intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cốm làng Vòng

Chia sẻ: Huongdanhoctot_10 Huongdanhoctot_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

50
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có một món quà Hà Nội mà tôi được thưởng thức từ thưở ấu thơ, hương thơm quyến rũ của nó làm tôi nhớ mãi, cho đến một ngày tôi mới biết đó là cốm làng Vòng . Một đặc sản của vùng đất Hà thành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cốm làng Vòng

  1. Cốm làng Vòng Có một món quà Hà Nội mà tôi được thưởng thức từ thưở ấu thơ, hương thơm quyến rũ của nó làm tôi nhớ mãi, cho đến một ngày tôi mới biết đó là cốm làng Vòng . Một đặc sản của vùng đất Hà thành. Ngoại tôi trở về từ Hà Nội cũng không quên mua quà vặt cho đứa cháu ở nhà. Ngoại mua cốm tươi sau đó đích thân bà làm cho tôi ăn, vì bà cũng là người Hà Nội gốc nhưng sống xa quê đã lâu. Từng hạt cốm xanh rờn vừa dẻo vừa thơm – cái hương thơm rất riêng của lúa nếp mới qua thời kỳ ngậm sữa đã để lại những dư vị đặc trưng trong lòng tôi. Và cho tới bấy giờ tôi vẫn thèm được thưởng thức món quà ấy một lần nữa.
  2. Nghe ngoại kể, làng Vòng cách trung tâm Hà Nội về phía Tây Bắc vài cây số, gồm có các thôn: Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung nhưng chỉ có hai thôn Vòng Hậu và Vòng Sở là làm cốm ngon. Cốm làng Vòng được làm từ nếp cái hoa vàng, một năm có hai vụ: vụ chiêm vào tháng tư (trái vụ nên cốm của vụ chiêm không ngon) và vụ mùa bắt đầu từ tháng 7 đến tháng mười. Thời điểm này mới có loại cốm ngon mang hương vị của mùa thu, mùa của đất trời Hà Nội, để tạo ra cốm phải trải qua nhiều công đoạn công phu: Đầu tiên họ trồng lúa, đợi đến lúc lúa khum ngọn hãy còn sữa thì gặt đem về làm cốm. Lúa làm cốm phải tuốt sau đó cho cho vào nồi gang rang. Để giữ được nhiệt, bếp lò rang cốm phải đắp bằng xỉ than có độ dày 15cm trên miêng, 40cm dưới chân nhưng không được đốt bằng than mà phải dùng củi. Lúc đầu rang vừa lửa, khi hạt thóc tái trắng thì bớt lửa đi. Khi rang thóc phải rang cho nóng đều, đảo liên tục. Rang trong vòng 30 phút thì xem thử. Cách thử của người làm cốm cũng rất đặc biệt, nhưng như thế mới biết được cốm đã được hay chưa. Mỗi lần thử bốc 5 hạt đặt lê miếng gỗ, sau đó lấy tay miết mạnh lên 5 hạt đó, nếu thấy “2 quằn 3 róc” – tức là 2 hạt chưa róc vỏ nhưng quằn lại, 3 hạt róc vỏ nhưng không quằn là được. Thóc rang xong đem để nguội rồi cho vào cối giã. Thấy có trấu thì xúc ra, xẩy trấu đi xong lại tiếp tục giã như vậy tới 7 lần. Đặc biệt chú ý lần giã thứ 5 phải phân cốm ra thành 3 loại: cốm rón, cốm nón và cốm gốc và giã riêng từng loại trong hai lần giã cuối. Sau khi thành phẩm, cốm được gói trong hai lớp lá. Lớp trong là lá ráy xanh và mát có tác dụng giữ cho cốm khỏi khô và không phai màu xanh
  3. ngọc thạch quý phái, lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng, thanh cao. Tất cả được buộc bằng sợi rơm vàng nhạt nhìn dân dã. Người ta thưởng thức cốm với chè Thái Nguyên, ăn cốm với chuối tiêu…Và đặc biệt từ cốm người ta cũng chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc mà cũng không kém phần hấp dẫn như: xôi cốm, chè cốm,bánh cốm…Món ăn của đất trời quê hương, của sắc thu Hà Nội quện chặt vào lòng người, trở thành nỗi nhớ của người Tràng An khi đi xa, và của những ai đã từng ăn qua món cốm này như tôi. Thứ quà vặt của người nông dân xứ kinh kỳ đã góp thêm vào kho tàng ẩm thực Việt Nam một món ăn tao nhã mang đậm hương sắc Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2