intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao nhận thức về giá trị của lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại xã Eatam, huyện Kông Năng, tỉnh Đắk Lắk thông qua giáo dục các giá trị văn hóa của lễ hội

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao nhận thức về giá trị của lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại xã Eatam, huyện Kông Năng, tỉnh Đắk Lắk thông qua giáo dục các giá trị văn hóa của lễ hội" với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức về giá trị của lễ hội này và làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người dân, hướng về cội nguồn, mong muốn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiết nghĩ rất cần và rất nên thường xuyên tổ chức các lễ hội văn hóa, các hoạt động giao lưu cộng đồng cho người dân để nâng cao nhận thức về giá trị của lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại xã Eatam, huyện Kông Năng, tỉnh Đắk Lắk thông qua giáo dục các giá trị văn hóa của lễ hội này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao nhận thức về giá trị của lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại xã Eatam, huyện Kông Năng, tỉnh Đắk Lắk thông qua giáo dục các giá trị văn hóa của lễ hội

  1. NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI VĂN HOÁ DÂN GIAN VIỆT BẮC TẠI XÃ EATAM, HUYỆN KÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK THÔNG QUA GIÁO DỤC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA LỄ HỘI ThS. Đàm Thị Hiền54 ThS. Huỳnh Hoàng Ba 55 Tóm tắt Lễ hội có vai trò và vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Nghiên cứu lễ hội truyền thống trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng văn hóa Tây Nguyên, Đắk Lắk hiện nay là vùng đất cộng cư của nhiều tộc người cùng sinh sống như: Ê đê, Ba na, M’nông, Gia rai, Tày, Nùng… Do đó, vùng đất này hiện có rất nhiều lễ hội văn hóa với nhiều sắc thái riêng vô cùng đặc sắc như: Lễ hội cồng chiêng, Lễ hội đâm trâu, Lễ hội đua voi…và gần đây nhất có thêm “lễ hội Văn hoá dân gian Việt Bắc” của các dân tộc vùng núi phía Bắc đang sinh sống trên địa bàn xã Eatam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk mới được tổ chức từ năm 2009 đến nay. Nhằm năng cao nhận thức về giá trị của lễ hội này và làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người dân, hướng về cội nguồn, mong muốn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiết nghĩ rất cần và rất nên thường xuyên tổ chức các lễ hội văn hóa, các hoạt động giao lưu cộng đồng cho người dân để nâng cao nhận thức về giá trị của lễ hội văn hoá dân gian Việt Bắc tại xã Eatam, huyện Kông Năng, tỉnh Đắk Lắk thông qua giáo dục các giá trị văn hoá của lễ hội này. Từ khoá: Lễ hội dân gian; Việt Bắc; xã Eatam; huyện Krông Năng. 1. Đặt vấn đề Trải qua 10 năm tổ chức, “lễ hội Văn hoá dân gian Việt Bắc” tại xã Eatam, huyện Kông Năng, tỉnh Đắk Lắk đã mang lại ý nghĩa quan trọng trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân đang sinh sống trên địa bàn xã, khu vực lân cận và nhân dân địa phương khác. Ban đầu lễ hội được tổ chức là dựa trên nhu cầu vui xuân, giao lưu, học tập trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của người dân địa phương; phục vụ mục đích tuyên truyền, giáo dục để người dân biết gìn giữ, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc mình. Tuy nhiên, hiện nay với điều kiện kinh tế địa phương ngày càng phát triển, đời sống sinh hoạt của nhân dân ngày càng được nâng cao dẫn tới nhu cầu sinh hoạt và sự giao lưu văn hóa của người dân địa phương diễn ra mạnh mẽ. Do đó, để đáp ứng kịp thời nhu cầu, ước muốn của người dân nên công tác tổ chức, quản lý “lễ hội VHDG Việt Bắc” hiện nay đã có nhiều thay đổi và ngày 54 . Nghiên cứu văn hoá dân gian độc lập. 55 . Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh 236
  2. càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh các mặt đã làm được cũng còn nhiều hạn chế cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa ý nghĩa và vai trò của lễ hội trong đời sống. 2. Nội dung 2.1 Tổng quan về xã Eatam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk Xã EaTam cách trung tâm huyện Krông Năng 17 km về phía Đông Bắc, được thành lập vào năm 1993, có diện tích tự nhiên là 8.425ha. Hiện trên địa bàn xã có 15 thôn buôn, gồm : Buôn Trấp, thôn Tam An, thôn Tam Đa, thôn Tam Điền, thôn Tam Đồng, thôn Tam Hiệp, thôn Tam Hòa, thôn Tam Liên, thôn Tam Lực, thôn Tam Phong, thôn Tam Phương, thôn Tam Thành, thôn Tam Thịnh, thôn Tam Trung, thôn Tam Lập[85]. Về dân số : tính đến hết ngày 31/12/2019 toàn xã Eatam hiện có 2.541 hộ, với hơn 11.246 nhân khẩu. Về thành phần dân tộc, trên địa bàn xã hiện nay có tất cả 16 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc tại chỗ( Ê đê, Ba na …) chiếm tỷ lệ 2%; dân tộc Tày, Nùng chiếm tỷ lệ 84,4%; dân tộc khác chiếm tỷ lệ 13,6%[7]. Khí hậu mát mẻ, ôn hoà, có 02 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, xen kẽ những đồi thấp lượn sóng, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp; đất đai, khí hậu, thời tiết khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hoá, phát triển dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành sản xuất kinh doanh. Hệ thống giao thông nông thôn đã định hình và phát triển, đảm bảo lưu thông hàng hoá tốt cả 2 mùa, hệ thống mạng lưới điện Quốc gia đã đến được hầu hết các xã trên địa bàn, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp được xây dựng và ngày càng phát huy hiệu quả. Những điều kiện trên là cơ sở và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá với cơ cấu phát triển một nền kinh tế hàng hoá bao gồm nông lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ mang lại hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững [85]. Ngoài ra, xã Eatam còn có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng như tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch. Mặt khác, với nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn, có nhiều phong tục tập quán khác nhau, mở ra khả năng khai thác lợi thế này để phát triển du lịch. 2.2 Một số khái niệm cơ bản 2.2.1 Khái niệm Lễ hội Lễ hội ra đời từ sinh hoạt văn hóa mang dấu ấn cộng đồng đậm nét, là một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, là nét đẹp được hình thành từ bao đời nay nhằm thỏa mãn nhu cầu hướng về cội nguồn, sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử đã có công dựng nước và giữ nước. 237
  3. Cụm từ “Lễ hội” vốn được ghép bởi hai từ Hán - Việt đó là Lễ và Hội, do vậy lễ hội thường có hai phần, phần lễ và phần hội. Lễ và Hội là một thể thống nhất không thể tách rời. Lễ là phần tín ngưỡng (tế, rước), là phần đầu tiên khi tiến hành lễ hội. Lễ là cốt lõi, là phần quan trọng nhất mang tính thiêng liêng tôn kính, là nghi lễ thờ cúng thần, thánh được coi là linh hồn của lễ hội. Hội là các hiện tượng sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nảy sinh, tích hợp và bảo lưu trong môi trường tín ngưỡng tôn giáo, nếu môi trường tín ngưỡng tôn giáo bị loại bỏ thì bản thân các sinh hoạt văn hóa cũng không thể tồn tại[1]. Trong cuốn Kho tàng lễ hội cồ truyền Việt Nam do nhóm tác giả Nguyễn Chí Bền, Trần Lâm Biền, Bùi Khởi Giang viết năm 2000 đã quan niệm về lễ hội như sau: Lễ hội là một hoạt động sinh hoạt cộng đồng, một nét đặc trưng của đời sống tâm linh, phản ánh phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Lễ và Hội là một tổng thể thống nhất không thể chia tách. Lễ là phần tín ngưỡng, là phần thế giới tâm linh sâu lắng nhất của con người, là phần đạo. Hội là phần tập hợp vui chơi, giải trí, là đời sống văn hóa thường nhật, phần đời của mỗi người, của cộng đồng. Hội gắn liền với lễ và chịu sự quy định nhất định của lễ, có lễ mới có hội [20, tr.32]. Tác giả Đoàn Văn Chúc lý giải lễ hội như sau: Lễ (cuộc lễ) là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội hay tự nhiên, tưởng tượng hay có thật, đã qua hay hiện tại, được thực hành theo nghi điểm rộng lớn và theo phương thức thẩm mỹ, tùy thuộc cấp nhóm xã hội có nhiệm vụ cử hành, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng được cử lễ. Hội là cuộc vui chơi với vô số hoạt động giải trí công cộng, diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp lễ kỷ niệm một sự kiện tự nhiên, xã hội nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng dự lễ [23, tr.132]. Theo tác giả Ngô Đức Thịnh, “Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hóa cổ truyền tiêu biểu của nhiều tộc người ở nước ta cũng như trên thế giới. Nó là tấm gương phản chiếu khá trung thực đời sống văn hóa của mỗi dân tộc”[61, tr.7 ]. Tác giả Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “Lễ hội cũng gọi là hội lễ, là hình thức sinh hoạt văn hóa xã hội của một tập thể, một tổ chức thuộc giới, nghề, ngành hoặc tôn giáo trong phạm vi một địa phương hoặc trong cả nước”[39, tr.79]. Như vậy về cơ bản, các nhà nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về lễ hội nhưng tất cả đều khẳng định lễ hội là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng, bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ là hệ thống những hành vi, nghi thức, tác động nhằm biểu hiện sự tôn kính với thần linh, phản ánh ước mơ chính đáng của một cộng đồng. Phần hội là hoạt động tập thể liên quan đến tín ngưỡng chung của cộng đồng; Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Từ các khái niệm đã nêu của một số nhà nghiên cứu đi trước, tác giả có kế thừa và đưa ra quan niệm về lễ hội như sau: Lễ hội là dịp tập hợp một nhóm cộng đồng cư dân nhất định, ở một không gian cụ thể, trước là để thực hành các nghi thức, nghi lễ, sau là cùng nhau vui chơi trong các hoạt động hội mang đặc trưng vùng miền. 2.2.2 Khái niệm Lễ hội dân gian Lễ hội dân gian, một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian đặc trưng mang 238
  4. tính tổng hợp cao về phong tục tập quán, tôn giáo tính ngưỡng, văn học nghệ thuật, các chi thức khoa học kỹ thuật, thế giới quan, nhân sinh quan, cho tới lối sống, cách sống….thể hiện tập trung qua các dạng thức sinh hoạt Lễ và Hội do nhân dân tiến hành tại một địa phương, đơn vị ở vào một thời điểm nhất định nào đó. Lễ hội dân gian là loại hình sinh hoạt cộng đồng có nguồn gốc từ trước và trong xã hội nông nghiệp cổ truyền nhưng cho đến nay lễ hội dân gian vẫn được xem là sự tập hợp, nâng cao các hoạt động văn hóa dân gian mang tính tập trung, nổi bật nhất trong đời sống văn hóa của các tộc người mà qua đó mọi khía cạnh giao tiếp văn hóa dân tộc có thể được thể hiện rõ rệt. Lễ hội dân gian là hình thức sinh hoạt văn hóa rất phổ biến, nổi bật của con người được diễn ra dưới nhiều hình thức hoạt động nhằm phục vụ lợi ích của con người, thỏa mãn nhu cầu về văn hóa tinh thần của một nhóm người hay của một cộng đồng dân cư nhất định với nhiều mục đích khác nhau[58, tr 5]. Tác giả Đinh Gia Khánh cho rằng: Lễ hội dân gian là điểm nhấn quan trọng, là mảng màu đặc sắc thể hiện tập trung và đa dạng những nét tinh hoa văn hóa của cộng đồng. Lễ hội dân gian đã trải qua nhiều thăng trầm cùng với lịch sử dân tộc, có thời kỳ bị mờ nhạt, bị thay đổi hình thức, nội dung, thậm chí không ít lễ hội đã không còn được tổ chức nữa, song trong khoảng hơn hai thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự trở lại sôi nổi của những lễ hội dân gian và lễ hội dân gian trở thành nét văn hóa nổi bật trong đời sống văn hóa Việt Nam đương đại. Lễ hội dân gian với những đặc điểm như sự phong phú, đa dạng, sự chồng xếp nhiều màu sắc văn hóa, nhiều hệ thống biểu tượng, sự hòa hợp, thăng hoa, sự hội tụ tính thiêng với tính nghệ thuật, tính nghi thức với những giá trị như cố kết cộng đồng, hướng về nguồn cội, cân bằng đời sống tâm linh, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, thẩm mỹ, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc…đã trở thành điều không thể thiếu trong cuộc sống cộng đồng[37]. Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Phương Châm: Lễ hội dân gian vốn là thuật ngữ được dùng để chỉ những lễ hội của dân chúng, trong đó phổ biến nhất là những lễ hội ở các làng quê do những người dân quê tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá và tín ngưỡng của họ. Chính vì vậy, lễ hội dân gian còn được xem là hội làng và có nhiều tên gọi khác nữa như: lễ hội làng, lễ hội truyền thống, lễ hội cổ truyền…những khái niệm này không hẳn là giống nhau hoàn toàn về nội hàm. Có thể hiểu lễ hội dân gian là sản phẩm văn hóa quần chúng của một cộng đồng (phổ biến là cộng đồng làng hay nhiều làng) cùng thờ một vị thần nào đó vào một thời gian nhất định trong năm, ở một địa điểm cụ thể người ta tiến hành những nghi thức thờ phụng tập thể như tế, lễ, rước, sau đó là các hoạt động vui chơi, ăn uống nhằm cố kết cộng đồng, giải tỏa căng thẳng, củng cố niềm tin và sức mạnh cho mỗi thành viên. Lễ hội dân gian ở mỗi vùng miền, mỗi tộc người có những sự khác nhau tạo nên một bức tranh lễ hội đa màu sắc của xã hội Việt Nam đương đại[21, tr 53]. Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khái niệm: “Lễ hội dân gian là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh người có công với nước với cộng đồng; thờ cúng thần thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị đẹp về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội”[17]. Nhìn chung, có rất nhiều quan niệm khác nhau về lễ hội văn hóa dân gian tùy vào cách tiếp cận theo khía cạnh nào, phương thức nào của người nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể hiểu: lễ hội dân gian là lễ hội được sáng tạo và lưu truyền theo phương thức dân gian, có từ lâu đời, 239
  5. tồn tại cho đến ngày nay hoặc được phục dựng lại, được truyền lại trong các cộng đồng dân cư với tư cách là phong tục, tập quán. 3. Sơ nét về Lễ hội Văn hoá dân gian Việt Bắc. Lễ hội VHDG Việt Bắc tại xã Eatam là lễ hội chung của đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc hiện đang sinh sống trên địa bàn xã Eatam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2009 và duy trì cho đến nay. Tuy vậy, dưới góc nhìn nghiên cứu của tác giả và nhận xét của nhiều du khách khi tham dự lễ hội thì với phần đông dân cư là người dân tộc Tày, Nùng( chiếm tỷ lệ 84,4% dân số xã) nên nhìn chung nội dung các nghi lễ cúng tế, các trò chơi, trò diễn dân gian hiện nay có trong chương trình Lễ hội VHDG Việt Bắc thể hiện nhiều nét văn hóa của hai dân tộc này bên cạnh nhiều nét văn hóa của các dân tộc khác cùng đang sinh sống tại địa phương. Tuy nhiên, với tên gọi và thông điệp chung của BTC khi tổ chức lễ hội “tất cả vì phục vụ cộng đồng” đã được lan tỏa rộng rãi nên hiện nay phần đông lượt khách tham dự lễ hội cũng như bà con dân tộc xã nhà vẫn chấp nhận với tên gọi Lễ hội VHDG Việt Bắc và hưởng ứng nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của lễ hội. Từ mục đích ban đầu của chính quyền địa phương khi đúng ra tổ chức lễ hội nhằm tạo không gian chung để bà con vui xuân, giao lưu, học tập kinh nghiệm sản xuất giữa đồng bào các dân tộc cùng đang sinh sống trên địa bàn xã và các vùng lân cận thì nay sau 10 năm tổ chức lễ hội ngày càng được mở rộng về quy mô và được quảng bá rộng rãi trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh. Hiện nay, lễ hội được tổ chức hàng năm vào các ngày 13, 14 và 15 tháng giêng âm lịch trong tiết trời xuân ấm áp được quần chúng nhân dân địa phương quan tâm và nhiệt tình hưởng ứng tham gia. Các hoạt động của Lễ hội VHDG Việt Bắc diễn ra mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới; Trong lễ hội còn có lễ tạ Thành Hoàng, Thần Nông, cầu cho mùa màng bội thu, gia súc phát triển, con người khỏe mạnh, bản làng yên vui, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc…Lễ hội VHDG Việt Bắc là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian mang bản sắc văn hóa tộc người Tày, Nùng ở các bản làng địa phương phía Bắc rất độc đáo. Sau một năm lao động vất vả, lễ hội mở ra mang lại những giờ phút nghỉ ngơi, thanh thản, mọi người có điều kiện gặp gỡ thăm hỏi, chúc tụng nhau; đồng thời cũng là dịp giao lưu tình cảm giữa các cô gái, chàng trai bằng những lời hát then sli, lượn… Qua tìm hiểu, nghiên cứu của tác giả, Lễ hội VHDG Việt Bắc tại xã Eatam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk có nội dung tổ chức rất phong phú cả về phần lễ và phần hội, được bà con ví như một “Bảo tàng sống” nói lên sự phong phú, sinh động trong đời sống tâm linh của nhiều tộc người. Theo tín ngưỡng của người Tày, Nùng, bản làng là nơi “sống gửi hồn, chết gửi xương”, có tác động mạnh mẽ đến sự an cư của con người và súc vật nên dân làng phải thờ Thành hoàng. Mặt khác, thờ Thành hoàng còn xuất phát từ quan niệm của họ, muốn lạc nghiệp phải cầu trời phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, dân bản khỏe mạnh, thóc lúa đầy bồ, đầy kho, gia súc phát triển. Ngoài ra, thờ Thần Thành hoàng còn để tưởng nhớ người có công khai sơn, phá thạch, lập làng bản. Không gian tổ chức Lễ hội VHDG Việt Bắc được diễn ra ở sân vận động xã Eatam với diện tích rộng khoảng 3ha, mặt bằng bằng phẳng rất thuận tiện cho việc hành lễ và vui hội. 240
  6. Trước khi diễn ra Lễ hội VHDG Việt Bắc, đồng bào dân bản làm công tác chuẩn bị rất chu đáo như: Họp ban điều hành lễ hội gồm các cụ cao tuổi, có uy tín; sửa chữa, lau chùi, dọn vệ sinh sạch sẽ, trang trí đẹp đẽ trong miếu, dựng nhà thờ Thần nông(gọi là kệ tồng) gồm 3 cấp tượng trưng cho Thượng nguyên, Trung nguyên, Hạ nguyên. Hướng đặt kệ tồng các thầy cúng chọn hướng tốt được dựng làm bằng tre, làm các đạo cụ cho trò chơi “sĩ, nông, công, thương”. Trồng cây nêu, làm quả còn, dây kéo co, chuẩn bị nỏ, mũi tên, hình nộm, cà kheo, đánh đu, đánh khăng, bi đá, bao, đáo….. Về lễ vật cúng tế được BTC lễ hội chuẩn bị rất chu đáo cẩn thận, tất cả những người tham gia cũng như vật dùng đều phải sạch sẽ; các món ăn phải ngon, tinh túy, cầu kỳ, đẹp mắt như: Bánh khảo (sla cao) làm từ gạo nếp, lạc, vừng, đường được rang lên và xay thành bột; Bánh bỏng (pẻng khô) cũng từ gạo nếp với nhựa cây khoai ngứa được đồ lên thành xôi rồi đưa vào cối giã bằng tay; ngoài ra còn có 2 loại bánh bỏng (thóc théc, khẩu sli) cũng được làm từ gạo nếp nhưng cách chế biến khác nhau; Bánh chè lam (pẻng khinh); Bánh chưng Tày (pẻng tổm, khẩu tổm); Gà cúng phải là gà trống thiến béo, có chân, đầu, mào đỏ đẹp; Lợn đen tế phải từ 50kg trở lên; Ngoài ra còn có thêm các loại sản phẩm nông nghiệp do dân bản trồng trọt, chăm sóc và các dụng cụ lao động sản xuất. Mở đầu lễ hội là lễ xin Thần Thành hoàng cho mở lễ hội; Sau khi đặt các đồ cúng gồm thịt lợn, gà, rượu, nước, sla cao, thóc théc, khẩu sli, tiền vàng.... lên bàn thờ, chủ lễ làm lễ xin Thần linh phù hộ cho dân làng làm ăn mùa vàng bội thu, cây cối xanh tươi phát triển, nhà nhà ấm no, dồi dào sức khỏe và xin thần cho dân bản được phép tổ chức lễ hội; Chủ lễ xin âm dương (đây là nghi lễ rất quan trọng thể hiện sự kính trọng ngưỡng mộ Thần linh). Sau khi đặt các đồ cúng lên bàn thờ, ông chủ lễ báo cáo với tổ tiên, ông, bà, cụ kỵ, thưa Ngọc Hoàng thượng đế xin cho phép con cháu mở lễ hội và phù hộ độ trì cho họ mạnh khỏe, mùa màng tươi tốt, lúa nhiều hạt, vật nuôi chóng lớn, dân làng an khang, thịnh vượng. Sau khi chủ lễ làm lễ xin Thành hoàng, Thần nông cho dân làng được mở lễ hội xong, dân làng mới được đưa các mâm tồng cúng dâng lên Thành hoàng và Thần nông. Chủ lễ báo cáo với Thần linh kết quả một năm, dân làng làm ăn vất vả khó nhọc, có một vụ mùa tốt đẹp, mọi người trong bản luôn vui, khỏe; Cảm ơn Trời, Đất, các Thần linh đã phù hộ,độ trì cho dân làng ăn nên làm ra... cây cối luôn xanh tốt; Báo cáo toàn bộ con cháu trong dân bản tề tựu tại đây cho vui lễ hội. Tiếp sau phần lễ là phần hội với trò diễn và trò chơi dân gian đặc sắc mang đậm nét dân tộc của địa phương có thể kể đến như: Múa Sư tử, có múa chào Thần thánh, múa vui hội, múa báo đông, múa trò vui của khỉ... Múa võ (oóc quyền), có múa chào Thần thánh, múa gậy, múa côn, đoản đao, đinh ba chạc (Slamsla), múa đàn, múa quạt… Ném còn, kéo co, đấu gậy, cờ tướng, chọi chim, bắn nỏ, con quay, đánh yến, đánh đáo, đánh bi, đánh khăng, đi cà kheo... Trong các trò vui chơi của người Tày, Nùng, trò hát then, Sli, lượn thu hút nhiều khách thập phương hơn cả. Các trò này được kéo dài từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc lễ hội, được 241
  7. đưa vào nhà và khắp thôn bản đều hát; Nội dung hát chủ yếu là hát giao duyên, hát chúc tụng, hát mừng xuân mới, đặc biệt các đôi trai gái thanh niên tìm hiểu nhau sau này trở thành vợ chồng. Ngoài ra, trong các ngày diễn ra lễ hội BTC cũng xen kẽ các hội thi : Thi gói Bánh trưng, Thi giã bánh giày, Thi nấu rượu men lá, Thi heo quay lá mác mật, … Có thể nói, Lễ hội VHDG Việt Bắc diễn ra nhiều nghi thức đặc trưng của văn hóa vùng, mang tính chất tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng cầu mưa, tín ngưỡng thờ mặt trời, chứa đựng nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian của người làm nghề nông là nghề truyền thống của dân tộc Tày, Nùng với các nội dung chào mừng mùa xuân mới, mừng vụ mùa trước cho mùa vụ sau bội thu, cho mọi người, mọi nhà khỏe mạnh ấm no, hạnh phúc, bản làng yên vui. 4. Nâng cao nhận thức về các giá trị của lễ hội Văn hoá dân gian (VHDG) Việt Bắc thông qua các giá trị của lễ hội. 4.1 Giá trị văn hóa Lễ hội VHDG Việt Bắc (VHDG Việt Bắc) xã Eatam trở thành nơi giao lưu giữa các loại hình văn hóa dân gian của các dân tộc miền núi phía bắc đang sinh sống trên điạ bàn xã hiện nay từ các nghi lễ, những câu truyện dân gian (huyền thoại, thần tích, các vị thần…) các làn điệu hát then, Sli, lượn, các trò chơi dân gian và các nghệ thuật trình diễn khác. Các nội dung trình diễn hay các hoạt động văn hóa được tổ chức trong các kỳ của lễ hội đã trở thành bức tranh mô tả tương đối toàn diện đời sống văn hóa cộng đồng của tộc ở các tỉnh phía Bắc đang diễn ra sôi nổi trên vùng đất mới; trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu được sau một năm làm lụng vất vả trên ruộng đồng. Việc tổ chức Lễ hội là dịp để mọi người nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình; Gạt bỏ đi các điều ác để hướng tới cái thiện, làm tan đi những nỗi ưu tư, phiền muộn, lo lắng trong cuộc sống hằng ngày, để có sự thanh thản; Đồng thời, cũng qua đó nhắc nhở, răn dạy con cháu biết ơn và tôn kính các vị thánh hiền, tiền nhân có công khai phá, xây dựng bảo vệ bản làng quê hương. 4.2 Giá trị lịch sử, gắn kết cộng đồng và giáo dục truyền thống Lễ hội VHDG Việt Bắc tại xã Eatam là điểm hội tụ của nhiều thế hệ thuộc cộng đồng các dân tộc phía Bắc (16 dân tộc) hiện nay đang sinh sống, làm ăn tại địa phương. Thông qua lễ hội, bằng những nghi thức, tín ngưỡng dân gian, chúng ta thấy được quá trình phát triển của tộc người qua các thời kỳ lịch sử. Qua đó, khơi dậy tình yêu quê hương, giáo dục tính nhân văn, khơi dậy giá trị tiềm ẩn của văn hóa làng bản và là điểm hội tụ có nhiều giá trị lịch sử của làng và của tộc người. Lễ hội VHDG Việt Bắc được tổ chức hằng năm nhằm trao truyền thế hệ con em đồng bào các dân tộc đang sinh sống tại địa phương lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn các thế hệ cha ông đi trước và giáo dục thế hệ trẻ về nét đẹp văn hóa của dân tộc mình , tinh thần cố kết cộng đồng ngày càng bền chặt. Dự lễ hội, người xem không chỉ được chứng kiến các nghi thức về một hệ thống lễ với những động tác thuần thục, uy nghi mang tính nghệ thuật và biểu tượng cao mà còn có dịp cảm nhận được mối quan hệ hai chiều giữa làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng; quá khứ 242
  8. và hiện tại như hòa nhập với nhau vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo. Truyền thống yêu làng, yêu nước được gìn giữ như một tài sản văn hóa cố kết cộng đồng của đồng bào ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Nổi bật là văn hóa của dân tộc Tày- Nùng, hai dân tộc có số dân đông nhất hiện nay của xã Eatam (chiếm tỉ lệ 84,4% dân số của xã). Lễ hội VHDG Việt Bắc là một hiện tượng sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa công đồng, không chỉ đối với công đồng các dân tộc đang sinh sống trên đĩa bàn xã Eatam mà còn ảnh hưởng, tác động tích cực đến đời sống tinh thần của một bộ phận người dân khi đến tham gia lễ hội. Theo ước tính của BTC lễ hội thì từ khi lễ hội được tổ chức lần đầu vào năm 2009, đến nay lượng du khách hàng năm về tham dự lễ hội ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2019 có khoảng hơn 10 ngàn lượt khách đến với lễ hội, ngoài hoạt động tham quan du khách còn tích cực tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi tại lễ hội. Lễ hội VHDG Việt Bắc có giá trị về nhiều mặt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân xã Eatam. Lễ hội bảo lưu được những giá trị truyền thống, góp phần duy trì và phát huy những nét văn hóa độc đáo. Bên cạnh đó, lễ hội còn là dịp để bà con gặp gỡ nhau, thắt chặt thêm tinh thần cố kết cộng đồng, là kho tàng lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống nghệ thuật. Chính vì thế, xét ở khía cạnh cụ thể như: về mặt tâm linh, về khía cạnh nghệ thuật, tiềm năng cho phát triển du lịch và kinh tế địa phương thì việc duy trì tổ chức lễ hội hàng năm còn tạo điều kiện cho người dân địa phương mở rộng mối quan hệ giao lưu và đoàn kết cộng đồng, tạo ra môi trường sinh hoạt xã hội nhân văn độc đáo và hấp dẫn. Trong đời sống cộng đồng hiện nay, việc phát triển nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến lễ hội, có những biến đổi về nội dung và hình thức, quy mô nhưng nhìn chung vẫn thu hút được rất nhiều sự quan tâm và đóng góp của người dân địa phương nói riêng và ngươi dân các khu vực lân cận. Điều đó chứng tỏ lễ hội với vai trò là trung tâm, đỉnh cao của sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã và đang đáp ứng được nhu cầu của người dân. Để lễ hội ngày càng phát triển hơn nữa thiết nghĩ các nhà tổ chức, quản lý lễ hội luôn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ cho công tác tổ chức, quản lý lễ hội luôn đi đúng định hướng phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. 4.3 Giá trị kinh tế Sau 10 năm (10 lần) tổ chức Lễ hội VHDG Việt Bắc hiện có đóng góp đáng kể cho nhân dân xã Etam về mặt kinh tế thông qua các hoạt động mua bán hàng hóa, các sản phẩm nông sản của địa phương, hoạt động lưu trú và ăn uống. Theo chia sẻ của lãnh đão xã và nhiều người dân địa phương, sau các kỳ tổ chức lễ hội du khách thập phương biết đến nhiều hơn các sản vật mà địa phương có như: cà phê, chè, gạo, trái cây, bánh được làm thủ công, thịt trâu gác bếp, thổ cẩm,…., ngoài nhu cầu mua về thưởng thức hay phục vụ cuộc sống có những người còn xác lập mối quan hệ thu mua với số lượng lớn để kinh doanh, tạo điều kiện cho người sản xuất có nguồn ra ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì vậy, cứ mỗi dịp tổ chức lễ hội người dân địa phương đều rất phấn khởi, mong chờ và gửi gắm niềm tin mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu để cuộc sống của bà con sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Bên cạnh dó, sự hấp dẫn của lễ hội hàng năm cũng đã thu hút hàng nghìn lượt du khách và người dân địa phương tham gia do đó lễ hội đang dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn của 243
  9. địa phương. Việc cố gắng phục dựng nguyên bản các nghi lễ, nghi thức hay trình diễn các trò chơi dân gian ở cả phần lễ và phần hội đúng với phong tục, tập quán của người dân địa phương giúp cho Lễ hội VHDG Việt Bắc luôn mang bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế,... Tạm kết Lễ hội Văn hoá dân gian Việt Bắc luôn là hoạt động văn hóa truyền thống, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn và ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc đang làm ăn, sinh sống trên địa bàn xã Eatam. Lễ hội được diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng 1 âm lịch thu hút được rất đông bà con tham gia; lễ hội phục dựng nhiều nghi lễ dân gian của các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc và gắn liền với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp; lễ hội có những trò chơi dân gian, hình thức diễn xướng dân gian đặc sắc. Nguồn thu từ các dịch vụ kinh doanh, trao đổi hàng hóa và mua bán các mặt hàng đặc sản của địa phương giúp cho đời sống người dân được nâng cao, kinh tế xã nhà ngày càng phát triển. Qua đó chúng ta cần phát huy các giá trị di sản của lễ hội Văn hoá dân gian Việt Bắc qua nhiều hình thức, hướng đến quảng bá hình ảnh lễ hội, di sản về vùng đất Tây Nguyên đến bạn bè quốc tế. Tài liệu tham khảo Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ về thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ xã Eatam lần thứ VIII , nhiệm kỳ 2015-2020. Báo cáo tổng kết “Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc” năm 2018, xã Eatam. Báo cáo tổng kết “Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc” năm 2019, xã Eatam. Nguyễn Chí Bền (2013), Lễ hội cổ truyền của người Việt, cấu trúc và thành tố, Nxb KhXH, Hà Nội. Nguyễn Chí Bền, Trần Lâm Biền, Bùi Khởi Giang (2000), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb VHDT, Hà Nội. Nguyễn Thị Phương Châm, “Thực hành lễ hội dân gian ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (số 12 – 2017), tr 53. Trường Chinh ( 1943 ), Đề cương văn hóa Việt Nam. Đoàn Văn Chúc (1998), Xã hội học văn hóa,Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (1994), Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Vũ Ngọc Khánh (2004), Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb.Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 244
  10. Lê Hồng Lý (2008), Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng, Nxb VHTT và Viện Văn hóa, Hà Nội. Mai Hữu Luân (2003), Quản lý hành chính nhà nước, Nxb Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Hoàng Nam (2005), Một số giải pháp quản lý lễ hội dân gian, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. Bùi Hoài Sơn (2009), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. Bùi Hoài Sơn (2009), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ từ năm 1945 đến nay, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học,Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. Trần Hữu Sơn, Giải pháp quản lý lễ hội hiện nay, http://thegioidisan.vn , truy cập ngày 20/05/2019. 245
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2