Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm part 2
lượt xem 19
download
Hình 6.1: Cấu tạo bộ máy sinh dục gà mái 1. Cuống buồng trứng; 2.Trứng nhỏ; 3. Nang rỗng; 4. Trứng trưởng thành; 5.Vết đốm; 6.Loa kèn; 7.Lòng loa kèn; 8.Cổ loa kèn; 9.Vùng tạo albumin; 10. Eo chứa trứng; 11. Tử cung; 12. Âm đạo; 13. Ống dẫn trứng phải thoái hoá; 14. Ổ nhớp. Bảng 6.1. Thời gian trứng lưu lại trong các phần của ống dẫn trứng Các phần của ống dẫn trứng Phần loa kèn Phần phân tiết lòng trắng Phần eo Tử cung Âm đạo Giờ 0.33 3.00 1.17 19 Rất ngắn Thời gian lưu lại...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm part 2
- 1 2 6 3 8 4 9 11 13 12 14 Hình 6.1: Cấu tạo bộ máy sinh dục gà mái 1. Cuống buồng trứng; 2.Trứng nhỏ; 3. Nang rỗng; 4. Trứng trưởng thành; 5.Vết đốm; 6.Loa kèn; 7.Lòng loa kèn; 8.Cổ loa kèn; 9.Vùng tạo albumin; 10. Eo chứa trứng; 11. Tử cung; 12. Âm đạo; 13. Ống dẫn trứng phải thoái hoá; 14. Ổ nhớp. Bảng 6.1. Thời gian trứng lưu lại trong các phần của ống dẫn trứng Các phần của Thời gian lưu lại ống dẫn trứng Giờ % trong tổng thời gian Phần loa kèn 0.33 1.4 Phần phân tiết lòng trắng 3.00 12.8 Phần eo 1.17 5.0 Tử cung 19 80.8 Âm đạo Rất ngắn Cộng 23.5 100.0 6.4.2. Thành phần cấu tạo trứng gia cầm Trứng gia cầm cấu tạo gồm 3 phần chính là: vỏ cứng, lòng đỏ, lòng trắng. Thành phần, cấu tạo chi tiết của trứng gia cầm thông qua quả trứng cắt dọc trên hình 6.2 và các bảng 6.2, 6.3, 6.4, 6.5.
- Hình 6.2. Cấu tạo trứng gia cầm 1.Lớp màng mỡ ngoài vỏ trứng; 2.Vỏ cứng; 3.Lỗ khí; 4. Màng dưới vỏ trứng; 5. Màng lòng trắng; 6.Lòng trắng đặc lớp ngoài; 7.Lòng trắng loãng lớp ngoài; 8. Dây chằng; 9.Buồng khí; 10. Lòng trắng loãng lớp trong; 11. Lòng trắng đặc lớp trong; 12. Màng lòng đỏ; 13. Vòng sáng lòng đỏ; 14. Vòng tối lòng đỏ; 15.Tâm phôi; 16. Đĩa phôi. Bảng 6.2. Tỷ lệ các thành phần cấu tạo trứng Lòng trắng Lòng đỏ Vỏ cứng Khối lượng Loại gia cầm (%) (%) (%) trứng (g) Gà 58 55.8 31.9 12.3 Vịt 80 52.6 35.4 12.0 Ngỗng 200 52.5 35.1 12.4 Tỉ lệ thành phần cấu tạo trứng thay đổi tuỳ thuộc giống, tuổi, chế độ dinh dưỡng… Bảng 6.3. Thành phần hoá học của trứng gia cầm (%) Loại Chất Chất hữu cơ Chất Nước trứng khô Glucid khoáng Toàn bộ Protein Lipid Gà 73.6 26.4 25.6 12.8 11.8 1.0 0.8 Vịt 69.7 30.3 29.3 13.7 14.4 1.2 1.0 Ngỗng 70.6 29.4 28.2 14.0 13.0 1.2 1.2 Bảng 6.4. Thành phần hoá học của lòng trắng và lòng đỏ (%) Lòng trắng Trứng Protein Lipid Glucid Nước Khoáng
- Gà 85.6 12.77 0.25 0.7 0.67 Vịt 87.0 11.1 0.03 1.07 0.5 Gà tây 86.7 11.5 0.03 0.97 0.8 Trứng Lòng đỏ Protein Lipid Glucid Nước Khoáng Gà 50.9 16.06 31.7 0.29 1.02 Vịt 45.8 16.8 36.2 0.29 1.20 Gà tây 48.3 17.4 32.9 0.20 1.20 Bảng 6.5. Thành phần chủ yếu của vỏ trứng (%) Vỏ trứng gà Vỏ trứng vịt Vỏ trứng ngỗng Chất hữu cơ 4 4,3 3,5 CaCO3 93 94,4 95,3 MgCO3 1 0.5 0,7 MgHPO4.7H2O 2 0,8 0,5 CaHPO4.7H2O Trong vỏ trứng 98% là vật chất khô. Trong đó 95% là chất vô cơ. Trong chất vô cơ 98% là Ca và 1% là P. Sự hình thành vỏ trứng đòi hỏi sự cung cấp dầy đủ ion Ca++ đến tuyến vỏ và sự có mặt của ion carbonat trong dịch lỏng của vỏ. Sự liên quan giữa Ca++, CO2 và CO3- trong máu và tuyến vỏ nói lên rằng nguồn ion carbonat cho sự hình thành vỏ trứng là dioxitcarbon bắt nguồn từ máu hoặc từ sự trao đổi chất của tế bào tuyến vỏ. Dioxitcarbon của máu đóng góp thàng ion carbonat của vỏ trứng. Sự hình thành ion Bicarbonat từ CO2 và H2O được xúc tác bởi men carbonicanhydraza nhận thấy trong Mucosa của tuyến vỏ. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng acid - bazơ của máu chịu ảnh hưởng bởi quá trình hình thành vỏ trứng. Hàm lượng Ca, P trong vỏ trứng phụ thuộc vào hàm lượng Ca, P trong khẩu phần và mức độ đáp ứng vitamin D cho gia cầm. Nếu trong khẩu phần thiếu 1 lượng nhỏ Ca hoặc vitamin D thì gia cầm đẻ ra trứng vỏ mềm hoặc không vỏ. Tính chất lý học của lòng đỏ - lòng trắng trứng tương đối khác nhau.Trứng gà tỉ trọng lòng đỏ 1,028 - 1,035, tỉ trọng lòng trắng 1,039 - 1,042 (do lượng mô trong lòng đỏ cao hơn nên tỉ trọng giảm) Còn có sự sai khác về độ keo dính, độ khúc xạ, độ dẫn truyền điện, độ truyền huỳnh quang và khả năng thẩm thấu của các tia hồng ngoại và các quang phổ khác giữa lòng đỏ và lòng trắng trứng. Giá trị năng lượng trong trứng tương đối cao. Trong 100g trứng: Trứng gà chứa 160kcal Trứng vịt chứa 200kcal Trứng gà tây chứa 170kcal Trứng ngỗng chứa 175kcal. 6.4.3. Đặc điểm gia cầm sinh sản
- Gia cầm từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đươvj xem là gia cầm sinh sản hoặc là gia cầm giống. Gia cầm giống khác gia cầm sinh sản ở chỗ có sự nuôi chung trống mái với tỉ lệ thích hợp để sản xuất ra các quả trứng có phôi, ấp nở ra gà con. Ở gia cầm sinh sản có các đặc điểm sau: - Quy luật của sự đẻ trứng Từ khi đẻ quả trứng đầu tiên gia cầm mái trải qua các biến đổi về sinh lý, sinh hoá có liên quan đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng, khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn. Ở gia cầm tơ hay gà mái đẻ trứng năm đầu quy luật đẻ trứng diễn ra theo ba pha: + Pha 1: thường là từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến hết ba tháng đẻ trứng. Trong pha này sản lượng trứng đẻ tăng từ ngày đẻ đầu tiên đến khoảng 2-3 tháng đẻ. Đồng thời với tăng sản lượng trứng, khối lượng trứng, khối lượng cơ thể gà mái tăng lên. Pha đầu tiên của sự đẻ trứng thường kết thúc lúc 42 tuần tuổi. + Pha 2: sau khi sản lượng trứng đạt đỉnh cao thì pha 2 của sự đẻ trứng bắt đầu. Lúc này sản lượng trứng giảm từ từ nhưng khối lượng trứng và khối lượng cơ thể gà không giảm, giai đoạn cuối gà mái có biểu hiện tích luỹ mỡ. Pha 2 kéo dài đến khoảng 62 tuần tuổi, khi sức đẻ trứng giảm xuống còn 65% so với tổng số gà mái đẻ trong ngày. + Pha 3: pha 3 tiếp theo pha 2 cho đến khi gà mái có biểu hiện thay lông. Trong pha này sản lượng trứng giảm đến khi ngừng đẻ hẳn. Khối lượng trứng giảm nhẹ hoặc ổn định, nhưng chi phối thức ăn để sản xuất trứng tăng lên. Gà đẻ trứng các năm sau, quy luật đẻ trứng diễn ra tương tự như gà đẻ trứng năm đầu nhưng sản lượng trứng và thời gian kéo dài đẻ trứng giảm đi. Sản lượng trứng theo năm đẻ ở gà và các đối tượng gia cầm khác có khác nhau thể hiện trên bảng 6.6. Trên thực tế gà đẻ trứng thương phẩm chỉ sử dụng 1 năm đẻ trứng, gà giống có thể sử dụng ở cả năm đẻ thứ 2. Vịt sử dụng 2 - 3 năm, ngỗng 3 - 4 năm, gà tây 3 - 4 năm. Đồ thị về quy luật đẻ trứng của gà mái thể hiện ở hình 6.3; 6.4. Pha 1 Pha 2 Pha 3 Thay lông Hình 6.3. Đồ thị về quy luật đẻ trứng ở gà năm đầu
- Năm đẻ thứ nhất Năm đẻ thứ hai Năm đẻ thứ ba Hình 6.4. Đồ thị về quy luật đẻ trứng ở gà qua các năm Bảng 6.6. Sản lượng trứng qua các năm đẻ trứng ở gia cầm (%) Năm đẻ Gà Vịt Ngỗng Gà tây I 100 100 100 100 II 75 115 110 110 III 45 95 125 120 IV - 50 85 80 V - - 48 45 - Quá trình hình thành trứng diễn ra trong một thời gian dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nội tại cũng như ngoại cảnh. Từ khi tế bào trứng hình thành ở buồng trứng, quá trình phát dục, chín và rụng khỏi buồng trứng, di chuyển trong ống dẫn trứng để hình thành lòng trắng, màng vỏ trứng, vỏ trứng và được đẻ ra ngoài diễn ra trong thời gian dài và chịu ảnh hưởng của nội tiết tố, trạng thái sinh lý của gia cầm, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường sống: nhiệt độ, ánh sáng, thời tiết… - Sản phẩm do gia cầm mái tạo ra có giá trị dinh dưỡng cao. Trong đó hàm lượng protein chiếm 18 - 23%, trong protein có đầy đủ các axitamin thiết yếu và cân đối với các yếu tố dinh dưỡng khác. Vì vậy giá trị sinh vật học của trứng là 100%. Thịt gia cầm có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, tính ngon miệng cao. Thịt gia cầm chức hàm lượng protein 21% (trong khi ở thịt bò là 16%, thịt lợn là 11%). Thành phần hoá học và giá trị năng lượng của thịt gia cầm trình bày trên bảng 6.7 Bảng 6.7. Thành phần hoá học và nhiệt năng (Q-kcalo) có trong 100g thịt gia cầm Loại thịt gia cầm Phần ăn Hàm lượng (%)
- được Nước Lipid Protêin Khoáng Q(kcal) (%) Gà trưởng thành 52 65,5 13,7 19,0 1,0 200 Gà thịt Broiler 46 67,5 11,5 19,8 1,2 180 Vịt trưởng thành 48 49,1 37,0 13,0 0,6 365 Vịt thịt Broiler 34 56,6 26,8 15,8 0,8 294 Ngỗng trưởng thành 54 48,9 38,1 12,2 0,8 369 Gà tây trưởng thành 51 60,0 19,1 19,9 1,0 250 Thành phần thịt gia cầm thay đổi phụ thuộc vào tuổi, loài, phương thức chăn nuôi và thời gian nuôi. 6.4.4. Kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản - Mật độ nuôi Mật độ nuôi là số gà /m2 nên chuồng, phụ thuộc vào loài, lứa tuổi, hướng sản xuất và phương thức nuôi. Gà giống hướng trứng nuôi nền : 3,5 con/m2 Gà giống hướng thịt nuôi nền : 3 con/m2 : 8 - 12 con/m2 Gà thương phẩm nuôi nền : 16 - 30 con/m2 Gà thương phẩm nuôi lồng - Nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi Gà sinh sản nhiệt độ chuồng nuôi tốt nhất là 18 - 20oC, không quá 25oC. Nếu nhiệt độ nuôi dưới 15oC hoặc cao hơn 30oC ảnh hưởng lớn dến sức đẻ trứng và khối lượng trứng, tỉ lệ gà chết tăng lên. Ẩm độ chuồng nuôi gà sinh sản thích hợp là 60 - 70%. - Chế độ chiếu sáng: Thời gian chiếu sáng ở gà đẻ không dưới 14h/ngày đêm, tuần đẻ thứ 16 trở đi tăng dần và đạt tối đa là 17h/ngày đêm. Cường độ chiếu sáng 3 - 4 W/m2 nền. Ánh sáng màu đỏ có lợi cho gà đẻ. - Máng ăn, máng uống đảm bảo đủ cho gà và phân bố đều trong chuồng nuôi, tốt nhất sử dụng máng ăn, máng uống tự động. - Trong chuồng nuôi gà sinh sản cần có ổ đẻ và sào đậu. + Hướng dẫn về thức ăn cho gà sinh sản Thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ: 2700 - 2900 kcal/Kg thức ăn hỗn hợp; protein thô : 17 - 18% Thức ăn hỗn hợp cho gà thịt : 2900 - 3000 kcal/Kg thức ăn hỗn hợp; protein thô: 18 - 19%. Bảng 6.8. Lượng thức ăn cho gà sinh sản (g/ngày/con) Tuần tuổi Gà Gà Gà thương phẩm
- hướng thịt hướng trứng nuôi lồng 23-24 100-130 107-112 105-110 25-26 120-140 110-120 110-115 27-28 140-155 110-120 110-115 29-42 140-155 110-120 110-115 43-52 135-150 110-118 110-115 53-64 130-145 108-115 105-110 Bảng 6.9. Nhu cầu về một số vitamin và khoáng cho gà Tuổi gà (tuần) 0-8 9-18 Gà đẻ (19-52) Gà giống (22-74) Vitamin A (UI) 1500 500 4000 4000 Vitamin D (UI) 200 200 500 500 Calcium (%) 1,0 0,8 2,75 2,75 Phosphorus(%) 0,7 0,4 0,6 0,6 Sodium (%) 0,15 0,15 0,15 0,15 Bảng 6.10. Nhu cầu về năng lượng, protêin và một số acid amin cho gà Gà đẻ hướng Gà hậ u b ị Nhóm gà Gà Broiler trứng và hướng trứng hướng thịt Tuổi (tuần) 0-6 7-10 0-6 7-14 15-20 20- 54 Năng lượng trao đổi 3200 3200 2900 2900 2900 2850 (kcal/kg thức ăn) Protêin (%) 23 20 20 16 12 15 Lysine (%) 1,25 1,10 1,10 0,90 0,66 0,50 Methionine (%) 0,86 0,75 0,75 0,60 0,45 0,53 Methionine + 0,46 0,40 0,40 0,32 0,24 0,28 Cyctine (%) 0,40 0,35 0,35 0,28 0,21 0,25 Các loại gia cầm khác như vịt, ngan, ngỗng, gà tây...về nguyên tắc nuôi dưỡng như là gà, nhưng do có đặc điểm sinh sống khác nhau nên trong quy trình chăn nuôi cụ thể cho mỗi loại cần có yêu cầu riêng và điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật cho thích hợp. Khi tiếp xúc với đối tượng nuôi nào cần nghiên cứu thêm các tài liệu hướng dẫn chuyên sâu cho các đối tượng đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi
184 p | 286 | 105
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 1
19 p | 198 | 50
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm part 1
7 p | 291 | 48
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 1
5 p | 271 | 41
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 2
19 p | 149 | 37
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 3
19 p | 122 | 29
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 5
19 p | 140 | 28
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 4
19 p | 110 | 28
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 7
19 p | 148 | 28
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 6
19 p | 103 | 27
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 10
13 p | 168 | 26
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 3
5 p | 142 | 24
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 6
5 p | 149 | 24
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 9
19 p | 133 | 24
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 8
19 p | 139 | 24
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 4
5 p | 110 | 18
-
Giới thiệu một số công nghệ chăn nuôi bò sữa nhằm nâng cao chất lượng sữa và tăng hiệu quả kinh tế nông hộ
65 p | 39 | 5
-
Ứng dụng công nghệ chăn nuôi chính xác thách thức về phúc lợi động vật và biến đổi khí hậu
22 p | 12 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn