Mục lục<br />
Phần dẫn nhập ...................................................................................................... 4<br />
Hoa Nghiêm Kim Sư Tử Chương ................................................................... 4<br />
Kinh Đại Tiến Phúc tự, sa môn Pháp Tạng thuật ......................................... 5<br />
1. Minh duyên khởi ............................................................................................. 7<br />
1- Nghiệp cảm duyên khởi .............................................................................. 9<br />
2- A lại gia duyên khởi ................................................................................... 10<br />
3- Chân như duyên khởi ................................................................................ 10<br />
4- Pháp giới duyên khởi ................................................................................. 10<br />
Ôn lại chương một .......................................................................................... 11<br />
2. Biện sắc không ................................................................................................ 14<br />
Ôn lại chương hai............................................................................................ 18<br />
3. Ước tam tính .................................................................................................... 24<br />
1- Tự tính biến kế ............................................................................................ 25<br />
2- Tự tính y tha khởi ....................................................................................... 26<br />
3- Tự tính viên thành ...................................................................................... 26<br />
Ôn lại chương ba ............................................................................................. 26<br />
Tam vô tính ......................................................................................................... 27<br />
4. Hiển vô tướng ................................................................................................. 29<br />
5. Thuyết vô sinh ................................................................................................ 31<br />
6. Luận vô tác....................................................................................................... 33<br />
7. Lặc thập huyền................................................................................................ 34<br />
Cánh cửa thứ nhất: Đồng thời cụ túc tương ứng môn .............................. 34<br />
Cánh cửa thứ hai: Chư tạng thuần tạp cụ đức môn................................... 40<br />
Quảng Hiệp Tự Tại Vô Ngại ............................................................................ 42<br />
Cánh cửa thứ ba: Nhất Đa Tương Dung Bất Đồng Môn ........................... 45<br />
Cánh cửa thứ tư: Chư Pháp Tương Tức Tự Tại Môn ................................ 48<br />
Cánh cửa thứ năm: Bí Mật Ẩn Hiển Câu Thành Môn ............................... 50<br />
Cánh cửa thứ sáu: Vi Tế Tương Dung An Lập Môn .................................. 54<br />
Cánh cửa thứ bảy: Nhân Đà La Võng Cảnh Giới Môn .............................. 59<br />
Cánh cửa thứ tám: Thác Sự Hiển Pháp Sinh Giải Môn ............................. 62<br />
Cánh cửa thứ chín: Thập Thế Cách Pháp Dị Thành Môn ......................... 67<br />
Cánh cửa thứ mười: Duy Tâm Hồi Chuyển Thiện Thành Môn.................... 71<br />
<br />
2 | Mục lục<br />
<br />
Chủ Bạn Viên Minh Cụ Đức Môn ................................................................... 72<br />
<br />
8. Quát lục tướng ................................................................................................ 74<br />
9. Thành Bồ Đề ................................................................................................... 77<br />
10. Nhập Niết Bàn .............................................................................................. 80<br />
11. Hành tam quán ............................................................................................. 82<br />
Chân Không quán ........................................................................................... 82<br />
Lý sự vô ngại quán ......................................................................................... 83<br />
Châu biến hàm dung quán ............................................................................ 84<br />
12. Luận ngũ giáo ............................................................................................... 86<br />
Giáo thứ nhất: Ngu pháp thanh văn giáo.................................................... 86<br />
Giáo thứ hai: Đại thừa thỉ giáo...................................................................... 88<br />
Giáo thứ ba: Đại thừa chung giáo................................................................. 89<br />
Giáo thứ tư: Đại thừa đốn giáo ..................................................................... 91<br />
Giáo thứ năm: Nhất thừa viên giáo .............................................................. 93<br />
Mười giáo của tông Hoa Nghiêm .................................................................... 96<br />
1. Ngã pháp câu hữu ...................................................................................... 96<br />
a. Thần thánh hóa Bụt ..................................................................................... 102<br />
b. Đi tìm một cái ngã ....................................................................................... 104<br />
2. Ngã vô pháp hữu ...................................................................................... 107<br />
3. Pháp vô khứ lai ......................................................................................... 122<br />
4. Hiện thông giả thật ................................................................................... 122<br />
5. Tục vọng chân thật ................................................................................... 127<br />
6. Chư pháp đản danh .................................................................................. 130<br />
7. Nhất thiết giai không................................................................................ 140<br />
8. Chân đức bất không ................................................................................. 140<br />
9. Tướng tưởng câu tuyệt............................................................................. 141<br />
10. Viên minh cụ đức .................................................................................... 143<br />
Luận bàn về năm giáo ..................................................................................... 144<br />
Giáo thứ nhất ................................................................................................. 144<br />
Giáo thứ hai ................................................................................................... 144<br />
Giáo thứ ba .................................................................................................... 144<br />
Giáo thứ tư ..................................................................................................... 146<br />
Giáo thứ năm ................................................................................................. 148<br />
<br />
3 | Mục lục<br />
<br />
Phần dẫn nhập<br />
Hoa Nghiêm Kim Sư Tử Chương<br />
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng<br />
nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm. Trung Quốc có<br />
khoảng mười tông phái Phật giáo, trong đó có tông Hoa Nghiêm. Tất<br />
cả chúng ta đều phải nên tìm hiểu nội dung của mười tông phái đó.<br />
Tông phái Hoa Nghiêm được thành lập dựa trên giáo lý của kinh Hoa<br />
Nghiêm, một kinh Đại Thừa và tông này đã xiển dương giáo lý duyên<br />
khởi tới mức tròn đầy.<br />
Thầy Pháp Tạng là tổ thứ ba của tông Hoa Nghiêm, Pháp Tạng có<br />
nghĩa là kho tàng của chánh pháp. Tổ thứ hai là thầy Trí Nghiễm.<br />
Trên thầy Trí Nghiễm là thầy Đỗ Thuận, sơ tổ của tông Hoa Nghiêm.<br />
Sau tổ Pháp Tạng có tổ Trừng Quán và sau tổ Trừng Quán có tổ Tông<br />
Mật. Đó là năm vị tổ của tông Hoa Nghiêm gọi là Hoa Nghiêm Ngũ<br />
Tổ. Tông Hoa Nghiêm thừa hưởng nhiều giáo lý của các ngài Mã<br />
Minh và Long Thọ nên có khi người ta nhận hai ngài này là hai vị tổ<br />
đầu tiên, trước thầy Đỗ Thuận. Nhưng kỳ thật tông Hoa Nghiêm chỉ<br />
có năm vị tổ.<br />
Các thầy ngày xưa rất giỏi. Thầy Nghĩa Tịnh đi Ấn Độ về và được vua<br />
Đường khuyến khích lập một trung tâm dịch thuật kinh điển từ tiếng<br />
Phạn ra chữ Hán. Thầy Huyền Trang cũng vậy. Sau chuyến đi Ấn Độ<br />
về hai thầy đều có viết hồi ký và đã thành lập những trung tâm dịch<br />
thuật để dịch kinh từ tiếng Phạn sang chữ Hán. Thầy Pháp Tạng có<br />
tham gia vào trung tâm dịch thuật của thầy Nghĩa Tịnh. Thầy Pháp<br />
Tạng đã dịch rất nhiều kinh ra chữ Hán như kinh Hoa Nghiêm, kinh<br />
Lăng Già và hàng chục bộ kinh khác.<br />
Thầy Pháp Tạng cũng là người gốc Khương Cư (Sogdian) như thầy<br />
Tăng Hội. Cha ông từ nước Khương Cư di cư qua Trung Quốc. Có thể<br />
gọi thầy là Khương Pháp Tạng như ta gọi thầy Tăng Hội là Khương<br />
Tăng Hội vậy. Thầy biết tiếng Tây Tạng, tiếng Phạn và các thứ tiếng<br />
khác. Thầy rất thông minh.<br />
4 | Phần dẫn nhập<br />
<br />
Thầy Pháp Tạng sinh năm 643 và tịch năm 712. Thầy sống đến 70 tuổi.<br />
Thầy nhỏ hơn thầy Huyền Trang 41 tuổi. Thầy Huyền Trang sinh<br />
năm 602 và tịch năm 664. Năm thầy Huyền Trang tịch thầy Pháp<br />
Tạng mới có 21 tuổi, lúc đó thầy chưa đi xuất gia nhưng đã theo học<br />
với thầy Trí Nghiễm. Tới năm 28 tuổi, có lẽ không có duyên được trực<br />
tiếp làm đệ tử thầy Trí Nghiễm nên khi xuất gia thì thầy Pháp Tạng<br />
làm đệ tử thầy Bạt Trần.<br />
Tuy là tổ thứ ba nhưng phải nói là thầy Pháp Tạng có công nhiều nhất<br />
trong sự nghiệp thành lập Tông Hoa Nghiêm. Thầy đã hệ thống hóa<br />
giáo lý Hoa Nghiêm một cách rất thông minh. Thầy đã giảng kinh<br />
Hoa Nghiêm tới ba mươi lần.<br />
Một hôm hoàng hậu Võ Tắc Thiên mời thầy vào cung, bà rất thích<br />
nghe thầy thuyết pháp. Hôm đó thầy giảng về kinh Hoa Nghiêm.<br />
Thấy trong cung có một con sư tử bằng vàng, thầy cầm lên và lấy nó<br />
làm ví dụ để giảng về giáo lý Hoa Nghiêm cho hoàng hậu nghe. Sau<br />
buổi giảng thầy về chùa và ghi chép lại những điều mình đã giảng. Và<br />
đó là tác phẩm mà mình sẽ học hôm nay: Hoa Nghiêm Kim Sư Tử<br />
Chương.<br />
<br />
Kinh Đại Tiến Phúc tự, sa môn Pháp Tạng thuật<br />
Kinh ở đây là kinh đô Trường An đời Đường. Đại Tiến Phúc tự là nơi<br />
cư trú của thầy Pháp Tạng và thầy cũng đã tịch tại đây. Sa môn là<br />
tiếng gọi những vị tu sĩ. Ngày xưa người ta gọi Đức Thích Ca là sa<br />
môn Gautama. Sa môn, tiếng Phạn là sramana, có nghĩa là bần tăng,<br />
một ông thầy tu khiêm nhường.<br />
Thuật có nghĩa là kể lại. Thuật là một chữ rất là khiêm nhường. Thuật<br />
khác với tác. Tác có nghĩa là sáng tác. Người xưa rất là khiêm nhường,<br />
sự khiêm nhường đó được diễn tả bằng câu: thuật nhi bất tác. Câu đó<br />
có nghĩa là thầy đã sáng tác rất nhiều nhưng thầy chỉ nói đây là ý của<br />
Bụt, của tổ, của thầy mình, còn thầy chỉ lặp lại chứ không tự làm ra.<br />
Đó là tính khiêm nhường của những nhà trí thức ngày xưa. Tác giả là<br />
người tạo ra, còn thuật giả là người kể lại. Thầy Pháp Tạng đã dùng<br />
<br />
5 | Phần dẫn nhập<br />
<br />