intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nhập môn Tài chính tiền tệ 2 - Nguyễn Thúy Quỳnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nhập môn Tài chính tiền tệ 2 cung cấp các kiến thức cơ bản về: Chức năng, hoạt động của trung gian tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng; Hoạt động và công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHTW; Thanh toán và tín dụng quốc tế; Cấu trúc tài chính: sự lựa chọn nghịch, rủi ro đạo đức,..

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nhập môn Tài chính tiền tệ 2 - Nguyễn Thúy Quỳnh

  1. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 Trường Đại học Dân lập Văn Lang Khoa Tài chính - Ngân hàng GIỚI THIỆU MÔN HỌC NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 2 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh Email: nguyenthuyquynh@vanlanguni.edu.vn ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI LƯỢNG MÔN HỌC  Sinh viên năm 2, ngành Tài chính - Ngân hàng  Đã học môn Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, NMTCTT 1  Thời lượng: 45 tiết 2 MỤC TIÊU MÔN HỌC  Cung cấp các kiến thức cơ bản về:  Chức năng, hoạt động của trung gian tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng.  Hoạt động và công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHTW.  Thanh toán và tín dụng quốc tế.  Cấu trúc tài chính: sự lựa chọn nghịch, rủi ro đạo đức,..  Ứng dụng lý thuyết tài chính để phân tích tình hình thực tế. 3 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 1
  2. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN  Trước khi đến lớp:  Đọc giáo trình, xem tài liệu liên quan đến bài học.  Làm bài tập, trả lời câu hỏi.  Tham gia thảo luận trên trang web.  Trên lớp:  Chú ý nghe giảng.  Tham gia xây dựng bài. 4 THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ  Quá trình: 40%  Tham dự lớp, phát biểu 10%  Thuyết trình 15%  Kiểm tra giữa kỳ 15%  Kiểm tra cuối kỳ: 60% =============================== Ghi chú cho phần thuyết trình: - Thuyết trình trên lớp theo đúng lịch phân công - Nộp tiểu luận vào tuần 14 (nội dung + bảng đáng giá các thành viên) 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Giáo trình chính:  Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (Đồng chủ biên) - Nhập môn tài chính tiền tệ - NXB LĐXH 2008  Tài liệu tham khảo khác:  Trần Viết Hoàng - Nguyên lý tiền tệ và thị trường tài chính – NXB ĐHQG 2010  Đề cương bài giảng do GV cung cấp  Văn bản pháp luật  Tạp chí, sách báo  Các trang web thông tin kinh tế 6 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 2
  3. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 NỘI DUNG MÔN HỌC Chương Tên chương Số tiết 1 Các trung gian tài chính 6 tiết 2 Ngân hàng thương mại 12 tiết 3 Ngân hàng trung ương 12 tiết 4 Chính sách tài chính quốc gia Việt Nam 3 tiết 5 Thanh toán và tín dụng quốc tế 9 tiết 6 Phân tích kinh tế cấu trúc tài chính 3 tiết 7 Trường Đại học Dân lập Văn Lang Khoa Tài chính - Ngân hàng CHƯƠNG 1 CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh Email: nguyenthuyquynh@vanlanguni.edu.vn NỘI DUNG  1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại  1.2. Vai trò của trung gian tài chính  1.3. Đặc điểm một số trung gian tài chính 9 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 3
  4. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI 1.1.1. Khái niệm  Trung gian tài chính là những tổ chức thực hiện huy động nguồn tiền của những những người tiết kiệm cuối cùng và sau đó cung cấp cho những người cần vốn cuối cùng. 10 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI (TT.) 1.1.2. Đặc điểm  Là cơ sở kinh doanh tiền tệ và GTCG, được tổ chức và hoạt động để đạt mục tiêu sinh lời.  Tiến trình tạo ra các đầu ra gồm 2 giai đoạn: (i) huy động nguồn tiền của những người tiết kiệm cuối cùng, (ii) chuyển số vốn tiết kiệm cho một số người cần vốn cuối cùng.  Đảm nhận những hoạt động trung gian: trung gian mệnh giá, trung gian rủi ro ngầm định, trung gian kỳ hạn, trung gian thanh khoản, trung gian thông tin. 11 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI (TT.) 1.1.3. Phân loại  Căn cứ đặc điểm hoạt động: NHTM, quỹ tiết kiệm, quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hỗ tương,..  Căn cứ mức độ thực hiện chức năng trung gian tài chính: định chế nhận tiền gửi, định chế tiết kiệm theo hợp đồng, định chế trung gian đầu tư. 12 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 4
  5. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 1.2. VAI RÒ CỦA TRUNG GIAN TÀI CHÍNH  Chu chuyển các nguồn vốn thông qua các kênh: trong nước và nước ngoài.  Giảm chi phí giao dịch của xã hội  Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng: lựa chọn đối nghịch, rủi ro đạo đức.  Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn cuộc sống XH. 13 1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 1.3.1. Ngân hàng trung gian  Đóng vai trò quan trọng về khả năng thu hút vốn nhàn rỗi trong công chúng.  Cơ cấu nguồn vốn huy động đa dạng  Thực hiện cấp tín dụng dưới hình thức: cho vay, chiết khấu thương phiếu và GTCG, cho thuê tài chính, bảo lãnh,...  Đa dạng về loại hình sở hữu. 14 1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH (TT.) 1.3.2. Các định chế phi NH  Quỹ tín dụng  Quỹ đầu tư  Công ty tài chính  Công ty bảo hiểm 15 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 5
  6. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH (TT.) 1.3.2. Các định chế phi NH  Công ty bảo hiểm:  Bảo hiểm về bản chất là sự chia nhỏ rủi ro, trong đó công ty bảo hiểm đứng ra cam kết thực hiện hợp đồng bồi thường theo quy định của pháp luật cho người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro, tổn thất, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm phí.  Công ty bảo hiểm được xem là “lá chắn” về kinh tế, bảo vệ cho tổ chức, cá nhân. 16 1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH (TT.) 1.3.2. Các định chế phi NH  Công ty bảo hiểm:  Nguyên tắc hoạt động:  Lấy số đông bù đắp số ít  Phí bảo hiểm được xây dựng gắn liền với giá cả của rủi ro  Lựa chọn rủi ro kinh doanh 17 1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH (TT.) 1.3.2. Các định chế phi NH  Công ty bảo hiểm:  Cơ chế phân phối tài chính:  Tái bảo hiểm: phương thức phân tán rủi ro theo chiều dọc, bằng cách chuyển giao phần rủi ro vượt quá khả năng gánh chịu của DN cho một công ty tái bảo hiểm đảm nhận, qua việc thỏa thuận trả một khoản phí cho công ty tái bảo hiểm. Nếu xảy ra rủi ro tổn thất lớn, công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm trong năng lực tài chính của mình. 18 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 6
  7. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH (TT.) 1.3.2. Các định chế phi NH  Công ty bảo hiểm:  Cơ chế phân phối tài chính:  Đồng bảo hiểm: phương thức phân tán rủi ro theo chiều ngang, bằng cách tập nhiều DN cùng tham gia bảo hiểm cho một đối tượng. Rủi ro tổn thất của đối tượng này được các DNBH cùng gánh chịu theo tỷ lệ đã thỏa thuận trước đó. 19 Chương tiếp theo 20 Trường Đại học Dân lập Văn Lang Khoa Tài chính - Ngân hàng CHƯƠNG 2 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh Email: nguyenthuyquynh@vanlanguni.edu.vn GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 7
  8. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 NỘI DUNG  2.1. Quá trình ra đời và phát triển của NH  2.2. Chức năng của NHTM  2.3. Phân loại NHTM  2.4. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM  2.5. Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của NH  2.6. Các vấn đề cơ bản về quản trị NH 22 2.1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN NH  Sự ra đời và phát triển của NHTM gắn liền với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường.  Các giai đoạn phát triển:  Hoạt động độc lập, thực hiện các chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, phát hành GTCG.  Chỉ làm chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán.  Mở rộng các nghiệp vụ: huy động vốn thời gian dài hơn, thực hiện các khoản tín dụng trung dài hạn và đầu tư tài chính. 23 2.1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN NH (TT.)  Khái niệm:  Theo Luật số 47/2010/QH12:  “NHTM là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.”  “TCTD là DN được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động NH.”  “Hoạt động NH là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ NH.” 24 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 8
  9. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 2.2. CHỨC NĂNG CỦA NHTM 2.2.1. Trung gian tín dụng  NHTM đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian, đứng ra tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ nơi này để điều chuyển đến nơi khác.  Thực hiện nhiệm vụ: huy động và cấp tín dụng.  Mang lợi ích cho người gửi tiền, người vay, NHTM, nền kinh tế. 25 2.2. CHỨC NĂNG CỦA NHTM (TT.) 2.2.2. Trung gian thanh toán  NHTM đóng vai trò là một đơn vị trung gian tổ chức thực hiện thanh toán, chi trả thay cho KH của mình.  Thực hiện các nhiệm vụ: mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho KH, quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho KH, tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các KH. 26 2.2. CHỨC NĂNG CỦA NHTM (TT.) 2.2.3. Cung cấp các dịch vụ tài chính  Được thực hiện dựa trên việc khai thác các lợi thế so sánh về:  Ưu thế về cơ sở vật chất  Tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa của đội ngũ nhân viên.  Ưu thế về thông tin  Các dịch vụ tài chính được cung cấp cho thị trường tài chính: tư vấn tài chính, môi giới tài chính, dịch vụ NH điện tử… 27 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 9
  10. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 2.3. PHÂN LOẠI NHTM  Căn cứ phạm vi hoạt động và tính chất kinh tế: NHTM chuyên doanh, NHTM hỗn hợp  Căn cứ tính chất sở hữu: NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài, NHTM nước ngoài. 28 2.4. CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NHTM  Bảng cân đối tài sản của NHTM: Tài sản có (Tài sản) Tài sản nợ (Nguồn vốn) 1. Nguồn vốn của NH (vốn 1. Các khoản vốn bằng tiền điều lệ, quỹ và LN chưa 2. Vốn tín dụng phân phối) 3. Vốn tài sản phục vụ kinh 2. Nguồn vốn tín dụng (tiền doanh NH gửi, vốn vay, phát hành 4. Vốn đầu tư tài chính GTCG) Tổng tài sản Tổng nguồn vốn 29 2.4. CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NHTM (TT.) 2.4.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn  Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của NH:  Vốn tự có:  Bao gồm: vốn điều lệ, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phát triển nghiệp vụ, LN không chia và một số TS nợ khác theo quy định.  Có tính ổn định cao, không ngừng gia tăng, tỷ trọng nhỏ 30 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 10
  11. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 2.4. CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NHTM (TT.) 2.4.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn  Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của NH:  Vốn huy động:  Vốn của các chủ thể khác trong nền kinh tế được NH tạm thời quản lý và sử dụng kinh doanh trong thời gian nhất định, sau đó sẽ hoàn trả lại cho chủ sở hữu.  Hình thành từ: nhận tiền gửi, phát hành GTCG 31 2.4. CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NHTM (TT.) 2.4.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn  Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của NH:  Vốn vay:  Nguồn vốn tài trợ từ các NH, TCTC khác cho NHTM để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của NH.  Hình thành từ việc đi vay trong nước và nước ngoài. 32 2.4. CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NHTM (TT.) 2.4.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn  Các nghiệp vụ:  Nghiệp vụ vốn tự có  Nghiệp vụ huy động vốn  Nghiệp vụ vay vốn  Nghiệp vụ khác 33 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 11
  12. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 2.4. CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NHTM (TT.) 2.4.2. Nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn  Cơ cấu:  Vốn tài sản phục vụ kinh doanh NH: hình thành từ nghiệp vụ mua sắm TS của NHTM. Trong quá trình hoạt động, NHTM phải luôn quan tâm đối mới cơ sở vật chất tương ứng với quy mô kinh doanh và nâng cao chất lượng phục vụ KH. 34 2.4. CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NHTM (TT.) 2.4.2. Nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn  Cơ cấu:  TS bằng tiền mặt:  Tiền mặt tại quỹ  Tiền gửi tại NH khác  Tiền gửi tại NHTW: bao gồm tiền gửi DTBB theo quy định của NHTW và tiền gửi thanh toán Số tiền gửi đầu Số tiền gửi cuối tháng trước + tháng trước Số tiền DTBB Tỷ lệ phải trích lập = X DTBB 2 35 2.4. CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NHTM (TT.) 2.4.2. Nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn  Cơ cấu:  TS tín dụng:  Cho vay (Loan)  Chiết khấu (Discount)  Cho thuê tài chính (Financial leasing)  Bao thanh toán (Factoring)  Thấu chi (Overdraft)  … 36 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 12
  13. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 2.4. CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NHTM (TT.) 2.4.2. Nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn  Cơ cấu:  Đầu tư:  Đầu tư trực tiếp:  Hùn vốn  Liên doanh với các TCTC khác  Đầu tư gián tiếp:  Mua cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu và các GTCG khác 37 2.4. CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NHTM (TT.) 2.4.2. Nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn  Các nghiệp vụ:  Đầu tư xây dựng cơ bản  Thiết lập dự trữ  Cấp tín dụng  Đầu tư vào các lĩnh vực khác 38 2.4. CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NHTM (TT.) 2.4.3. Nghiệp vụ trung gian  Dịch vụ ngân quỹ  Dịch vụ thanh toán  Dịch vụ giữ hộ tài sản  Kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ  Tư vấn tài chính  … 39 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 13
  14. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 2.5. THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA NHTM  Thu nhập:  Thu từ lãi  Thu ngoài lãi  Chi phí:  Chi phí trả lãi  Chi phí ngoài lãi  Chi phí dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng 40 2.5. THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA NHTM (TT.)  Lợi nhuận:  Là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của NHTM.  Mức LN càng cao, càng giúp cho NH gia tăng tỷ lệ trích lập các quỹ bổ sung vốn, dự phòng tài chính, phát triển kỹ thuật nghiệp vụ NH,…  Theo phương pháp thực hành kế toán: Lợi nhuận Tổng Tổng của NHTM = - thu nhập chi phí 41 2.5. THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA NHTM (TT.)  Tỷ lệ về hiệu suất sử dụng vốn: Thu nhập lãi + Thu nhập ngoài lãi Tổng thu nhập từ hoạt động trên tổng TS = Tổng TS  Tỷ lệ tài sản sinh lời: Cho vay + cho thuê + Tỷ lệ TS Tổng TS sinh lời đầu tư chứng khoán = + sinh lời Tổng TS Tổng TS 42 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 14
  15. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 2.5. THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA NHTM (TT.)  Các chỉ số chủ yếu phản ánh khả năng sinh lời trong hoạt động NH: Thu nhập sau thuế Tỷ lệ thu nhập = trên tổng TS (ROA) Tổng TS Thu nhập sau thuế Tỷ lệ thu nhập trên VCSH (ROE) = Vốn chủ sở hữu 43 2.5. THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA NHTM (TT.)  Tỷ lệ thu nhập trên cổ phiếu: Thu nhập sau thuế Tỷ lệ thu nhập = trên cổ phiếu Tổng số cổ phiếu thường hiện hành 44 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH  Bốn vấn đề cần được quan tâm:  Quản trị thanh khoản  Quản trị tài sản  Quản trị nguồn vốn  Quản trị tính phù hợp của vốn NH 45 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 15
  16. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH (TT.) 2.6.1. Quản trị thanh khoản và vai trò của dự trữ  TH1: NH nắm giữ đủ lượng dự trữ dôi dư  Bảng tổng kết tài sản ban đầu: ĐVT: triệu USD Tài sản Nguồn vốn Dự trữ 20 Tiền gửi 100 Cho vay 80 Vốn NH 10 Chứng khoán 10 Tổng cộng 110 Tổng cộng 110 46 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH (TT.) 2.6.1. Quản trị thanh khoản và vai trò của dự trữ  TH1: NH nắm giữ đủ lượng dự trữ dôi dư  Giả sử tỷ lệ DTBB là 10%: ĐVT: triệu USD Tài sản Nguồn vốn DTBB Tiền gửi Dự trữ dôi dư Cho vay Vốn NH Chứng khoán 47 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH (TT.) 2.6.1. Quản trị thanh khoản và vai trò của dự trữ  TH1: NH nắm giữ đủ lượng dự trữ dôi dư  Khi KH rút 10 triệu USD tiền gửi tiết kiệm: ĐVT: triệu USD Tài sản Nguồn vốn 48 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 16
  17. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH (TT.) 2.6.1. Quản trị thanh khoản và vai trò của dự trữ  TH2: NH không nắm giữ đủ lượng dự trữ dôi dư  Bảng tổng kết tài sản ban đầu: ĐVT: triệu USD Tài sản Nguồn vốn Dự trữ 20 Tiền gửi 100 Cho vay 80 Vốn NH 10 Chứng khoán 10 Tổng cộng 110 Tổng cộng 110 49 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH (TT.) 2.6.1. Quản trị thanh khoản và vai trò của dự trữ  TH2: NH không nắm giữ đủ lượng dự trữ dôi dư  Giả sử tỷ lệ DTBB là 10%: ĐVT: triệu USD Tài sản Nguồn vốn DTBB Tiền gửi Dự trữ dôi dư Cho vay Vốn NH Chứng khoán Tổng cộng Tổng cộng 50 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH (TT.) 2.6.1. Quản trị thanh khoản và vai trò của dự trữ  TH2: NH không nắm giữ đủ lượng dự trữ dôi dư  Khi KH rút 10 triệu USD tiền gửi tiết kiệm: ĐVT: triệu USD Tài sản Nguồn vốn 51 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 17
  18. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH (TT.) 2.6.2. Quản trị tài sản  Để tối đa hóa LN, NH cần thực hiện 3 mục tiêu:  Tìm kiếm lợi tức cao nhất từ các khoản cho vay và chứng khoán  Giảm thiểu rủi ro  Đảm bảo tính thanh khoản 52 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH (TT.) 2.6.2. Quản trị tài sản  Để thực hiện 3 mục tiêu, có 4 cách cơ bản:  Tìm kiếm các KH sẵn sàng trả lãi suất cao cho các khoản vay và không có rủi ro vỡ nợ.  Mua được các chứng khoán đem lại lợi tức cao và có mức rủi ro thấp.  Đa dạng hóa TS của NH  Nắm giữ một số chứng khoán có tính thanh khoản cao, ngay khi chúng đem lại lợi tức thấp hơn các TS khác 53 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH (TT.) 2.6.3. Quản trị nguồn vốn  Nguyên tắc:  Sử dụng các công cụ huy động vốn đa dạng, giảm thiểu chi phí, hạn chế rủi ro, phù hợp với đặc điểm hoạt động của NH.  Giải quyết thỏa đáng 2 yêu cầu là chi phí thấp và quy mô lớn.  Chấp hành các quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn huy động. 54 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 18
  19. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH (TT.) 2.6.3. Quản trị nguồn vốn  Xác định tỷ lệ an toàn về vốn tự có tối thiểu: Vốn tự có Tỷ lệ an toàn về vốn = tự có tối thiểu Tổng TS “có” rủi ro  Tổng TS “có” rủi ro bao gồm: giá trị các khoản tiền trong quá trình thu, tài sản tín dụng (trừ các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ theo hợp đồng ủy thác, chiết khấu, cho vay có đảm bảo bằng GTCG do chính NH phát hành,..), tài sản đầu tư tài chính,.. 55 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH (TT.) 2.6.4. Quản trị tính thích hợp của nguồn vốn  NH đưa ra quyết định về lượng vốn cần nắm giữ vì 3 nguyên nhân:  Vốn chủ sở hữu của NH góp phần phòng ngừa sự sụp đổ NH  Lượng vốn ảnh hưởng đến lợi tức của những người sở hữu NH  Các cơ quan điều hành thường yêu cầu NH phải có một số vốn sở hữu tối thiểu 56 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH (TT.) 2.6.4. Quản trị tính thích hợp của nguồn vốn  Mối quan hệ giữa vốn và sự sụp đổ của NH  Bảng tổng kết ban đầu của NH có vốn lớn: ĐVT: triệu USD Tài sản Nguồn vốn Dự trữ 10 Tiền gửi 90 Cho vay 90 Vốn NH 10 Tổng cộng 100 Tổng cộng 100 57 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 19
  20. Bài giảng môn học: Nhập môn TCTT 2 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH (TT.) 2.6.4. Quản trị tính thích hợp của nguồn vốn  Mối quan hệ giữa vốn và sự sụp đổ của NH  Bảng tổng kết ban đầu của NH có vốn nhỏ: ĐVT: triệu USD Tài sản Nguồn vốn Dự trữ 10 Tiền gửi 96 Cho vay 90 Vốn NH 4 Tổng cộng 100 Tổng cộng 100 58 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH (TT.) 2.6.4. Quản trị tính thích hợp của nguồn vốn  Mối quan hệ giữa vốn và sự sụp đổ của NH  Nợ xấu 5 triệu USD được xóa tại NH có vốn lớn: ĐVT: triệu USD Tài sản Nguồn vốn 59 2.6. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ NH (TT.) 2.6.4. Quản trị tính thích hợp của nguồn vốn  Mối quan hệ giữa vốn và sự sụp đổ của NH  Nợ xấu 5 triệu USD được xóa tại NH có vốn nhỏ: ĐVT: triệu USD Tài sản Nguồn vốn 60 GVHD: Nguyễn Thúy Quỳnh 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2