intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ blockchain và kế toán tam phân, nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán tại Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Công nghệ blockchain và kế toán tam phân, nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán tại Việt Nam" sử dụng SPSS để phân tích bảng hỏi với 215 người tham gia trả lời, dữ liệu thu được năm 2019 cung cấp bằng chứng về tác động tích cực của 4 nhân tố (Nhận thức về sự hữu ích, Nhận thức về rủi ro, Tính so sánh, Tính phức tạp) tới thái độ và thái độ cũng ảnh hưởng tích cực tới ý định áp dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực kế toán/kiểm toán. Tuy nhiên, Nhận thức về tính dễ sử dụng lại không có dấu hiệu về sự ảnh hưởng tới thái độ sử dụng Blockchain. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ blockchain và kế toán tam phân, nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN VÀ KẾ TOÁN TAM PHÂN, NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM BLOCKCHAIN TECHNOLOGY AND THE TRIPLE - ENTRY ACCOUNTING, A RESEARCH IN ACCOUNING AND AUDITING IN VIETNAM TS. Nguyễn Hà Linh, TS. Hoàng Thị Thu Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Blockchain được biết đến là một công nghệ đầy sáng tạo và nổi bật trong những năm gần đây. Việc sử dụng blockchain sẽ giúp dữ liệu được lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số và được kiểm chứng bởi một mạng lưới những người tham gia, chính vì vậy nhiều chức năng của kế toán kiểm toán sẽ được thực hiện một cách tự động, nhanh hơn và ít lỗi hơn. Dựa trên cách tiếp cận của kế toán tam phân, chủ đề về blockchain trong kế toán/kiểm toán và nhận thức của những người làm việc trong lĩnh vực kế toán kiểm toán sẽ được nghiên cứu trong bài viết này dựa trên nền tảng lý thuyết Chấp nhận công nghệ TAM và Lý thuyết lan tỏa đổi mới IDT. Nghiên cứu sử dụng SPSS để phân tích bảng hỏi với 215 người tham gia trả lời, dữ liệu thu được năm 2019 cung cấp bằng chứng về tác động tích cực của 4 nhân tố (Nhận thức về sự hữu ích, Nhận thức về rủi ro, Tính so sánh, Tính phức tạp) tới thái độ và thái độ cũng ảnh hưởng tích cực tới ý định áp dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực kế toán/kiểm toán. Tuy nhiên, Nhận thức về tính dễ sử dụng lại không có dấu hiệu về sự ảnh hưởng tới thái độ sử dụng Blockchain. Từ khóa: Blockchain, Việt Nam, Kế toán, Kiểm toán ABSTRACT Blockchain has been known as one of the most sounding innovation technology of our time in recent years. By using blockchain, data can be stored digitally and verified by network of participants, many functions of accounting and auditing can be processed automatically, rapidly and less errorneously. Based on triple entry accounting approach, this study aims at blockchain technology in accounting/auditing and the perceptions of people who are specialized in Accounting/Auditing to Blockchain technology based on integrating Technology Acceptance Model and Innovation Diffusion Theory. Using SPSS for analyzing data of answered questionnaires from 215 respondents, the results provided the evidences about positive effects between four variables (Perceived Usefulness, Perceived Risk, Comparability and Complexity) and Attitude towards application of Blockchain Technology in accounting and auditing field, and this attitude also have positive relation with Intention to use this innovative technology. However, perceived ease of use did not have any significance related to Attitude. Keywords: Blockchain, Vietnam, Accounting, Auditing 152
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu vể blockchain trong kế toán – kiểm toán Thế giới không ngừng vận động và phát riển cùng với những phát minh đột phá, đặc biệt là về công nghệ. Hiện nay, chúng ta đang trải qua cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, với trọng tâm là xây dựng một thế giới vạn vật kết nối (Internet of things) dựa trên nền tảng công nghệ số (trí tuệ nhân tạo AI, dữ liệu lớn Big data …), công nghệ thông minh được tích hợp để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Hướng tới một thế giới siêu kết nối, công nghệ Blockchain (chuỗi khối – một chuỗi các khối liên kết với nhau) là một hệ cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin, trong đó, các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Sử dụng blockchain, dữ liệu sẽ không thể hay đổi khi đã nằm trên hệ thống. Vì vậy, Blockchain phù hợp để ghi lại những sự kiện, giao dịch, hồ sơ giấy tờ, danh tính và chứng minh nguồn gốc (Potekhina & Riumkin, 2017). Hiện nay, Blockchain trở thành mối quan tâm và là tiêu điểm của nhiều hội thảo, tọa đàm về công nghệ kỹ thuật số bởi công nghệ này có tính năng ưu việt, dễ dàng sử dụng, phổ cập đại chúng. Trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, Blockchain có thể hiểu đơn giản như một cuốn sổ cái điện tử, nơi các giao dịch được xác minh, lưu trữ an toàn trên một mạng lưới, được kết nối và quản lý bởi các bên liên quan tham gia hệ thống. Blockchain có nhiều ưu điểm vượt trội như: không thể làm giả hoặc bị phá hủy, bất biến, tính bảo mật cao và rất minh bạch, các điều khoản hợp đồng được tự động thực hiện một cách chính xác theo đúng thỏa thuận mà không cần sự giám sát từ bất kỳ bên nào hay qua trung gian nào khác. Là một giải pháp công nghệ tài chính của tương lai, Blockchain được đánh giá là nhóm công cụ vượt trội về tính bảo mật và tính minh bạch do đó sẽ giúp giảm gian lận và điều đó củng cố lòng tin của công chúng với các dữ liệu tài chính. Trong lĩnh vực kế toán, công nghệ Blockchain sẽ đem lại nhiều cơ hội mới cũng như nhiều thách thức cho các kiểm toán viên và kế toán viên trong tương lai. Lazanis (2015) chỉ ra rằng Blockchain trong lĩnh vực kế toán có thể làm giảm vai trò của kế toán viên và kiểm toán viên vì sự tự động hóa các công nghệ. Việc ứng dụng Blockchain rõ ràng sẽ đem lại một kỷ nguyên mới cho tương lai của nghành kế toán – kiểm toán ở khắp các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việt Nam là quốc gia đang phát triển với dân số trẻ, tiềm năng sử dụng công nghệ ở Việt Nam chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Nói cách khác, tiềm năng ứng dụng của công nghệ Blockchain tại Việt Nam là hết sức triển vọng. Tuy vậy, để ứng dụng Blockchain thì Việt Nam cũng có sự chuẩn bị tốt về nguồn lực con người cũng như nguồn lực tài chính. Tại Việt Nam, các bài viết giới thiệu về công nghệ Blockchain khá đa dạng nhưng hiếm thấy có nghiên cứu chính thống liên quan tới Blockchain trong kế toán – kiểm toán. Nghiên cứu này muốn đánh giá thái độ và ý định của những người hành nghề kế toán kiểm toán cũng như các nhà quản lý khi đứng trước một công nghệ mới của nhân loại và phải cân nhắc giữa sự an toàn về vị trí công việc nghề nghiệp và những lợi thế mà công nghệ Blockchain đem lại trong điều kiện hạn chế về nguồn lực tại một nước đang phát triển như Việt Nam. Với những lý do kể trên, nghiên cứu này với chủ đề “Blockchain và tương lai của nghành kế toán - kiểm toán tại Việt Nam: tiếp cận trên cơ sở lý thuyết kế toán tam phân” là một nghiên cứu kỳ vọng sẽ có đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu này được tiến hành dựa 153
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), mô hình chấp nhận/lan tỏa cái mới (Innovation Adoption/Diffusion Theory) và lý thuyết kế toán tam phân (Triple entry accounting). Ứng dụng công nghệ số trong xử lý dữ liệu tài chính kế toán không còn xa lạ với những người hành nghề kế toán kiểm toán trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc ứng dụng sự đột phá của công nghệ tài chính Fintech Blockchain là một xu thế khó tránh khỏi của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy vậy, bên cạnh nhiều rào cản ở Việt Nam về nguồn nhân lực cũng như nguồn tài chính, việc e ngại công nghệ Blockchain sẽ giảm vai trò của kế toán viên – kiểm toán viên cũng sẽ ảnh hưởng tới việc triển khai ứng dụng công nghệ này. Nghiên cứu muốn đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ và ý định của những người hành nghề kế toán kiểm toán cũng như các nhà quản lý khi đứng trước một công nghệ mới của nhân loại và phải cân nhắc giữa sự an toàn về vị trí công việc nghề nghiệp và những lợi thế mà công nghệ Blockchain đem lại trong điều kiện hạn chế về nguồn lực tại một nước đang phát triển như Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết 2.1. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu Lý thuyết về sự lan tỏa đổi mới Rogers (1983), Rogers (1995) là người đặt nền móng cho những nghiên cứu và những tranh luận về lý thuyết chấp nhận sự đổi mới khi phân tích các đặc điểm của những nhóm người khác nhau và mức độ chấp nhận một sự sáng tạo mới. Dù là các công ty truyền thống hay các công ty trong thời đại số thì họ đều mong muốn sản phẩm mới của họ thu hút được càng nhiều khách hàng càng tốt, làm thế nào để có thể tác động nhóm người chưa chấp nhận thành nhóm chấp nhận, từ nhóm người chưa sử dụng thành nhóm người sử dụng…Trọng tâm của Lý thuyết chấp nhận/lan tỏa sự đổi mới đó là khi một sáng tạo mới được đưa ra thì không phải tất cả mọi người đều cùng chấp nhận nó, một vài các nhân có xu hướng tiên phong ngay khi “cái mới” xuất hiện, một vài người sẽ theo sau nhóm tiên phong và phần còn lại sẽ chờ đến khi công nghệ đó ổn định. Mô hình chấp nhận công nghệ Các nghiên cứu về chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model) - TAM là dòng những nghiên cứu nổi bật liên quan đến hệ thống thông tin (IS). Trong nghiên cứu này, TAM là mô hình được lựa chọn bởi đây là công cụ với thế mạnh trong việc giải thích sự chấp nhận công nghệ mới trên khía cạnh người sử dụng công nghệ. Trong lĩnh vực công nghệ tài chính, Blockchain và kế toán tam phân được coi là một trong những phát kiến quan trọng trong 500 năm qua (Noon, 2017) và TAM cũng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về chủ đề này (Lou & Li, 2017; Folkinshteyn & Lennon, 2016). Nghiên cứu này kết hợp mô hình TAM và IDT (IAT) trong bối cảnh blockchain và kế toán tam phân. TAM và IDT có một số điểm chung trong giải thích sự chấp nhận công nghệ mới và bổ sung tương trợ nhau. 2.2. Kế toán tam phân và Blockchain Thời gian gần đây, những thảo luận về một công nghệ hiện đại trong ghi nhận các dữ liệu tài chính thông qua hệ thống sổ cái kỹ thuật số phi tập trung và không thể thay đổi dữ liệu bằng việc sử dụng công nghệ mã hóa được đề cập rất nhiều. Trong đó, các thuật ngữ “Kế toán tam phân” cũng như “Block chain” là từ khóa cho các thảo luận này. Blockchain đầu tiên được ứng dụng trong ngành tài chính thông qua việc vận hành đồng 154
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bitcoin. Thông thường, khi một giao dịch có liên quan tới việc sử dụng các tài sản kỹ thuật số (tiền ảo) thì việc xuất hiện của một trung gian thanh toán (như ngân hàng) với vai trò bảo lãnh là rất quan trọng để tránh việc gian lận nếu một đồng tiền ảo được thanh toán nhiều lần. Những trung gian này phải kiểm soát rất chặt chẽ các giao dịch và điều này làm cho thời gian một giao dịch hoàn thành sẽ bị chậm trễ cũng như gia tăng chi phí. Blockchain xuất hiện và trở thành giải pháp giúp chúng ta có thể có được một giao dịch đáng tin cậy mà không cần vai trò của các trung gian bởi tất cả các bên tham gia giao dịch sẽ cùng kiểm soát thông tin thông qua các chuỗi, khối thông tin được kết nối với nhau (Potekhina & Riumkin, 2017). Blockchain lan tỏa sâu và rộng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, không chỉ trong ngành tài chính hay kế toán, rất nhiều các ngành nghề khác cũng có thể ứng dụng công nghệ Blockchain để tạo những bước phát triển đột phá trong quản lý thông tin. Ví dụ như trong ngành y tế, khi mà các dữ liệu liên quan thử nghiệm lâm sàng, bệnh án, phiếu thu…được ghi chép tách biệt, thường không liên kết với nhau thì việc đổi mới phương pháp tiếp cận và chia sẻ dữ liệu điện tử trong y tế nhờ ứng dụng Blockchain sẽ giúp tiếp cận nguồn dữ liệu nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu sai sót trong sao chép tài liệu …Công nghệ Blockchain từ đó giúp thúc đẩy những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học, phát triển thuốc mới, thử nghiệm lâm sàng thuận lợi hơn do được tiếp cận hồ sơ bệnh án dễ hơn, đưa ra những giải pháp tốt và nhanh hơn cho bệnh nhân…Tuy không có bộ phận quản trị trung tâm hay trung gian bảo lãnh nhưng Blockchain đem lại tính bảo mật cao chưa từng có bởi các chuỗi dữ liệu sẽ được mã hóa trên các sổ cái điện tử và được đồng bộ hóa trên một mạng lưới kiểm soát chung. Trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; blockchain thu hút được sự chú ý của nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân. Trong báo cáo của Deloitte (2016) hay Ernst & Young (2016), các tổ chức này nhấn mạnh rằng tiềm năng của blockchain là rất lớn, tính tin cậy của thông tin kế toán sẽ được tăng cường bởi các kỹ thuật công nghệ sẽ được lập trình để chúng ta có thể kiểm chứng tự động tính trung thực của từng giao dịch; từ đó đem lại rất nhiều ích lợi như giảm thời gian xử lý thông tin, kiểm toán tự động thay thế kiểm toán truyền thống. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về Blockchain thường về ứng dụng Blockchain trong thanh toán di động (Sơn, 2017), ứng dụng trong Logistics (Hằng & Tâm, 2018), ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng (Huyền, 2018). Một số bài viết về Blockchain trong lĩnh vực kế toán kiểm toán của tác giả Hoài và Loan (2019) nhưng chỉ trên cấp độ giới thiệu về việc ứng dụng công nghệ này trong kế toán, kiểm toán. Đề tài này lựa chọn nghiên cứu về công nghệ Blockchain trong lĩnh vực kế toán kiểm toán bởi đây là lĩnh vực bị ảnh hưởng khá mạnh mẽ và nắm giữ vai trò cốt lõi bởi vì các thông tin kế toán tài chính và tính trung thực của những thông tin này luôn là tâm điểm đầu tiên mà các cá nhân, tổ chức quan tâm. Hơn nữa, đề tài này hướng tới việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chi tiết và cụ thể nhằm khắc phục những nhược điểm của các bài nghiên cứu, bài viết về Blockchain trong kế toán hiện nay tại Việt Nam. Nói đến Blockchain trong kế toán - kiểm toán, kế toán tam phân là một từ khóa quan trọng, khái niệm kế toán tam phân được đề xuất bởi Giáo sư Yuji Ijiri, Trưởng đại học Carnegie Mellon. Tính đến nay, có ba phương pháp ghi chép của kế toán: ghi đơn (phương pháp lâu đời nhất), ghi kép (phổ biến nhất) và kế toán tam phân, được coi một trong những phát minh quan trọng nhất trong 500 năm qua (Noon, 2017) nhờ có công nghệ Blockchain. Bảng 1mô tả sự khác biệt giữa 3 phương pháp ghi chép: 155
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 1: Phương pháp ghi chép trong kế toán Ghi đơn Ghi kép Kế toán tam phân Khái niệm Ghi đơn ghi nhận giao Ghi kép là khi một giao Ghi theo hệ kế toán tam dịch với 1 bút toán đơn dịch được phản ánh 2 phân là một bước cải thiện và chỉ theo dõi một mặt lần lên các tài khoản để của cách ghi kép truyền của giao dịch (hệ thống có thể theo dõi chặt chẽ thống trong đó một thành nhập sổ 1 chiều) các đối tượng biến phần thứ 3 được gắn kết động trong giao dịch với chuỗi dữ liệu của hệ thống ghi Nợ - Có và làm nhiệm vụ kết nối các thông tin của giao dịch, mã hóa chúng với mục đích ngăn chặn sự thay đổi hoặc xóa bỏ nó. … Ưu điểm - Đơn giản và dễ sử - Giao dịch được trình - Đảm bảo tính hợp lý, dụng bày hợp lý, logic; việc logic và tất cả mọi người - Không yêu cầu về tính xóa bỏ giao dịch hoặc đều có thể quan sát giao chuyên nghiệp và kiến thay đổi có thể làm giaodịch, vì vậy rất khó xảy ra thức về kế toán dịch mất tính logic. gian lận, mọi thông tin phải - Số lượng tài khoản - Việc ghi chép này đảm bảo đồng nhất khi được mở rất hạn chế giúp dễ dàng phát hiện phản ánh. các lỗi và phân biệt các - Việc đối chiếu, đảm bảo lỗi không cố ý với gian sự tin tưởng minh bạch và lận. công tác kiểm toán sẽ tốt hơn khi sử dụng kế toán tam phân bởi công cụ này sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro khi mà các bản ghi chép của chúng ta không bị bóp méo. Nhược điểm - Không chính xác và - Mỗi bên tham gia giao - Vai trò của kế toán và không khoa học dịch sử dụng một hệ kiểm toán bị suy giảm - Không tạo được sự thống sổ kế toán khác - Phức tạp (Yêu cầu có kiến liên kết giữa các loại nhau, không có sự kết thức và hiểu biết về hệ thông tin nối giữa các bên. thống) và tốn kém - Khi các thông tin kế toán được công bố, người sử dung thông tin có sự cân nhắc về tính tin cậy của thông tin. Nguồn: Tác giả tổng hợp 156
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Với kế toán truyền thống, bút toán kép yêu cầu các giao dịch cần được ghi nhận 2 lần (Nợ/Có) bởi vì một tài sản hoặc khoản nợ phải trả không tự nhiên xuất hiện hoặc biến mất mà không có lý do. Trong kế toán tam phâm, việc ghi một Nợ và một Có vẫn thực hiện nhưng những dữ liệu này sẽ được kết nối với một bản ghi trung tâm hay chữ ký số (central receipts - a cryptographic signature), nó kết nối giao dịch thực hiện trên sổ cái bằng việc ghi kép và kết nối công khai với tất cả các bên liên quan trong giao dịch. Vậy là có 3 bút toán: ghi Nợ, ghi Có, và một bản xác nhận kỹ thuật số được mã hóa và được kiểm tra công khai bởi các bên tham gia giao dịch. Ví dụ, blockchain sẽ được tạo ra khi hợp đồng được kí kết, đơn đặt hàng được đề xuất, hóa đơn được phát hành, thủ tục thanh toán được tiến hành…blockchain sẽ xâu chuỗi tất cả những thông tin này. Một ID được tạo ra liên quan đến hợp đồng/đơn hàng/hóa đơn và có những “mắt xích” kết nối những thông tin riêng biệt này lại với nhau (Mori Mahavir, 2019). Blockchain cung cấp thông tin về một chuỗi thông tin kế toán hoàn chỉnh ở cấp độ cao và ở trạng thái cập nhật liên tục. Bất cứ khi nào thông tin được cập nhật, các bên tham gia giao dịch sẽ nắm được những cảnh báo này ngay lập tức (Mori Mahavir, 2019). Tuy nhiên việc ứng dụng Blockchain cũng có thể gặp phải các vướng mắc, Deloitte (2016), Ernst & Young (2016) cũng chỉ ra những vấn đề cần phải giải quyết khi ứng dụng blockchain như các thói quen tổ chức chưa thể phát triển nhanh và đồng bộ với blockchain, khung pháp lý chưa hoàn thiện, công nghệ và tài chính chưa đủ mạnh để có thể duy trì hệ thống. Nghiên cứu về Blockchain trong tài chính – kế toán, các phương pháp nghiên cứu cũng rất đa dạng, Potekhina & Riumkin (2017) sử dụng nghiên cứu tình huống (case study) để đánh giá việc ứng dụng blockchain trong kế toán và việc quản trị rủi ro tín dụng. Một số nghiên cứu về mô hình chấp nhận công nghệ được sử dụng và đề cập trong các nghiên cứu về Blockchain trong kế toán (Lou & Li, 2017; Folkinshteyn & Lennon, 2016). Các nghiên cứu liên quan đến Lý thuyết khuếch tán sự đổi mới (Rogers, 1995) trong blockchain cũng được ứng dụng trong nghiên cứu tại Đài Loan (Lou & Li, 2017), tại US (Woodside et al., 2017). Việc ứng dụng các lý thuyết cơ sở này trong việc nghiên cứu Blockchain và Kế toán tại Việt Nam là rất cần thiết. Tóm lại, qua tổng quan và phân tích các nghiên cứu về tầm quan trọng của Blockchain trong kế toán kiểm toán và sự xuất hiện của kế toán tam phân, một kỹ thuật đột phá của nhân loại, việc nghiên cứu chủ đề này trong bối cảnh Việt nam là cần thiết và tác giả kỳ vọng đây đem lại kết quả có nhiều ý nghĩa, nhiều thông tin nhằm phát triển ứng dụng Blockchain hiệu quả tại Việt Nam trên cơ sở lý thuyết tan tỏa sự đổi mới (IDT) và lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM). 3. Xây dựng giả thuyết và phương pháp nghiên cứu TAM và IDT là 2 mô hình phổ biến để giải thích sự chấp nhận một công nghệ đổi mới, các nhà nghiên cứu trước đây đưa ra những gợi ý liên quan tới việc kết hợp 2 mô hình này sẽ tăng khả năng giải thích thay vì xem xét chúng riêng biệt (Wu & Wang, 2005). Từ tổng quan nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu kết hợp giữa TAM và IDT như sau: 157
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nhận thức về tính hữu ích (PU) H1 Nhận thức về tính dễ sử dụng H2 (PEOU) Thái độ sử dụng H6 Ý định hành vi H3 Nhận thức về rủi ro H4 Tính so sánh (CPT) H5 Tính phức tạp (CPX) Hình 1: Mô hình nghiên cứu 3.1. Xây dựng giả thuyết (1) Nhận thức về tính hữu ích (PU) Nhận thức về tính hữu ích (PU) được định nghĩa bởi Davis (1989), là “mức độ mà người sử dụng công nghệ tin rằng việc sử dụng một công nghệ có thể làm tăng hiệu quả công việc của họ.” Như vậy, các cá nhân sẽ thể hiện thái độ tích cực và ý định sử dụng blockchain nếu họ nhận thức rằng blockchain trong kế toán sẽ đem lại lợi ích cho hiệu quả công việc của doanh nghiệp nói chung và các công việc kế toán nói riêng. Giả thuyết H1 được đưa ra như sau: H1: Nhận thức về tính hữu ích có tác động tích cực tới thái độ về việc sử dụng công nghệ Blockchain (2) Nhận thức về tính dễ sử dụng (PEOU) Nhận thức về tính dễ sử dụng (PEOU) được định nghĩa bởi Davis (1989) là “mức độ mà tại đó một người tin rằng việc sử dụng hệ thống không đòi hỏi nhiều nỗ lực”. PEOU được cho là nhân tố có ảnh hưởng tích cực tới thái độ thông qua sự tin tưởng vào bản thân. Dựa vào những phân tích trên, giả thuyết H2 đề xuất như sau: H2: Nhận thức về tính dễ sử dụng có quan hệ tích cực tới thái độ sử dụng Blockchain (3) Nhận thức về rủi ro (PR) Blockchain đem lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro đặc biệt cho những người đang làm nghề kế toán kiểm toán. Rủi no này chính là nguy cơ bị đào thải trong thế giới công nghệ cao, điều này tác động tiêu cực tới việc sử dụng Blockchain. Nhận thức về rủi ro còn được xem xét trên khía cạnh lo lắng về việc gặp phải những rủi ro trên không gian mạng như các đe dọa về mã độc hoặc những bất ổn khác. Trong bối cảnh của Blockchain, giả thuyết đưa ra như sau: H3: Nhận thức về rủi ro có quan hệ ngược chiều tới thái độ sử dụng Blockchain. (4) Tính so sánh (CPT) Nghiên cứu này kết hợp giữa TAM và IDT. Sau khi phân tích những điểm tương đồng của 2 mô hình, tính so sánh là đặc điểm được chọn và kỳ vọng trở thành biến hữu ích. Tính so sánh ở 158
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đây nghĩa là mức độ là tại đó một sự đổi mới được cho là nhất quát và có thể so sánh với những giá trị hiện tại, quá khứ nhằm đáp ứng những yêu cầu của những người chấp nhận tiềm năng. Dựa vào các nghiên cứu trước đây, giả thuyết đưa ra như sau: H4: Tính so sánh có ảnh hưởng tích cực tới thái độ sử dụng công nghệ blockchain (5) Tính phức tạp (CPX) Những nghiên cứu trước đây đưa ra bằng chứng về mối quan hệ ngược chiều giữa tính phức tạp và thái độ sử dụng công nghệ (Hardgrave & Johnson, 2003). Tính phức tạp là mức độ khó sử dụng và nó ảnh hưởng ngược chiều tới thái độ sử dụng công nghệ blockchain: H5: Tính phức tạp ảnh hưởng ngược chiều tới thái độ sử dụng công nghệ Blockchain (6) Thái độ ảnh hưởng tới ý định sử dụng Trong các nghiên cứu về chấp nhận công nghệ, thái độ ảnh hưởng đáng kể tới việc chấp nhận sử dụng các công nghệ và đây là nhân tố quan trọng để giải thích việc sử dụng hoặc từ chối sử dụng một công nghệ (Fisher, 2002). Dưới đây là giả thuyết số 6: H6: Tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa thái độ và ý định sử dụng công nghệ Blockchain 3.2. Mô hình hồi quy Từ tổng quan và phân tích các giả thuyết, mô hình hồi quy được xây dựng như sau: (1) ATT= β0 + β1 PU + β2 PEOU + β3 PRISK + β4 CPT + β5 CPX + ε Trong đó : ATT: Thái độ PU: Nhận thưc về tính hữu ích PEOU: Nhận thức về tính dễ sử dụng PRISK: Nhận thức về rủi ro CPT: Tính so sánh CPX: Tính phức tạp ε: sai số Đồng thời, một mô hình hồi quy đơn được trình bày như sau: (2) INT = αo + α1 ATT + ε Trong đó: ATT: Thái độ INT: Ý định sử dụng ε: sai số 3.3. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, trong thời gian từ tháng 8/2019 đến tháng 10/2019, số lượng 500 bảng hỏi đã được phân phát và nhận về 215 phản hồi. Phần mềm SPSS 21 được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu được mô tả trong Phần 4 dưới đây. 159
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4. Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu 4.1. Thống kê mô tả về các biến thuộc nhân khẩu học Bảng 2: Đặc điểm nhân khẩu học Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Mô tả Mô tả lượng (%) lượng (%) Giới tính Tuổi - Nam 61 29 - Dưới 20 tuổi 25 12 - Nữ 154 71 - Từ 20 đến 45 136 63 - Trên 45 54 25 Kinh nghiệm làm việc Chuyên môn - Dưới 3 năm 62 29 - Kế toán 96 45 - 3-6 năm 81 38 - Kiểm toán 67 31 - 6-10 năm 45 21 - Khác 52 24 - trên 10 năm 27 12 Nguồn: các tác giả phân tích Bảng 2 mô tả chi tiết các thông tin nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu, bao gồm các thông tin về giới tính, tuổi, kinh nghiệm làm việc và chuyên môn của những những cá nhân tham gia trả lời. Trong số 215 phiếu trả lời, nam giới chiếm khoảng 1/3. Tuổi tác của người trả lời nằm từ các khoảng dưới 20 cho tới trên 45, nhóm tuổi 20-35 chiếm tỷ lệ cao nhất 63%. Kinh nghiệm làm việc có tỷ lệ cao nhất là nhóm kinh nghiệm từ 3-6 năm. Trong nghiên cứu này, hầu hết các phiếu trả lời đều là những người có chuyên môn về kế toán, kiểm toán. 4.2. Thống kê mô tả với các biến nghiên cứu Sau khi phân tích dữ liệu về thống kê mô tả với các biến nhân khẩu học, các biến độc lập và phụ thuộc còn lại bao gồm các thông tin về tần suất, tỷ lệ phần trăm, bình quân và phương sai được tổng kết trong bảng số 3. Bảng 3. Các biến độc lập và phục thuộc Số quan Trung Biến Max Min SD sát bình Nhận thức về tính hữu ích 215 5.0806 6.83 2.67 0.89722 Nhận thức về tính dễ sử dụng 215 4.9147 7.00 2.5 0.86974 Nhận thức về rủi ro 215 4.8128 7.00 1.75 0.98595 Tính so sánh 215 4.5442 7.00 1.00 1.07479 Tính phức tạp 215 4.4267 6.75 1.00 1.14112 Thái độ 215 4.8930 7.00 1.33 1.09868 Ý định sử dụng 215 4.8806 7.00 2.00 1.06180 Nguồn: các tác giả phân tích 160
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4.3. Phân tích nhân tố 4.3.1. Độ tin cậy: Cronbach alpha Cronbach’s alpha được sử dụng rộng rãi trong đo lường độ tin cậy. Vì vậy, trong nghiên cứu này, Cronbach alpha về độ tin cậy được trình bày trong Bảng 4. Tất cả các kết quả đều ở ngưỡng chấp nhận được quanh mốc 0.7 Bảng 4: Độ tin cậy của thang đo Thang đo Số lượng items Độ tin cậy Nhận thức về tính hữu ích 6 0.795 Nhận thức về tính dễ sử dụng 6 0.768 Nhận thức về rủi ro 4 0.692 Tính so sánh 4 0.804 Tính phức tạp 4 0.745 Thái độ 3 0.806 Ý định sử dụng 3 0.716 Nguồn: các tác giả phân tích Bảng 5. Phân tích nhân tố Rotated Component Matrix Name of Variance Loading Eigenvalue items Explained PU 1 .689 PU 2 .716 PU 3 .751 PU 4 .735 PU 5 .528 PU 6 .585 4.914 20.474 PEOU 1 .699 PEOU 2 .608 PEOU 3 .574 PEOU 4 .564 PEOU 5 .740 PEOU 6 .725 2.880 32.475 PRISK 1 .696 PRISK 2 .642 PRISK 3 .783 PRISK 4 .733 1.958 40.631 CPT 1 .542 CPT 2 .731 CPT 3 .857 CPT 4 .794 1.877 48.452 CPX 1 .677 161
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CPX 2 .757 CPX 3 .763 CPX 4 .747 1.633 55.256 Extraction Method: Principle Component Analysis Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization Nguồn: các tác giả phân tích Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, EFA (Phân tích nhân tố khám phá) được sử dụng và kết quả được trình bày trong Bảng 5, 6 và Bảng 7. 3.3.2. Phân tích nhân tố Kỹ thuật phân tích nhân tố thể hiện trong Bảng 5, Bảng 6 dưới đây: Bảng 6: KMO and Bartlett’’s Test Kaiser – Meyer – Olkin Measure of Sampling Adequacy .774 Test Approx. Chi – Square 1655.670 Bartlett df 276 Sig. .000 Nguồn: các tác giả phân tích Trong tổng số 5 nhân tố được trích xuất từ 24 biến. Trước tiên, kỹ thuật nhân tố được thực hiện và bảng trích xuất thể hiện kết quả tại Bảng 5. Tất cả các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1, tổng phương sai trích là gần 60% và đây là tỷ lệ được chấp nhận (các nhân tố giải thích được 60% sự biến động của dữ liệu) Kỹ thuật phân tích nhân tố xoay VARIMAX được thực hiện nhằm tối đa hóa tổng phương sai của các giá trị tải trong ma trận nhân tố. Giá trị tải nhân tố đều lớn hơn 0,5; những giá trị này chỉ ra mối quan hệ âm hoặc dương giữa các biến và nhân tố. Ngoài ra, giá trị tải nhân tố của các biến phụ thuộc thể hiện trên Bảng 7: Bảng 7: Phân tích nhân tố Rotated Component Matrix Name of items Loading Eigenvalue Variance Explained ATTITUDE ATT 1 .810 ATT 2 .759 ATT 3 .839 3.608 60.126 INTENTION INT 1 .846 INT 2 .730 INT 3 .819 1.919 63.968 Extraction Method: Principle Component Analysis Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization Nguồn: các tác giả phân tích 4.3.3. Hồi quy đơn và hồi quy bội (1) Giải thích biến Thái độ Để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ sử dụng công nghệ Blockchain trong kế 162
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 toán/kiểm toán, mô hình được xây dựng như sau: ATT = f (PU, PEOU, PRISK, CPT, CPX) (2) Giải thích biến Ý định áp dụng Để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng công nghệ Blockchain trong kế toán/kiểm toan, mô hình hồi quy đơn được xây dựng dưới dạng: INT= f (ATT). 4.4. Hồi quy bội Sau khi chạy mô hình hồi quy sử dụng SPSS, kết quả phân tích thể hiện như sau: Bảng 8: Model Summary for Linear Regression (1) Model R Square Adjust R F-test Square F Sig. 1 .445 .431 33.482 .000 Predictors: (Constant), PU.new, PEOU.new, PRISK.new, CPT.new, CPX.new Dependent Variable: ATT.new Bảng 8 cho kết quả F = 33.482 với p =0.000 < 0.1, chứng tỏ mô hình trên là tồn tại Bảng 9: Coefficients of Linear Regression Model (1) Unstandardized Standardized Model Coefficient Coefficients t Sig. VIF ß Std. Beta Error 1 Constant -.649 .521 - .214 1.246 PU new .323 .071 .264 4.572 .000 1.256 PEOU new .086 .073 .068 1.169 .244 1.262 PRISK new .116 .058 .105 1.991 .048 1.037 CPX new .435 .052 .451 8.425 .000 1.080 CPT new .219 .061 .214 3.591 .010 1.339 CPX new .435 .052 .451 8.425 .000 1.080 Dependent Variable: ATT new Kết quả hồi quy trong Bảng 9 chỉ ra 4 biến có ý nghĩa. Nói cách khác, PUnew, PRISKnew, CPXnew, CPTnew là có ý nghĩa trong việc dự đoán ATTnew. Từ kết quả này ta chấp nhận các giả thuyết H1, H3, H4, H5. Tuy vậy, PEOUnew lại không có ý nghĩa thống kê, do đó giả thuyết H2 bị bác bỏ. Trong mô hình hồi quy được xây dựng, giả sử PUnew thay đổi một đơn vị thì ATT sẽ thay đổi 0.323 đơn vị, và việc giải thích tương tự đối với các biến khác. Mô hình hồi quy được xây dựng dưới dạng: ATTnew = - 0.649 + 0.323 PUnew + 0.116 PRISKnew + 0.219 CPTnew 0.435 CPXnew + ε (2) Giải thích ý định áp dụng Trong hồi quy đơn, ATT được coi là biến độc lập và INT là biến phụ thuộc. Theo đó, chúng ta xây dựng được phương trình hồi quy đơn 163
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 INT= α0 + α1 *ATT + ε Giá trị R2 điều chỉnh là 0.393 nghĩa là biến độc lập trong mô hình hồi quy giải thích được 35% mức độ biến động của phương sai, phần còn lại là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Sau khi chạy mô hình hồi quy SPSS, kết quả thu được trong bảng dưới đây: Bảng 10: Model Summary for Linear Regression (1) Model R Square Adjust R Square F-test F Sig. 1 .396 .393 139.450 .000 Predictors: (Constant), ATT.new Dependent Variable: INT.new Bảng 10 cho biết F = 139.450 với p =0.000 < 0.1, nghĩa là mô hình tồn tại. Table 11 cho kết quả về việc chấp nhận giả thuyếtH6, ATT là nhân tố để dự đoán INT. Thêm vào đó, giả trị Adjusted R2= 0.393 chỉ ra rằng 39,3 % độ biến thiên của INT được giải thích bởi ATT Bảng 11. Coefficients of Linear Regression Model (1) Unstandardized Standardized Model Coefficient Coefficients t Sig. VIF Std. ß Beta Error 1 Constant 1.906 .258 7.384 .000 ATT new .608 .051 .629 11.809 .000 1.000 Dependent Variable: ATT new Mô hình hồi quy giữa các biến mô tả theo dưới đây: INT = 1.906 + .608 ATT + ε Theo mô hình này, khi ATT thay đổi 1 đơn vị thì biến phục thuộc INT sẽ thay đổi 0.608 đơn vị. (3) Tóm lược kết quả Như vậy, dựa vào độ lớn của các hệ số hồi quy, sắp xếp theo thứ tự ảnh hưởng mạnh nhất đề yếu nhất, ta thấy thứ tự ảnh hưởng tới biến ATT như sau: CPX (0.435), PU (0.323), CPT (0.219) và PRISK (0.116). ATT và INT với hệ số hồi quy là 0.608 thể hiên một mối quan hệ chặt chẽ giữa hai biến. 5. Kết luận, hạn chế và đề xuất 5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu Sự tan tỏa của một công nghệ sáng tạo mới với tỷ lệ chấp nhận cao là mục đích của bất kỳ đơn vị nào. Nghiên cứu này kỳ vọng có những đóng góp về lý luận trên góc độ khám phá các nhân tố tiềm năng sẽ là động lực hay sẽ cản trở khi công nghệ blockchain được giới thiệu. Sử dụng công nghệ blockchain trong kế toán kiểm toán được thảo luận nhiều nhưng vẫn còn sơ sai và trong tương lai, rõ ràng đây là một công nghệ sẽ phát triển rất mạnh. Việc nghiên cứu thái độ của việc chấp nhận một công nghệ mới trên quan điểm của kế toán.kiểm toán viên hay các nhà quản lý sẽ là các gợi ý cho công tác quản lý để có thể sử dụng và đẩy mạnh áp dụng công nghệ này. Như kết quả đã trình bày, các giả thuyết đều được chấp nhận trừ PEOU. Về mặt lý thuyết, 164
  14. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nghiên cứu có ý nghĩa về mặt lý luận cho công tác học thuật liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ, thái độ ảnh hưởng tới việc ứng dụng blockchain. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng đây là công nghệ mới cần được cập nhận vì đó là xu thế không thể tránh khỏi trong thế giới công nghệ số hiện nay. 5.2. Hạn chế và đề xuất các nghiên cứu trong tương lai Nghiên cứu này thu thập thông tin chủ yếu là từ những người làm việc trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, trong các nghiên cứu tiếp theo cần tính toán đến việc mở rộng mẫu nghiên cữu. Hiện nay, do công nghệ Blockchain là rất mới nên nhiều cá nhân tham gia trả lời chưa có hoặc có ít những trải nghiệm đối với công nghệ. Một hạn chế nữa có thể kể đến đó là các nghiên cứu về học thuật liên quan tới Blockchain trong kế toán kiểm toán chưa nhiều, cơ sở lý luận dồi dào hơn sẽ tốt hơn cho các nghiên cứu tương lai. Để tiến hành các nghiên cứu trong tương lai, cỡ mẫu có thể mở rộng và áp dụng với nhiều nhóm đối tượng trong các lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, các nghiên cứu có thể nghiên cứu sâu hơn các trường hợp cụ thể của việc sử dụng công nghệ blockchain như hợp đồng thông minh, Internet vạn vật, tài sản thông minh...Ngoài ra tính minh bạch khi sử dụng công nghệ blockchain cũng có thể là một gợi ý và trở thành chủ đề nghiên cứu trong tương lai. 165
  15. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Davis, F. D. (1989), Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology, MIS Quarterly, 13 (3): 319–340. [2] Deloitte (2016). Blockchain technology a game-changer in accounting. Retrieved from: https://www2.deloitte.com [Accessed 9 Dec 2019]. [3] Fisher, C.N. (2002). Walking the talk: Faculty development and technology integration (Dotoral dissertation, University of New Mexico, 2002). Pro-Quest Digital Dissertations (UMI No. AAT 3056903). [4] Folkinshteyn D. & Lennon M. (2016), Braving Bitcoin: A technologyacceptance model (TAM) analysis, Journal of Information Technology Case and ApplicationResearch, 18:4, 220-249 [5] Hằng L.T & Tâm L.T.T (2018), Blockchain, bước đột phá cho ngành Logisics của Việt Nam, thư viện Đại học Bà Rịa, Vũng Tàu, tr.232-243 [6] Hardgrave, B. C., & Johnson, R. A. (2003). Toward an information systems development acceptance model: the case of object-oriented systems development. IEEE Transactions on Engineering Management, 50(3), 322–336. [7] Hoài, T.T & Loan Đ.T. (2019), Ứng dụng blockchain vào lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí tài chính, kỳ 2 [8] Huyền, G.T.T. (2018), Công nghệ blockchain trong lĩnh vực ngân hàng, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, tr.32-75 [9] Lazanis, R. (2015), How Technology Behind Bitcoin Could Transform Accounting as We Know It. www.techvibes.com [10] Lou A.T.F & Li E.Y. (2017), Integrating Innovation Diffusion Theory and the Technology Acceptance Model: The adoption of blockchain technology from business managers’ perspective, The 17th International Conference on Electronic Business, Dubai, UAE, December 4-8. [11] Mori Mahavir (2019). Retrieved from https://www.quora.com/What-is-Triple-Ledger- Accounting [12] Noon H. (2017), Why Everyone Missed the Most Important Invention in the Last 500 Years. Available at: https://hackernoon.com/why-everyone-missed-the-most-important-invention- in-the-last-500-years-c90b0151c169 [Accessed 21 Mar. 2018]. [13] Potekhina A, Riumkin I. (2017). Blockchain – A New Accounting Paradigm: Implications for Credit Risk Management. Umeå, Sweden: Umeå University Press; 2017, Vol.20, No.2, pp.81-101. [14] Roger, E. M. (1995), Diffusion of Innovation, New York. [15] Rogers, E.M. (1983). Diffusion of Innovations. New York: The Free Press. [16] Sơn, Đ.N (2017), Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Blockchain trong thanh toán di động, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội [17] Woodside, Joseph M. Augustine, Fred K. Jr. & Giberson, Will (2017), Blockchain Technology Adoption Status and Strategies, Journal of International Technology and Information Management: Vol. 26 : Iss. 2 , Article 4. [18] Wu, J. H., & Wang, S. C. (2005), What drives mobile commerce? An empirical evaluation of the revised technology acceptance model, Information and Management, 42(5), 719-729. 166
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2