intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 3

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

147
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH 3.1. Giới thiệu chung Như đã giới thiệu trong các chương trước việc lập quy hoạch là một quá trình, nó ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, vì vậy người làm quy hoạch cần phải có đủ kinh nghiệm và kiến thức, biết được kỹ thuật và phương pháp lập dự án. Kỹ thuật lập dự án gồm có nhiều vấn đề ở đây cần nêu lên những điểm chính đó là kỹ thuật dự báo, thu thập và xử lý số liệu, lựa chọn vị trí xây dựng dự...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 3

  1. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch Chương 3: KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH 3.1. Giới thiệu chung Như đã giới thiệu trong các chương trước việc lập quy hoạch là một quá trình, nó ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, vì vậy người làm quy hoạch cần phải có đủ kinh nghiệm và kiến thức, biết được kỹ thuật và phương pháp lập dự án. Kỹ thuật lập dự án gồm có nhiều vấn đề ở đây cần nêu lên những điểm chính đó là kỹ thuật dự báo, thu thập và xử lý số liệu, lựa chọn vị trí xây dựng dự án, phân tích kinh tế đầu tư và đánh giá tác động môi trường sua khi xây dựng dự án. vấn đề phát triển hạ tầng cơ sở sẽ được nghiên cứu ở chương khác. 3.2. Kỹ thuật và phương pháp trong lập quy hoạch 3.2.1. Kỹ thuật dự báo 3.2.1.1. Khái niệm Kỹ thuật dự báo là công cụ giúp chúng ta tiên đoán những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Trong phần này kỹ thuật dự báo cho đầu tư phát triển một thành phố mới là ví dụ điển hình để tham khảo. Đối với một thành phố, thị xã sẽ có rất nhiều yêu cầu chức năng riêng về không gian như công trình vui chơi giải trí, khu dân cư. Chương này tập trung nghiên cứu về kỹ thuật tính toán nhằm xác định yêu cầu không gian cho các thành phố có chức năng khác nhau. Câu hỏi đầu tiên cần được làm rõ là quy hoạch được thực hiện với khoảng thời gian bao lâu? Người lập quy hoạch cần xác định rõ những yêu cầu của quy hoạch. Yêu cầu của quy hoạch phụ thuộc vào 3 dạng khác nhau của việc phát triển: • Phát triển Văn hoá- Xã hội - Phát triển kinh tế - Phát triển dân số Phát triển hiện nay có thể không bị ảnh hưởng của một quy hoạch. Ví dụ như tăng trưởng kinh tế hoặc khuynh hướng văn hoá xã hội tự do hoá. Nhưng có loại phát triển khác lại có thể bị ảnh hưởng của quy hoạch như quá trình di cư, nhập cư. Dữ liệu có thể thu thập từ phòng quy hoạch văn hoá xã hội hoặc các phòng chức năng khác. Trong chương này những vấn đề sau sẽ được xem xét thảo luận : - Dự báo dân số - Dự báo yêu cầu nhà ở cho đến năm nào đó - Tính toán yêu cầu không gian bố trí và diện tích xây dựng nhà ở yêu cầu 27
  2. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch Dự báo yêu cầu việc làm cho đến năm tính toán thiết kế - Tính toán không gian bố trí khi yêu cầu việc làm thực hiện theo quy - hoạch. 3.2.1.2. Dự báo dân số Phát triển dân số có quan hệ tới việc lập quy hoạch. Sự phát triển dân số theo độ tuổi, tỉ lệ nam nữ có ảnh hưởng rát lớn đến việc lập quy hoạch. Hiện nay có rất nhiều phương pháp tính toán dự báo sẽ được giới thiệu sau đây. a. Các phương pháp dự báo Phương pháp dự báo theo khuynh hướng ngoại suy Để xác định các thông số về dân số vào năm nào đó con đường tốt nhất là sử dụng phương pháp ngoại suy về dân số trong quá khứ. Tính toán theo nguyên tắc này có rất nhiều phương pháp. Sau đây sẽ giới thiệu cách tính thông qua các ví dụ điển hình. - Ngoại suy tuyến tính - Ngoại suy phi tuyến - Phương pháp trung bình Ngoại suy tuyến tính (i) Địa lý Từ những dữ liệu về dân số qúa khứ, bằng phương pháp thủ công ta có thể vẽ đường quan hệ tuyến tính dựa theo đặc trưng số liệu thống kê. Dùng phép kéo dài đường quan hệ trên cho ta số liệu dự đoán trong tương lai. Nhưng số liệu này chỉ có ý nghĩa sơ bộ nó phụ thuộc trực tiếp số liệu thống kế trong quá khứ. Các thông số về dân số tương lai ( tuổi, giống, việc làm ...) có thể cao hơn hoặc thâp hơn nếu số liệu cũ không áp dụng. Điều này được thể hiện ở ví dụ 3.1 sau. Lưu ý điều này chỉ đúng khi dùng phương pháp ngoại suy tuyến tính. Ví dụ 3.1 Phương pháp ngoaị suy tuyến tính Thông số về dân số của thành phố được thống kê trong bảng sau. Cơ quan địa phương rất quan tâm về vấn đề việc chọn ví trí xây dựng khu nhà ở cho người dân trong vòng 15 năm tới. Để làm được việc này cần dự báo dân số đến năm 2010. Hình 3.1 biểu diến khuynh hướng gia tăng dân số dựa theo tài liệu thống kê trong bảng 3.1 sau. 28
  3. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch Bảng 3.1 Dân số thống kê từ năm 1970 đến 1995 Năm Dân số (người) 1970 70403 1975 74190 1980 80496 1985 82581 1990 85112 1995 84977 Qua hình 3.1 ta thấy dựa trên số liệu thông kê để vẽ đường quan hệ số người và thời gian thì tới năm 2010, số lượng tổng cộng khoảng 97000 người. Nhưng nếu lấy số liệu từ sau 1980 thì số lượng dự tính đến năm 2010 sẽ nhỏ hơn trị số trên. Nhưng nếu lấy các số liệu của những năm 1990 và 1995 để vẽ thì khuynh hướng lại giảm . Vấn đề đã đặt ra số liệu dự đoán nào là phù hợp ? Nguyên tắc chung là liệt tài liệu dài bao nhiêu là đủ. 100000 95000 90000 85000 80000 75000 70000 65000 60000 1950 1960 1970 1980 1990 2000 2010 Hình 3.1 Đường biểu diễn dân số theo phương pháp ngoại suy đoạn thẳng dựa theo số năm thống kê khác nhau. ( Ghi chú: Nét liền đậm là đường nội suy theo liệt thống kê đầy đủ, đường chấm đậm là dựa theo số liệu 1985 – 1990, đường chấm gạch là dựa theo số liệu 1990 – 1995) (ii) Hồi quy tuyến tính Hiện nay có nhiều phương pháp bảng tính và phương pháp khác sử dụng máy tính để vẽ đồ thị ngoại suy đường quan hệ trên. Sử dụng phương pháp ô lưới máy tính có thể tính toán xác định đường thẳng tốt nhất trên cơ sở của dữ liệu cung cấp. Số liệu dự 29
  4. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch báo có thể nhận thấy từ hình biểu diễn hoặc tính toán đặc biệt, phụ thuộc vào phần mềm sử dụng. Hình 3.2 biểu diễn 2 đường ngoại suy. Ngoại suy phi tuyến Ngoài việc ngoại suy hàm tuyến tính, nhiều chương trình máy tính cùng với dữ liệu có thể xác định hàm phy tuyến để nội suy khuynh hướng dữ liệu. Một trong những hàm quan hệ là đa thức ngược lại bậc của đa thức có thể lựa chọn cho phù hợp. Ví dụ 3.2 Phép nội suy phy tuyến Sử dụng số liệu ví dụ 3.1, áp dụng hàm đa thức để dự báo dân số đến năm 2010. Trong trường hợp này có thể sử dụng phương trình bậc hai ( đường Parabol) để biểu thị. Nếu sử dụng máy tính thì máy có thể biểu diễn hoàn hảo kết quả tính toán trên cơ sở dữ liệu đầu vào. Theo kết quả tính toán dân số năm 2010 sẽ cao hơn năm 1995 là 5000 người. Nhìn vào dạng đường biểu diễn ta thấy từ 1990 đến 1995 có xu thế giảm từ từ, nhưng không có nghiã là nó sẽ tiếp tục giữ độ giảm như vậy trong vòng 15 năm tới. Khi này sử dụng hàm bậc hai hay bậc cao hơn không đưa lại kết quả đáng tin cậy. 88000 86000 84000 82000 80000 78000 76000 74000 72000 70000 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 Hình 3.2. Phép nội suy phy tuyến sử dụng hàm biểu diễn đường cong bậc hai Phương pháp kéo dài trung bình Phương pháp kéo dài trung bình thực hiện qua nhiều bước mỗi điểm trong đồ thị kéo dài được xác lập từ những số liệu trước đó. Số liệu mới xác định sẽ thay thế số liệu cũ. Hiện nay có nhiều cách xác định dạng đường kéo dài theo phương pháp này. Ví dụ 3.3. và 3.4 là hai trong nhiều phương pháp thể hiện theo cách vẽ này. Ví dụ 3.3 Phương pháp kéo dài trung trình 1 Sử dụng số liệu trong ví dụ 3.1 trên, kết quả dự báo dân số năm 2010 được thể hiện 30
  5. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch trên hình 3.3. sau. Dân số Dữ liệu Hình 3.3: Phương pháp dịch chuyển trung bình 1 Bước đầu tiên: ba số liệu các năm hiện tại 1985, 1990 và 1995 được vẽ trên hệ trục. Ta đặt tên các điểm tương ứng các năm là điểm 1, 2, và 3. Đường thẳng nối hai điểm 1 và 3 kéo dài cho ta điểm 4. Đây chính là dân số đến năm 2000. Dựa trên các điểm đã xác định trên hệ trục 2, 3 và 4 qua các điểm 2 và 4 ta xác định điểm số 5 đó là số dân vào năm 2005. Cuối cùng dựa vào các điểm 3 và 5 ta vẽ đường thẳng để tìm được số dân vào năm 2010, đó là dân số dự báo cho năm 2010 là 87500 người. Ví dụ 3.4 Phương pháp kéo dài trung trình 2 Phương pháp 2 căn bản giống phương pháp 1 nhưng đường quan hệ không phải đi qua tất cả các điểm từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng như phương pháp 1 mà sẽ sử dụng đường quan hệ có tính phù hợp nhất để thể hiện. Dự báo dựa theo số liệu sinh và tử Số liệu dân số có thể dựa vào tỉ lệ sinh, tỉ lệ chết hàng năm trên 1000 để xác định. Giả thiết rằng hai loại tỉ lệ này không thay đổi theo thời gian. Thông số chung về dân số có thể tính toán qua công thức sau: B(t) = B(O) (1 + g - s)t Trong đó B(t) = Dân số tại thời điểm t B(0) = Dân số tại thời điểm ban đầu 31
  6. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch g = Tỉ lệ sinh s = Tỉ lệ chết Ví dụ 3.5 Sử dụng công thức 3.1 Số dân vào năm tham khảo (1995) là 84977 người. Tỉ lệ sinh là 8.5 trên 1000/ năm. Tỉ lệ chết là 12 người/ 1000/ năm. Thay vào ta có: B(2010) = 84977 * (1 + 0.0085 - 0.012)15 = 80623 Như vậy số dân vào năm 2010 sẽ là 80623 người. Dân số Dữ liệu Hình 3.4 : Phương pháp 2 Dự báo theo tỉ lệ sinh, tử, nhập và di dư Nhập cư và di cư cùng với các tỉ lệ sinh và tử có vị trí quan trọng trong tính toán số dân trong tương lai. Nếu hai yếu tố này được xem xét thì công thức 3.1 trở thành: B(t) =B(o)*(1 + g – s + i - e)t (3.2) Các thông số t, o, g, s đã nêu ở trên, ngoài ra i và e được xác định như sau i = Số lượng nhập cư trên tỉ lệ tính toán e = Số lượng di cư trên tỉ lệ tính toán Giả thiết thêm i và e không đổi trong khoảng thời gian tính toán. Ví dụ 3.6 về sử dụng công thức 3.2 32
  7. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch Số liệu lấy từ ví dụ 3.1 B(1995) = 84977 g = 8.5/1000/năm s = 12/1000/năm i = 12 /1000/năm e = 4/1000/năm Thay vào B(2010) = 84977 (1 + 0.0085 - 0.012 + 0.012 - 0.004)15 = 90897 Như vậy nếu tỉ lệ nhập cư được đưa vào tính toán, số dân dự báo đến năm 2010 sẽ là 90897 người b. Biểu diễn dân số Phần trên mới chỉ xét số dân vào năm tính toán và số lượng ứơc tính trong tương lai. Đây mới chỉ là số tròn, thực ra có rất nhiều thông số cần được làm rõ như giới tính, tuổi, nguồn gốc, việc làm, thu nhập... cần chỉ rõ trong tài liệu thống kê. Phương pháp phân đoạn • Phương pháp này chia độ tuổi ra thành các nhóm mà chúng có tên là nhóm tuổi. Thang bậc trong bước chia lấy theo cấp 5, cụ thể là 0-4 tuổi, 5-9 tuổi.... - Sử dụng số liệu kinh nghiệm, điều kiện sinh tồn của các nhóm tuổi được xác định. Điều kiện sinh tồn ở đây là để chỉ người đang sống có tuổi trong nhóm điều tra và có khả năng sống tiếp ở độ tuổi nhóm trên. - Ngoài ra lượng nhập cư hàng năm cũng phải được xác định trong mỗi nhóm tuổi. Giả thiết rằng nhóm tuổi trong 5 năm việc tính toán dân số về nhóm tuổi tiếp theo được xác định qua công thức sau: 1. Lấy nhóm tuổi i tại thời điểm t 2. Nhân nhóm tuổi i với cơ hội sống sót trong nhóm i- 3. Cộng thêm 5 lần nhóm nhập cư của nhóm i + 1 4. Kết quả chính là nhóm tuổi i + 1 tại thời điểm t + 1. Các bước giới thiệu trên nên được xác định cho mỗi nhóm ở các bước tiếp theo. Chiều dài của bước thời gian bằng với số năm trong nhóm tuổi tính. Hình 5.5 mô tả quá trình tính toán này. Số người sống trong nhóm 1 tại thời điểm t + 1 phụ thuộc vào số lượng phụ nữ có khả năng sinh sản tại thời điểm t. Đó là phụ nữ trong nhóm 4 đến 10 (15 đến 49 tuổi). Trong mỗi nhóm tuổi tỉ lệ khả năng sinh đẻ đã được xác định. Tỉ lệ sinh là số lượng người sinh đẻ / 1000 phụ nữ trong nhóm điều tra. 33
  8. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch Việc tính toán cho nhóm đầu tiên được tiến hành như sau: 1. Lấy số lượng phụ nữ sinh sản của nhóm 4 2. Nhân số lượng trên với tỉ lệ sinh đặc biệt nhóm 4 và chia cho 1000 3. Nhân số lượng trên với số năm trong thang tính 4. Lập lại 3 bước trên cho nhóm tuổi từ 5 đến 10 5. Cộng các kết quả lại. 6. Lấy số dân nhập cư của nhóm 1 nhân với số năm của nhóm 7. Cộng kết quả bước 5 và 6. Đây chính là kết quả của số dân nhóm 1 tại thời điểm t+1. Nam Nữ Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Hình 3.5: Mô hình phương pháp phân độ tuổi So với các phương pháp giới thiệu trên, phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật hơn. • Tính toán chính xác hơn bởi vì những thay đổi đã được xác định trong các nhóm tuổi. Trên cơ sở của số lượng sinh ra trong nhóm tưởi sinh đẻ 15 – 50 sẽ chính xác hơn nhiều nếu ta nhân tỉ lệ sinh đẻ trong toàn bộ dân số. • Phương pháp phân nhóm tuổi cung cấp nhiều thông tin trong điều tra. Số lượng người trong từng nhóm tuổi, số liệu này sẽ giúp ích cho nhiều tính toán khác. Ví dụ 34
  9. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch những người trong độ tuổi từ 6 đến 20 trong nhóm đối tượng đến các trường học, nhóm 4 đến 13 là số lượng người có thể tham gia lao động được... Ví dụ 3.7 Tính toán dân số sử dụng phương pháp phân đoạn Số liệu sử dụng trong tính toán • Thông số độ tuổi ngày 1-1-1995 • Điều kiện sống của mỗi nhóm • Tỉ lệ sinh đẻ đặc biệt của nhóm • Số lượng nhập cư ở mỗi nhóm tuổi Giả thiết rằng 3 điều kiện cuối không đổi trong khoảng thời gian tính toán. Thông tin được thể hiện bảng 3.2 và sử dụng nó cho dự báo số dân vào năm 2010. Dân số không phân theo nhóm giới tính và như vậy giả thiết tỉ lệ nan nữ như nhau trong mỗi nhóm tuổi. Bước chia nhóm tuổi là 5 năm. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.3 của hai ví dụ. Ví dụ 1: Dự báo độ tuổi nhóm 6 (25-29 tuổi) vào ngày 1-1-2000 thì bằng với độ tuổi nhóm 5 vào ngày 1-1-1995 nhân với cơ hội sống sót nhóm 5. Số liệu này đựơc cộng thêm 5 lần số nhập cư của nhóm 6: 6828 0.99828 + 5 * 213 = 7881 Ví dụ 2: Dự báo độ tuổi nhóm 1 (0-4 tuổi) vào ngày 1-1-2010 thì bằng 5 lần số lượng sinh hàng năm trong nhóm 4 đến 10 của bước trước đây nhân với số lượng nhập cư trong 5 năm nhóm 1. Trong nhóm 4: 3789*0.5 (số lượng phụ nữ nhóm 4 thời điểm 1-1-2005, xem bảng 3.3) *0.0043(số lượng sinh nhóm phụ nữ nhóm 4/ năm) *5 (Số năm trong / bước thời gian tính) Nhóm 5: 4367 * 0.5 * 0.0446 * 5 = 487 Nhóm 6: 6020 * 0.5 * 0.1094 * 5 = 1646 Nhóm 7: 8382 * 0.5 * 0.0753 * 5 = 381 Nhóm 8: 8020 * 0.5 * 0.0190 * 5 = 42 Nhóm 9: 4981 * 0.5 * 0.0034 * 5 = 5 Tổng số sinh : 4180 người. Cộng thêm số nhập cư: 44 (Số nhập cư nhóm 1/năm) *5 (số năm tính trong một bước) = 220 Ngày 1-1-2010 nhóm 1 có 4138 + 220 = 4400 người. 35
  10. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch Kết quả thể hiện ở bảng 3.3 chưa làm tròn với tổng số là 4401 người nhóm 1 tính cho thời điểm 1-1-2010. Bảng 3.2 số liệu tính toán nhóm tuổi Nhóm Tuổi Số Hệ số tồn tại Lượng nhập Tỉ lệ sinh đặc lượng cư biệt / nhóm 1 0-4 2904 0.9984 44 2 5-9 2970 0.99915 65 3 10-14 3091 0.99888 53 4 15-19 4245 0.99846 112 4.3 5 20-24 6828 0.99828 145 44.6 6 25-29 7324 0.99753 213 109.4 7 30-34 4732 0.99667 104 75.3 8 35-39 4217 0.99494 44 19 9 40-44 5501 0.9914 14 3.4 10 45-49 7589 0.98568 7 0.5 11 50-54 5696 0.97811 -6 12 55-59 5316 0.96738 -12 13 60-64 4011 0.94964 -14 14 65-69 4485 0.91624 7 15 70-74 5174 0.85623 3 16 75-79 4381 0.75279 1 17 80-84 3703 0.60448 2 18 85-89 1970 0.441 6 17 90-94 694 0..27055 0 19 95-99 146 0..20248 0 29 100-104 0 0.07168 0 21 105-110 0 0 0 Tổng 84977 Bảng 3.2 số liệu tính toán nhóm tuổi Nhóm tuổi Số lượng Hình 3.6: So sánh nhóm tuổi năm 1995 và 2010 36
  11. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch Bảng 3.3 Kết qủa tính toán số lượng nhân khẩu theo nhóm tuổi Nhóm Nhóm Số Dự báo năm Dự báo năm Dự báo năm tuổi lượng 2000 2005 2010 1 0-4 2904 4177 4719 4401 2 5-9 2970 3224 4496 5036 3 10-14 3091 3232 3487 4547 4 15-19 4245 3648 3789 4043 5 20-24 6828 4963 4367 4508 6 25-29 7324 7881 6020 5424 7 30-34 4732 7826 8382 6525 8 35-39 4217 4936 8020 8574 9 40-44 5501 4266 4981 8049 10 45-49 7589 5489 4264 4973 11 50-54 5696 7450 5380 4173 12 55-59 5316 5511 7227 5202 13 60-64 4011 5073 5262 6921 14 65-69 4485 3842 4849 5028 15 70-74 5174 4124 3535 4458 16 75-79 4381 4435 3536 3032 17 80-84 3703 3308 3349 2672 18 85-89 1970 2268 2030 2054 19 90-94 694 869 1000 895 20 95-99 146 188 235 271 21 100-104 0 30 38 48 22 105-110 0 0 2 3 Tổng 84977 86741 88967 91048 Dân số tổng cộng trong vùng nghiên cứu tăng thêm 6000 vào năm 2010 nhưng có sự khác nhau nhiều trong nhóm tuổi. Tỉ lệ tăng trưởng rất cao trong độ tuổi 0 -14 thể hiện trên hình 3.6. Số liệu này có ý nghĩa cho việc dự đoán lứa tuổi đi học và kế hoạch chuẩn bị trường lớp. Theo số liệu này số lượng trên 70 tuổi giảm nhưng số lượng trong nhóm 60 và 70 lại tăng lên mạnh. Điều này có nghĩa là cần tăng thêm nhà ở cho nhóm tuổi này vào những năm sau 2010. Người trong độ tuổi lao đọng (15-64) tăng thêm 3000 người, nhưng tỷ lệ tăng trưởng nhỏ ở các nhóm tuổi 30-44, 60 và 64. Ngược lại các nhóm khác thì giảm đi rất rõ nét. Nhìn vào bảng 3.3 ta thấy dân số tăng dần. Nếu không kể đến lượng nhập cư thì số lượng tăng từ từ, và thêm 7000 người (xem bảng 3.4). Như vậy tỉ lệ tử lớn hơn tỉ lệ sinh. 37
  12. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch Bảng 3.4 : dự báo dân số chưa kể đến lượng nhập cư Nhóm Nhóm tuổi Số Dự báo năm 2010 lượng 1 0-4 yr. 2904 3204 2 5-9 2970 4005 3 10-14 3091 3948 4 15-19 4245 2894 5 20-24 6828 2960 6 25-29 7324 3077 7 30-34 4732 4221 8 35-39 4217 6777 9 40-44 5501 7245 10 45-49 7589 4652 11 50-54 5696 4100 12 55-59 5316 5258 13 60-64 4011 7078 14 65-69 4485 5115 15 70-74 5174 4472 16 75-79 4381 2986 17 80-84 3703 2649 18 85-89 1970 2016 19 90-94 694 879 20 95-99 146 267 21 100-104 0 48 22 105-110 0 3 Tổng 84977 77852 c. Mô hình dân số (POPHOU model) Các phương pháp dự báo trước đây dựa vào số liệu điều tra của các năm trước đó. Với phương pháp nội suy sử dụng số liệu các năm gần nhất. Phương pháp phân độ tuổi sử dụng số liệu độ tuổi theo khả năng sinh tồn và tỉ lệ nhập cư trong mỗi nhóm. Phương pháp thứ ba sử dụng số liệu kinh nghiệm của tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, số lượng nhập và di cư. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng số liệu kinh nghiệm đưa ra đặc tính không khả dĩ trong tính toán. Ví dụ các phương pháp trưới đây không bị ảnh hưởng của việc xây dựng vùng dân cư (quá tải) gia tăng trong điều tra. Ngược lại thực tế cho thấy rằng khả năng cung cấp nhà cửa và việc làm là yếu tố rất quan trọng để quyết định nên đặt tại một địa điểm nào đó hay di chuyển nơi khác. Điều này ảnh hưởng đến vấn đề nhập cư. Mô hình POPHOU quan hệ số lượng nhà ở và dân số trong khu vực khảo sát. Ưu điểm chính của mô hình này là khả năng về nhà ở được thể hiện. Khả năng cung cấp nhà, tỉ 38
  13. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch số nhà ở theo chủ hộ là tỉ số giữa số lượng nhà và số nhà. Tỉ số này bị ảnh hưởng của số dân số lượng nhà có trong khu vực. Nhưng ở đây cón có thông tin về quan hệ giữa hai yếu tố : nhập cư và xây dựng nhà mới. Điều này được thể hiện trên hình 3.7. Dân số Nhập cư Tỉ số số hộ và số nhà Xây dựng nhà ở Nhà ở Hình 3.7 : Mối liên quan trong mô hình POPHOU Tỉ số HHR (số chủ hộ và số nhà) cao quan hệ với khả năng cấp nhà thấp. Điều này không chỉ nói lên mức độ thấp các nhà trống mà nó còn chỉ ra tình trạng hiện nay có thể là giá cao, quá thời hạn bảo dưỡng, và sự lựa chọn thấp về vị trí nhà ở. Điều này cũng ảnh hưởng đến vấn đề nhập cư vì họ khó khăn trong lựa chọn ngôi nhà phù hợp. Tại một thời điểm sẽ có mối quan hệ tốt giữa HHR và việc xây dựng nhà mới. Trong trường hợp tỉ số HHR thấp thì không cần xây dựng thêm nhà mới. Tỉ số về số hộ và nhà ở có thể được xác định qua công thức sau: HHR.K= P. K/(H.K * HS) Trong đó P = Số dân H = Số nhà ở HS = Số nhân khẩu trong hộ 39
  14. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch Mô hình POPHOU được viết trong phần mềm ngôn ngữ máy tinh DYNAMO. DYNAMO sử dụng thông tin thời gian được thể hiện trên hình 3.8. K thời điểm hiện tại, j và L là thời điểm trước và bước tiếp theo. Cả 3 đại lượng này là hiện tại, JK và KL là khoảng thời gian của phân chia (năm) Số lượng nhân khẩu tại thời điểm k sẽ được xác định trên cơ sở dân số tại bước phân chia J, tính toán số sinh, tử, nhập cư và di cư: P.K = P.J + DT * (B. JK + IM.JK - D.JK - OM.JK) Trong đó: P = Dân số B = Số lượng sinh trong năm IM = Số nhập cư trong năm D = Số người chết trong năm OM = Số nhập cư trong năm DT = Khoảng phân chia (năm) Tương lai Hiện tại Quá khứ J K L Khoảng tính toán ( DT) Khoảng tính toán ( DT) Hình 3.8: Ký hiệu thời gian trong DYNAMO Số lượng sinh và chết được dựa theo dân số. Số nhập cư cũng được tính theo cách này. B.KL = P.K * BN Trong đó: BN = Số sinh D.KL = P.K*DN DN = số tử OM.KL = P.K * OMN OMN = Số nhập cư Số nhập cư không những phụ thuộc vào tổng số dân mà còn bị ảnh hưởng ở yếu tố tiện lợi thu hút họ đến, nó thể hiện cấp số nhân. Nó là hàm của tỉ số nhà ở và hộ nhân khẩu được thể hiện qua hình 3.9. IM.KL = P.K * IMN * AHM.K IMN = Số nhập cư AHM = Cấp số nhân hấp dẫn nhà ở Tỉ số HHR càng cao như thể hiện trên trục đứng thì tỉ số HHR càng nhỏ. Một số đặc tính của nó được thể hiện : giá cao, quá niên hạn, nhà trống và thiếu vị trí xây dựng 40
  15. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch mới. Trong trường hợp ưu tiên cự ly, sẽ có nhiều người đến ở. Trường hợp cấp số nhân hẫp dẫn thấp sẽ có ít người tới nhập cư. Nhưng khi tỉ số HHR thấp số lượng nhà ở lại cao và như vậy sẽ tăng lượng nhập cư bởi chính tính hấp dẫn của nó. Số lượng nhà ở trong khu vực có thể sẽ tăng lên nguyên do xây thêm, và sự giảm đi nguyên do xuống cấp phá bỏ. Hình 3.10 Mối quan hệ giữa AHM và HHR Hình 3.9: Mối quan hệ giữa AHM và HHR H*K = H.J + DT * (HC.JK - HD.JK) H = Số lượng nhà ở HC = Số lượng nhà xây dựng trong năm HD = Số lượng phá dỡ trong năm HD phụ thuộc trực tiếp vào số lượng nhà ở. Chính vì vậy khi tính toán chưa đưa vào tình trạng sửa chữa và tuổi của ngôi nhà. H.D.KL = H.K * HDN HDN = Số nhà dỡ bỏ trong năm Và HC.KL = H.K * HCN * HCM.K 41
  16. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch HCN = Số nhà xây dựng trong năm HCM = Cấp số xây dựng nhà ( không thứ nguyên) Cấp số nhân xây dựng nhà ở đưa ra hai hệ số ảnh hưởng tới quá trình xây dựng nhà ở là điều kiện đất đai và đặc tính thị trường nhà ở. HCM.K = HLM.K * HAM.K HLM = Cấp số nhà đất (không thứ nguyên) HAM = Cấp số nhà ở có thể (không thứ nguyên) Cấp số nhà đất là hàm số của LFO ( hệ số chiếm đất). Nó là tỉ số của diện tích xây dựng và tổng diện tích, được thể hiện trên hình 3.10. LFO.K = H.K *LPH / AREA LPH = Diện tích đất chiếm (m2/ nhà) AREA = Tổng diện tích (m2) Hình 3.10: Mối quan hệ giữa LFO và HLM Cấp số nhân khả năng nhà ở phụ thuộc vào tỉ số giữa số hộ và số nhà dựa trên hình 3.11. Nếu giá trị HHR lớn có nghĩa là khả năng đáp ứng nhà là thấp, trị số HAM lớn hơn 1, dẫn đến cần xây dựng thêm nhà ở. Nếu HHR giảm đến 0 sau đó HAM sẽ giảm theo và như vậy HC cũng sẽ giảm. Nhưng hàm sẽ không giảm đến 0 bởi vì vẫn có nhu cầu nào đó về nhà ở mà tại thời điểm đó thị trường nhà ở chưa đáp ứng. 42
  17. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch Qua mô hình tính toán cho thấy rằng: Tại thời điểm xuất phát thì tăng, nó phụ thuộc vào giai đoạn sau đó do khối lượng giới hạn của đất sử dụng. Nếu không thay đổi các thông số mô hình sẽ giữ ổn định trong nhiều năm. Điều này chỉ ra rằng số lượng người sử dụng và nhà ở luôn ổn định. Chính quyền địa phương sẽ có thể thực hiện một số giải pháp trước khi có sự cân bằng ổn định này. Những biện pháp khả dĩ có thể khuyến khích việc xây dựng nhà ở. Trong khái niệm mô hình POPHOU thì các thông số HCN sẽ tăng lên chính vì lẽ đó mô hình này có thể được sử dụng để xác định các bước của quy hoạch và quyết định chính sách. Mô hình POPHOU đã không tính đếm đến khả năng về vấn đề việc làm. Như vậy có thể làm các mô hình nhỏ mà mối quan hệ kích thước dân số và việc làm được thể hiện đầy đủ. Và như vậy mô hình có thể kết hợp với các điểm chính của pophou để đưa ra dạng mới. Đối mô hình kết hợp này vấn đề dân số, nhà ở và việc làm đã chia ra thành ba cấp ( Loại lớn loại trung và loại nhỏ) Mặc dù hai phương pháp giới thiệu trên có tính khả thi cao về vấn đề tính toán. Song không hẳn là phương pháp tốt nhất. Phương pháp Cohort có những ưu điểm nổi bật về độ chính xác khi kể đến số sinh và tử khi có sự thay đổi trong quá trình tính toán xét cả vấn đề công ăn việc làm và nhà ở, lứa tuổi và giưới tính. Hình 3.11: Mối qua hệ giữa HHR và HAM 3.2.1.3. Dự báo về nhu cầu nhà ở Yêu cầu về đất xây dựng nhà ở có liên quan trực tiếp đến phát triển dân số. Tính toán về vấn đề nhà ở được dựa trên tính toán phát triển dân số và nhu cầu ở. Hai phương pháp sau sẽ trình bày về tính toán số lượng nhà và kế hoạch ưu tiên. 43
  18. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch - Phương pháp thứ nhất sơ bộ dựa theo số lượng nhân khẩu trong hộ để tính ; - Phương pháp thứ hai được tính toán trên cơ sở chia nhỏ về hoàn cảnh kiến trúc khác nhau. a. Phương pháp thứ nhất Phương pháp sơ bộ dựa trên cơ sở số lượng bình quân các hộ. Số lượng này có thể làm cơ sở tính toán kế hoạch văn hoá xã hội hàng năm rồi nhân số lượng trung bình các hộ để xác định cho kế hoạch, số lượng nhà yêu cầu. Từ số lượng nhà yêu cầu và số lượng có thể cung cấp, ta xác định được số lượng cần xây dựng cho kế hoạch năm với lượng người trong một hộ có thể thay đổi theo thời gian. Việc tính toán số lượng nhà yêu cầu được minh hoạ qua thí dụ sau. Ví dụ: dự báo số nhà yêu cầu trên cơ sở số lượng trung bình hộ Tiếp tục từ ví dụ của mục này. Theo số lượng dự báo năm cuối (2010) dân số sẽ đạt 91000. Theo phân tích về phát triển văn hoá xã hội số dân trung bình hộ có xu thế giảm từ 2.42 vào năm 1995 xuống 2.15 vào năm 2010. Từ số liệu này ta xác định được số nhà ở cần cho năm 2010 để mỗi hộ có nhà riêng là 91000: 2.15 = 42326 nhà. Số lượng nhà vào năm 1995 là 35188 cái. Như vậy số lượng nhà cần xây thêm là 42326 – 35188 = 7138 cái b. Phương pháp thứ hai Trong phần 3.3.1. thể hiện tính toán đơn giản với giả thiết một dạng nhà ở. Thực tế thị trường nhà ở rất đa dạng như tính sang trọng và cao cấp thiết bị lắp đặt và đặc thù quang cảnh khu nhà ở. Mật độ nhà ở tính theo diện tích phân bố trong thiết kế chung có khác nhau khá lớn theo thời gian xây dựng dựa theo nhu cầu về đất xây dựng. Để tính toán không gian cho xây dựng điều quan trọng đầu tiên là ta phải biết được mật độ dân số trên cơ sở của các vùng nhà ở khác nhau. Thực tế có thể có 5 dạng nhà ở khác nhau như: • Hộ gồm nhiều thế hệ sống trong nhà điều kiện bình thường • Hộ gồm nhiều thế hệ sống trong nhà điều kiện sang trọng • Hộ gồm các cá nhân Mật độ nhân khẩu sống trong 3 nhóm nhà này phụ thuộc vào các yếu tố sau: • Phát triển xã hội (nếu nền công nghiệp phát triển thì xu thế đưa đến hộ gồm những cá thể - đơn) • Vấn đề phát triển dân số trong khu vực (nếu khu vực có nhiều người cao tuổi sẽ có xu hướng có nhiều hộ cá thể) • Vấn đề phát triển kinh tế (nếu kinh tế khá giả sẽ có nhiều hộ sống trong căn hộ hoặc ngôi nhà sang trọng) Từ những đặc điểm trên chính là cơ sở để phát triển nhà ở theo nhu cầu thực tế sử 44
  19. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch dụng. Dữ liệu sau đây là cơ sở ban đầu để tính toán số lượng nhà ở: Từ số lượng tổng cộng các hộ sống trong khu vực cần có số liệu dự báo số lượng người trung bình trong mỗi hộ . Ví dụ: Dự báo về nhu cầu nhà ở Bảng thống kê sau lấy theo số lượng dân số năm 1995 với số nhà ở khác nhau hộ và phân bổ theo các dạng khác nhau của hộ. Bảng 3.5 : Số hộ phân bổ theo dạng- số liệu thống kê 1995 Dạng hộ gia đình Số lượng Phần trăm Đa thế hệ điều kiện bình 2817 (62%) thường Đa thế hệ mức sống cao 4926 (14%) Độc thân 8445 (24%) Tổng số hộ 35118 Trung bình mỗi hộ 2.42 Chiụ ảnh hưởng của vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và nhân khẩu học số lượng người trong một hộ có xu thế giảm và chỉ có 2.15 người trong một hộ tính đến thời điểm năm 2010. Mặt khác số hộ đơn và hộ có mức sống cao sẽ vượt lên so những hộ có mức sống bình thường. Bảng 3.6: Dự báo số hộ vào năm 2010 Dạng hộ Số Phần trăm lượng Hộ đa thế hệ có mức bình 21150 50 thường Hộ đa thế hệ có mức ssống 8450 20 cao Hộ độc thân 12700 30 Tổng số hộ 42300 Trung bình mỗi hộ 2.15 Các bảng sau là số liệu nhà sẽ xây dựng trong giai đoạn kế hoạch 1995-2010. 45
  20. Chương 3: Kỹ thuật và phương pháp lập quy hoạch Bảng 3.7: Các dạng hộ gia đình khác nhau giữa năm 1995 và 2010 Dạng hộ gia đình/ Năm 1995 2010 Chênh lệch Đa thế hệ có điều kiện bình 21817 21150 -667 thường Đa thế hệ mức sống cao 4926 8450 3524 Độc thân 8445 12700 4255 Tổng số hộ 35118 42300 3.2.1.4. Yêu cầu không gian nhà ở Sau khi yêu cầu về nhà ở trong năm đã xác định, yêu cầu không gian nhà ở sẽ được tính toán. Từ đây ta có hai cách tính toán. Một là từ chỉ tiêu số lượng để xác định số lượng trung bình nhà trên một hecta. Cách thứ hai là dựa theo số lượng nhà trên một đơn vị diện tích để phân chia. a. Yêu cầu không gian nhà ở dựa theo chỉ số trung bình Việc tính toán diện tích yêu cầu trong năm dựa theo chỉ số trung bình mật độ nhà ở cho nơi ở mới được tính dựa theo một số thông số cơ bản. Để đi đến việc này ta cần nắm được một số khái niệm. Mật độ nhà ở là chỉ số lượng nhà trên một hecta. Tỷ số này dựa theo tỷ lệ hiện tại và dự đoán trong tương lai. Tỷ lệ này khoảng 40 nhà trên một hecta tại Hà Lan hiện nay. Ở Việt Nam mật độ nhà ở phụ thuộc vào vị trí địa lý. Khu vực miền núi thì mật độ thấp, đồng bằng thì cao hơn. Mật độ cao nhất là thành phố nhỏ và thị xã. Các thành phố cấp cao hiện nay xu thế xây dựng chung cư cao tầng nên mật độ này không tính được. b. Yêu cầu không gian nhà ở dựa theo chỉ tiêu nhà ở môi trường khác nhau Diện tích yêu cầu cho mỗi loại nhà ở rất khác đựa theo đặc điểm sử dụng của nó. Theo kinh nghiệm của Hà Lan mật độ nhà ở được sơ bộ như sau: Nhà cao tầng 75 nhà / ha Nhà cho hộ cá thể 40 nhà /ha Nhà cho hộ có điều kiện kinh tế khá giả 20 nhà/ha. 3.2.1.5. Dự báo về việc làm Việc tính toán dự báo việc làm trong tương lai được thực hiện qua ba phương pháp sau: - Phương pháp đơn giản dựa theo tốc độ tăng trưởng việc làm trong năm và tính đến năm cuối kế hoạch; - Phương pháp thứ hai có độ chính xác cao hơn. Nó dựa trên cơ sở số lượng tăng 46
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2