intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

con mắt thứ ba - tây tạng huyền bí: phần 2

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

82
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 2 gồm các chương chính: trại hoa hồng, tín ngưỡng và sinh hoạt, trở thành tu sĩ, thảo dược và những cánh diều, trở về nhà, sử dụng thần nhãn,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: con mắt thứ ba - tây tạng huyền bí: phần 2

CHƯƠNG IX: TRẠI HOA HỒNG<br /> Qua hôm sau, thầy trò chúng<br /> tôi sửa soạn để trở về tu<br /> viện Chakpori. Chúng tôi<br /> không vội vàng lắm vì cảm<br /> thấy được nghỉ ngơi thoải mái<br /> tại điện Potala. Trước khi lên<br /> đường, tôi còn bước nhanh lên<br /> nóc điện để được ngắm nhìn<br /> phong cảnh một lần cuối cùng.<br /> Xuyên qua ống kính viễn<br /> vọng nhìn về nóc tu<br /> viện Chakpori, tôi thấy một<br /> chú tiểu đang nằm dài trên sân<br /> thượng để đọc sách, thỉnh<br /> thoảng lại ngừng đọc để tinh nghịch ném những viên sỏi nhỏ lên cái đầu trọc<br /> của các nhà sư đang đi qua lại ở sân dưới. Trong kính viễn vọng tôi còn nhìn<br /> thấy được nụ cười ranh mãnh của chú ta khi vội vàng ẩn nấp để tránh những<br /> cái ngước nhìn ngạc nhiên của nạn nhân. <br /> Nhân dịp này, tôi cảm thấy băn khoăn lo sợ vì chắc hẳn là đức Đạt-lai Lạtma cũng đã nhìn thấy chính tôi đã nhiều lần đùa nghịch giống như vậy! Kể<br /> từ đó, tôi nghĩ là giới hạn những sự nghịch ngợm tinh quái của tôi chỉ ở<br /> những góc tu viện nào không thể nhìn thấy được từ trên nóc điện Potala. <br /> Giờ lên đường đã điểm. Chúng tôi từ giã và cám ơn các vị Lạt-ma đã giúp<br /> cho thời gian lưu trú ngắn ngủi của chúng tôi tại đây được thoải mái dễ chịu.<br /> Chúng tôi cũng tỏ lòng ưu ái cảm tạ viên Huỳnh môn quan của đức Đạt-lai<br /> Lạt-ma, là người thủ kho lương thực, đã phân phát trà bánh và kẹo mứt ngon<br /> có tiếng nhập từ Ấn Độ cho chúng tôi dùng tự do tùy thích. Viên Huỳnh môn<br /> quan chắc hẳn là có thiện cảm với tôi, vì lúc từ giã, người còn đưa tặng cho<br /> tôi một món quà ngon mà tôi không ngần ngại cho vào miệng nhai liền khi<br /> đó. <br /> Sau khi ăn uống no đủ lấy sức, chúng tôi bắt đầu đi xuống cầu thang lớn để<br /> trở về tu viện. Chúng tôi vừa xuống được nửa cầu thang thì nghe có tiếng gọi<br /> giật lại. Những nhà sư đi ngang qua đó ra dấu bảo chúng tôi hãy quay đầu<br /> <br /> nhìn lại phía sau. Một nhà sư hấp tấp chạy xuống cầu thang, vừa thở dốc vừa<br /> chuyển giao một thông điệp cho Đại đức Mingyar. Sư phụ tôi nói: ‘Lobsang,<br /> con hãy đợi ta ở đây, ta đi sẽ không lâu.’<br /> Kế đó, người quay lưng đi trở lên cầu thang. Tôi liền dạo chơi thơ thẩn một<br /> mình quanh đó, nhìn xem phong cảnh, và ngắm nhìn ngôi nhà cũ của tôi từ<br /> đằng xa. Tôi đang miên man nghĩ đến những kỷ niệm xưa, thì khi vừa quay<br /> đầu lại tôi suýt phải té ngửa khi thấy cha tôi cưỡi ngựa chạy thẳng về phía tôi<br /> đang đứng. Đúng vào lúc tôi nhìn thấy cha tôi thì người cũng vừa thấy tôi.<br /> Cha tôi hơi nghiêng đầu tới trước để xem cho rõ khi người nhận ra tôi.<br /> Nhưng rồi cha tôi đi ngang qua trước mặt tôi mà không nhìn tôi nữa. Tôi<br /> cảm thấy lòng buồn vô hạn. Tôi nhìn theo cha tôi đi dần ra xa. Tôi gọi<br /> theo: ‘Cha!’ <br /> Nhưng người vẫn tiếp tục thong thả cưỡi ngựa đi luôn, dường như không<br /> nghe thấy tiếng tôi gọi. Tôi rơm rớm nước mắt và run lên vì xúc động. Nếu<br /> lúc ấy tôi đứng giữa đám đông người, thì hẳn tôi đã tự chuốc lấy một điều<br /> bẽn lẽn, hổ thẹn trước công chúng, và nhất là khi ở trên cầu thang của<br /> điện Potala! Với một ý chí làm chủ hệ thần kinh đa cảm của mình làm chính<br /> tôi cũng phải ngạc nhiên, tôi ngẩng mặt lên và nhìn về phía thành phố<br /> Lhasa. <br /> Nửa giờ sau, Đại đức Mingyar đã trở xuống với hai con ngựa và nói với<br /> tôi: ‘Lobsang, hãy mau lên ngựa. Chúng ta phải đi mau đến tu viện Sera, vì<br /> một trong các vị sư già vừa bị tai nạn.’ <br /> Nhận thấy ở mỗi bên yên ngựa đều có treo một bao da, tôi đoán rằng đó là<br /> những bao đựng đồ y cụ của sư phụ. Trên đường Lingkhor, chúng tôi sãi<br /> ngựa ngang qua trước nhà tôi; những người hành hương và hành khất đều<br /> tránh qua một bên đường. <br /> Không bao lâu, chúng tôi đến tu viện Sera. Tại đây có một nhóm các nhà sư<br /> đã đứng đợi chúng tôi. Chúng tôi xuống ngựa, mỗi người cầm một bao y cụ<br /> trong tay. Khi ấy, một vị sư đưa chúng tôi vào một căn phòng. Tại đây có<br /> một vị lão tăng đang nằm thoi thóp. <br /> Vị lão tăng có sắc mặt nhợt nhạt như chì, nguồn sinh lực của ông dường như<br /> đã sắp tàn. Đại đức Mingyar gọi đem nước sôi. Khi nồi nước sôi đã sẵn sàng,<br /> người bèn bỏ vào đó vài nhúm dược thảo. Trong khi tôi khuấy nồi nước sôi<br /> cho ngấm thuốc, sư phụ tôi khám bệnh cho vị lão tăng và được biết vị này<br /> <br /> vừa bị té từ trên cao xuống đất. Một cái xương dẹp trên đầu bị trật khớp đè<br /> lên óc, làm ông ta bất tỉnh nhân sự. <br /> Khi nồi nước thuốc đã nguội bớt, chúng tôi dùng một ít để rửa trán của<br /> người bệnh. Sư phụ cũng lấy nước thuốc ấy để rửa tay và ngâm những đồ y<br /> cụ giải phẫu vào nồi thuốc để khử trùng. Nhờ công dụng của chất thuốc ấy,<br /> vết thương của vị lão tăng không còn rỉ máu nhiều. <br /> Kế đó, sư phụ lấy trong nồi thuốc ra hai cái gắp bằng bạc, đầu dẹp và có răng<br /> cưa. Người cẩn thận dùng hai cái gắp ấy lật miếng da đầu bị rách lên, đỡ lấy<br /> cái xương sọ bị trật khớp và đặt nó nằm ngay trở lại vị trí cũ. Xong, người<br /> nói: ‘Cái xương sẽ tự nó hàn gắn vào khớp trở lại như thường và không còn<br /> đè lên óc nữa.’ <br /> Người lại rửa vết thương với chất nước thuốc, và đặt lại chỗ cũ mảng da đầu<br /> đã lật lên lúc nãy. Xong rồi người mới may kín vết thương với những sợi chỉ<br /> bằng lông bờm ngựa trụng nước sôi, đắp thuốc lên và băng lại cẩn thận. <br /> Sau khi bộ óc được giải tỏa khỏi miếng xương sọ đè lên, vị lão tăng có dấu<br /> hiệu bắt đầu lấy lại sức và cảm thấy khỏe dần. Chúng tôi đặt thêm vài chiếc<br /> gối dưới lưng để cho ông ta có thể ngồi nhổm dậy một cách thoải mái. Tôi<br /> rửa sạch các đồ y cụ, rồi lau bằng một miếng giẻ đã khử trùng và xếp lại cẩn<br /> thận trong hai cái bao da. <br /> Khi tôi rửa tay, vị lão tăng mở mắt và nở một nụ cười yếu ớt khi ông ta nhận<br /> ra Đại đức Mingyar đang ngồi bên cạnh giường. Ông nói: ‘Tôi biết chỉ có<br /> ngài là người duy nhất có thể cứu được tôi, vì thế tôi đã gửi một thông điệp<br /> bằng tư tưởng đến điện Potala. Sứ mạng của tôi ở thế gian chưa hoàn tất, nên<br /> tôi chưa sẵn sàng rời bỏ thể xác.’ <br /> Sư phụ tôi chăm chú nhìn ông lão và đáp: ‘Sư ông sẽ chóng khỏi. Chỉ cần<br /> chịu đựng vài ngày khó nhọc nữa, một hay hai cơn nhức đầu, rồi sau đó sư<br /> ông sẽ bình phục sức khỏe và làm việc lại như thường. Tuy nhiên, trong khi<br /> ngủ phải có một người trực kế bên để giữ cho sư ông đừng nằm dài. Nội<br /> trong ba hay bốn ngày nữa là sư ông sẽ thoát nạn.’ <br /> Tôi bước lại gần cửa sổ. Thật là một điều lý thú được nhìn xem cách sinh<br /> hoạt của các nhà sư trong một tu viện khác. Sư phụ bước đến gần tôi và<br /> nói: ‘Con làm tốt lắm, Lobsang, sau này chúng ta sẽ thành một nhóm. Bây<br /> giờ ta sẽ đưa con đi viếng thăm một cộng đồng các nhà sư sinh hoạt khác<br /> hẳn với tu viện của chúng ta.’ <br /> <br /> Sau khi đã giao người bệnh cho một vị Lạt-ma săn sóc, chúng tôi bước ra<br /> ngoài hành lang. Tu viện này không được gìn giữ sạch sẽ như tu<br /> viện Chakpori. Kỷ luật cũng không được nghiêm nhặt lắm, các nhà sư đi lại<br /> tự do tùy ý. <br /> So với tu viện của chúng tôi, thì các thánh điện của họ không được săn sóc<br /> lau chùi tươm tất; mùi nhang khói ở đây cũng nồng nặc hơn. Từng nhóm trẻ<br /> con chơi ở ngoài sân. Nếu ở Chakpori thì vào giờ này chúng phải đang làm<br /> việc ráo riết. <br /> Tu viện này hoàn toàn thiếu trật tự, sự sạch sẽ và kỷ luật mà tôi vẫn thường<br /> coi như là những điều luật căn bản. Sư phụ tôi hỏi: ‘Lobsang, con có muốn ở<br /> lại tu viện này và sống một cuộc đời dễ dãi tự do như họ chăng?’ Tôi<br /> đáp: ‘Bạch sư phụ, chắc chắn là không. Con nghĩ rằng họ chỉ là một tập đoàn<br /> người man rợ.’ Sư phụ bật cười: ‘Thế là ở đây có tất cả bảy ngàn người man<br /> rợ, và như vậy là hơi nhiều! Chỉ cần một thiểu số người bê bối là đủ làm cho<br /> cả một tập đoàn phải mang tiếng, con biết không?’ <br /> Một sự thật hiển nhiên mà mọi người đều biết rõ, là tu viện của chúng tôi có<br /> một kỷ luật gắt gao nhất, còn ở hầu hết những tu viện khác thì kỷ luật rất<br /> lỏng lẻo. Ở những nơi đó, nếu một nhà sư muốn giải đãi, lười biếng, thì ông<br /> ta được tự do lười biếng mà không ai nói gì. <br /> Tu viện Sera còn được biết với cái tên riêng là Trại Hoa hồng, nằm cách<br /> điện Potala năm cây số và là một thành phần của nhóm cộng đồng tu viện<br /> gọi là Tam đỉnh viện. Trong cộng đồng này thì tu viện Drebung với con số<br /> trên mười nghìn nhà sư là tu viện lớn nhất. Kế đó là tu viện Sera với chừng<br /> bảy ngàn năm trăm nhà sư, và sau hết là tu viện Ganden với gần sáu nghìn<br /> nhà sư. <br /> Tất cả ba tu viện này đều đồ sộ nguy nga như những thành phố thật sự, với<br /> những đường sá, trường học, đền thờ và tất cả những cơ quan, dinh thự quản<br /> trị hành chính cần thiết. Những nhà sư bảo vệ xuất thân từ tỉnh Kham đi tuần<br /> phòng thường xuyên trên các đường phố. <br /> Tu viện Chakpori tuy nhỏ nhưng có thế lực rất lớn. Với tư cách là một Y<br /> viện, nó cũng là Trung tâm Y khoa của quốc gia, và có một số đại diện quan<br /> trọng trong Hội đồng Chính phủ. Ở tu viện Chakpori, người ta dạy chúng tôi<br /> võ thuật Tây Tạng. Không phải tất cả các tu viện đều có dạy môn võ thuật<br /> này. Trong tu viện của chúng tôi, môn võ thuật ấy được sử dụng để tập luyện<br /> <br /> cho các thiếu sinh biết tự vệ, làm chủ những phản ứng tự nhiên của mình,<br /> làm tê liệt giác quan của một người vì mục đích giải phẫu y khoa, và để có<br /> thể di chuyển một cách an toàn trong những vùng nguy hiểm nhất. <br /> Thật vậy, với tư cách là những vị Lạt-ma y sĩ, chúng tôi luôn luôn phải di<br /> chuyển đến tận những vùng hiểm trở, xa xôi, đầy những sự bất trắc, hiểm<br /> nghèo. Võ sư Tzu, như đã nói trước đây, là một chuyên viên về môn võ thuật<br /> tự vệ, có lẽ là vị võ sư giỏi nhất của xứ Tây Tạng. Ông đã dạy tôi tất cả<br /> những gì ông biết, với một tinh thần trách nhiệm và chỉ để lấy làm hài lòng<br /> vì đã làm tròn bổn phận của một võ sư. <br /> Phần nhiều những người Tây Tạng đã trưởng thành đều biết một vài thế võ<br /> sơ đẳng để hộ thân. Nhưng về phần tôi, tôi đã tập luyện những thế võ đó từ<br /> khi mới lên bốn tuổi. Chúng tôi nghĩ rằng môn võ thuật này chỉ dùng để tự<br /> vệ và tự làm chủ lấy mình, chứ không nên dùng để biểu diễn trên võ đài như<br /> những tay đấu võ chuyên nghiệp. <br /> Ở Tây Tạng, người ta thường nói rằng một người giỏi võ và có sức mạnh có<br /> thể rất ôn hòa hiền lành, còn những sự phô trương khoác lác là đặc tính của<br /> kẻ yếu. Với môn điểm huyệt, người ta có thể làm tê liệt giác quan của một<br /> người, có tác dụng như việc dùng thuốc mê để làm cho người ta không còn<br /> biết đau đớn khi cần phải giải phẫu, nắn lại khớp xương bị trật, hay nhổ răng<br /> chẳng hạn. Người ta có thể làm cho một người trở nên bất tỉnh mà không hay<br /> biết rằng mình đã bị điểm huyệt, và vài giờ hay vài phút sau đó, người ấy sẽ<br /> thức tỉnh và vẫn sáng suốt mà không bị một ảnh hưởng xấu nào. Có điều lạ<br /> là một người bị điểm huyệt lúc đang nói chuyện sẽ bị bất tỉnh và ngủ mê đi,<br /> nhưng đến khi tỉnh dậy sẽ tiếp tục câu nói bị gián đoạn. <br /> Vì môn điểm huyệt này vô cùng lợi hại như vậy, nên võ thuật tự vệ và điểm<br /> huyệt bí truyền của Tây Tạng chỉ được truyền thụ cho những môn đồ đã trải<br /> qua sự thử thách vô cùng gắt gao. Hơn nữa, để đạt sự cẩn mật và an toàn<br /> tuyệt đối, họ còn phải chịu một vài phép dẫn dụ bằng thôi miên để về sau<br /> không thể lạm dụng quyền năng này. <br /> Một tu viện Lạt-ma giáo ở Tây Tạng không chỉ là nơi trú ngụ của những<br /> người cùng chí hướng tu hành, mà còn là một kiểu thành phố tự trị với<br /> những cơ quan quản trị và cả những nơi giải trí, tiêu khiển. Ở đó có cả những<br /> hí viện để trình diễn những màn kịch nghệ tôn giáo và văn hóa truyền thống.<br /> Những nhà sư nhạc công luôn sẵn sàng biểu diễn tài nghệ để giúp vui và để<br /> chứng tỏ rằng không một cộng đồng tu viện nào khác có những nhạc công tài<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2