intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 8

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

102
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CÔNG CỤ TRỢ GIÚP TRONG RA QUYẾT ĐỊNH 8.1. Quy trình ra quyết định Nội dung của quy trình ra quyết định đã được nêu và phân tích trong chương 7. Nghiên cứu tổng quát quy trình nàycó thể chia ra thành 8 bước; tuần tự như sau: Bước 1: Nhận biết vấn đề Bước 2: Hệ thống- mô tả Bước 3: Đưa ra mục tiêu Bước 4: Đề xuất phương án Bước 5: Đánh giá phương án Bước 6: Công tác lựa chọn Bước 7: Thi hành quyết định Bước 8: Điều hành quyết định Qua quy trình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 8

  1. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định Chương 8: CÔNG CỤ TRỢ GIÚP TRONG RA QUYẾT ĐỊNH 8.1. Quy trình ra quyết định Nội dung của quy trình ra quyết định đã được nêu và phân tích trong chương 7. Nghiên cứu tổng quát quy trình nàycó thể chia ra thành 8 bước; tuần tự như sau: Bước 1: Nhận biết vấn đề Bước 2: Hệ thống- mô tả Bước 3: Đưa ra mục tiêu Bước 4: Đề xuất phương án Bước 5: Đánh giá phương án Bước 6: Công tác lựa chọn Bước 7: Thi hành quyết định Bước 8: Điều hành quyết định Qua quy trình này người làm quyết định thực hiện các công đoạn để đưa ra quyết định cuối cùng. 8.2. Phân tích hệ thống Phân tích hệ thống là một khái niệm được sử dụng trong quá trình lập quy hoạch, đây là công cụ chủ chốt trong phân tích đánh giá. Tuy vậy nó không phải là công cụ toán học thuần tuý. Theo Toebes có 4 công việc chính trong phân tích hệ thống. Mô hình: Xác định vấn đề và phạm vi hệ thống, xác định mục tiêu và các mâu thuẫn, đối tượng của phần đưa vào và kết quả. Tối ưu hoá: Khai thác, điều chỉnh các phương án quy hoạch và đưa ra một số thông số để đo lường, tính toán hiệu quả của chúng đối mục tiêu đưa ra; nghiên cứu một cách hệ thống các phương án tối ưu, xác định độ nhạy của chúng theo các thông số đưa ra. Ước lượng: Các yếu tố đầu vào và ra của phương án là rất quan trọng đối với người làm quyết định. Chúng chỉ ra tính ưu việt của phương án, chiến thuật hoạt động đưa lại yếu tố an toàn cho người làm quyết định đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. Lựa chọn: Thể hiện kết quả nghiên cứu để người làm quyết định có sự lựa chọn sáng suốt đưa ra giải pháp thực hiện kế hoạch hoặc quyết định không tiến hành kế hoạch này. Phân tích hệ thống cần sử dụng kỹ thuật toán học nhưng mục đích cơ bản của kỹ thuật thuật này là thể hiện phân tích số lượng. Phân tích hệ thống có quy trình giống như trong phân tích kế hoạch, điều này đã được nhiều tác giả thể hiện quan điểm tương tự. 225
  2. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định Phân tích hệ thống và phân tích lý luận giải quyết vấn đề có điểm tương đồng về công việc. Nếu có điểm riêng thì việc phân tích hệ thống thường tập trung các hoạt động quy mô nhỏ, chỉ giới hạn trong phân tích lý luận giải quyết vấn đề. Phương pháp dựa theo sự nhận diện và phân tích hệ thống chính và phụ khi đưa ra việc mô tả số lượng các tương tác giữa hệ thống phụ theo quan hệ số liệu đầu vào và ra và khả năng thay đổi khống chế. Trong phạm vi nội dung phân tích lý luận giải quyết vấn đề, phân tích hệ thống xác định vấn đề và mục đích khi có ý kiến ngưỡng mộ từ cộng đồng, thể hiện của hiện tại và tương lai của hệ thống. Thông qua thay đổi khả năng điều hành, chức năng của hệ thống được tối ưu hoá chiểu theo mục tiêu lựa chọn. 8.3. Phân tích đa tiêu chí 8.3.1. Thủ tục hành chính và luật pháp Việc đưa ra quyết định xây dựng dự án nhất thiết phải tuân thủ pháp luật và hệ thống các văn bản quy định. Giải pháp quy hoạch và chiến thuật trở thành vô dụng nếu chúng không phù hợp hệ thống luật pháp và quy định, hoặc nếu cơ cấu tổ chức không rõ ràng trong quản lý hệ thống vùng ven bờ. Cần có hệ thống các văn bản luật pháp xác định quyền lợi và trách nhiệm phù hợp để quản lý hệ thống tài nguyên. Các văn bản pháp luật như quy định, điều luật, lệ phí ( ví dụ ảnh hưởng môi trường) hoặc trợ giá v.v... là những căn cứ cơ bản để người ra quyết định đi theo, đưa ra giải pháp thực hiện đúng luật. Pháp luật cũng mang tính địa phương và mầu sắc chính trị. Nếu xét ở vùng nào đó nằm trọn trong một tỉnh hoặc chính quyền nhà nước địa phương, lý luận giải quyết vấn đề và quy định có thể mang tính cá biệt. Trường hợp một vùng hay lãnh thổ chịu sự quản lý của nhiều hệ thống, thì việc chấp hành quy định cũng trở nên phức tạp hơn. Xét riêng về quản lý và khai thác vùng bờ, hệ thống luật pháp và quy định người chịu trách nhiệm pháp luật giữa các nước cũng rất khác nhau. Ví dụ ở Mỹ việc quản lý vùng bờ được giao theo địa danh các bang quản lý. Nhưng ở Anh quản lý vùng bờ có điểm khác biệt. Bộ Nông nghiệp chịu trách nhiệm quản lý công trình bảo vệ bờ, nhưng đơn vị quản lý giá trị khoa học tốt nhất vùng bờ lại chính là tổ chức doanh nghiệp “niềm tin quốc gia”. 8.3.2. Vấn đề kinh tế Phân tích kinh tế có vị trí quan trọng trong lập quy hoạch phát triển vùng ven bờ trên nhiều mặt khác nhau. Phân tích kinh tế vi mô đi vào phân tích hành vi của người sử dụng hệ thống ví dụ trách nhiệm của phát triển công nghiệp trong việc bảo vệ môi trường trong lành, xử lý chất thải. 226
  3. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định Phân tích kinh tế dự án và phân tích tài chính là đánh giá mặt kinh tế khả thi và khả năng tài chính của chiến lược phát triển đề nghị. Phân tích kinh tế vĩ mô (vùng lãnh thổ hoặc quốc gia) là phân tích kinh tế tổng hợp dự án mang lại. Tất cả các vấn đề trên được mô tả tóm tắt dưới đây. Thảo luận chi tiết nội dung sẽ được thực hiện qua tổ thảo luận hoặc dưới dạng bài tập lớn. Tổng quan Phát triển kinh tế xã hội là chỉ sự tiến bộ chung của toàn xã hội có mức sống cao và tinh thần thoải mái. Khái niệm kinh tế trong tổ hợp từ này là dịch vụ và thiết bị phục vụ cuộc sống con người, phần thứ hai “xã hội” chính là đặc điểm văn hoá xã hội phát triển cao. Mối quan hệ cơ bản giữa phát triển và tăng trưởng kinh tế đã được xem xét nhiều và là khái niệm khá phổ biến đánh giá mức thu nhập của người dân, ví dụ như trị số GDP của một nước. Đó là thu nhập tính theo đầu người. Nếu lấy chỉ số này đem ra so sánh thì chưa hoàn toàn trả lời về chất lượng cuộc sống của người dân. Nó còn thiếu thông tin về hàng hoá, tư trang, dịch vụ. Ngoài ra những tác động xấu cũng chưa thể hiện hết được như vấn đề ảnh hưởng môi trường quan hệ tới thu nhập của người dân. Qua đây cần xem xét một số thông số liên quan như số lượng dân, tỷ lệ tăng trưởng hợp lý để nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh tế ở đây cũng có thể là việc nghiên cứu hành vi con người khi lựa chọn hàng hoá và dịch vụ cho việc sử dụng. Khái niệm cơ bản mang tính then chốt ở đây là: tài nguyên khan hiếm, con người mong muốn và sự lựa chọn. Tài nguyên Vấn đề tài nguyên được phân loại như sau: - Tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên tự nhiên như đất, nước, khoáng sản, dầu mỏ và các nguồn sinh học - Tài nguyên sức lao động: bao gồm ngươì lao động và chất xám - Tài nguyên vốn: đầu tư vào công trình phúc lợi để tăng năng suất lao động và vốn. Tài nguyên tự nhiên chính là chìa khoá của quá trình phát triển chung của xã hội, tài nguyên này này bao gồm những mỏ khoáng sản, thức ăn và các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí. Một số tài nguyên tự nhiên đã có người quản lý- chủ nhân của nó ví như đất và rừng, khu vực nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên tài nguyên này đã mang lại lợi ích và phù hợp với thị trường. Một số tài nguyên khác thì chưa thể hiện rõ người chủ và cũng không có luật lệ quản lý và khai thác rõ ràng. Việc khai thác nguồn lợi 227
  4. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định này thường không điều khiển được theo cơ chế thị trường. Vì vậy tài nguyên chung phải thuộc về quản lý nhà nước, nhà nước cho phép cá nhân hay tập thể quản lý sử dụng và khai thác theo luật bảo vệ để nhằm đưa đến hiệu quả cao nhất trong phát triển bền vững. Việc khai thác tài nguyên sẽ có thể dẫn tới cạn kiệt ví như khai thác mỏ. Nhưng cũng có một số tài nguyên có sự duy trì và hồi phục trong quá trình khai thác, ví như đánh bắt cá, nguồn năng lượng tái sinh chu kỳ. Nhưng nếu nguồn này khai thác quá mức cũng sẽ dẫn đến tình trạng bất cân bằng, sự sút giảm trữ lượng và đi đến cạn kiệt tài nguyên. Khả năng khai thác và trữ lượng là yếu tố quan trọng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế đất nước và kinh tế vùng. Phát triển phải dựa trên các tài nguyên, yêu cầu xây dựng phát triển giai đoạn hoặc các loại hình hoạt động kinh tế. Phát triển sản xuất để nâng cao đời sống người dân rõ ràng phụ thuộc vào tài nguyên tái sinh, ví như đánh bắt hải sản sản xuất nông nghiệp. Cần phải điều chỉnh hợp lý trong sản xuất và thu nhập cá nhân. Rủi ro thiệt hại có thể tác động tới tài nguyên nếu quá trình khai thác quá mức hoặc chiến thuật khai thác không hợp lý. Hệ thống thương mại Mục đích của phân phối thông qua các hoạt động khác nhau là làm thoả mãn các yêu cầu con người về ăn ở và sinh hoạt. Việc phân phối hợp lý là điều kiện thúc đẩy phát triển ổn định và gia tăng. Có ba nhóm người làm quyết định có vai trò trong hệ thống này là: Chủ sở hữu, người sản xuất và người tiêu thụ. Thị trường là môi trường liên kết tự nhiên giữa 3 đối tượng trên. Việc mua và bán các tài nguyên thông qua thị trường và chính thị trường là nơi quyết định giá cả cho nó. Cả hai mặt cung và cầu là điều kiện cơ bản đưa đến yếu tố hình thành gía cả. Giá thành cao có tác dụng kích thích nhà sản xuất để tăng sản phẩm và ngược lại có thể làm giảm số lượng người mua. Thái độ của người sản xuất và người tiêu dùng sẽ dẫn đến một giá cả vừa phải và điều kiện sản xuất. Nhưng thị trường sẽ không bao giờ tuân thủ hoàn hảo dạng này. Người sản xuất bị ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như rủi ro, thiếu cạnh tranh và những quy định của nhà nước. Ví dụ như sản xuất nông nghiệp gía của mặt hàng lương thực chủ yếu và giá thành phẩm xuất khẩu lại chịu ảnh hưởng của giá khống chế và chính sách trợ giá để hạn chế sự giao động trong sản xuất bảo vệ cho nhà sản xuất và người tiêu dùng hoặc động viên xuất khẩu. Kinh tế phúc lợi chung Người tiêu thụ mua hàng hoá và dịch vụ ở thị trường lựa chọn tiêu thụ đặc biệt nguồn cần thiết làm ra chúng. Trong nhiều trường hợp thị trường không thể hiện hiệu quả mong muốn của người mua. Dịch vụ thì không thể phân chia ra nhiều và việc cung cấp dịch vụ 228
  5. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định cho một số thì rất khó khăn trong đó số khác lại muốn nó. Gía cả không thể tăng và thiếu vai trò nhà nước thì hàng hoá sẽ không thể sản xuất tự nhiên được. Hang hoá giá trị như giáo dục, công viên công cộng phải thuộc vào nhóm này. Một ví dụ khác về thị trường triệt thoái là sự không thoả mãn của người tiêu thụ thông qua quá trình thương mại như vấn đề ô nhiễm môi trường. Dịch vụ chung thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài đến thị trường. Vì lý do trên kinh tế đã sử dụng khái niệm ngoại tác động để phân tích những ảnh hưởng này tới xã hội. Trong trường hợp này, cần có sự can thiệp của nhà nước về mặt bằng chung để điều chỉnh phân bổ nguồn trong phục vụ, tránh ảnh hưởng cơ học của thị trường. Việc can thiệp này còn phụ thuộc vào nền chính trị và đối tượng. Can thiệp của nhà nước sẽ dẫn tới việc phân phối lại phúc lợi giữa các nhóm trong xã hội, giống như việc phân phối thu nhập giưã các cá thể hoặc giữa các vùng khác nhau. Khái niệm kinh tế tập thể đã bỏ qua những lý do khác về sự thay đổi điều chỉnh thu nhập, phân phối tối ưu sẽ phải là lợi ích cơ bản và bình đẳng cho tất cả mọi người. Nhưng việc này đòi hỏi một sự công bằng về thoả mãn của họ. Điều này sẽ không có thực trên lý thuyết và thực tế. Chính vì vậy không có nền kinh tế nào trả lời được mức độ phân phối thu nhập lý tưởng. Nền kinh tế có thể tham gia vào việc xác định phân phối tối ưu các nguồn theo quan điểm xã hội nếu mẫu số được xác định. Nếu đây là sự phân phối tốt nhất, khi nó phụ thuộc vào việc điều chỉnh và công bằng thì quyết định cuối cùng rõ ràng phụ thuộc vào công tác chính trị. Phân tích kinh tế (BCA) Phân tích kinh tế chính là công cụ giúp cho việc đưa ra quyết định chung thông qua việc phân tích kinh tế của dự án gồm cả những vấn đề không nhìn thấy trực quan được. Nguyên tắc chính và bài toán phân tích kinh tế được kiểm tra qua các câu hỏi vắn tắt sau: 1. Vấn đề hiệu quả kinh tế nào cần đưa ra xem xét? Vấn đề này liên quan đến các mặt sau: Ảnh hưởng của khu vực, quốc gia hoặc dọc theo biên giới được xem xét, kế hoạch đã ảnh hưởng tới giá của sản xuất ngoài phạm vi dự án? Mức độ ảnh hưởng thứ cấp của phát triển kế hoạch quy hoạch như các hoạt động kinh tế của công nghiệp? Ảnh hưởng bên ngoài như ô nhiễm nước tới các vùng trong và ngoài phạm vi dự án đề nghị? 2. Tính toán phân tích kinh tế ra sao? 229
  6. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định Đánh giá các mặt hiệu quả mang lại và chi phí xây dựng chính là so sánh giữa hai mặt này trong trường hợp xây dựng và chưa xây dựng dự án hoặc trường hợp tình trạng hiện tại dự án. Vấn đề phát triển tự động hoá thì không đề cập trong phân tích kinh tế. Một phần hiệu quả kinh tế mang lại được thể hiện qua giá cả thị trường. Còn các mặt khác ví dụ như trợ gía công lao động của nông dân cũng cần phải tính toán. Đánh giá tác động môi trường là một vấn đề khó khăn khi thể hiện nó qua giá trị tiền tệ. Giá trị tương đương ví như có bao nhiêu người đón nhận sự thay đổi môi trường hoặc giá thành chi phí khi điều kiện môi trường thay đổi mà chưa thật lượng hoá ra thành số lượng cụ thể. Còn về ảnh hưởng xã hội sự thay đổi mức thu nhập của người dân khi có dự án và đặc biệt khi họ phải dời chỗ ở cũ cho việc xây dựng dự án, những ảnh hưởng tâm lý, tinh thần và sự khó khăn khi họ phải đương đầu với môi trường ở mới... Nếu việc tính toán phúc lợi hoặc mục tiêu dự án khó khăn, việc tiên đoán mức độ chất lượng môi trường, an toàn xã hội phức tạp thì việc phân tích hiệu quả kinh tế dự án cần giữ ở mức phù hợp trong đó cần xem xét kỹ giá thành của dự án. 3. Tỷ lệ tính toán phù hợp Tính toán hiệu quả kinh tế tổng hợp mang lại và chi phí hiện tại có thể phản ánh sự “ngưỡng mộ” xã hội ở thời điểm tính toán nó. Trong phân tích kinh tế giá cả thị trường, tỷ lệ lãi, chiết khấu cần tính đếm để thể hiện giá thành đầu tư. Vấn đề xã hội có thể lấy tỷ lệ thấp đánh gía về ảnh hưởng lâu dài trong toàn xã hội, bởi lẽ lạm phát là một phần của tỉ giá thay đổi thị trường và chưa được xem xét trong tính toán. Phân tích tài chính kinh tế Trên cơ sở quan điểm sử dụng trong phân tích kinh tế dự án, ta cần phân biệt hai khái niệm trong phân tích này: tài chính và kinh tế. Phân tích kinh tế là phân tích về phúc lợi mang lại và chi phí cho toàn xã hội, ngược lại phân tích tài chính thì xem xét từng cá thể mang lại hiệu ích và họ sắn sàng tham gia phối hợp kế hoạch xây dựng dự án. Điểm nhấn mạnh trong phân tích tài chính là xem xét hoàn vốn lại cho cá nhân hay nhóm cá thể, ngược lại phân tích kinh tế quan tâm nhiều về hiệu ích xã hội chung liên quan. Giá cả của hàng hoá sẽ khác nếu ta không đưa trợ giá và thuế vào trong phân tích kinh tế mà phần này đưa sang phần chuyển trả. Giá nhận được của nhà sản xuất sẽ cao hơn so giá nhập khẩu nếu nhà nước muốn động viên sản xuất trong nước thông qua lý luận giải quyết vấn đề trợ giá. Tỷ lệ chiết khấu trong phân tích tài chính thể hiện tỷ lệ lãi thị trường, ngược lại trong phân tích kinh tế tỷ lệ này thể hiện giá cơ hội tốt nhất của ngân sách nhà nước và tính thơì sự của nó. Kế hoạch (Đề án )về các hoạt động kinh tế xã hội 230
  7. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định Kế hoạch về các hoạt động kinh tế xã hội là một phần của phân tích hệ thống. Ví dụ như dân số, số lượng nhà ở, hàng hải, các hoạt động vui chơi giải trí và công nghiệp. Qua đây thiết lập được yêu cầu tài chính về hàng hoá và dịch vụ xã hội. Thông tin chung về các mục này thường có thể khai thác được trong cơ quan quản lý trên toàn quốc cũng như nguồn trữ liệu thống kê của các cơ quan quản lý nhà nước. Kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn nên phản ánh sự phụ thuộc của các bộ phận kinh tế. Mối quan hệ giữa yêu cầu tài chính, yêu cầu tổng sản lượng sản xuất và yêu cầu đầu vào cơ bản thể hiện bởi mô hình đầu vào và ra. Phương pháp phân tích này đã được phát triển bởi Leontief vào những năm 1930 và đã được áp dụng vào quy hoạch kinh tế. Phân tích yêu cầu công việc lập kế hoạch tài chính của các bộ phận khác nhau và bảng chuyển giao giữa các bộ phận mô tả phần đầu vào và ra giữa các bộ phận. Mô hình có thể sử dụng để phân tích tình hình phát triển kinh tế khác nhau về những áp lực và yêu cầu. Kết quả có thể được kiểm tra theo kế hoạch đã làm của các bộ phận độc lập. Kế hoạch dân số có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế khi tổng thu nhập quốc dân theo đầu người tăng thì tỷ lệ sinh và chết sẽ giảm đi. Cần phải tiên đoán khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng vùng và như vậy sẽ có thể dẫn đến việc nhập cư vào khu vực này. Kế hoạch vùng và bộ phận Kế hoạch quốc gia đã được lập và phân cấp xuống các vùng theo địa lý. Như vậy mối quan hệ phát triển kinh tế và hệ thống tài nguyên vùng ven biển cần được phân tích, các kế hoạch hành động cho công việc phát triển này cũng cần được làm rõ. Phương pháp kế hoạch chung dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ trách nhiệm, ngược lại tăng trưởng tổng cộng lại được phân bổ cho các bộ phận và vùng trên cơ sở của chiều hướng và khả năng phát triển kinh tế khu vực này. Công việc trên cần có sự trợ giúp của các chuyên gia. 8.3.4 Đánh gía tác động môi trường Phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng ven bờ sẽ ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên của nó. Những thay đổi có thể sẽ phải được tính toán xác định thông qua việc đánh giá tác động môi trường và phải thể hiện chúng qua khái niệm tiền tệ. Đánh giá môi trường Công cụ chính nói về môi trường giúp cho các nhà phát triển đầu tư, người làm quyết định và cơ quan chuyên môn nhà nước hiểu biết đánh giá đó là vấn đề đánh giá chung môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường. Như vậy có hai khái niệm về lãnh vực này cần phân biệt: đánh giá môi trường và đánh giá tác động môi trường. Đánh giá môi trường 231
  8. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định là thể hiện quá trình đánh giá chung hay nói cách khác công nghệ sử dụng trong đánh giá. Đánh giá tác động môi trường là sử dụng công cụ và phân tích để đánh gía chính xác các yếu tố nghiên cứu so sánh với với tiêu chuẩn đặt ra. Quy trình đánh giá môi trường được sử dụng để tiên đoán ảnh hưởng của việc xây dựng dự án hoặc một chương trình phát triển tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy luật tự nhiên. Qua thời gian phương pháp đánh giá này đã được phát triển phổ biến trong phân tích xem xét các mặt kinh tế xã hội như là một phần của đánh giá tổng hợp toàn bộ. Kết quả cuối cùng của đánh giá chung môi trường sẽ là “kế hoạch quản lý môi trường” nó thể hiện các biện pháp phòng chống cần thiết và kế hoạch thực hiện để hạn chế tối đa ảnh hưởng tác động đến môi trường. Khái niệm đánh giá môi trường sử dụng ở đây là chỉ nội dung công việc là quá trình quản lý điều hành và phương pháp phân tích. Ta hiểu đây là quy trình vì nhà nước và chính phủ đã ban hành các luật và nghị định về quản lý môi trường, người làm kế hoạch, quy hoạch nhà đầu tư thuộc các doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo để xem xét chấp thuận. Quy trình đánh giá bao gồm việc tiên đoán ảnh hưởng của dự án tới nguồn tài nguyên thiên thiên vùng ven bờ cũng như ảnh hưởng chung đến điều kiện sinh sống của người sống trong khu vực. Quy trình khi đã được quy định trong luật pháp và nghị định đưa ra thủ tục các bước, yêu cầu thể hiện các thông tin sau đây: - Đặc điểm chung của vị trí xây dựng dự án hay quy hoạch - Mô tả dự án - Mô tả về tác động môi trường về các mặt khác nhau ( xem hình 8.3). Các phương án đưa ra phải được lượng hoá, so sánh và đưa ra biện pháp, giải pháp phòng tránh hoặc hạn chế các tác động lên môi trường. Lưu ý đánh giá môi trường không chỉ là báo cáo tập hợp số liệu, mà là một quy trình trong ra quyết định. Đánh gía môi trường còn là quy trình khai thác, phân tích và phân loại đưa đến đánh gía chuẩn mực. Theo quan điểm của một số tác giả ba điều lợi ích lớn của việc đánh giá môi trường mang lại là: Qua mối quan hệ vê nguyên nhân và kết quả có thể tiên đoán với lý do chính xác và thể hiện qua các khái niệm rõ ràng bởi người làm “chính sách”. • Qua việc tiên đoán tác động sẽ giúp cho nhà lập quy hoạch và người làm quyết định hiểu biết rõ hơn để lựa chọn giải pháp cụ thể của họ. • Nhà nước yêu cầu việc đưa ra quyết định phải đúng quy trình quy định về đánh giá môi trường. Nhưng đánh giá môi trường phải luôn được cập nhật kỹ thuật mà không nên hạn chế cứng nhắc trong trường hợp phát triển kinh tế dài hạn. Báo cáo đánh giá môi trường phải toàn 232
  9. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định diện, đưa ra đánh giá của tất cả các mặt khác nhau của bức tranh phát triển tổng hợp, vì vậy quyết định tối ưu có thể thu được. Đánh giá môi trường đã được sử dụng rất phổ biến trong nhiều năm qua khi phát triển các dự án vùng ven biển nhiều nước trên thế giới trong đó có In đô nê xia, Sri lanka và Malaxia. Hiện nay ý tưởng về đánh gía môi trường hiện đang sử dụng mẫu đánh giá của các chuyên gia Mỹ soạn thảo cuối những năm 1960 và có chỉnh sửa bổ sung chút ít. Trong khi đó ý tưởng đã phổ biến rộng rãi nhiều nước trên thế giới, phần quan trọng của quy trình vẫn được giữ nguyên. Ví dụ vấn đề cơ bản và nguyên tắc đánh giá vẫn được áp dụng ở rất nhiều quốc gia như Mê Xi Cô, Sri Lanka, Mỹ, Indonesia và Úc. Tác động kinh tế xã hội có thể không đề cập tổng quát trong đánh giá môi trường khi người tiến hành công việc đánh gía ảnh hưởng môi trường trong phạm vi nhỏ. Quản lý vùng biển sẽ làm cho nhiều quốc gia phát triển thịnh vượng lên, kết quả của phát triển kinh tế xã hội có thể tiên đoán và điều chỉnh theo chiều hướng tốt. Tương tự như khi xét về quan tâm môi trường, nhận thức về chức năng môi trường tăng lên, nâng cao thể hiện giá trị kinh tế trong xã hội. Ví dụ như cây ngập mặn vùng ven bãi nó đã bị xem nhẹ, điều này chỉ được cải thiện khi nhìn nhận nó dưới một góc nhìn sinh thái tổng hợp nguồn tài nguyên sinh thái giá trị cao. Không chỉ riêng nhà nứớc, các doanh nghiệp, tư nhân đều phải có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường chung. Nhà nước ban hành các chính sách và quy định nhằm quản lý điều hành các hoạt động kinh tế liên quan đến môi trường, các doanh nghiệp sản xuất phải có trách nhiệm về quá trình sản xuất của mình không tổn hại tới môi trường chung. Nguồn tác động môi trường rất khác nhau và được phân loại, xác định theo nhiều phương pháp dựa theo nguồn cung cấp. Sau đây xin nêu những mục tiêu cho phân tích hiệu ích (BA). 1. Tác động nguyên nhân tự nhiên bắt nguồn từ hệ thống tự nhiên, ví dụ như thay đổi khí hậu toàn cầu, cuồng phong và áp thấp, bão, bệnh dịch có thể gây ra thiệt hại đến hệ sinh vật mà chính con người không nhận thấy được. 2. Áp lực nhân tạo kết quả do con các hoạt hoạt động của con người tạo ra mà chúng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc dán tiếp tới hệ sinh thái, chúng bao gồm các loại sau: • Tác động trực tiếp như đánh bắt cá, khai thác hải sản quá mức, tầu thuyền đánh cá vận tốc cao, cắt cây là những ví dụ về ảnh hưởng nhìn thấy được. • Tác động vật lý- chúng có nguồn gốc tự nhiên hoặc không tự nhiên, trực tiếp và không trực tiếp, kết quả của sự thay đổi hệ sinh thái đặc biệt. Ví dụ như thả neo tầu, thuyền bè mắc cạn trên bãi san hô hoặc huỷ hoại sinh vật khi ô nhiễm nước thải. • Tác động sinh thái- có thể nguyên nhân của các loại nêu trên nhưng gắn liền với sự thay đổi lớn trong thời gian dài và có thể sinh ra thay đổi lâu dài đối hệ sinh thaí 233
  10. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định và chuyển đổi sinh học cơ bản. • Tác động kinh tế xã hội- Tác động của môi trường tới nền kinh tế và hoạt động xã hội, chúng có nguyên nhân từ phát triển môi trường không tốt. Chính vì mức độ khác nhau rất lớn về quy mô và dạng dự án đưa ra đánh giá, để đạt hiệu quả ta cần tập trung vào quy trình BA về dạng và mức độ của các tác động, chúng phải được thực hiện từ rất sớm ở giai đoạn thiết kế. Có thể có hai hay ba cấp đánh giá, bắt đầu từ đơn giản rồi đi đến các vấn đề phức tạp và đồng bộ. Với quy trình ba bước, mức độ đầu tiên là thoạt nhìn cơ bản để phát hiện nếu có áp lực tác động nghiêm trọng. Bước tiếp theo đi vào phân tích, hoặc kiểm tra đánh giá tác động môi trường ban đầu (IEE). Bước ba là thực hiện đánh gía tổng hợp, rà soát từng tiêu chuẩn để xếp loại dự án nằm ở mức báo cáo đánh giá ảnh hưởng hoặc cao hơn báo cáo phân tích đánh giá tác động môi trường hoàn chỉnh. Trường hợp đặc biệt nếu phát triển dự án (về cả quy mô hay dạng dự án) gây ra tác động lớn cho môi trường thì quy trình đánh gía tác động môi trường có thể phải qua tất cả các bước như đánh gía sơ bộ, báo cáo ảnh hưởng và kiểm tra đánh gía theo tiêu chuẩn. Đánh gía tác động môi trường đầy đủu cần phải nêu ra hết những mâu thuẫn, tranh luận và mô tả mức độ ảnh hưởng và dạng của dự án. Đánh giá tác động môi trường không đưa ra ngay quyết định, song nó là cơ sở cho phán quyết cuối cùng. Điều này được rõ hơn thông qua việc so sánh với tiêu chuẩn đánh giá để tiên đoán ảnh hưởng khi xây dựng dự án. Nếu các tác động tiên đoán trước được thì việc thể hiện các vấn đề như kinh tế, xã hội và môi trường là rất cần thiết. Từ phân tích tác động kinh tế, nó cho phép tính toán kinh tế ảnh hưởng và có thể lượng hoá được qua việc so sánh với tiêu chuẩn đánh giá (ví dụ như tỷ số nội hoàn, phân tích kinh tế, giá thành) và các vấn đề khác thông qua kỹ thuật ước lượng đánh giá. Từ quan điểm xã hội, đánh giá tác động có thể xem xét đến các vấn đề như an toàn lương thực, thu nhập người dân, sở hữu đất đai, tín dụng, sức khoẻ, giáo dục, y tế và các vấn đề khác. Công việc phân tích đánh giá môi trường bao gồm các vấn đề sau: • Thu thập số liệu về đặc điểm công trình ( thiết kế, vị trí xây dựng, điều kiện môi sinh môi trường...) các phương án và nguồn tài nguyên biển có thể bị anh hưởng, kể cả việc sử dụng tài nguyên hiện tại. • Đánh giá tác động xấu tới môi trường do việc xây dựng dự án. • Xác định các phương án đưa ra vị trí xây dựng, đưa ra các chỉ dẫn hoạt động nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường. • Đưa ra biện pháp hay giải pháp để giảm nhẹ ảnh hưởng xấu đến môi trường kể cả việc phục hồi môi trường sống. • Khuyến cáo nhắc nhở nhà ra quyết định về việc chấp thuận và chưa chấp thuận dự án. Nếu chấp thuận thì giải pháp tốt nhất nhằm giảm thiểu tác động xấu đến 234
  11. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định môi trường. Quy trình gồm sáu bước được giớ thiệu sau đây sẽ giới thiệu về cách đánh gía tác động môi trường cho dự án vùng ven biển. Bước1: Tìm dự án và lập báo cáo. Cần mô tả về quy mô kích thước công trình một cách sơ bộ, các bản vẽ cơ sở. Cần nêu được tác động ảnh hưởng môi trường, mô tả chi tiết hơn dự thảo dự án, đề xuát các phương án. Bước 2: Vấn đề rủi ro, thiệt hại tới nguồn tài nguyên như ảnh hưởng tới nguồn nước, đất canh tác, nhà máy xí nghiệp xung quanh, năng lượng và sinh vật sống xung quanh. Cần tập trung phân tích những điểm có liên trực tiếp từ dự án đối các đối tượng nêu trên. Bước 3: Phân loại mức độ ảnh hưởng. Phân tích ảnh hưởng và phân loại chúng ra thành hai nhóm: mức độ ảnh hưởng lớn và ảnh hưởng nhỏ. Đối với mức ảnh hưởng nhỏ thì không cần mô tả chi tiết, nhưng ngược lại đối loại ảnh hưởng lớn thì cần có bảng so sánh hoặc bảng tổng hợp tiêu chuẩn để rà soát từng mặt đánh giá. Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng- Bước này sẽ kiểm tra tất cả các tác động lớn có thể xảy ra và xác định phạm vi ảnh hưởng của chúng. Từ những tác động này sẽ tìm ra những phương án nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của nó tới môi trường. Việc thực hiện công việc này có thể qua các buổi họp mặt trao đổi hoặc cách làm nào khác phù hợp. Kết quả của bước này làm cơ sở cho bước tiếp theo. Bước 5: Đánh giá chung. Đầu tiên là thống nhất ý kiến đánh giá, các phương án đưa ra và phạm vi ảnh hưởng để đưa ra giải pháp hạn chế và chỉ tiêu không chế. Bước tiếp theo là kế hoạch chiến lược trong đánh giá tác động môi trường. Sau cùng là kế hoạch chuẩn bị cho công việc đánh giá. Bước 6: Phân tích và đánh giá theo tài liệu chuẩn bị trên bao gồm thu thập số liệu tính toán, phân tích, ước lượng và so sánh. Kết quả sáu bước này phải thể hiện ra được ba báo cáo sau: - Đánh giá tác động môi trường - Quản lý môi trường - Điều hành và khống chế Kiểm kiểm tra môi trường ban đầu có thể tuân thủ các bước trên, song không hoàn toàn bắt buộc. Đôi khi ta có thể rút ngắn các bước 4 và 5 vào bước 3. Bước 6 có thể được giảm nhẹ thông qua việc thể hiện chi tiết các vấn đề ngay trong báo cáo này. Một việc cần thiết đối người làm công tác đánh giá là phải chỉ ra được những tác động chính mà chúng đã được phân loại, lượng hoá vấn đề và so sánh về các mặt khác nhau. Để việc đánh giá tác động đạt hiệu quả, công tác tư vấn với chuyên môn sâu là rất cần 235
  12. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định thiết. Con đường tốt nhất trong đánh giá là tổ tư vấn cần có cuộc họp mặt xác định phạm vi vấn đề như nêu ở phần trên. Việc gặp gỡ này cần trao đổi với những người liên quan tới việc xây dựng dự án như; nhà chức trách, chuyên gia khoa học kỹ thuật, chuyên môn, đối tượng chịu ảnh hưởng như người dân bản địa, các nhà doanh nghiệp, các nhà lập pháp và kiểm tra thực hiện hiến pháp, quy định. Cuộc gặp gỡ chung này cần được thông báo sớm và đánh gía ban đầu cần được mô tả và phổ biến, bản đồ thể hiện quy hoạch dự án có thể chọn tỷ lệ phù hợp để thể hiện các thông số chung. Trong quá trình đánh giá, các thành viên tham gia sẽ thể hiện các phương án, thống kê các mục lên bản vẽ thể hiện, đặc biệt là thể hiện môi trường nhạy cảm. Quan điểm chung đánh giá tác động những điểm cần nhấn mạnh là: • Không quá máy móc • Phương pháp không quá phức tạp • Tìm ra giải pháp hạn chế và quản lý • Quan hệ ảnh hưởng của tác động ngẫu nhiên và cách giải quyết • Tính toán xác định đa mục tiêu trình tự tiến hành. Tóm lại phương pháp tiến hành cần thoả mãn yêu cầu về tính mềm dẻo, nêu được quan hệ giá thành và hiệu quả và đơn giản để có được thông tin cần thiết phục vụ cho báo cáo phân tích tác động. Mặc dù được xem là đơn giản song trong khi tiến hành đánh gía thường công việc không hoàn toàn nhỏ nhẹ. Vấn đề trợ giúp ở đây cần rõ ràng, công nghệ tiến hành cần phù hợp hiện tại và thủ tục mang tính thực tế. Phương pháp tiến hành thường áp dụng ở rất nhiều dạng khác nhau như dùng bảng thống kê theo câu hỏi đưa sẵn (checklists), bảng tập hợp, mạng lưới, bản đồ, tính ra giá trị thể hiện dưới dạng con số và nhiều phương pháp thể hiện khác nữa. Người làm quyết định đôi khi ngại dùng các phương pháp mang tính cơ học, công nghệ trong đánh giá mà thường áp dụng các phương pháp đơn giản. Tất nhiên tính phức tạp của vấn đề thì cần phải có công cụ trợ giúp phù hợp, nhưng dù sao chuyên gia và chuyên môn phù hợp, sự phán xét đúng đắn thường có vị trí quan trọng hơn so phương pháp đưa ra cồng kềnh. Phương pháp ma trận (dùng bảng thống kê câu hỏi) thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của báo cáo phân tích môi trương (EA) hoặc báo cáo kiểm tra môi trường ban đầu (IEE). Vấn đề tác động được điều tra và tiến hành trong bước 4 của quy trình, những điểm chú ý và kết luận cần được thể hiện trong các báo cáo IEE và báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA). Báo cáo dự án công trình ven biển về môi trường cần nêu được những thông tin rất cơ bản sau: 1. Sinh thái tổng hợp 236
  13. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định • Ô nhiễm nước thải • Ô nhiễm chất hữu cơ • Tiêu thoát nước thừa • Ô nhiễm dầu thải • Rò rỉ chất đốt lỏng • Chất dễ cháy • Chất thải độc hại • Dọn dẹp mặt bằng, cắt cây... • Vật liệu đào thải • Vật liệu thải do nạo vét • Vật liệu thải bãi • Công trình • Hoạt động máy xây dựng • Bồi lắng • Đất thải • Vật chôn trong nền bãi • Hoạt động tầu thuỷ • Tác động tới các loài vật sinh sống • Khai thác khoáng sản .... 237
  14. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định Hình 8.1: Lược đồ đánh gía tác động môi trường 238
  15. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định Tác động Công việc đề Thống nhất nghị đánh gía Giai đoạn II; Tổng hợp Giai đoạn I: Phân tích S hi Hình 8.2. Đánh gía môi trường phụ tghuộc nhiều yếu tố, điều chỉnh các yếu tố để đạt hiệu ích cao nhất 2. Con người • Chất bụi bẩn • Tiếng ồn • Ô nhiễm không khí • Giao thông thuỷ bộ • Vui chơi giải trí • Nước uống • Lây nhiễm 3. Ảnh hưởng môi trường thiên nhiên • Dâng cao mực nước biển • Bão gió • Xói mòn • Động đất, sạt lở đất, khai thác nước ngầm 239
  16. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định • Lũ lụt. 4. Kinh tế xã hội • Lựa chọn nghành nghề • Thu nhập, việc làm • Cơ hôị tương lai • An toàn • Sử dụng đất • Chuyển đổi • Du nhập • Ảnh hưởng nền văn hoá • Ổn định chính trị • Công bằng, thắng, thua. Bảng 8.1 là ví dụ minh hoạ phương pháp ma trận (dùng bảng so sánh) tìm ra những tác động. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại đánh giá tác động môi trường. Qua quá trình áp dụng phương pháp đánh giá đã được hiệu chỉnh được áp dụng cho nhiều loại công trình như: • Nhà máy sản xuất và công xưởng lớn • Công trình xây dựng lớn- Cầu cảng, đường cao tốc, sân bay • Công trình thuỷ : đê đập, hệ thống tưới tiêu • Nhà máy điện Thông qua việc phân tích đánh giá môi trường các dữ liệu về kinh tế, xã hội, môi trường... được thu thập. Các thông tin này thể hiện ở nhiều cấp khác nhau từ tổng quan đến chi tiết, từ diện rộng đến chi tiết nhỏ. Từ nguồn thông tin tổng hợp và đa dạng sẽ giúp cho công tác thiết kế lựa chọn thuận lợi hơn. Để công tác đánh giá có hiệu quả thì yếu tố thời gian có vị trí rất quan trọng. Khi vấn đề đã được nêu lên, song công việc đánh giá lại tiến hành sau khi công trình xây dựng xong thì không giúp gì người thiết kế tiến hành công việc của họ. Vì vậy để có hiệu quả, công tác đánh giá môi trường phải được tiến hành sớm để người liên quan có thể ứng phó và xử lý tình huống sao cho hợp lý. Điều này hoàn toàn đúng khi luật quản lý đầu tư và xây dựng phải thông qua nhiều bước như: báo báo tiền khả thi, báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, thẩm định, thi công, quản lý vận hành. 240
  17. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định Bảng 8.1: Các kỹ thuật đánh giá ước lượng và yêu cầu PP. PP. Phươn PP Chỉ PP câu Phươn Phươn Phương pháp Mô phân g pháp số môi g pháp g pháp hỏi hình tích trường ma lưới Soi kiểm đồng kinh tế trận tra Tiêu chuẩn dạng 01. Nhấn mạnh s n n n n n l 02. Giao tiếp l l s l s l l 03. Mềm dẻo l s l l s s l 04.Mục tiêu n s s l l l s 05. Tổ hợp n s n n s s n 06. Tái tạo s l s s s s s 07. Đa chức năng n s s s s s l 08.Ngẫu nhiên n n n n n n n 09. Không gian n l n n s n s 10. Thời gian s n n n s s l 11. Yêu cầu dữ liệu l n s s s n n 12. Tóm tắt l s s l s l l 13.So sánh phương án s l l l l l l 14. Yêu cầu thời gian l n s s s s n 15. Yêu cầu nhân lực l s s s s s n 16.Kinh tế l l l l l l n Ghi chú: L = Hoàn chỉnh hoặc không ảnh hưởng tới nguồn khác S = Hoàn thành một phần, yêu cầu vừa phải N = Chưa hoàn chỉnh hoặc cần thiết cao • Công nghệ khai khoáng, mỏ • Nhà máy hoá chất, nhà kho • Công trình xử lý nước thải • Rác thải đô thị • Khu định cư • Công nghiệp rừng, đánh cá, nông nghiệp • Du lịch 241
  18. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường Chất lượng nước Sinh thái Vấn đề khác Nguồn ô nhiễm khác Xem xét nguồn gây Văn hoá, phong tục Loại thân vỏ cứng Loài sinh vật nguy Hy drôxit các bon Sinh vật vỏ cứng tác động Vùng chăn nuôi Sử dụng đất địa Chát khí nhiễm Nguồn từ biển Sinh vật biển Chất tổng hợp Vận tải biển Chim di cư Giao thông Loài khác Thuỷ hoá Vùng bãi Thể thao Vi khuổn Loài cua Chất độc xói mòn Làm đục Kim loại bentho Vị trí SSS S SSSSSS S S S S Quy mô và dịch vụ S S S S Nạo vét SSS SS SSSSSSSS Hớt lớp mặt SS SS SSSSSSSSSS Đổ thêm SSS S SSSSSSSSSSS Rải sỏivà dọn sạch C C C C CC Vệ sinh DDDDDDDDD D D D Công trình ĐD Đ DĐD D Nước thải ĐDDDD Đ DD D Dòng chảy mặt ĐDDDĐDDDDDDDDDDDDDDĐD Hoạt động E EE E ÊEE E Lưu lượng EEE E Ê Duy tu E OOO O Tiếng ồn Ô O Ghi chú: S : Lựa chọn vị trí môi trường tốt C: Kỹ trhuật xây dựng có hướng dẫn môi trường D: Thiết kế có xem xét môi trường O: Duy tu hệ thống tàu thuyền tốt, hoạt động hợp lý E: Giáo dục và phổ biến luật pháp bảo vệ môi trường Bảng 8.2.: Bảng ví dụ về đánh giá tác động môi trường của một công trình cầu cảng. 242
  19. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định Ngoài ra để công việc đánh gía đạt hiệu quả, công tác soạn thảo tiêu chuẩn và sách hưỡng dẫn áp dụng đều rất có ý nghĩa khi có nhiều thành phần tham gia. Nhà đầu tư có thể sửa đổi hoặc bãi bỏ phương án khi kết quả kiểm tra đánh giá đã có đủ minh chứng. Mười điểm quan trọng về phân tích môi trường được lưu ý như sau: • Tài liệu đánh giá môi trường là cơ sở cho việc hiệu chỉnh quyết định về đầu tư dự án. • Phân tích môi trường cần được kết thúc sớm, nó có thể hạn chế việc thay đổi dự án khi mà phân phân tích tác động chưa tiến hành được. • Vấn đề giảm thiểu chưa được lựa chọn hoặc đánh giá dầy đủ • Thiếu sự tương tác giữa người đánh giá và vấn đề thống nhất đánh gía tác động môi của tổ công tác. • Phân tích môi trường đã không làm tròn việc xem xét và so sánh các phương án đề nghị, chưa đưa ra biện pháp hành động • Không điều khiển được sau khi thực hiện dự án • Tài liệu phân tích môi trường chưa tham khảo rộng rãi ý kiến của công chúng. • Báo cáo phân tích môi trường chưa thể hiện đầy đủ thông tin về tài chính và sự trợ giúp. • Tiêu chuẩn so sánh và phạm vi nghiên cứu vấn đề chưa thật đầy đủ, chưa tập trung vào những vấn đề trọng tâm môi trường. • Nghiên cứu mở rộng môi trường chưa thật hoàn chỉnh, nguyên do thay đổi vị trí công trình hoặc thay đổi thiết kế. Chương trình quản lý thống nhất dải ven bờ nhất thiết phải gắn liền với quy trình phân tích môi trường hiệu quả. Nếu không có qúa trình đánh gía này quản lý sẽ kém hiệu quả. Qua trên 20 năm thực hiện đã có nhiều kinh nghiệm thực tế, nguyên tắc và phương pháp thực hiện. Nhưng việc đánh giá tác động môi trường chỉ dừng ở mức dự án. Việc đánh gía này nên nâng cao hơn thành mức chương trình ví dụ như phát triển kinh tế vùng. Việc thực hiện đánh gía ở cấp chương trình, vùng địa lý rộng lớn, có phần sẽ giống như quy hoạch vùng nhưng sẽ không nhất thiết hải làm chi tiết như lập kế hoạch và biện pháp thi hành. Khi có được hệ thống hành chính phù hợp, cơ chế thuận lợi trong thực thi; công tác đào tạo cũng rất cần thiết để nâng cao trình độ kỹ năng và kinh nghiệm cho nhân viên làm việc. Vấn đề nâng cao kỹ năng cho ngươì phân tích môi trường không ngoài ý nghĩa này. Công việc phân tích kinh tế, xã hội trong quy trình đánh gía tác động môi trường thông thường được thực hiện bởi các nhà chuyên môn thiết kế, mà không phải do các nhà chuyên gia sinh thái làm đối với công trình đơn giản. Vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra nếu phân tích kinh tế, xã hội chỉ xét thuần tuý đặc trưng, không xem xét về môi trường và những tác động qua lại. Sự phối hợp đánh giá xét trên phương diện toàn cảnh mơí có thể 243
  20. Chương 8: Công cụ trợ giúp trong ra quyết định giải quyết tồn tại này. Hình 8.3: Đánh giá tác động cần thực hiện ở tất cả các giai đoạn Không có phân tích tác động mà nhà đầu tư hạn hẹp vè nguồn tài chính thường phải đương đầu với hậu quả giải quyết môi trường sau này. Ví dụ như ở Phi lip Pin những người đánh cá và nông dân bị phụ thuộc trực tiếp vào bảo tồn môi trường sức khoẻ, chiếm khoảng 80% dân số. Thực tế cho thấy chưa có một cách nhìn tổng quan về tác động của các công trình ven biển, có biện pháp hạn chế tác động xấu lên môi trường thiên nhiên và tài nguyên và tránh được những thảm hoạ. Đánh giá môi trường tự nguyện. Hiện nay ở các nước đang phát triển, khuynh hướng nổi lên là nhiều nhà đầu tư không phải nhà nước đã thực hiện kế hoạch đánh giá môi trường theo lý do riêng của họ. Quan tâm tới thiết bị và hình thức hoạt động. Trong báo cáo của tổ chức OECD lý do các thành viên quan tâm là : • Đưa ra quy trình hoàn chỉnh để quản lý rủi ro môi trường, điều khoản áp dụng • Nâng cao vai trò luật pháp; 244
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1