Nghiên cứu kế toán tam phân bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
lượt xem 3
download
Bài viết "Nghiên cứu kế toán tam phân bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" giới thiệu về kế toán tam phân là sự phát triển của kế toán kép trong quan hệ với công nghệ Blockchain để giúp cho thông tin kế toán hướng tới sự minh bạch và tin cậy hơn bởi có sự tham gia của bên thứ ba trong ghi chép. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu kế toán tam phân bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN TAM PHÂN BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM RESEARCH INTO TRIPLE ENTRY ACCOUNTING WHAT THE LESSONS FOR VIETNAM TS Nguyễn Thị Mỹ, Quách Đức Thịnh Trường đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Việc ghi chép sổ sách kế toán đã có lịch sử hình thành và phát triển kể từ những ngày đầu của nền văn minh nhân loại. Khoảng 5000 năm trước, trong nền văn minh Lưỡng Hà, kế toán đơn (Ghi sổ đơn-Single Entry Bookeeping) ra đời từ nhu cầu ghi chép lại hoạt động thu chi của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, sự cần thiết của những câu hỏi phát sinh như là “Ai trả tiền cho cái gì?”, “Ai còn nợ bao nhiêu?”, “Đâu là kênh sinh lời nhiều nhất?” … đã khiến loài người sáng tạo ra ghi sổ kép hay kế toán kép (Double Entry Accounting) vào khoảng thế kỷ 16. Trong kế toán kép, việc đối chiếu giữa những tài khoản có mối quan hệ tương quan và giữa các đối tượng kế toán có mối quan hệ đối ứng khiến việc kiểm soát dòng tiền cũng như sức khỏe tài chính của một công ty chính xác và dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên, kế toán kép đã tồn tại hơn 600 năm và cùng với sự xuất hiện nền văn minh công nghệ đã làm thay đổi cách ghi chép của kế toán. Sự ra đời của mã hóa đầu cuối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence-AI), kế toán tam phân (Triple Entry Accounting-TEA) sắp sửa tạo nên một cuộc đại cách mạng mới trên toàn cầu. Kế toán tam phân là sự phát triển của kế toán kép trong quan hệ với công nghệ Blockchain để giúp cho thông tin kế toán hướng tới sự minh bạch và tin cậy hơn bởi có sự tham gia của bên thứ ba trong ghi chép. Từ khóa: Kế toán tam phân, kế toán kép, kế toán, mã hóa đầu cuối ABSTRACT Bookkeeping and accounting has its origin from as early as the beginning of the ancient civilization. Nearly 5000 years ago, in the Mesopotamia Civilization, Single-Entry Accounting was created with the purpose of keeping track of the money flow of individuals. However, this led to questions such as “Who paid what?”, “Who owes what?”, or “Which deal has the most profit?” which later contributed to the birth of Double-Entry Accounting. In Double-Entry Accounting, transactions are recorded in terms of debits and credits. Since a debit in one account offsets a credit in another, the sum of all debits must equal the sum of all credits. The double- entry system of bookkeeping standardizes the accounting process and improves the accuracy of prepared financial statements, allowing for improved detection of errors. Although Double- Entry Accounting has existed for more than 600 years, with the emergence of blockchain, Triple-Entry Accounting is about to create a new Global Revolution. Triple Entry Accounting inherits Double Entry Accounting with the emerge of Blockchain technology, which publicly directs reliable accouting information thanks to the participation of a third party. Keywords: Triple Entry Accounting, Double Entry Accounting, Accounting, Blockchain 623
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu Kế toán luôn có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Đây sẽ là bộ phận thiết yếu của mỗi công ty nếu muốn hoạt động kinh doanh của mình được công nhận là đúng pháp luật. Kế toán sẽ chịu trách nhiệm về mọi chứng từ, số liệu, thống kê, kiểm soát tình hình tài chính và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến kê khai và quyết toán thuế. Công việc ưu tiên và hàng đầu của một kế toán là giúp doanh nghiệp theo dõi và phân tích các con số trong kinh doanh. Một doanh nghiệp thành công biết rõ cách phân bổ chi phí hợp lý, làm sao để tăng lợi nhuận tối đa và giảm thiểu chi phí. Các nghiệp vụ kế toán nếu được thực hiện đầy đủ, kịp thời và chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp theo dõi được dòng tài chính, kiểm soát được các khoản nợ đối với người và doanh nghiệp khác và ngược lại. Tất cả thủ tục kế toán và báo cáo tài chính giúp vẽ nên bức tranh toàn cảnh về kinh doanh và lợi nhuận doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu thông tin đúng đắn, trung thực là rất cần thiết cho các quyết định, do vậy không thể phủ nhận tầm quan trọng của kế toán trong mọi mặt của cuộc sống. Quả thật, kế toán luôn gắn liền với mọi biến đổi của xã hội nhưng không vì thế mà chuyển mình ngay theo sự phát triển của văn minh loài người. Kế toán đơn đã tồn tại khoảng 5000 năm trước và với những hạn chế của nó, tới thế kỷ 16, kế toán kép mới xuất hiện với vai trò là một cấu trúc toàn diện hơn. Thay vì ghi chép vào một sổ cái duy nhất khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế, kế toán kép ghi chép theo các quan hệ đối ứng của đối tượng kế toán trong cùng nghiệp vụ kinh tế phát sinh (ít nhất một đối tượng ghi vào bên Nợ thì có ít nhất một đối tượng sẽ ghi vào bên Có với cùng số tiền). Khi nói về sự chuyển dịch này, Yuji Ijiri - Cố chuyên gia kế toán toàn cầu giải thích, “Đầu tiên, chỉ có một sổ sách kế toán duy nhất - chỉ cần ghi lại những gì đã xảy ra đối với đối tượng đó. Sau đó, xuất hiện ghi sổ kép – bất kỳ điều gì đã xảy ra phải được giải thích bằng cách đối chứng với một tài khoản khác”. Mặc dù phương pháp ghi sổ kép tiên tiến và hiệu quả hơn nhiều so với kế toán đơn nhưng vẫn tồn tại sai sót do áp lực kinh tế, lợi ích cá nhân. Ví dụ, khi tổ chức cần vay ngân hàng, các báo cáo tài chính phải đảm bảo có lãi, nhưng khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế thì lại biến thành lỗ... Do đó, sản phẩm của kế toán kép vẫn thiếu minh bạch và khó xác minh. Điều này dẫn đến một trong ngành nghề chuyên môn ra đời để mang lại sự yên tâm cho những người sử dụng thông tin tài chính đó là ngành kiểm toán. Mặc dù kiểm toán viên đã giúp các báo cáo tài chính trở nên trung thực hơn, đảm bảo các doanh nghiệp phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán, song gian lận vẫn luôn xảy ra và không thể cứu vãn được việc suy giảm lòng tin lớn giữa các bên liên quan khác nhau: nhà đầu tư, người cho vay hoặc cơ quan nhà nước. Nhiều trường hợp, ngay cả các kiểm toán viên do vô tình hoặc cố ý đã không phát hiện được các gian lận hoặc sai sót thậm chí còn thông đồng với doanh nghiệp để đưa ra báo cáo tài chính không trung thực. Điều này gây không ít thiệt hại cho nhà đầu tư, cơ quan thuế và các khách hàng. Trên thế giới, điển hình là vụ việc sụp đổ của một số công ty lớn toàn cầu tại Mỹ như: năm 2001 với sự phá sản của Enron Corporation, một công ty năng lượng của Mỹ có trụ sở tại Houston, Texas và sự giải thể của Arthur Andersen, một trong năm đối tác kiểm toán và kế toán lớn nhất ở thế giới. Không những là tổ chức lớn nhất bị phá sản trong lịch sử nước Mỹ vào thời điểm đó, Enron còn được coi là thất bại kiểm toán lớn nhất; năm 2005, với những "chiêu trò" mờ ám trong hoạt động kế toán, công ty WorldCom đã che giấu tình trạng tài chính chính thức, ngụy tạo số liệu tăng trưởng và lợi nhuận để "thổi" giá cổ phiếu. Ngay sau đó, CEO và kiểm toán viên đã phải vào tù. Ngay cả tỷ phú Warren Buffett cũng từng là nạn nhân của gian lận kế toán khi ông đầu tư vào Tesco năm 2012, mà ông gọi thương vụ này là một “sai lầm lớn”... Nói cách khác, 624
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 kế toán kép đang bộc lộ quá nhiều điểm yếu dù đã cải tiến và phát triển nhiều năm. Do vậy đòi hỏi cần có sự thay đổi đột phá. Thuật ngữ “kế toán tam phân” bắt nguồn từ một bài báo được viết năm 1982 bởi Giáo sư Yuji Ijiri. Bài báo này có tựa đề “Kế toán tam phân và thúc đẩy thu nhập - Triple-Entry Bookkeeping and Momentum Income” và đồng thời được giải nghĩa vào năm 1986 trong bài báo: “Khuôn khổ cho Kế toán Tam phân - A Framework for Triple-Entry Bookkeeping”. Đây được coi là những công trình nghiên cứu đặt nền móng cho quy chuẩn về kế toán tam phân. Tuy vậy, cho tới tận thời điểm này, đa phần mọi người vẫn chưa thực sự hiểu về, hay thậm chí là nghe nói về kế toán tam phân, bởi lẽ sáng kiến của Giáo sư Yuji Ijiri dựa trên hai chủ đề còn tương đối mới mẻ và ít được quan tâm, đó là: mật mã học (cryptography) và kế toán. Tại thời điểm Giáo sư Yuji Ijiri công bố nghiên cứu vượt thời đại của mình, mã hóa vẫn còn là một thuật ngữ chuyên môn mới mẻ. Cho tới năm 2005, nhà mã hóa nổi tiếng Ian Grigg đã thổi một làn gió mới như hồi sinh lại Kế toán tam phân, bằng công nghệ mã hóa đầu cuối (Blockchain). 2. Tổng quan các nghiên cứu trước 2.1. Giới thiệu về kế toán tam phân Theo Yuji Ijiri - Giáo sư tại Đại học Carnegie Mellon “cha đẻ của kế toán tam phân”, kế toán tam phân đưa ra một khuôn khổ cho một cách thức kế toán mới và phức tạp. Khái niệm này đã được chú ý trong những năm gần đây khi Ian Grigg, người liên kết nó với công nghệ Blockchain và phổ biến nó vì ông tin rằng kế toán không còn hoàn toàn riêng tư nữa. Điều rất cần thiết là phải hiểu vận dụng công nghệ Blockchain vào kế toán tam phân là gì và nó hoạt động như thế nào? Nói một cách dễ hiểu, Blockchain đề cập đến một sổ cái kỹ thuật số được phân phối giữa nhiều địa điểm để đảm bảo an ninh và dễ dàng truy cập trên toàn cầu. Hiện tại, công nghệ này chủ yếu được sử dụng cho Bitcoin và các loại tiền điện tử khác và mới chỉ thâm nhập vào các quy trình kế toán nhưng chỉ còn là vấn đề thời gian cho đến khi nó hoàn toàn phá vỡ cách thức ghi chép của kế toán trước đây - kế toán kép. Kế toán tam phân là một hệ thống kế toán trong đó tất cả các hồ sơ kế toán đều được bên thứ ba chứng minh và lưu giữ, ví dụ: một nhà cung cấp dịch vụ dựa trên nền tảng Blockchain và được ghi lại trong một sổ chung, được chia sẻ cho cả ba bên. Thay vì ghi lại các giao dịch trong các sổ riêng do từng bên liên quan nắm giữ, Kế toán tam phân cho phép tất cả các giao dịch được ghi lại trên một sổ chung do bên thứ ba quản lý. Sự tham gia của Blockchain vào quá trình này thậm chí còn làm cho việc hạch toán trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhiều. Nhờ vào công nghệ Blockchain, tất cả mọi người đều có thể truy cập được, nên mọi thứ hoàn toàn minh bạch, trong khi dữ liệu không thể làm giả hoặc thay đổi một khi đã được xác nhận. Điều này giúp người dùng, khách hàng, nhà đầu tư đều tin tưởng vào sổ sách, giấy tờ đó, giúp giảm thiểu các chi phí trung gian, cũng như tránh lãng phí thời gian xác minh. Nhờ 3 thuộc tính là tính bất biến, minh bạch và phi tập trung của Blockchain, nên không một ai có thể chỉnh sửa hay gian lận hoặc giả mạo dữ liệu. Thuật ngữ kế toán tam phân có thể hơi gây hiểu nhầm vì không có bất kỳ mục nhập thứ ba nào; thay vào đó, một bên thứ ba được thêm vào hệ thống Nợ và Có. Blockchain vừa là chuỗi chung vừa là thành phần liên kết các Sổ sách với nhau và giúp liên kết hai mục Nợ và Có riêng biệt và có thể được đối chứng cho các mục đích kiểm toán bên ngoài. Vì vậy, thay vì các công ty riêng lẻ có sổ sách riêng cho giao dịch, họ thông qua một hợp đồng rõ ràng bao gồm mọi khía cạnh của một giao dịch; sản phẩm là gì, người bán là ai, người mua là ai, v.v. và trên hết, nó được ký điện tử. Trong hệ thống kế toán tam phân, tất cả các mục kế toán được bảo mật bằng mật mã bởi 625
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 bên thứ ba và do đó, nó hoạt động như một biện pháp ngăn chặn các hành vi thao túng và gian lận tài chính. Trong kế toán kép truyền thống, sổ cái của công ty có thể bị xâm phạm bởi bất kỳ nhân tố nào, có thể là nhân viên hoặc người ghi sổ hoặc thậm chí là kiểm toán viên. Nhưng hệ thống kế toán tam phân độc đáo này không để lại khoảng trống cho bất kỳ liên kết yếu kém nào của con người vì nó là bất biến. Vì Blockchains hoàn toàn tự động và phi tập trung, một khi giao dịch được ghi lại, nó không thể được chỉnh sửa, thay đổi hoặc xóa. Công nghệ mã hóa ở mức cao nhất đảm bảo tính chính xác của từng giao dịch, được ký điện tử, không để lại khoảng trống cho lỗi và đồng thời có thể xác minh được bởi tất cả. Các giao dịch được ghi lại trên Blockchain bằng cách sử dụng mục nhập ba lần đơn giản hóa toàn bộ quy trình kế toán nhập kép vì khi một giao dịch được ghi lại trên Blockchain bởi một trong hai bên kế toán, bên kia cũng có thể xem mục nhập kép cụ thể, dễ dàng xem lại và ghi lại tự động trong các tài khoản của chính nó. Do đó, kế toán tam phân được thiết lập để có khả năng tạo ra một cuộc Đại cách mạng hóa tương lai của việc ghi sổ kế toán vì kế toán tam phân trong liên kết với Blockchain thực sự sẽ giảm một nửa các giao dịch nhập kép được ghi lại. Điều này sẽ hỗ trợ người kế toán rất nhiều bằng cách tiết kiệm thời gian của họ và tạo cơ hội cho họ tập trung hơn vào các vai trò giá trị gia tăng trong nghề nghiệp. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước Yuri Iriji (1986), A Framework for Triple-Entry Bookkeeping là công trình nghiên cứu dựa trên tác phẩm trước đó của chính tác giả năm 1982, đã chứng minh rằng sổ sách kế toán kép không phải là một hệ thống tuyệt đối chống lại các phần mở rộng mà là về mặt logic có thể mở rộng sang ghi sổ kế toán tam phân. Bài báo này phát triển một khuôn khổ cho một sổ kế toán tam phân và minh họa nó bằng một ví dụ đơn giản bao gồm một bảng tính, các mục nhật ký và báo cáo tài chính cơ bản. Để đối phó với tỷ lệ thu nhập liên quan đến tài sản và nợ phải trả đã thúc đẩy kế toán tam phân đối chứng tỷ lệ thu nhập và những thay đổi của chúng. Bằng cách này, việc nâng cấp sổ kế toán kép được thực hiện theo một hệ khuôn khổ đo lường có nguyên tắc, từ đó sẽ hướng dẫn Ban Giám đốc chú ý tới tài sản và thu nhập ở cấp độ sâu hơn so với xử lý theo nguyên tắc kế toán kép truyền thống. Ian Grigg (2005), Triple Entry Accounting là công trình nghiên cứu đề cập hóa đơn được ký điện tử, một sự đổi mới từ mã hóa tài chính, một thách thức đối với kế toán ghi sổ kép cổ điển. Thay vì cạnh tranh, kế toán kép và công nghệ Blockchain đã kết hợp với nhau tạo thành một hệ thống mạnh mẽ hơn. Từ đó nâng cao sự ứng dụng của kế toán trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số bằng cách quy định 3 bên với 3 vai trò riêng biệt. Kế toán tam phân tạo các hệ thống kế toán miễn can thiệp với bất kỳ bên nào và mục đích gì. Hoạt động này không chỉ giảm chi phí bằng cách cung cấp thông tin kế toán đáng tin cậy mà còn cải thiện khả năng quản trị theo cách có tác động tích cực đến nhu cầu tương lai của doanh nghiệp. Cynthia Weiyi Cai (2019), Triple-entry Accounting with Blockchain: How Far Have We Come: Công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù kế toán kép đã được sử dụng hơn 600 năm (MacKinnon, 1993), nhưng trong kỷ nguyên số bằng việc sử dụng Blockchain và FinTech dẫn đến sự xuất hiện của một phương pháp kế toán đầy hứa hẹn khác: Kế toán Tam phân. Tác giả nhận thấy rằng: (1) Trong hệ sinh thái Blockchain, đối với một số tài khoản, các thực thể kinh doanh sẽ chỉ cần thực hiện một mục nhập nội bộ và mục nhập ngược lại sẽ được ghi lại trong một sổ cái được chia sẻ công khai; (2) Kế toán tam phân là một cách mới và hiệu quả hơn để giải quyết các vấn đề cơ bản về lòng tin và tính minh bạch đang ảnh hưởng đến các hệ thống kế toán hiện tại. 626
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Munshi Samaduzzaman (2020), Blockchain: Future of Accounting Education, Nghiên cứu chỉ ra mã hóa đầu cuối (Blockchain) sẽ là tương lai của công nghệ kế toán. Hệ thống kế toán tam phân và Sổ cái công khai đều được xem xét. Từ sổ cái được chia sẻ, các bên khác nhau có thể truy cập các giao dịch. Tác giả đã chứng minh rằng sổ cái chung, Hợp đồng thông minh và Blockchain là ba yếu tố quan trọng trong hệ thống kế toán tam phân. Kết quả là, công nghệ Blockchain đang giúp nâng cấp quá trình hệ thống giáo dục. Công nghệ Blockchain là một giao tiếp ngang hàng cho phép người tham gia đảm bảo việc giải quyết các giao dịch, đạt được các giao dịch và chuyển giao tài sản với chi phí thấp với những ưu điểm nhất định cũng có những nhược điểm. Khái niệm Kế toán tam phân đưa ra phương pháp kế toán mới thay thế cho công thức chuẩn mực kế toán. Công nghệ Blockchain loại bỏ sự can thiệp từ bên ngoài nhằm duy trì tính minh bạch và chi phí thấp. Nó sẽ tiết kiệm tiền bạc và thời gian của mọi người vì nó được bảo mật và do phân quyền, nó không bị kiểm soát bởi một thực thể duy nhất. Do sự phân quyền, mọi người dùng trong mạng đều có thể xem tệp. Moinak Maiti và cộng sự (2021), A Future Triple Entry Accounting Framework Using Blockchain Technology: Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả về kế toán tam phân xoay quanh một tình huống cụ thể và từ đó đưa ra các quan điểm của một số chuyên gia chuyên ngành. Nhóm tác giả cho thấy, sự phát triển công nghệ Blockchain đã mang lại sự quan tâm nhiều hơn, sâu sắc hơn, có trọng tâm về kế toán tam phân (TEA). Với những bối cảnh này, nghiên cứu thảo luận về các khả năng xảy ra của kế toán tam phân trong tương lai, cụ thể là: (1) Phần mềm Kế toán thông minh dựa trên kế toán kép; (2) Sự kết hợp giữa Blockchain và TEA; và (3) Sự kết hợp của cả 3 nội dung trên như phần mềm kế toán thông minh, Blockchain và TEA. Tóm lại, nghiên cứu kết luận rằng với việc miêu tả cấu trúc cơ bản của một hệ thống kế toán Tam phân tiềm năng có thể hỗ trợ để cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực về hoạt động kinh doanh. Cuối cùng, nghiên cứu đã đưa ra dự đoán về sự nhảy vọt trong công nghệ kế toán ứng dụng trong quản lý điều hành. 3. Thực trạng tại Việt Nam Việt Nam là nước đang có nền kinh tế phát triển nhanh, đặc biệt lại đang chú trọng đến việc hội nhập, giao thương, mở rộng với nước ngoài. Vị thế của nghề kế toán ngày càng được củng cố. Các doanh nghiệp chú trọng hơn đến bộ phận kế toán và luôn tìm những ứng viên xuất sắc để hoàn thiện bộ máy và nâng cao hiệu quả công việc. Về phía Nhà nước Việt Nam, đã không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý về kế toán giúp cho hoạt động này trở lên đúng đắn, minh bạch và hiệu quả. Cụ thể, từ việc ban hành Pháp lệnh về kế toán năm 1988, thống nhất ghi chép kế toán trong doanh nghiệp bởi chế độ kế toán theo Quyết định 1141/1995/QĐ-BTC, ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán năm 2001. Sau đó là sự thay thế bởi Luật Kế toán số 11/2003/QH11, chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư 200/2014/TT-BTC, Luật Kế toán số 88/2015/QH13 và mới nhất là ban hành một số chuẩn mực kế toán công năm 2021 đã cho thấy sự cố gắng nỗ lực của cơ quan nhà nước trong việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán giúp những người quan tâm có thể tiếp cận hệ thống thông tin tài chính trung thực nhất có thể. Từ những quy định lần đầu về hóa đơn điện tử tại Thông tư 32/2011/TT-BTC đến việc luật hóa về chứng từ điện tử trong Luật Kế toán 2015. Đến nay, việc áp dụng hóa đơn điện tử nói riêng và chứng từ điện tử nói chung đã được triển khai sâu rộng trên toàn quốc và trong các doanh nghiệp. Cụ thể, theo quy định lại Luật Quản lý thuế 2019, Chính phủ và Bộ Tài chính đã có những hướng dẫn áp dụng hóa đơn điện tử bắt buộc từ 01/07/2022 (hiện nay đã có 06/63 Tỉnh thành trên toàn quốc đã bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử từ 01/11/2021 như 627
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Tỉnh Quảng Ninh, TP Hải Phòng, Tỉnh Bình Định và Tỉnh Phú Thọ). Điều đó đã phần nào thể hiện sự cam kết của Nhà nước trong việc minh bạch hóa thông tin tài chính kế toán và từ đó tạo điều kiện cho công nghệ số dần đi vào đời sống cụ thể. Về phía các kế toán viên Việt Nam cũng luôn thể hiện sự nâng cao trình độ để hội nhập nghề nghiệp với các nước trong khu vực như không ngừng gia tăng việc thi các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế và trở thành thành viên chính thức của các tổ chức nghề nghiệp uy tín như ACCA, CPA Úc, ICAEW, CMA, CIA, CFA... Nhưng bên cạnh những nỗ lực của nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc nâng cao tính minh bạch của thông tin nói chung và thông tin kế toán nói riêng, thực tế vẫn tồn tại những bất cập trong công tác kế toán kép hiện nay tại Việt Nam. Khi thị trường chứng khoán chưa hình thành tại Việt Nam, đã có rất nhiều vụ việc gian lận thuế thông qua việc lập báo cáo tài chính gian lận như khai khống các chi phí (mua bán hóa đơn, khai tăng gia mua, tính trước các chi phí chưa phát sinh...), giấu bớt doanh thu (không xuất hóa đơn, bỏ ngoài các hàng hóa xuất bán, khai báo giả giá bán...), che đậy các khoản nợ không có thực...Tuy nhiên, từ năm 2000, khi thị trường chứng khoán Việt Nam xuất hiện, các doanh nghiệp đã có những hành vi gian lận mới trên BCTC như treo tạm chi phí, khai tăng doanh thu, mua bán lòng vòng... Có thể kể đến các hành vi gian lận điển hình [4]: Một là, Che dấu công nợ và chi phí: BCTC 2002 của CTCP Bibica ghi nhận vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang phần chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ 5,5 tỷ; BCTC năm 2005 của CTCP Bông Bạch Tuyết không trích lập dự phòng hàng tồn kho, thay đổi chính sách khấu hao và không hạch toán chi phí quảng cáo sản phẩm đã chi trong năm; BCTC năm 2010 của CTCP Basa (BAS) đã vốn hóa chi phí đi vay số tiền 1,04 tỷ đồng vào giá trị công trình xây dựng cơ bản, trong khi công trình đã ngừng xây dựng. Hai là, Ghi nhận doanh thu không có thật: Tạo khách hàng giả thông qua lập chứng từ giả mạo nhưng hàng hóa không được giao hoặc đẩy hàng cho nhà phân phối và đầu niên độ sau sẽ lập bút toán hàng bán bị trả lại; Ký hợp đồng với một số công ty quen biết nhằm tăng doanh số tạm thời, tạo nhu cầu và giá bán ảo cho hàng hóa của công ty. Ba là, Định giá sai tài sản: Không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng đã hư hỏng, không còn sử dụng được hay không lập đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn, dài hạn; Định giá sai các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh. (LNST Nước khoáng Vĩnh Hảo năm 2013 đạt 223 tỷ đồng, gấp 17 lần so với năm 2012. Lợi nhuận đến từ việc đánh giá lại giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp Krôngpha, nguồn nước khoáng được đánh giá tăng từ 53 triệu đồng lên 294,5 tỷ đồng.Masan Consumer sở hữu 63% cổ phần của NK Vĩnh Hảo nên khoản lợi nhuận này được tính vào doanh thu và lợi nhuận hợp nhất của M. Consumer) Bốn là, Ghi nhận sai niên độ: Doanh thu và chi phí không được ghi vào đúng kỳ mà nó phát sinh. Chi phí kỳ này nhưng treo tạm trên chi phí trả trước và tiến hành phân bổ vào kỳ sau hoặc lập chứng từ nghiệm thu công trình trước thời hạn, lập chứng từ bán hàng trước khi xuất hàng... để ghi nhận doanh thu kỳ sau vào kỳ này. Năm là, Không công bố thông tin đầy đủ: Không công bố đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng BCTC; Các thông tin thường không đựợc khai báo đầy đủ trong thuyết minh như: nợ tiềm tàng, các hợp đồng ủy thác, thông tin về bên có liên quan, những thay đổi về chính sách kế toán… Sáu là, Không ghi nhận công nợ và chi phí, đặc biệt là không trích lập dự phòng đầy đủ 628
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảy là, Vốn hóa chi phí: nghĩa là đó là các khoản chi phí đã phát sinh trong kết quả kinh doanh kỳ này nhưng lại được vốn hóa vào giá trị tài sản Tám là, Không ghi nhận hàng bán trả lại, không trích trước chi phí dự phòng Các vụ việc điển hình về gian lận trên BCTC của các công ty niêm yết như Công ty CP Bánh kẹo Biên Hòa (năm 2002), Công ty CP Đồ hộp Hạ Long (năm 2002), Công ty CP Bông Bạch Tuyết (năm 2004-2008), Công ty CP Dược Viễn Đông (năm 2009), Công ty CP Gỗ Trường Thành (năm 2016), và gần đây nhất kể tới trường hợp Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) thông báo lợi nhuận sau thuế- sau kiểm toán giảm 550 tỷ đồng so với báo cáo tự lập; Công ty cổ phần Thủy sản Hùng Vương (HVG) công bố báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất với mức lỗ 1.075 tỷ đồng, tăng 600 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Những mức điều chỉnh này đều lớn hơn 50% so với số liệu trước kiểm toán [11]. Các vụ việc trên không chỉ dừng lại là hành vi gian lận của các doanh nghiệp, của kế toán viên mà còn có sự tham gia của các kiểm toán viên trong các công ty kiểm toán Big Four và Non-Big Four dẫn đến các kiểm toán viên độc lập cũng bị xử lý theo quy định. Và gần đây, trong bài viết trên Tin nhanh chứng khoán, tác giả Hồ Quốc Tuấn- Giảng viên Đại học Biston-Anh quốc đã nêu ra vấn đề: khi dịch Covid-19 diễn ra, khủng hoảng niềm tin vào sổ sách kế toán của các công ty niêm yết và năng lực kiểm toán được dự đoán sẽ lan rộng trên toàn cầu trong đó có Việt Nam. 5. Kết luận và gợi ý chính sách Ngày nay, trong thời đại công nghệ 4.0, nhiều công ty và ngành công nghiệp thực hiện các giao dịch dựa trên công nghệ Blockchain, điển hình như tiến hành các giao dịch tiền điện tử, tài chính số, các tài liệu, chứng từ, sổ sách điện tử... Do vậy, để thực hiện các chức năng thu nhận, xử lý các thông tin kế toán đòi hỏi khoa học kế toán sẽ cần phải thích ứng, thay đổi để phù hợp và phát triển. Bởi lẽ, trong bất kỳ hoàn cảnh cảnh nào, vai trò của kế toán và thông tin kế toán là luôn cần thiết cho các quyết định của những người sử dụng thông tin và sự điều hành vĩ mô của nhà nước. Điều này sẽ là rất cần thiết cho vai trò của kế toán tam phân trong hoàn cảnh hiện tại và tương lai. Kế toán tam phân vẫn dựa trên nền tảng của nguyên tắc kế toán kép và kết hợp với công nghệ Blockchain để hướng tới sự minh bạch của hệ thống thông tin kế toán qua sự chứng kiến của bên thứ ba độc lập khách quan. Đồng thời, nhờ 3 thuộc tính là tính bất biến, minh bạch và phi tập trung của Blockchain, nên không một ai có thể chỉnh sửa hay gian lận hoặc giả mạo dữ liệu, còn được gọi là “quan sát công khai nhưng kiểm soát bí mật”. Tuy nhiên, để kế toán tam phân có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần cần có các giải pháp cụ thể trên cả góc độ vĩ mô và vi mô. Cụ thể: Thứ nhất, về phía nhà nước, cần đẩy mạnh hơn nữa các quy định và chính sách liên quan đến ứng dụng Blockchain trong công tác tài chính – kế toán. Một là, thúc đẩy việc áp dụng hệ thống hóa đơn điện tử trong các doanh nghiệp. Hiện nay, vấn nạn mua bán hóa đơn, điều chỉnh các dữ liệu trên hợp đồng, hóa đơn như tăng giảm giá trị vẫn còn khá phổ biến. Điều này vừa gây sự thất thoát về thuế với ngân sách nhà nước, vừa tạo ra những thông tin không trung thực gây thiệt hại cho các nhà đầu tư, khách hàng. Tuy nhiên, nếu khi áp dụng hóa đơn điện tử ít nhất sẽ giảm việc mua bán hóa đơn cho các giao dịch khống hoặc điều chỉnh số liệu trên hồ sơ, cụ thể khi các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giấy, họ có thể viết cách hóa đơn vào các thời điểm cuối kỳ kế toán (Ví dụ để lại một số hóa đơn trống để ghi chèn vào cho các mục đích điều chỉnh hay bán cho những đơn vị, cá nhân muốn bổ sung các giao dịch khống 629
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 sau khi họ cân đối các đầu vào, đầu ra của mình) nhưng nếu hóa đơn điện tử thì việc để trống lại các hóa đơn sẽ không thể thực hiện được do hệ thống tự điều chỉnh các số hiệu hóa đơn. Hai là, để triển khai sự đồng bộ hóa đơn điện tử trong các doanh nghiệp với việc theo dõi của cơ quan nhà nước (cơ quan thuế) rất cần hệ thống xử lý toàn bộ hóa đơn trên Tổng Cục thuế để có sự liên kết của tất cả các cục thuế địa phương từ đó giảm thiểu các gian lận. Ví dụ khi các doanh nghiệp mua bán hàng hóa nhưng trên địa bàn toàn quốc thì đầu ra là thuộc Cục Thuế Hà Nội nhưng đầu vào là Cục thuế Kiên giang, hiện nay việc quản lý này chỉ dừng lại việc kiểm tra các hóa đơn chọn mẫu khi có nghi ngờ. Tuy nhiên, nếu hệ thống được cập nhật trên toàn quốc thì có thể theo dõi với tất cả việc kê khai thuế đầu vào, đầu ra sẽ có sự liên kết chặt chẽ và với một số thuật toán có thể lọc ra được các trường hợp có sự chêch lệch hoặc rủi ro. Ba là, bên cạnh việc thúc đẩy việc áp dụng hóa đơn điện tử, việc triển khai chứng từ điện tử cũng cần có hướng dẫn cụ thể về định dạng hồ sơ, ví dụ dạng file XML như hóa đơn. Thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết về định dạng chứng từ điện tử như nào là đúng nên có tình trạng sử dụng dạng file PDF dẫn đến tình trạng xuất hiện các chứng từ điện tử giả. Ngoài ra, nếu khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng chứng từ điện tử có thể giúp cơ quan nhà nước có thể liên kết các giao dịch với nhau nhanh chóng, ví dụ khi muốn kiểm tra các giao dịch bán hàng của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thể xem xét từ các hồ sơ đầu vào của doanh nghiệp, hồ sơ đầu vào của người mua... Thứ hai, đối với các doanh nghiệp, nếu ứng dụng kế toán tam phân cùng với công nghệ Blockchain sẽ giúp cho việc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả và nhanh chóng. Ví dụ, khi ứng dụng các chứng từ, tài liệu điện tử sẽ giúp đơn vị không còn nhiều lo lắng về mất, hỏng chứng từ khi luân chuyển, lưu trữ... đồng thời dễ dàng gửi tới khách hàng và quản lý hồ sơ trên hệ thống để kiểm soát tất cả sự ghi chép của hệ thống thông tin trong các bộ phận của đơn vị. Ngoài ra, việc ứng dụng kế toán tam phân sẽ giúp doanh nghiệp tạo niềm tin cho những người sử dụng về tính minh bạch của thông tin và giúp họ tra cứu các thông tin nhanh chóng. Nhưng để ứng dụng hiệu quả cũng cần sự thay đổi cả về tư duy và nhận thức cũng như cơ chế kiểm soát mới để thích ứng với rủi ro mới. Tất nhiên việc này sẽ gây trở ngại lớn khi doanh nghiệp muốn thực hiện các hành vi gian lận bởi điều này sẽ khó khăn hơn nhiều so với hệ thống kế toán kép hiện tại. Thứ ba, đối với các kế toán viên, việc áp dụng kế toán tam phân trong doanh nghiệp sẽ giúp cho công việc của kế toán công khai hơn, kiểm soát chặt chẽ hơn và giảm thiểu các hành vi gian lận của doanh nghiệp nên có thể giảm áp lực cho công tác kế toán. Nhưng để úng dụng kế toán tam phân hiệu quả và khả thi rất cần sự nâng cao kiến thức về công nghệ Blockchain, công nghệ số của các kế toán viên. Nếu như việc chuyển đổi từ hồ sơ, chứng từ bản giấy sang bản điện tử, từ việc ghi chép thủ công (bằng tay) sang sử dụng phần mềm kế toán đã làm cho nhiều nhân viên kế toán lúng túng thì việc ứng dụng công nghệ Blockchain, Bigdata, kế toán tam phân sẽ còn cần nhiều kiến thức về công nghệ thông tin để biến những điều không thể thành có thể. Việc áp dụng kế toán tam phân không phải là mong muốn của tất cả doanh nghiệp hay cá nhân bởi lẽ nếu mọi thông tin đều được công khai mà ai cũng có thể xem nhưng lại không sửa được nên đồng nghĩa với ý định gian lận trên báo cáo tài chính sẽ khó thực hiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, những hành vi gian lận không bao giờ được chấp nhận trong bất kỳ hoàn cảnh nào và luôn có những biện pháp, kỹ thuật để ngăn chặn, phát hiện và xử lý (kiểm toán, thanh tra...). Do vậy, việc ứng dụng kế toán tam phân chính là góp phần giải quyết những hạn chế hiện tại của phương pháp kế toán kép truyền thống và phù hợp với công nghệ 4.0 hiện nay. 630
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cai, C. (2019). Triple‐entry accounting with blockchain: How far have we come?. Accounting & Finance, 61(1), 71-93. https://doi.org/10.1111/acfi.12556 [2] Grigg, I. (2005). Triple Entry Accounting. Triple Entry Accounting. Retrieved 20 November 2021. [3] Gröblacher, M., & Mizdraković, V. (2019). Triple - Entry Bookkeeping: History and Benefits of the Concept. Proceedings of the 6th International Scientific Conference - FINIZ 2019. [4] Iriji, Y. (1986). A Framework for Triple-Entry Bookkeeping. THE ACCOUNTING REVIEW. Retrieved 20 November 2021. [5] Phan Dũng Khánh (2021). SỨ MỆNH CHINH PHỤC THẾ GIỚI CỦA KẾ TOÁN TAM PHÂN. Linkedin.com. Retrieved 30 November 2021, from SỨ MỆNH CHINH PHỤC THẾ GIỚI CỦA KẾ TOÁN TAM PHÂN (linkedin.com) [6] Maiti, M., Kotliarov, I., & Lipatnikov, V. (2021). A future triple entry accounting framework using blockchain technology. Blockchain: Research And Applications, 100037. https://doi.org/10.1016/j.bcra.2021.100037 [7] Samaduzzaman, M. (2020). Blockchain: Future of Accounting Education. Asian Journal Of Finance & Accounting, 12(2), 14. https://doi.org/10.5296/ajfa.v12i2.17679 [8] Triple entry accounting system: A revolution with blockchain. Medium. (2020). Retrieved 30 November 2021, from https://medium.com/dataseries/triple-entry-accounting-system- a-revolution-with-blockchain-768f4d8cabd8. [9] Triple-Entry Accounting Based on Blockchain - FAE Consulting GmbH. FAE Consulting GmbH. (2021). Retrieved 30 November 2021, from https://www.fae-consulting.de/triple- entry-accounting-based-on-blockchain/. [10] Những gian lận phổ biến trong báo cáo tài chính. Apt.edu.vn. (2021). Retrieved 1 December 2021, from http://apt.edu.vn/apt-tin-tuc/nhung-gian-lan-pho-bien-trong-bao- cao-tai-chinh/. [11] Hồ Quốc Tuấn (2020). Đòn trừng phạt các công ty gian lận tài chính. tinnhanhchungkhoan. Retrieved 1 December 2021, from https://tinnhanhchungkhoan.vn/don-trung-phat-cac- cong-ty-gian-lan-tai-chinh-post241836.html. [12] Trang thông tin Bộ Tài chính - https://mof.gov.vn/ 631
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kế toán quản trị - Hệ thống bài tập và bài giải: Phần 1
142 p | 1113 | 260
-
Kế toán quản trị chi phí và các ứng dụng của nó trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản VN
24 p | 450 | 114
-
Giáo trình Nghiệp vụ quản lý và kế toán kho bạc nhà nước: Phần 2
334 p | 290 | 74
-
Giáo trình Nghiệp vụ quản lý và kế toán kho bạc nhà nước: Phần 1
119 p | 226 | 55
-
Giáo trình mô đun Phần mềm kế toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
267 p | 46 | 12
-
Tâm lý nhà đầu tư, thông tin kế toán và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
12 p | 63 | 9
-
Ứng dụng kế toán quản trị tại các ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam1
10 p | 123 | 8
-
Tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp sản xuất
3 p | 94 | 6
-
Vận dụng kế toán trách nhiệm trong các công ty lâm nghiệp
5 p | 57 | 4
-
Nghiên cứu đánh giá các trung tâm trách nhiệm trong kế toán trách nhiệm tại viễn thông Thanh Hóa
7 p | 41 | 2
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn - Lương Xuân Minh (p6)
8 p | 57 | 2
-
Tầm quan trọng của học phần nguyên lý kế toán với chuyên ngành kế toán
3 p | 57 | 2
-
Công nghệ blockchain và kế toán tam phân, nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán tại Việt Nam
15 p | 8 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ngành thời trang tại thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 5 | 2
-
Nhận thức của nhà quản trị ảnh hưởng đến vận dụng kế toán xanh tại các công ty sản xuất thép trên địa bàn Hà Nội
8 p | 5 | 1
-
Kế toán, kiểm toán Việt Nam trong cuộc chạy đua chuyển đổi số và những vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh hiện nay
15 p | 10 | 1
-
Trao đổi về ứng dụng Microsoft Excel trong giảng dạy chuyên ngành kế toán
12 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn