intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công thức món ăn chữa thông nhũ bổ huyết

Chia sẻ: Thanh Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công thức món ăn chữa thông nhũ bổ huyết Chân giò lợn giàu dinh dưỡng, có protein, chất béo, gelatin, carbohydrat; ngoài ra còn có Ca, P, Fe… Theo Đông y, chân giò vị mặn, tính bình; vào vị. Có tác dụng bổ huyết, thông nhũ, sinh cơ liền sẹo. Dùng cho các trường hợp huyết hư suy nhược, sản phụ ít sữa, mụn nhọt lở ngứa. Hằng ngày có thể dùng 1 hoặc 2 cái bằng cách nấu, hầm… Sau đây là một số món ăn – bài thuốc có chân giò lợn: Sản phụ sau đẻ bị tắc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công thức món ăn chữa thông nhũ bổ huyết

  1. Công thức món ăn chữa thông nhũ bổ huyết Chân giò lợn giàu dinh dưỡng, có protein, chất béo, gelatin, carbohydrat; ngoài ra còn có Ca, P, Fe… Theo Đông y, chân giò vị mặn, tính bình; vào vị. Có tác dụng bổ huyết, thông nhũ, sinh cơ liền sẹo. Dùng cho các trường hợp huyết hư suy nhược, sản phụ ít sữa, mụn nhọt lở ngứa. Hằng ngày có thể dùng 1 hoặc 2 cái bằng cách nấu, hầm… Sau đây là một số món ăn – bài thuốc có chân giò lợn: Sản phụ sau đẻ bị tắc sữa, ít sữa: móng giò 2 cái, mộc thông 20g. Mộc thông nấu lấy nước (bỏ bã) nấu với chân giò, nấu thành canh, thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. Hoặc: móng giò 1 cái, gạo tẻ 100g. Nấu thành cháo, thêm muối gia vị. Hoặc: lạc hạt 90g, chân giò 1 cái. Lạc hạt đập nghiền vụn, chân giò làm sạch chặt khúc, thêm gia vị hầm nhừ. Hoặc: chân giò 1 cái, vừng đen 250g. Vừng đen rang chín, tán mịn để sẵn. Mỗi lần ăn 10 – 15g, ăn kèm với canh chân giò hầm, ngày 3 lần. Thiếu máu, giảm bạch cầu và tiểu cầu: móng giò 2 cái, lạc nhân 50g, đại táo 10 quả, thêm gia vị hầm nhừ ăn ngày 1 lần. Trường hợp thận hư liệt dương, sản phụ ít sữa tắc sữa: chân giò 1 cái, tôm 100 – 150g. Chân giò làm sạch chặt miếng; tôm bóc vỏ, cho rượu đun nhỏ lửa cho chín; thêm gia vị (có thể thêm khoai tây, cà rốt…); hầm chín nhừ, ăn trong ngày. Dùng cho sản phụ ít sữa, nam giới liệt dương.
  2. Ngoài ra móng giò còn dùng chữa một số bệnh: Chảy máu cam, đại tiểu tiện xuất huyết: móng giò 2 cái, tây thảo 30g, hoè hoa 30g, đại táo 10 trái. Hòe hoa, tây thảo gói trong vải xô, cùng hầm chín nhừ, bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Chữa huyết hư đau nhức chân tay, phù nề lở ngứa: móng giò 2 cái, hành sống 50g. Móng giò rửa sạch chặt lát, cho hành, muối, nước đun nhỏ lửa cho chín nhừ, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Tỳ vị hư, ăn kém, gầy sút, lao phổi, ho khan, họng khô, khát nước: hoàng tinh 12g, đảng sâm 12g, đại táo 5 quả, gừng tươi 15g, nóng giò 750g. Chân giò được làm sạch, nướng qua trên bếp than, chặt lát; hoàng tinh, đảng sâm được gói trong vải xô. Tất cả cho vào nồi, đổ nước hầm cho chín nhừ. Bỏ bã thuốc, ăn trong ngày. Vừng tên khác là mè, chi ma, hắc chi ma, hồ ma, dầu ma, kén ma nga (Thái)... Tên khoa học: Sesamum indicum DC. Hạt được dùng làm thuốc. Có 2 loại hạt có màu đen và màu trắng ngà, y học phương đông ưa loại vừng đen (tên thuốc hắc chi ma) hơn. Ngoài ra vừng được dùng để ép dầu. Dầu vừng có giá trị dinh dưỡng cao.
  3. Theo Đông y, vừng vị ngọt tính bình đi vào can, phế, tỳ, thận. Tác dụng tư bổ can thận, bổ huyết minh mục, khu phong nhuận tràng, thông nhũ, sinh tân dưỡng phát. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, râu tóc bạc sớm, da xanh thiếu máu, đau đầu hoa mắt chóng mặt, ù tai, điếc tai, tăng huyết áp, ít sữa, táo bón, huyết niệu, trĩ, kiết lỵ. Liều dùng cách dùng: nấu, hầm, rang xay hay phối hợp các vị thuốc khác. Kiêng kỵ: Không dùng cho người đang bị tiêu chảy. Một số thực đơn thuốc từ vừng
  4. Chữa cơ thể suy nhược: Vừng đen 100g, lá dâu non 100g. Vừng đen rang, lá dâu non đồ chín, sấy khô; tất cả tán thành bột, luyện với mật ong làm viên. Ngày uống 10 - 20g. Chữa trĩ: Vừng đen 12g, sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bách diệp 12g, đương quy 9g, xuyên khung 9g, hồng hoa 9g, đào nhân 9g, hoè hoa 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống, ngày 1 thang. Chữa vảy nến: Vừng đen 12g, huyền sâm 12g, sinh địa 12g, ké đầu ngựa 12g, hà thủ ô 12g. Sắc uống, ngày 1 thang. Thuốc bổ âm: Vừng đen 500g, thục địa 1000g, lá dâu non (đồ chín sấy khô) 500g, hạt sen 150g, lá vông nem 100g. Tất cả tán bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g (sáng, tối). Chữa tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu, táo bón: Vừng đen 50g, hà thủ ô 50g, ngưu tất 50g. Tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g.
  5. Chè vừng đen Cháo vừng (chi ma chúc): Gạo tẻ, vừng đen liều lượng đều nhau, cùng đem nấu cháo, thêm đường hoặc muối. Ăn nóng hoặc nguội vào các bữa điểm tâm, bữa phụ. Dùng cho người cao tuổi nhằm "kiện thân ích thọ", Dùng cho các trường hợp tóc bạc sớm, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu, táo bón. Cao lỏng vừng đen: Vừng đen 250g, gừng tươi 120g, đường phèn 120g, mật ong 120g. Vừng đen rang chín tán mịn; gừng tươi nghiền vụn vắt nước, thêm mật và đường phèn, đun lại cho sôi, trộn với bột vừng đen, để nguội; cho trong lọ đậy kín. Ngày 2 lần sáng, chiều, mỗi lần ăn một thìa canh. Dùng cho người cao tuổi viêm khí phế quản mạn, táo bón kinh diễn. Gan gà rán tẩm bột gừng đen: Gan gà 250g, vừng đen 100g, trứng gà 2 quả. Vừng đen rang chín tán mịn; gan gà rửa sạch thái lát, cho muối tiêu gừng hành gia vị, xào chín. Trứng gà đập vào bát, trộn với bột rán; sau đó tẩm trộn đều gan gà với bột vừng đen. Cho dầu rán vào chảo, khi dầu sôi, cho gan gà đã tẩm bột vừng trứng vào chiên chín. Ăn trong ngày làm 1 lần hay 2 lần. Đợt dùng 7 - 20 ngày. Dùng cho các trường hợp
  6. viêm loét giác mạc do thiểu dưỡng, đặc biệt là do thiếu vitamin A ở trẻ em, người già... Vừng đen ăn với chân giò hầm: Vừng đen 250 gam, rang chín, tán mịn. Mỗi lần ăn 10 - 15g, ăn kèm với canh chân giò hầm, ngày 2 - 3 lần. Dùng cho phụ nữ sau đẻ ít sữa. Chi ma đào nhân hoàn: Hắc chi ma (vừng đen) 250g, đào nhân 150g, mật ong 150ml. Đào nhân, vừng đen rang sấy khô tán mịn, trộn mật ong làm hoàn; mỗi viên hoàn 9g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Dùng cho các trường hợp lao phổi, ho gà, hen suyễn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2