intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

con sư tử vàng của thầy pháp tạng - phần 2

Chia sẻ: Loi K | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

47
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nội dung phần 2 của "con sư tử vàng của thầy pháp tạng" trình bày mười giáo của tông hoa nghiêm, luận bàn về năm giáo và 3 nội dung đầu của nhập niết bàn, hành tam quán và luận ngũ giáo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: con sư tử vàng của thầy pháp tạng - phần 2

9. Thành Bồ Đề<br /> (Thành tựu quả bồ đề)<br /> Thành Bồ Đề<br /> <br /> Thành tựu quả bồ đề<br /> <br /> Bồ đề, thử vân đạo dã, giác dã.<br /> Vị kiến sư tử chi thời, tức kiến<br /> nhất thiết hữu vi chi pháp, cánh<br /> bất đãi hoại, bổn lai tịch diệt. Ly<br /> chư thủ xả tức ư thử lộ, lưu<br /> nhập tát bà nhã hải, cố danh vi<br /> đạo. Tức liễu, vô thỉ dĩ lai sở<br /> hữu điên đảo, nguyên vô hữu<br /> thật, danh chi vi giác. Cứu cánh<br /> nhất thiết chủng trí, danh thành<br /> bồ đề.<br /> <br /> Bồ đề, tiếng Hán là đạo hay là giác.<br /> Khi thấy sư tử là thấy các pháp hữu<br /> vi, dù cho chưa đến lúc tàn hoại các<br /> pháp ấy vẫn nguyên là tịch diệt. Do<br /> không vướng vào nắm bắt hay ruồng<br /> bỏ, do nương vào lối ấy chảy vào<br /> được biển tát bà nhã, đó gọi là đạo<br /> (tát bà nhã: sarvajñāna, nhất thiết<br /> trí). Ta thấy được rằng từ vô thỉ đến<br /> nay, tất cả các nhận thức điên đảo<br /> đều nguyên không có thật thể, gọi là<br /> giác. Cái cứu cánh đầy đủ mọi thứ<br /> trí tuệ ấy được gọi là bồ đề.<br /> <br /> Bồ đề (Bodhi), tiếng Hán là đạo, là giác, thật ra là giác thì đúng hơn.<br /> Nhưng chữ đạo trong văn học trung quốc có ý vị của bản thể học, của<br /> giác ngộ. Có khi người ta nói là thành đạo. Đạo trước hết là con<br /> đường, nếu dịch chữ thì đạo (mārga) là con đường. Nhưng trong văn<br /> học trung quốc đạo không có nghĩa là con đường nữa mà là cái đích,<br /> là chỗ tới. Thành đạo là giác ngộ. Chữ bodhi dịch là giác thì đúng rồi<br /> mà dịch là đạo cũng đúng. Đạo ở đây là chỗ tới, là giác ngộ.<br /> Vị kiến sư tử thời tức kiến nhất thiết hữu vi chi pháp, cánh bất đãi hoại, bổn<br /> lai tịch diệt. Chữ tịch diệt có nghĩa là Niết Bàn, là vô vi, là bản thể. Tịch<br /> diệt là sự vắng lặng của ngôn thuyết, của ý niệm (the burning away,<br /> the extinction). Đây là sự dập tắt của tất cả ngôn ngữ, của tất cả ý<br /> niệm. Nhìn vào con sư tử chúng ta phải thấy tính cách tịch diệt của nó<br /> tức là phải thấy con sư tử như là một thực tại không sinh không diệt,<br /> không tới không đi, không có không không, không một không nhiều.<br /> <br /> 77 | 9 . T h à n h B ồ Đ ề<br /> <br /> Tịch diệt là Niết Bàn. Con sư tử không cần nhập Niết Bàn. Trong giờ<br /> này đây, nó đang là Niết Bàn, nó đang ở trong Niết Bàn rồi.<br /> Đám mây cũng vậy, đám mây giống như thuộc về thế giới hiện<br /> tượng, có sinh có diệt, có tới có đi. Nhưng nhìn cho kỹ thì đám mây<br /> đó đang an trú trong Niết Bàn tại vì bản chất của nó là không sinh<br /> không diệt, không tới không đi. Chúng sanh cũng vậy, mình thấy<br /> chúng sanh có sinh có diệt, có tới có đi, có còn có mất nhưng nhìn cho<br /> kỹ thì thấy bản chất của tất cả chúng sanh là không sinh không diệt,<br /> không tới không đi, không còn không mất. Không phải đợi cho chúng<br /> sanh chết đi, đợi cho đám mây mất đi rồi mới có không sinh không<br /> diệt mà nó đã không sinh không diệt ngay trong giờ phút này.<br /> Cánh bất đãi hoại có nghĩa là không cần phải đợi cho cái đó mất đi, tiêu<br /> diệt hay hủy hoại. Không phải là khi đám mây không còn nữa thì nó<br /> mới tịch diệt. Khi đám mây còn sờ sờ trước mặt mình thì nó đã tịch<br /> diệt rồi.<br /> Chữ nhập Niết Bàn có thể đưa tới sự hiểu lầm là Niết Bàn ở ngoài ta,<br /> ta chưa ở trong Niết Bàn. Nhưng sự thật thì tất cả các pháp đều an trú<br /> trong Niết Bàn. Niết Bàn tức là tịch diệt, là bản chất không sinh không<br /> diệt, không tới không đi, không còn không mất. Cái đó ta đang có chứ<br /> không phải ta đang đi tìm. Ta đi tìm Niết Bàn, đi tìm tịch diệt thì<br /> giống như đợt sóng kia đi tìm nước. Ngay trong giây phút hiện tại<br /> sóng đã là nước rồi, nó không cần phải tìm nước nữa. Niết Bàn, tịch<br /> diệt, đạo, giác ngộ cũng vậy, nó có sẵn rồi. Ta ở trong Niết Bàn, ở<br /> trong tịch diệt rồi. Chúng ta tưởng tượng có bồ đề, có đạo, có sự tịch<br /> diệt ở đâu đó và ta đi tìm nó, đó là một sự sai lầm rất lớn. Chúng ta<br /> đang an trú trong Niết Bàn.<br /> Cánh bất đãi hoại là không đợi tới sự tan rã rồi mới tịch diệt, mình tịch<br /> diệt ngay trong giờ phút này. Tịch diệt đây không có nghĩa là chết đi.<br /> Tịch diệt ở đây là vượt thoát có-không, còn-mất gọi là đương thế tiện<br /> thị. Đương thế tiện thị là ngay trong lúc bây giờ mình đã là cái đó rồi<br /> (you are already what you want to become). Cái đó đưa tới giáo lý vô<br /> đắc.<br /> <br /> 78 | 9 . T h à n h B ồ Đ ề<br /> <br /> Khi thấy sư tử là thấy các pháp hữu vi, dù cho chưa đến lúc tàn hoại các<br /> pháp ấy vẫn nguyên là tịch diệt. Do không vướng vào nắm bắt hay ruồng bỏ,<br /> do nương vào lối ấy chảy vào được biển tát bà nhã. Đây là phương tiện<br /> quyền xảo để đưa ta vào sự chứng ngộ. Tát bà nhã, tiếng Phạn là<br /> sarvajñāna, dịch là nhất thiết trí, là đi tìm cái vô vi, cái tịch diệt, cái bất<br /> sinh bất diệt trong cái có sinh có diệt. Bề ngoài nó trông như có sinh<br /> có diệt nhưng tiếp xúc cho kỹ thì thấy tự tánh của nó là bất sinh bất<br /> diệt. Chúng ta hay dùng đám mây, dùng tờ giấy hay dùng ngọn lửa<br /> và chứng minh rằng bản chất của đám mây, của tờ giấy hay của ngọn<br /> lửa là không tới không đi, không sinh không diệt, không có cũng<br /> không không. Nó không sinh không diệt, không đi không tới, không<br /> có không không ngay bây giờ chứ không phải đợi sau này mới có.<br /> Cho nên nói, tôi sẽ nhập Niết Bàn sau khi thân tôi tàn hoại, thì tức<br /> cười lắm!<br /> Do không vướng vào nắm bắt hay ruồng bỏ. Chữ nắm bắt hay ruồng bỏ rất<br /> quan trọng. Ta ruồng bỏ thế giới sinh diệt để chạy theo nắm bắt thế<br /> giới không sinh không diệt. Ngay chuyện đó ta đã kẹt rồi.. Ta ruồng<br /> bỏ sư tử để đi tìm vàng là như vậy. Khi thấy được đương thế tiện thị<br /> (đương thế là ngay trong tình trạng này), bây giờ ta đang an lạc rồi, ta<br /> đã là cái đó rồi, đừng tìm đâu xa nữa thì ta không có thái độ hoặc<br /> ruồng bỏ, chạy trốn hoặc đi tìm bắt. Khi buông bỏ được hai thái độ<br /> ruồng bỏ và tìm bắt rồi thì mình có cơ duyên đi vào nhất thiết trí (tát<br /> bà nhã).<br /> Ta thấy được rằng từ vô thỉ đến nay, tất cả các nhận thức điên đảo đều<br /> nguyên không có thật thể, gọi là giác. Nhận thức điên đảo là những cái<br /> thấy lộn ngược (upside down), trút đầu xuống đất. Tất cả nhận thức<br /> điên đảo như có-không hay còn-mất, những cái đưa tới thái độ ruồng<br /> bỏ hay nắm bắt, những cái làm cho mình buồn, mình lo, mình đam<br /> mê..., những cái đó không có thực thể. Thấy được điều đó gọi là giác.<br /> Giác tức là bồ đề, là cứu cánh của mọi thứ trí tuệ.<br /> <br /> 79 | 9 . T h à n h B ồ Đ ề<br /> <br /> 10. Nhập Niết Bàn<br /> (Thể nhập được niết bàn)<br /> Nhập Niết Bàn<br /> <br /> Thể nhập được Niết Bàn<br /> <br /> Kiến sư tử dữ kim nhị tướng<br /> câu tận, phiền não bất sinh. Hảo<br /> xú hiện tiền, tâm am như hải.<br /> Vọng tưởng đô tận vô chư bức<br /> bách, xuất triền ly chướng, vĩnh<br /> xả khổ nguyên, danh nhập Niết<br /> Bàn.<br /> <br /> Khi nhìn mà thấy được cả hai tướng<br /> sư tử lẫn vàng đều không còn nữa<br /> thì phiền não không còn sinh khởi.<br /> Dù cái đẹp hay cái xấu đang được<br /> trình bày trước mắt thì tâm mình<br /> cũng đã an như biển (lớn). Các vọng<br /> tưởng đã hết thì không còn gì bức<br /> bách được ta nữa. Ta ra khỏi được<br /> trần lụy và chướng ngại, vĩnh viễn<br /> bỏ lại nguồn gốc của khổ đau, đó gọi<br /> là thể nhập được Niết Bàn.<br /> <br /> Khi nhìn mà thấy được cả hai tướng sư tử lẫn vàng đều không còn nữa thì<br /> phiền não không còn sinh khởi. Mới nhìn, ta thấy vàng và sư tử khác<br /> nhau. Nhưng khi nhìn kỹ, ta thấy hai tướng đó không phải là hai<br /> tướng riêng biệt. Ta không phân biệt tổng tướng và biệt tướng, thành<br /> tướng và hoại tướng. Ta không bị tướng đánh lừa nữa thì phiền não<br /> không còn sinh khởi.<br /> Dù cái đẹp hay cái xấu đang được trình bày trước mắt thì tâm mình cũng đã<br /> an như biển lớn. Khi đó ta thấy được bản chất không dơ cũng không<br /> sạch, không thêm cũng không bớt, không xấu cũng không đẹp. Vì vậy<br /> tâm ta an, không chạy theo một cái và ruồng bỏ cái khác. Cái gì cũng<br /> mầu nhiệm, chủ thể mầu nhiệm, đối tượng cũng mầu nhiệm. Chủ thể<br /> và đối tượng không phải là hai cái tách riêng với nhau.<br /> Các vọng tưởng đã hết thì không còn gì bức bách ta được nữa. Ta đã ra khỏi<br /> được trần lụy và chướng ngại, vĩnh viễn bỏ lại nguồn gốc của khổ đau, đó<br /> gọi là thể nhập được Niết Bàn (vọng tưởng đô tận vô chư bức bách). Bức<br /> bách là ép buộc.<br /> <br /> 80 | 1 0 . N h ậ p N i ế t B à n<br /> <br /> Xuất triền ly chướng. Chướng là chướng ngại, ra khỏi những ràng buộc<br /> và rời bỏ những chướng ngại. Vĩnh xả khổ nguyên là vĩnh viễn buông<br /> bỏ, thoát khỏi nguồn gốc của khổ đau. Đó gọi là nhập Niết Bàn. Nhập<br /> Niết Bàn là do cái thấy của mình chứ không phải do hai chân mình đi<br /> vô. Chúng ta không cần phải đi đâu hết, chỉ cần thấy mà thôi.<br /> Bây giờ chúng ta thêm vào một chương nữa là chương Thực tập ba<br /> quán. Tông Hoa Nghiêm có pháp môn tam quán tại vì nếu đưa ra một<br /> tác phẩm mà không đưa ra phương pháp quán tưởng cụ thể thì hơi<br /> thiếu. Tôi đề nghị thêm hai chương nên mười thành mười hai chương.<br /> <br /> 81 | 1 0 . N h ậ p N i ế t B à n<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2