Công cụ điều hành chính sách tỷ giá
lượt xem 455
download
Tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ đươc chính phủ và NHTW sử dụng trong điều hành chính sách tiền tệ , nhằm thực hiện những mục tiêu về kinh tế tài chính .Để làm việc này Chính phủ và NHTW áp dụng các biện pháp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế quốc dân. Các biện pháp gồm có : Nhóm công cụ trực tiếp Mua bán ngoại hối trên thị trường : - Đây là nghiệp vụ dễ dàng thực hiện và có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.Nghiệp vụ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công cụ điều hành chính sách tỷ giá
- Công cụ điều hành chính sách tỷ giá Tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ đươc chính phủ và NHTW sử dụng trong điều hành chính sách tiền tệ , nhằm thực hiện những mục tiêu về kinh tế tài chính .Để làm việc này Chính phủ và NHTW áp dụng các biện pháp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế quốc dân. Các biện pháp gồm có : 1 . Nhóm công cụ trực tiếp 1.1 Mua bán ngoại hối trên thị trường : - Đây là nghiệp vụ dễ dàng thực hiện và có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.Nghiệp vụ này tác động đến cung tiền trong nước, NHTW đóng vai trò là người mua bán tiền tệ trực tiếp cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng tại một mức tỷ giá nào đó.Để công cụ này có hiệu quả thì quốc gia phải có lượng dự trữ ngoại tệ lớn. -Trong lưu thông khi mà ngoại tệ bị thừa dẫn đến ảnh hưởng đến đồng VND bị định giá cao làm ảnh hưởng đến xuất khẩu thì NHTW tiến hành mua mua ngoại tệ vào và đẩy VND ra nhằm làm tỷ giá ổn định. 1.2 Biện pháp kết hối -Là việc chính phủ quy định với các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. - Biện pháp này được áp dụng trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối. -Mục đích chính của biện pháp này là tăng cung ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phá giá đồng nội tệ. Ví dụ:Năm 1997 do ảnh hưởng của khủng hoản tiền tệ nên các doanh nghiệp đều giữ ngoại tệ làm cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối. CP ra quyết định 197/QĐ-TTg về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cu trú là các tổ chức với tỷ lệ kết hối bắt buộc là 80%.Sau một thời gian khi tình hình ngoại tệ đã bớt căng thẳng hơn thì 30/8/1999 CP đã có quyết định giảm tỷ lệ kết hối xuống còn 50% sau đó xuống 30%. -Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng người mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm mua ngoại tệ .Tất cả các biện pháp này để giảm áp lực thiếu hụt ngoại tệ, tránh đầu cơ và giữ cho tỷ giá cố định Tuy nhiên các biện pháp này có tính chất hành chính không phù hợp với xu thế tự do hóa và thương mại hóa nền kinh tế 2 Nhóm công cụ gián tiếp 2.1 Lãi suất tái chiết khấu Phương pháp lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là phương pháp được sử dụng vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài trong mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Khái niệm: Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHTW đánh vào các khoản tiền cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Lãi suất tái chiết khâu là một công cụ của
- chính sách tiền tệ để điều chỉnh lượng cung tiền và nó có tác động đến tỷ giá hối đoái. Cơ chế tác động: Dựa trên cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu sẽ làm mặt bằng lãi suất trên thị trường sẽ tăng. Cụ thể khi lãi suất cơ bản tăng thì lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tăng. Lãi suất tăng sẽ thu hút nhiều luồng vốn ngoại tệ chạy vào trong nước. Chính điều này sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng, trong khi cầu ngoại tệ không đổi làm cho đồng nội tệ lên giá tương đối so với đồng ngoại tệ. Điều này có nghĩa là tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi NHTW điều chỉnh giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ làm cho mặt bằng chung về lãi suất trên thị trường nước này giảm. Điều này làm cho các luồng vốn ngắn hạn nước ngoài đang đầu tư ở thị trường sinh lợi ít hơn so với thị trường ở nước ngoài. Dẫn đến tình trạng các luồng ngoại tệ rút ra khỏi nước này và đầu tư ở các nước khác, làm cho cung ngoại tệ giảm trong khi cầu không đổi và làm cho tỷ giá sẽ tăng lên Lãi suất và tỷ giá là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. . Vì vậy, trong quản lý vĩ mô chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, cách dùng lãi suất để điều hành chính sách tỷ giá cũng có những hạn chế nhất định. Bởi vì lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách gián tiếp, chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả . Phương án sử dụng công cụ lãi suất can thiệp tới tỷ giá vẫn là một trong những phương án được các nước sử dụng nhiều nhất trong các công cụ gián tiếp và nó tỏ ra có hiệu quả nhất 2.2 Thuế quan - Thuế quan là một trong những công cụ phổ biến nhất mà chính phủ dùng để hạn chế hay kích thích xuất nhập khẩu ,loại thuế này buộc nhà nhập khẩu phải nộp một tỷ lệ nhất định theo giá trị hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở giá quốc tế. Nên giá hàng nhập khẩu cao hơn hàng sản xuất trong nước.Điều naỳ lam tăng cầu hàng nội và dẫn tới tăng giá của đồng nội tệ về lâu dài làm giảm tỷ giá đẩy giá trị đồng nội tệ lên cao -Thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩu ,cầu ngoại tệ giảm nội tệ lên giá , làm giảm sức ép lên tỷ giá. Do đó kéo tỷ giá đi xuống dần dẫn đến thế cân bằng trên thị trường hối đoái. Khi thuế quan thấp có tác dụng ngược lại. .Vì vậy cho nên không nên áp đặt một mức thuế quá cao sẽ dẫn tới khả năng xuất khẩu bị giảm sút (do nội tệ lên giá), thuế quan cũng gây ra tệ nạn buôn lậu, thuế càng cao buôn lậu càng tăng và những điều này làm giảm phúc lợi chung do đó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế. - Đối với những nước có nền sản suất non trẻ thì thuế quan cũng là một cách để bảo hộ trước sự tấn công của hàng hoá các nước khác. 2.3 Hạn ngạch Hạn nghạch (hạn chế số lượng) là quy định một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian
- nhất định thông qua hình thức giấy phép. Hạn nghạch có tác dụng hạn chế nhập khẩu do đó có tác dụng lên tỷ giá tương tự như thuế quan.Dỡ bỏ hạn nghạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan thấp. Hiện nay các nước ít sử dụng hạn nghạch mà sử dụng thuế quan để thay thế cho hạn nghạch và đây cũng là quy định khi gia nhập WTO. Hạn nghạch nhập khẩu: + Đưa đến số lượng hạn chế của nhập khẩu, gây ra ảnh hưởng đến giá cả nội địa của hàng hoá + Có tác động tương đối giống thuế nhập khẩu + Dẫn đến sự lãng phí nguồn lực xã hội + Không đem lại thu nhập cho chính phủ nhưng đem lại lợi nhuận lớn cho người xin được giấy phép nhập khẩu từ chính phủ. Tác động của hạn nghạch +Giá nội địa của hàng hoá nhập khẩu sẽ tăng lên +Lãng phí nguồn lực xã hội + Có sự phân phối lại thu nhập Chính phủ không nhận được khoản thu về thuế (trừ hạn nghạch thuế quan) Ví dụ: Trong tháng 7/2010 Bộ công thương đã bổ sung lượng hạn nghạch thuế quan nhập khẩu đường tinh luyện và đường thô năm 2010 lên 100.000 tấn.Trước đó bộ này đã ra hạn nghạch lần 1 là 50.000 tấn 2.4 Giá cả Thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất.Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, làm tăng cung ngoại tệ, nội tệ lên giá.Chính phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, bù giá làm tăng nhập khẩu nội tệ giảm giá. Trợ cấp chia làm 2 loại: trực tiếp bổ trợ tức là trực tiếp chi tiền cho nhà xuất khẩu và gián tiếp bổ trợ tức là ưu đãi về tài chính về một số mặt hàng cho nhà xuất khẩu như ưu đãi về thuế trong nước, thuế xuất khẩu….. Khi mức giá cả hàng hóa , dịch vụ trong nước tăng so với mức giá cả hàng hóa dịch vụ nước ngoài,các hãng sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng ,các hãng sản xuất của một nước nói chung có xu hướng thu hệp qui mô sản xuất do chi phí đầu vào tăng.Do đó xuất khẩu giảm ,cung ngoại tệ giảm ,đồng thời cầu về hàng ngoại tăng cầu D1,D2 :Đường cầu ngoại tệ S1 ,S2 :Đường cung ngoại tệ
- Sự dịch chuyển đường cung và đường cầu ngoại tệ do tác động gia tăng của mức giá cả hàng hóa của một nước làm cho tỷ giá hối đoái tăng và đồng tiền của nước đó giảm.Như vậy về lâu dài sự gia tăng trong mức giá của một nước so với mức giá của nước ngoài sẽ làm tỷ giá biến đổi theo hướng tăng lên và đồng tiền của nước đó giảm. 2.5 Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM Khi thị trường khan hiếm ngoại hối thì NHTW có thể tăng dự trữ ngoại hối đối với các khoản ngoại tệ huy động được của các NHTM , chi phí huy động ngoại tệ tăng cao NHTM phải hạ lãi suất huy động để tránh bị lỗ khiến cho việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn so với việc nắm giữ nội tệ tăng cung ngoại tệ trên thị trường, tỷ giá giảm. Ví dụ: ngày 18/1/2010 NHNN đã có quyết định 74/QĐNHNN điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng.Theo đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đã giảm mạnh cụ thể tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; giảm mạnh so với mức 7% áp dụng từ 1/1/2009. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (trước đó là 3%).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam
6 p | 1490 | 836
-
Điều hành chính sách tỷ giá của NHNN VN qua các giai đoạn
10 p | 1784 | 688
-
Nhìn lại các công cụ của chính sách tiền tệ thời gian qua và một vài đề xuất
10 p | 585 | 406
-
Trái phiếu chính phủ
7 p | 206 | 58
-
Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2022 nhằm ứng phó với các cú sốc
10 p | 52 | 18
-
Nhìn lại các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ 2011 đến 2015
20 p | 146 | 16
-
Sử dụng công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam từ năm 2011 đến nay
10 p | 105 | 13
-
Thành công điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 nhìn từ góc độ công cụ lãi suất
6 p | 96 | 9
-
Mối quan hệ giữa độ bất ổn của thị trường chứng khoán và độ bất ổn của các công cụ điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam
19 p | 81 | 7
-
Sự linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam và một số khuyến nghị
3 p | 83 | 7
-
Tài chính “xô ngã” chứng khoán?
4 p | 76 | 7
-
Nhìn lại các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ năm 2011 đến 2015
20 p | 71 | 6
-
Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
6 p | 41 | 6
-
Diễn biến lạm phát và dự báo điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương các nền kinh tế phát triển trong giai đoạn hiện nay
16 p | 21 | 6
-
Đánh giá việc sử dụng công cụ hạn mức tín dụng trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn từ 2011 đến nay
16 p | 32 | 5
-
Kiểm soát linh hoạt mức cung tiền trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2014
19 p | 38 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 12 - Phạm Thị Mỹ Châu
7 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn