đế là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi. Đế Minh đi xuống phương Nam tuần tra, đến vùng Ngũ Lĩnh, nằm vế phương Nam nước Trung Hoa, kết hôn cùng tiên nữ, sinh ra Lộc Tục, là người có thánh đức. Đế Minh muốn truyền ngôi vua cho, nhưng Lôc Tục lại nhường cho anh, nên Đế Minh để cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (tức là nước Trung Hoa, phía Bắc sông Hoàng hà). Cho con thứ là Lộc Tục làm vua phương Nam. Lúc đó là vào năm Nhâm Tuất (2879TCN). Lộc Tục xưng đế hiệu là Kinh Dương Vương, lấy họ là Hồng Bàng và đặt tên nước là Xích Qũy. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm kế nghiệp cha lên làm vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ. Sinh được trăm trứng và trăm trứng đó nở ra trăm người con trai. Đây là tổ của bách Việt. Một hôm Lạc Long Quân bảo nàng Âu Cơ rằng ta vốn là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó. Nên sau đó hai người chia tay nhau mỗi người dẫn theo 50 người con. Cha dẫn 50 con xuống phía biển, mẹ dẫn 50 con về núi. Lạc Long Quân phong cho người con trưởng (không rõ tên húy) lên nối ngôi, xưng là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang v..v.. Hùng Vương truyền được 18 đời, tất cả đều lấy hiệu là Hùng Vương, cho đến năm Qúy Mão (258TCN) thì nước Văn Lang của vua Hùng bị vua nước Thục la Thục Phán chiếm được. Thục Phán lên ngôi xưng la An Dương Vương và đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê và xây Loa Thành theo hình trôn ốc. Tính từ năm 2879TCN đến năm 258TCN cả thẩy là 2622 năm. Chi tiết này không những riêng cá nhân tôi thắc mắc vì tính từ Kinh Dương Vương đến vua Hùng thứ 18 có 20 đời vua mà thời gian trị vì những hơn 2600 năm thì thật là một điều khó tin. Các sử gia từ Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ và gần đây Trần Trọng Kim, Phạm Văn Sơn và mới nhất là sử gia Trần Gia Phụng. Tất cả đều không ai tin các chi tiết về thời gian trị vì của 20 đời vua vào thời Hồng Bàng là đúng. Thậm chí nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn với kiến thức về sử Việt Nam khá giới hạn, trong một video do Thúy Nga Paris sản xuất trước đây đã dám tuyên bố rằng thời Hồng Bàng “chắc” chỉ chừng 800 năm mà thôi. Đề tài nghiên cứu về Việt tộc không phải chỉ là đề tài dành riêng cho các sử gia. Các nhà nghiên cứu về văn hoá như giáo sư Nguyễn Xuân Khoan, tức nhà báo Thiện Nhân Chủ bút Tập San TV-Victoria hiện sống và làm việc ở thành phố Melbourne Tiểu bang Victoria của Úc, nhà nghiên cứu văn hóa Cung Đình Thanh, người chủ trương tủ sách Việt học và tập san Tư Tưởng ở Úc, hiện sống tại Sydney cũng thường chú ý. Nhà nghiên cứu Nguyên Nguyên cũng sống ở Úc, và còn nhiều nhà nghiên cứu khác ở Pháp, Mỹ và Canada và nhất là ngay trong nước Việt Nam cũng đều chú ý. Nay đọc trong tác phẩm Cội Nguồn Việt Tộc của Phạm Trần Anh do Trần Thục Vũ và Phạm Trần Hào xuất bản ở California Hoa Kỳ năm 2004. thắc mắc trên của tôi đã được giải toả. Lý luận và dẫn chứng của Phạm Trần Anh đầy tính thuyết phục và hợp lý khiến sau khi đọc xong phần trình bầy về chi tiết này trong tác phẩm ghi trên tôi tự cảm thấy
- nhẹ nhõm vì bao lâu nay vẫn ấm ức về chi tiết “khó tin” trong truyền thuyết về giai đoạn dưng nước của các vua Hùng. Bây giờ xin sơ lươc trình bầy về tác phẩm của Phạm Trân Anh trước sau đó sẽ viết rõ hơn về chi tiết nêu trên. Trước hết xin có vài dòng sơ lươc về tác gỉa: Phạm Trần Anh, là một cựu sinh viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, tốt nghiệp ban Đốc Sự khóa 15, ra trường năm 1971. Sau năm 1975 khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn lọt vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Đầu thập niên 1980, Phạm Trần Anh bị CSVN bắt cùng 23 phục quốc quân cùng nhóm của anh rồi bị CSVN kết án tử hình. Chúng thù ghét anh đến độ không đem bắn ngay mà nhiều lần đem “bắn giả” bằng cách đem cột anh vào cọc hành hình và cho lính cầm súng chỉ bắn sát bên tai để hù cho Anh sợ mà chết. Nhưng người tử tù này vẫn hiên ngang chống lại những hành hạ của quân thù. Anh cũng đã bị chúng kiên giam nhiều năm và rồi do áp lực của nhiều tổ chức ở hải ngoại chúng giảm án cho anh thành chung thân khổ sai rồi sau cùng đến năm 1999 thì chúng thả cho anh về sống tại Saigon. Tác phẩm ghi trên đầu bài viết này của anh đã được anh thai nghén ngay từ thời gian còn ở trong các trại tù của CSVN và đến năm 2001 anh gửi bản thảo cho người bạn tù của anh là Trần Thục Vũ đã đi định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1999. Với sự góp công của một số thân hữu cựu SV/HV/QGHC và bạn bè của Trần Thục Vũ tác phẩm của Phạm Trần Anh đã xuất hiện tại Nam Cali vào cuối năm 2004. Cội Nguồn Việt Tộc là cuốn sách dầy 388 trang, in trên giấy trắng mịn, bìa in mầu đen, chính giữa là một hình vuông mầu vàng bên trong có hình mặt trống dồng Ngọc Lũ với hai mầu đỏ và vàng. Tên Sách in trên đầu trang bìa và tên tác gỉa in khá nhỏ ngay dưới ô vuông mầu vàng có hình mặt trống đồng. Dưới cùng là mấy chữ Việt Nam 2004. Bìa sau có in hình Phạm Trần Anh chụp chung với Trần Thục Vũ năm 1999 khi hai người mới được CSVN thả ra khỏi nhà tù của chúng. Một số lời giới thiệu đặc biệt về Phạm Trần Anh cùng 4 câu thơ của Trần Thục Vũ: Anh đứng thẳng trên đôi chân bất khuất, Lòng thản nhiên anh đón đợi gông xiềng. Anh ngẩng nặt dọc vang lời thơ thép, Trong u tỳ lửa ấm vẫn bùng lên. Thơ, hình và những dòng chữ giới thiệu tất cả đều mầu trắng trên nền bìa đen và chót hết là hình thu nhỏ của mặt trốngđồng Ngọc Lũ nơi góc trái dưới cùng của bìa sau. Về nội dung, sau các phần Giới thiệu dẫn nhập dưới hình thức một lá thư của Trần Thục Vũ gửi Phạm Trần Anh, phần giới thiệu tác phẩm của Trần Công Hàm cựu sinh viên tốt nghiệp khóa 8 ban Đốc Sự HV/QGHC, tức nhà văn Anh Thái Phượng, phần dẫn luận của nhà văn Hải Triều (hiện sống ở Canada) là 12 chương sách gồm : 1/ Huyền thoại Rồng tiên. 2/ Thời đại Hùng Vương. 3/ Quốc gia Văn Lang. 4/ Hiện thực lịch sử của quốc gia Văn Lang. 5/ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. 6/ Nguồn gốc tiếng Việt cổ. 7/ Nguồn gốc Việt tộc. 8/ Nguồn gốc dân tộc trong thư tịch cổ. 9/ Chủng tính Malaynesien của Việt tộc. 10/ Từ Malaynesien của Bách Việt.
- 11/ Đồng bào thiểu số của Việt tộc. 12/ Nguồn gốc Bách Việt của thổ dân châu Mỹ-Úc. Chót hến là bài sử thi :”Rồng Tiên truyền thuyết sử thi” của Phạm Trần Anh. Trong sách cũng có in vài bản đồ Trung Quốc thời cổ đại và một số hình chụp các cổ tự của Việt tộc, cả sơ đồ thành Cổ loa ở cuối sách. Xuyên suốt 12 chương sách tác giả đã dẫn giải và minh chứng cho người đọc thấy rằng Việt tộc là một dân tộc xuất phát từ các hải đảo thuộc Châu Đại Dương ở phương Nam theo thời gian di chuyển dần lên phía Bắc, lập nghiệp ở phía Nam sông Hoàng Hà bên Tầu. Sau đó bị người Hán tộc dịnh cư ở phía Bắc sông Hoàng Hà đánh đuổi phải di chuyển dần xuống phía Nam. Bằng những dẫn chứng về các khoa khảo cổ học, ngôn ngữ học, khoa khảo tiển sử học với các dẫn chứng bằng các tài liệu của viện Viễn Đông Bác Cổ, các khảo cứu của các nhà bác học như G. Coedès, nguyên Viện Trưởng Viễn Đông Bác Cổ (1962). Valois và G. Olivier. Các tài liệu của các học gỉa như Nguyễn Hiến Lê, nhà khảo cứu ngôn ngữ Bình Nguyên Lộc. Các nhà khảo cổ học Nguyễn Đình Khoa và Nguyễn Lân Cường (hiện ở trong nước) và nhiều nhà bác học và khảo cứu Trung Hoa và các quốc gia khác. Rồi với kết quả khảo cứu của các nhà khảo cổ học bằng phương pháp dùng Carbon C14 cũng như phương pháp đo chỉ số sọ của Việt tộc so sánh với Hán Tộc và các chủng tộc khác, Phạm Trần Anh đã chứng minh được rõ ràng nguồn gốc Việt tộc là chủng tộc lâu đời nhất xuất hiện ở vùng đất phía Nam Trung Hoa (phiá Nam sông Hoàng Hà và sau cùng do sự tấn công và lấn chiếm của Hán tộc, một tộc du mục xuất phát từ các vùng phía Bắc sông Hoàng hà, đã phải lui dần vế phương Nam và định cư tại châu thổ Bắc Việt ngày nay). Nguồn gốc của Việt tộc rõ ràng hoàn toàn khác hẳn Hán tộc là sắc dân du mục từ phương Bắc tràn xuống xây dựng nên nuớc Trung Hoa ngày nay. Việt tộc cũng là một sắc dân có ngôn ngữ, chữ viết từ thời cổ đại, có một nền văn minh khá cao, có một nền nông nghiệp trồng lúa nước rất sớm và văn minh, đã để lại các di sản như trống đồng, thuyền mũi cong, các nông cụ như lưỡi cầy bằng đồng v..v.. Về phần in ấn tác phẩm, có lẽ do gấp gáp những người phụ trách đã không thể sửa chữa những lỗi lầm quá nhiều về “dả tự” rải rác hàng mấy chục lỗi trong cuốn sách. Một sơ xuất khá quan trọng mà tôi ghi nhận được là người phụ trách “biên tập”(tức là đánh máy và trình bầy) dường như không biết phân biệt phần chính văn và các phần giải thích của tác giả nên rất nhiều đoạn đã in liền tù tì các lời giải thích, chú thích với phần chính văn của tác gỉa. Sự kiện này khiến người đọc rất là mệt óc vì phải đọc đi đoc lại nhiều lần một đoạn để phân biệt được khúc nào là chính văn, khúc nào là những lời chú thích, giải thích của tác gỉa; hơn nữa đây là một tác phẩm về mặt biên khảo rất công phu nên nó thuộc loại đã được viện dẫn những khảo cứu và phát kiến của nhiều nhà khoa học và nghiên cứu khắp nơi liên quan đến vấn đề mà tác giả muốn trình bầy nên nó rất là khô khan và nặng phần chuyên môn khiến người đọc nào không phải là người cố tìm hiểu và thích thú với vấn đề khảo cứu như đề tài mà tác giả nêu ra sẽ cảm thấy rất khó “nuốt” hết cuốn sách một cách thoải mái. Bây giờ xin đề cập đến chi tiết mà tôi cho là lý thú nhất là việc Phạm Trần Anh đã chứng minh được giai đoạn hơn 2600 năm của thời Hồng Bàng là “chính xác” và ĐÚNG: Bàn về thời Hồng Bàng Phạm Trần Anh cho rằng các sử gia Hán tộc với quan niệm “Đại thống nhất”, tự cho mình là trung tâm của thế giới, cái rốn của nhân loại, Hán tộc là tộc ưu việt, nên trong kinh thi có câu :”Huệ thử Trung Quốc, dĩ tuy tứ phương”. Đó là chủ trương bành trướng của Hán tộc ”dĩ hạ biến di”, nghĩa là lấy cái cao thượng của
- Đại Hán để cải hoá man di. Chính vì vậy họ miệt thị các dân tộc khác, chủ trương tiêu diệt văn tự của các dân tộc khác. Âm mưu nô dịch văn hoá rồi tiến tới đồng hoá. Lợi dụng Hán tự là loại văn tự duy nhất của Hán tộc, các sử gia Trung Quốc từ cổ đại đến nay, thường tìm cách xuyên tạc, bóp méo sự thật, sửa đổi lịch sử của các dân tộc bị Hán tộc đàn áp hoặc đô hộ cho phù hợp với sử quan Đại Hán, mục đích để đánh đổ lòng tự hào của các dân tộc khác cho dễ bề đồng hoá và thống trị. Theo Nguyễn Khắc Thuần thì tài liệu mang tên “Hùng Triều Ngọc Phả” cho biết họ Hồng Bàng truyền được 18 đời gồm : 1- Hùng Vương tức Lộc Tục. 2- Hùng Hiền tức Sùng Lãm. 3- HÙng Lân. 4- Hùng Việp. 5- Hùng Hy. 6- Hùng Huy. 7- Hùng Chiêu. 8- Hùng Vĩ. 9- Hùng Định. 10- Hùng Hy (chữ Hy này viết khác với chữ Hy ở đời thứ 5). 11- Hùng Trinh. 12- Hùng Võ. 13- Hùng Việt. 14- Hùng Anh. 15- Hùng Triều. 16- Hùng Tạo. 17- Hùng Nghị. 18- Hùng Duệ. Từ trước đến nay “chúng ta” thường nghĩ rằng “đời” vua Hùng là giai đoạn sinh sống của một vị vua thuộc họ Hồng Bàng, cho nên với 18 đời vua mà thời gian kéo dài đến 2622 năm thì có vẻ rất vô lý. Gần đây công trình nghiên cứu của Trần Huy Bá về Hùng Vương và sự tích “Hùng Triều Ngọc Phả” do Nguyễn Như Đỗ sống vào thời nhà Lê ghi rõ ràng như sau:”Thời đại Hùng Vương kéo dài 2622 năm gồm 47 đời vua”. Theo Hùng Vương Ngọc Phả thì chữ Đời vua dùng trong tài liệu này phải hiểu là chữ “thế” trong Hán tự không phải là một đời người mà là “một dòng gồm nhiều đời”. Riêng thế (hay đời) tức là chi Hùng Vương thứ 18, chi cuối cùng của thời đại Hùng Vương đã gồm 3 đời vua trị vì suốt 150 năm (?). Hiện nay ở Đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, tỉnh Vĩnh Phú, còn bài vị “Tam Vị Quốc Chúa”. thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc thế (tức đời hay chi) Hùng Vương thứ 18 này. Thế này chấm dứt vào năm 258TCN, tức là vào cuối đời nhà Chu bên Tầu. Theo sự tích Ngọc Phả thì mỗi dòng vua được gọi là một “CHI”. Mỗi chi gồm nhiều đời vua và được xếp theo thứ tự bát quái và thập can như sau: Càn, Khảm, Chấn Cấn, Khốn Ly, Khôn, Đoài và Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỳ, Canh,Tân, Nhâm, Qúy. Cũng theo sự tích Ngọc Phả này thì thời Hùng Vương gồm cả thảy 47 đời vua theo thứ tự như sau: 1/ Chi Càn: Kinh Dương Vương. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép như sau:”Kinh Dương Vương là vị vua đầu tiên của nước Đại Việt ta, cùng với Đế Nghi ở phương Bắc lên ngôi năm
- 2879TCN”. Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục, sinh năm Nhâm Ngọ (2919TCN), lên ngôi năm 41 tuổi, trị vì 86 năm từ năm Nhâm Tuất (2879TCN) đến năm Đinh Hợi (2794TCN). 2/ Chi Khảm: Lạc Long Quân. Lạc Long Quân húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825TCN), lên ngôi năm 33 tuổi. Chi này kéo dài 269 năm, từ năm Mậu Tý (2793TCN) đến năm Bính Thìn (2525TCN). Thời kỳ này được truyện cổ tích về họ Hồng Bàng Truyền Kỳ gọi là huyền sử Rồng Tiên. Tài liệu không ghi rõ là có mấy đời vua của chi này. 3/ Chi Cấn: Hùng Quốc Vương. Hùng Quốc Vương húy Hùng Lân, thế này trị vì từ năm Đinh Tỵ (2524TCN) đến năm Bính Tuất (2253TCN), kéo dài 271 năm. Thời kỳ này chính là thời kỳ ở bên Tầu Hoàng Đế diệt Xuy Vưu, Du Võng mà cổ sử của Trung Hoa cho là khởi nguyên của dân tộc Hán. Tài liệu không ghi rõ là có mấy vị vua trong chi này. 4/ Chi Chấn: Hùng Hoa Vương. Hùng Hoa Vương tức Hùng Bửu Lang. Lên ngôi năm Đinh Hợi (2254TCN) chi này trị vì suốt 342 năm, tức là đến năm 1712TCN, tài liệu cũng không ghi rõ gồm mấy vị vua. 5/ Chi Tốn: Hùng Huy Vương húy Bảo Lang sinh năm 2030TCN, lên ngôi năm 59 tuổi. Chi này kéo dài 200 năm tới năm 1771TCN. Không ghi rõ có mấy vị vua của chi này. 6/ Chi Ly: Hùng Hồn Vương. Hùng Hồn Vương húy Long Tiên Lang, sinh năm 1740TCN, chi này gồm 2 đời vua kéo dài 81 năm đến năm 1690TCN. 7/ Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương. Hùng Chiêu Vương húy Quốc Lang, sinh năm 1502TCN, lên ngôi năm 12 tuổi. Chi này gồm 5 đời vua kéo dài 200 năm từ năm 1690TCN đến năm 1490TCN. 8/ Chi Đoài: Hùng Vĩ Vương. Hùng Vĩ Vương húy Văn Lang, sinh năm 1466TCN, lên ngôi năm 31 tuổi. Chi này gồm 5 đời vua cả thảy là 100 năm, từ năm 1435TCN đến năm 1335TCN. 9/ Chi Giáp: Hùng Định Vương. Hùng Định Vương húy Chân Nhân Lang, sinh năm 1381TCN, lên ngôi năm 45 tuổi. Chi này gồm 3 đời vua kéo dài được 80 năm từ năm 1336TCN đến năm 1256TCN. 10/ Chi Ất:Hùng Uy Vương. Hùng Uy Vương húy Hoàng Long Lang, sinh năm 1294TCN, lên ngôi năm 37 tuổi, chi này gồm 3 đời vua kéo dài được 90 năm, từ năm 1257TCN đến năm 1167TCN. 11/ Chi Bính: Hùng Trinh Vương. Hùng Trinh Vương húy Hưng Đức Lang, sinh năm 1218TCN, lên ngôi năm 51 tuổi. Chi này gồm 4 đời vua kéo dài 107 năm, từ năm 1168TCN dến năm 1061TCN. 12/ Chi Đinh: Hùng Vũ Vương. Hùng Vũ Vương húy Đức Hiền Lang, sinh năm 1114TCN, lên ngôi năm 52 tuổi, chi này có 3 đời vua, kéo dài 96 năm từ năm 1062TCN đến năm 966TCN. 13/ Chi Mậu: Hùng Việt Vương. Hùng Việt Vương húy Tuấn Lang, sinh năm 990TCN, lên ngôi năm 23 tuổi, chi này có 5 đời vua kéo dài 105 năm từ năm 967TCN đến năm 862TCN. 14/ Chi Kỷ: Hùng Anh Vương.
- Hùng Anh Vương húy Viên Lang, sinh năm 905TCN, lên ngôi năm 42 tuổi, chi này có 4 đời vua kéo dài từ năm 863TCN đến năm 779TCN tức là 89 năm. 15/ Chi Canh: Hùng Triệu Vương. Hùng Triệu Vương húy Chiêu Lang, sinh năm 745TCN, lên ngôi năm 35 tuổi, chi này gồm 3 đời vua kéo dài từ năm 780TCN đến năm 686TCN tức là được 94 năm. 16/ Chi Tân: Hùng Tạo Vương. Hùng Tạo Vương húy Đúc Quân Lang, sinh năm 740TCN lên ngôi năm 53 tuổi, chi này có 3 đời vua kéo dài từ năm 687TCN đến năm 595TCN, tức là được 92 năm 17/ Chi Nhâm: Hùng Nghi Vương. Hùng Nghi Vương húy Bảo Quang Lang, sinh năm 605TCN, lên ngôi năm 9 tuổi, chi này có 4 đời vua kéo dài từ năm 596TCN đến năm 336TCN tức là được 160 năm. 18/ Chi Qúy: Hùng Duệ Vương. Hùng Duệ Vương húy Huệ Vương, sinh năm 350TCN lên ngôi năm 14 tuổi, chi này có 3 đời vua kéo dài từ năm 337TCN đến năm 258TCN tức là được 79 năm.(Không phải 150 năm) Theo sự tính toán của người viết bài này thì chi cuối cùng này chi kéo dài 79 năm chứ không phải 150 năm và các chi từ chi Khôn tức là từ chi thứ 7 của thời Hùng Vương cho đến hết chi cuối cùng thứ 18, năm sinh và theo như sách của Pham Trần Anh ghi năm lên ngôi tính ra không phù hợp. Do đó trong bài viết này tôi đã ghi lại cho đúng. Tôi không rõ là tài liệu “Hùng Triều Ngọc Phả” mà Trần Huy Bá có được có ghi rõ ràng năm các vị vua đầu các chi lên ngôi hay không, và có ghi khi lên ngôi đã bao nhiêu tuổi như Pham Trần Anh ghi trong sách của anh hay không. Tôi đoán rằng có thể có, nhưng ghi theo âm lịch tức là tên năm chỉ gồm hai chữ, một của “thập can” và một của “thập nhị chi”, do đó đã khiến xảy ra sự kiện tính ra năm theo Tây Lịch không chính xác. Dù sao đây là một phát giác vô cùng quan trọng đã giải toả được khúc mắc về sự kiện 18 “đời” vua Hùng mà chiếm đến 2622 năm như từ lâu nay các sử gia vẫn đổ cho truyền thuyết để “tạm” chấp nhận sự kiện “vô lý” này. Sau hết tôi nghĩ rằng tác phẩm của Phạm Trần Anh là một tác phẩm sưu khảo rất có giá trị không những vế mặt lịch sử và văn hóa, mà còn là một tài liệu vô cùng qúy gía để chứng minh nguồn gốc của Việt tộc. Tuy nhiên do có quá nhiều sơ xuất về mặt trình bầy của cuốn sách cũng như những sai sót về thời gian ghi trên, thiết tưởng có hai sự kiện cần được các nhà nghiên cứu và thưc hiên nhất là tác gỉa cần làm là: 1/ Tìm cách xác nhân về thời gian trị vì và lên ngôi của các vua Hùng, cũng như tìm thêm tài liệu để xác minh những thiếu xót về các chi không rõ có bao nhiêu đời vua. 2/ Tác phẩm cần được in lại với công tác “biên tập” kỹ lưỡng hơn để xứng đáng với một công trình biên khảo công phu của tác gỉa. Thanh Văn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Học Lịch sử Việt Nam
157 p | 560 | 300
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
27 p | 1361 | 289
-
Văn hoá và tộc người - 2
64 p | 262 | 105
-
Nhà Rông - Di sản văn hoá tiêu biểu của các dân tộc thiểu số Kon Tum
8 p | 166 | 19
-
Cội nguồn và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam: Phần 2
91 p | 63 | 13
-
Việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tại Việt Nam
9 p | 137 | 12
-
Cội nguồn và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam: Phần 1
110 p | 76 | 11
-
Lãng du trong văn hóa Việt Nam: Phần 2
560 p | 51 | 11
-
Vai trò của Hồ Chí Minh đối với Mặt trận Việt Minh
9 p | 93 | 10
-
Cội nguồn sức mạnh tinh thần của Quân đội Nhân dân Việt Nam: Phần 1
135 p | 32 | 9
-
Đặc trưng cội nguồn văn hóa
3 p | 142 | 8
-
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - cội nguồn sức mạnh trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954
5 p | 104 | 7
-
Ebook Chính sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong kiến Việt Nam (X-XIX): Phần 1
38 p | 10 | 5
-
Châu thổ của Nguyễn Quang Thiều từ điểm nhìn va chạm giữa các mã văn hóa cội nguồn
8 p | 49 | 5
-
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
12 p | 72 | 3
-
Bức tranh ngôn ngữ các tộc người thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk
12 p | 13 | 3
-
Nâng cao nhận thức về giá trị của lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại xã Eatam, huyện Kông Năng, tỉnh Đắk Lắk thông qua giáo dục các giá trị văn hóa của lễ hội
10 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn