intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trình bày thực trạng nhận thức của phụ huynh về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh; Những giải pháp nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, góp phần giúp học sinh thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự ATGT khi tham gia giao thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

  1. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA PHỤ HUYNH VỀ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH ThS. Đặng Danh Hướng Trường THPT Hoàng Văn Thụ - Hà Nội ThS. Huỳnh Tấn Toàn Phòng LĐTBXH thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam TÓM TẮT: Gần đây, tình trạng học sinh (HS) vi phạm quy định về an toàn giao thông (ATGT) rất phổ biến ở nhiều tuyến đường. Do vậy, giáo dục ATGT cho học sinh khi tham gia giao thông vô cùng quan trọng đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Bởi sự kết hợp này sẽ nâng cao nhận thức và ý thức cho học sinh khi tham gia giao thông. Là những người nuôi dạy trực tiếp HS, các bậc phụ huynh nhận thức về giáo dục ATGT như thế nào? Bằng phương pháp khảo sát thực tế kết hợp với phương pháp điều tra các tài liệu thứ cấp, bài viết phân tích: 1) Thực trạng nhận thức của phụ huynh về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh; 2) Những giải pháp nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, góp phần giúp học sinh thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự ATGT khi tham gia giao thông. Từ khóa: Thực trạng, giải pháp, phụ huynh, an toàn giao thông, học sinh. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh (HS) đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các lực lượng trong xã hội, nhất là sự quan tâm của các phụ huynh. Bởi tình trạng HS không đội mũ bảo hiểm khi lái xe đạp điện, xe máy điện, dàn hàng 2, hàng 3 khi đi học và tan học rất phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy tai nạn giao thông. Trước thực trạng đó, các bậc phụ huynh tích cực chủ động phối hợp với nhà trường và các cơ quan chức năng để giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh bằng nhiều hình thức như: Ký cam kết cho học sinh chấp hành nghiêm quy định pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông gắn với cam kết không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; Nắm bắt thông tin vi phạm an toàn giao thông của con em mình từ nhà trường và các cơ quan chức năng để có hình thức xử lý thích hợp... từ đó giáo dục học sinh chấp hành tốt Luật Giao thông. Tuy nhiên, nhận thức của một bộ phận phụ huynh về giáo dục ATGT chưa đầy đủ, chưa có giải pháp hiệu quả để giáo dục ATGT cho HS, thậm trí nhiều phụ huynh còn vi phạm pháp luật ATGT khi đưa con đến trường, dẫn đến tình trạng học sinh vi phạm ATGT có chiều hướng gia tăng. Đây chính là cơ sở để tác giả thực hiện nghiên cứu thực trạng giáo dục nhận thức của phụ huynh về giáo dục ATGT cho HS. Qua đó, tác giả mong muốn góp phần vào nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục ATGT cho HS. 281
  2. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bằng phương pháp khảo sát thực tế tại trường THPT Hoàng Văn Thụ có tình trạng một số phụ huynh vi phạm pháp luật về ATGT như không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, chở quá số người quy định, để xe tràn lan trước cổng trường khi đưa, đón con tới trường... Tổng số phiếu điều tra là 76 phiếu, với nội dung nhận thức của phụ huynh về giáo dục ATGT cho HS. Đồng thời kết hợp với phương pháp điều tra các tài liệu thứ cấp, bài viết phân tích thực trạng nhận thức của của phụ huynh về giáo dục ATGT cho HS. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Thực trạng nhận thức của phụ huynh về giáo dục ATGT cho học sinh Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá, tổng hợp, chúng tôi thấy nhận thức của phụ huynh về giáo dục ATGT cho HS thể hiện: Trong số 76 phiếu khảo sát được thu thập, trả lời về tác động của giáo dục ATGT cho HS có tới 77,3% đánh giá ở mức “nâng cao ý thức” về ATGT và có 79,5% đánh giá nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, cũng ở mức độ này có 73,2% đánh giá nâng cao ý thức ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Biểu đồ 1: Nhận thức của phụ huynh về giáo dục ATGT cho học sinh. Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm khảo sát, 2021. Như vậy, giáo dục ATGT của phụ huynh đã giúp HS ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông, chấp hành nghiêm pháp luật ATGT, giảm thiểu tình trạng học sinh vi phạm trật tự ATGT, góp phần hình thành ý thức khi tham gia giao thông, tự giác tuân thủ các quy định pháp luật về ATGT... Từ đó, tạo ra môi trường giao thông văn hóa và giảm thiểu TNGT đối với học sinh. 282
  3. Trong số 76 phiếu có 89,8% phiếu trả lời có biết ý nghĩa giáo dục ATGT cho học sinh qua Tivi/ radio, 79,6 % phiếu trả lời có biết ý nghĩa giáo dục ATGT cho học sinh qua Sách, báo, tạp chí, 87,6 % phiếu trả lời có biết ý nghĩa giáo dục ATGT cho học sinh qua hội họp, 80,2 % phiếu trả lời có biết ý nghĩa giáo dục ATGT cho học sinh qua mạng internet. Cụ thể tại trường THPT Hoàng Văn Thụ, phụ huynh biết được ý nghĩa giáo dục ATGT cho học sinh từ tivi và radio chiếm 85,0%, qua hội họp với nhà trường và các cơ quan chức năng 89,3%. Hay như, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh về ý nghĩa giáo dục ATGT cho học sinh thông qua các cuộc họp phụ huynh bằng nhiều hình thức như các văn bản pháp luật, tổ chức cho nhà trường, phụ huynh và học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật về trật tự ATGT (Loan, 2020). Tuy nhiên, còn 8,0% phiếu trả lời không biết ý nghĩa giáo dục ATGT cho học sinh qua Internet, 5,0% phiếu trả lời không biết ý nghĩa giáo dục ATGT cho học sinh qua hội họp, 11,2% phiếu trả lời không biết ý nghĩa giáo dục ATGT cho học sinh qua Sách, báo, tạp chí (Bảng 1). Nguyên nhân là do các bậc phụ huynh ít tiếp xúc các thông tin về iáo dục ATGT cho học sinh trên Internet, trên sách, báo, tạp chí và do một số nhà trường và các cơ quan chức năng ít tổ chức hội họp để thông báo những vi phạm ATGT của HS cho phụ huynh nắm bắt để có hình thức xử lý thích hợp. Như trường THPT Chu Văn An, thành phố Thái Nguyên mới tổ chức tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông với học sinh, giáo viên (Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc, 2020) chưa tổ chức tuyên truyền ý nghĩa giáo dục ATGT cho phụ huynh. Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh tỉnh Thái Bình đã phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức giáo dục ATGT cho học sinh trong tiết chào cờ và giáo dục trên lớp. Tranh, ảnh, pa nô, áp phích, video cũng được các thầy cô giáo sưu tầm để tuyên truyền đến học sinh (Anh, 2020). Thế nhưng không có hoạt động tuyên truyền nào nâng cao nhận thức của phụ huynh để giáo dục ATGT cho học sinh. Bảng 1. Nhận thức của PH về giáo dục ATGT cho học sinh qua các kênh thông tin Đơn vị: % Nhận thức về giáo dục Có biết nhưng Không biết/ Có biết Không ATGT cho học sinh không liên quan không trả lời Tivi/ radio 89,8 10,2 0 0 Sách, báo, tạp chí 79,6 9,2 11,2 0 Hội họp 87,6 5,1 5,0 2,3 Internet 80,2 8,3 8,0 3,5 Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm khảo sát, 2021. Tóm lại, bên cạnh việc tiếp nhận nguồn thông tin rộng rãi về ý nghĩa giáo dục ATGT cho học sinh, nhận thức của phụ huynh còn một số hạn chế, thiếu sót và đem đến những điều không mong đợi. Hoạt động tổ chức hội họp tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục ATGT cho học sinh ở một số nhà trường thiếu thường xuyên, chưa hiệu quả; phụ huynh tìm hiểu các nội dung tuyên truyền giáo dục ATGT cho HS qua sách, báo, tạp chí còn hạn chế... Dẫn đến, tình trạng một số phụ huynh vi phạm pháp luật về ATGT khi đưa con đến trường như chở quá số người quy định, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm 283
  4. khi đi xe máy, xe đạp điện; để xe tràn lan trước cổng trường và đi nhiều hàng khi tham gia giao thông (Loan, 2020). 2. Giải pháp nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục ATGT cho HS Thứ nhất, tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục ATGT cho HS, để xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả tuyên truyền,, phổ biến kiến thức ATGT cho phụ huynh. Thứ hai, tổ chức truyền thông giáo dục ATGT với hình thức đa dạng, linh hoạt nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục ATGT cho HS. Đặc biệt, truyền thông phải bảo đảm đồng bộ, khoa học, tiến hành toàn diện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Phương châm là phải bảo đảm tính “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo”, để phụ huynh dễ dàng giáo dục ATGT, văn hóa tham gia giao thông cho học sinh (Hùng, 2019). Thứ ba, thường xuyên tổ chức hội họp giữa nhà trường, phụ huynh và các cơ quan chức năng để phụ huynh có cơ hội nắm bắt các vấn đề ATGT đường bộ. Qua đó, nâng cao kiến thức, kỹ năng giáo dục ATGT cho phụ huynh. Thứ tư: Bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật chỉ đạo về giáo dục ATGT cho HS cần nhấn mạnh vai trò của phụ huynh. Thứ năm: huy động sự tham gia của các cấp, các ngành và mọi tổ chức, đơn vị trong xã hội để tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục ATGT cho HS (Tùng, 2011). IV. KẾT LUẬN Nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục ATGT cho HS trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có tính bức thiết và đầy thách thức. Do đó, trong quá trình thực hiện các giải pháp nâng cao nhận thức của phụ huynh về giáo dục ATGT cho HS cần phải huy động sự tham gia của các cấp, các ngành và mọi tổ chức, đơn vị trong xã hội. Đặc biệt, phải thường xuyên tổ chức truyền thông giáo dục ATGT với hình thức đa dạng, linh hoạt thông tin kịp thời để phụ huynh biết được phương pháp tuyên truyền, giáo dục hiệu quả các nội dung về trật tự an toàn giao thông cho HS. Có như vậy phụ huynh mới nhận thức đầy đủ về ý nghĩa giáo dục ATGT cho học sinh và chung tay, tham gia giáo dục học sinh chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh, Đ. (2020, 09 14). Nâng cao nhận thức về ATGT cho học sinh. Được truy lục từ baothaibinh.com.vn: https://baothaibinh.com.vn/news/73/112122/nang-cao-nhan-thuc-ve- atgt-cho-hoc-sinh 2. Hùng, M. (2019, 12 13). Một số giải pháp nhằm nâng cao an toàn giao thông ở Việt Nam hiện nay. Được truy lục từ tapchicongsan.org.vn: https://www.tapchicongsan.org. vn/an-toan-giao-thong-hanh-phuc-cua-moi-nha/-/2018/815673/mot-so-giai-phap-nham- nang-cao-an-toan-giao-thong-o-viet-nam-hien-nay.aspx# 284
  5. 3. Loan, C. (2020, 06 19). Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh. Được truy lục từ Công An Nghệ An online: https://congannghean.vn/phap-luat/an-toan- giao-thong/202006/nang-cao-nhan-thuc-ve-an-toan-giao-thong-cho-hoc-sinh-902121/ 4. Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc. (2020, 11 01). Nâng cao nhận thức cho học sinh khi tham gia giao thông. Được truy lục từ sogtvt.vinhphuc.gov.vn: https://sogtvt. vinhphuc.gov.vn/noidung/bantinatgt/Lists/bantinatgt/View_Detail.aspx?ItemID=392 5. Tùng, X. (2011, 12 04). Nâng cao ý thức người tham gia giao thông. Được truy lục từ nhandan.com.vn: https://nhandan.com.vn/an-ninh-xa-hoi/N%C3%A2ng-cao-%C3%BD- th%E1%BB%A9c-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-tham-gia-giao-th%C3%B4ng-563858 285
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0