Cứ tưởng là...
lượt xem 5
download
Có những kẻ đi rong hết lớp này qua lớp khác, mới tuần này thấy đang bập bềnh ở lớp học bơi thì tuần sau đã thấy nhịp nhàng ở lớp thể dục nhịp điệu, với lý do nước ở hồ bơi sao sao đó mà mới nhúng người xuống có mấy lần mà về nhà chải tóc thấy rụng gãy từng mảng. Ờ, thì cũng nghe nhiều người nói biết bơi thì ngoài ích lợi to lớn là đi qua cầu lỡ trợt chân rớt xuống cũng không sợ chết đuối thì mình còn có dáng người thon...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cứ tưởng là...
- Cứ tưởng là... Mùa hè, Nhà văn hóa mở ra rất nhiều lớp học. Có những kẻ đi rong hết lớp này qua lớp khác, mới tuần này thấy đang bập bềnh ở lớp học bơi thì tuần sau đã thấy nhịp nhàng ở lớp thể dục nhịp điệu, với lý do nước ở hồ bơi sao sao đó mà mới nhúng người xuống có mấy lần mà về nhà chải tóc thấy rụng gãy từng mảng. Ờ, thì cũng nghe nhiều người nói biết bơi thì ngoài ích lợi to lớn là đi qua cầu lỡ trợt chân rớt xuống cũng không sợ chết đuối thì mình còn có dáng người thon đẹp. Nhưng mà... cái chuyện chết đuối thì có thể xảy ra và có thể không, mà mái tóc thì ngày nào cũng rụng và gãy một cách rất rõ ràng... Thôi thì môn nào cũng là vì sức khỏe, chuyển qua học thể dục nhịp điệu cũng là chọn lựa rất có lý mà không sợ ảnh hưởng tới dung nhan. Lại có kẻ mới hôm qua thấy đang hí hoáy ở lớp học vẽ cho giấc mơ đại học kiến trúc sắp tới, hôm nay đã thấy cuồn cuộn cơ bắp ở lớp thể hình. Lý do nghe như chàng khờ ra tỉnh: “Mình thấy ghi trên bảng là “Lớp vẽ nâng cao” tưởng dành cho
- cỡ của mình, nào ngờ là của mấy em thiếu nhi khóa trước học vẽ lá rồi khóa này học tiếp vẽ bông hoa”. Có những kẻ gây ngạc nhiên vô cùng tận là đi tung tăng trong sân Nhà văn hóa mà xách theo cái nồi. Nếu đoán bừa mà dám chắc là đúng thì đích thị là học nấu ăn. Nhưng mà tại sao tất cả đều chỉ là nồi mà không có cái chảo nào? À, thì ra học làm bánh kem. Và cái nồi là để úp xuống, giả bộ như đó là cái bánh vừa nướng xong, để tập phết kem và trang trí hoa lá chung quanh. Không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng của cái nồi trong trường hợp này cho nên luôn có nhiều ánh mắt thắc mắc nhìn theo những cái nồi tung tăng trong không gian chẳng dính dáng gì tới cá kho hay rau luộc. Rồi thắc mắc này sẽ chuyển qua thắc mắc khác khi chủ nhân của cái nồi không còn cầm theo cái nồi nữa vì đã chuyển qua một lớp học mà nội dung của nó cách xa chuyện nướng bánh ngàn vạn dặm, đó là lớp yoga. Lý do: tự nhiên thấy ấm ức khi mà thường ngày ở nhà đã phải làm công việc của nồi niêu xoong chảo rồi, và mai mốt đây (hoặc có lâu lắc đến chừng nào đi nữa), thế nào mình cũng bị dính vô chức vụ nội trợ. Vậy thì tại sao những ngày hè hiếm hoi này đây lại không học cái gì khác hay hay vui vui mà lại còn đâm đầu vô chuyện bếp núc? Vậy đó, quá nhiều lý do để các học viên thay đổi lớp học như thay giày dép hằng ngày, nên đương nhiên là chỉ sau một hai tuần thì học viên của tất cả các lớp đều quen biết nhau, trừ một lớp. Ở đó, học viên đồng lòng không chỉ trong toàn bộ mùa hè mà là từ mùa hè này tới mùa hè kia, kể cả những ngày không hè, tức là quanh năm. Mùa hè thì một tuần bảy buổi, những mùa bận học hành thì giảm xuống còn một tuần bốn buổi, nghĩa là cả chủ nhật cũng không thèm nghỉ. Đó là lớp võ thuật.
- Học viên lớp võ thuật nổi tiếng kiêu trước hết là vì sự không nhảy nhót lung tung từ lớp này qua lớp khác một cách tùy hứng, sau nữa là vì họ không thèm chú ý tới ai. Lý do: sự tập luyện đòi hỏi tập trung cao độ, không có chỗ cho nhìn nhìn ngó ngó bâng quơ (làm sao còn kẽ hở thời gian để nhìn ngó nơi khác được khi mà suốt những bài luyện tập luôn luôn có bạn đồng môn đóng vai đối thủ sẵn sàng đấm thẳng vào mặt mình hoặc tung cú đá khiến mình lộn cù mèo...). Khỏi cần miêu tả tỉ mỉ, hẳn ai ai cũng nhận ra là các bậc phụ huynh khi đưa con tới Nhà văn hóa đều hút mắt về lớp võ thuật một cách thích thú và khen ngợi. Nhất là khi mưa ào xuống bất chợt, trong khi học viên những lớp khác dù đang ngồi giữa bốn bức tường cũng nhốn nha nhốn nháo nhô đầu ra cửa (để làm gì? Không biết) thì lớp võ thuật đang giữa sân chạy nhanh đến nơi có mái che (diện tích nhỏ hơn sân rất nhiều) nhanh chóng sắp xếp hàng ngũ một cách hợp lý rồi tiếp tục tập luyện chẳng ngán gì mưa tạt vào từng mảng. “Nhìn bọn nhỏ ngon lành quá”, có vị phụ huynh đã buột miệng khen một cách đầy ao ước. Vậy nên lớp võ thuật thường xuyên có học viên mới. Quy định chỉ nhận lứa mới vào mỗi đầu tháng nhưng phụ huynh thường năn nỉ thầy cho con mình được luyện tập ngay khi vừa mới ghi danh. Dũng là học viên chăm chỉ của lớp này từ cách đây ba năm, cái đai thắt quanh lưng đã lên tới gạch thứ ba và Dũng nằm trong nhóm được thầy chọn để trợ giúp thầy hướng dẫn các bạn mới. Một ngày kia, như thường lệ, Dũng đi tới vị trí đối diện với nhóm mới để bắt đầu buổi tập luyện. Dũng hơi giật mình, nhóm mới có một người mới có khuôn mặt quen, khuôn mặt dính dáng tới điều gì đó rất độc đáo, và hẳn nhiên đáng cho Dũng lục lọi tâm trí. A... Thủy Tú.
- Đúng là Thủy Tú, cô gái trước đây chạy bàn ở quán cà phê gần trường, nổi tiếng bởi hai (không phải một) cái tát tóe lửa giáng vào mặt một công tử con nhà giàu mà không ít nữ sinh viên đã bị nhận lời mời khiếm nhã đều chọn cách né tránh để được yên ổn chứ không dám phản ứng mạnh. Dũng không thuộc nhóm tìm tới quán xá mỗi khi, nhưng thông tin một cô gái chạy bàn dám giáng liền một lúc hai cái tát vô mặt công tử khiến Dũng cũng tò mò. Kỳ cục là quán cà phê đó bỗng đông khách bất thường vì có thêm những khách hàng đến vì tò mò kiểu như Dũng, và những vị khách công tử cũng ùn ùn kéo tới với kiểu cá độ “Để thử coi con nhỏ đó cỡ nào”. Những khách hàng như Dũng thì không sao, nhưng sự xuất hiện bất thường của nhóm các công tử đại gia khiến bà chủ quán phải đuổi việc Thủy Tú để cái quán của bà không bị rơi vào rắc rối chắc chắn sẽ xảy ra, nếu… Bây giờ đây, trước mặt Dũng là một Thủy Tú ngập ngừng trong bộ võ phục thùng thình, khác hẳn Thủy Tú nhanh nhẹn bưng khay đi giữa các bàn với cái đầu ngẩng cao như muốn nói: “Tui đi làm kiếm tiền lương thiện, đừng có tưởng à nghen”. Trong Dũng hiện câu hỏi bâng quơ: “Chắc lại đụng chuyện ở nơi làm việc mới cho nên cần học võ?”. Bài học nhập môn đầu tiên là đặt tay lên trái tim đọc lời tuyên thệ: “Chuyên cần, trung thực, cao thượng, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải”. Võ sinh mới toanh mấp máy môi đọc lí nhí. oOo Tan giờ, bãi giữ xe trở thành nơi đông nhất, rồi chỉ sau vài phút vắng tanh, chỉ còn lại chiếc xe máy của Dũng.
- Sân Nhà văn hóa lúc này còn lác đác vài em chờ ba má tới đón. Hôm nay, Dũng nhận nhiệm vụ trông coi các em, chờ cho tới khi phụ huynh đón xong hết. Thường thì trong lúc chờ đợi thầy trò đùa vui rất rôm rả khác hẳn sự nghiêm khắc trong giờ tập luyện. Hôm nay, trong nhóm đợi phụ huynh có Thủy Tú khiến Dũng thấy vui vui, nhắc lại chuyện cũ để nhận dù chưa quen nhưng cũng là biết về nhau chút chút rồi hỏi thăm Thủy Tú bây giờ làm ở quán nào? - Vậy là anh có biết về vụ đó? Dũng cười, vô tình đưa ngón trỏ lên xoa xoa đỉnh mũi. Thủy Tú đỏ mặt: - Anh thấy Tú làm vậy có quá đáng không? Chưa kịp trả lời thì chiếc xe phân khối lớn ầm ầm phóng qua sân, khựng lại một chút. Tên con trai dáng vẻ hầm hố ngồi trên xe lia mắt tìm kiếm, rồi phóng tới thắng kít trước mặt Thủy Tú. Dũng nhơ nhớ ra đã gặp khuôn mặt này ở đâu rồi. Tên con trai lia mắt nhìn Thủy Tú từ tóc xuống chân, nụ cười như chế nhạo bộ võ phục còn mới toanh của Thủy Tú. Trong phút giây, Dũng có cảm tưởng như Thủy Tú đang nhìn mình cầu cứu. Cơ bắp trong người Dũng căng ra chờ đợi... Nhưng không. Thủy Tú nói với mấy đứa nhỏ bằng giọng chào tạm biệt vui vẻ: - Chị về trước nghe mấy đứa.
- Rồi Thủy Tú quay qua Dũng, lễ phép: - Xin chào thầy. Tên con trai nhướng mắt nhìn Dũng, Thủy Tú nói: - Đây là thầy hướng dẫn lớp võ của em. Nói xong, Thủy Tú lên xe, tay Thủy Tú thân mật đặt lên vai tên con trai. Chiếc xe lao ra cổng, tiếng rú ga kéo dài một quãng đường. Dũng nhận ra đây chính là công tử mà Thủy Tú đã giáng hai cái tát. oOo Thủy Tú không tới lớp võ thuật nữa. Dân lớp võ thấy bị xúc phạm ghê gớm vì Thủy Tú là người đầu tiên bỏ lớp võ mà đi. Đi qua lớp nào không biết. Nhưng có đi đâu thì cũng là bỏ mà đi. Chẳng phải bạn bè, càng chẳng phải là người yêu. Nhưng không hiểu tại sao Dũng thấy trong lòng mình như có một vết thương. Dũng cứ tự hỏi mình điều gì đã khiến cô bé kiêu hãnh và can đảm ngày nào lại trở thành bạn gái của gã con trai mà sự xuất hiện trở lại cho thấy gã chẳng hề thay đổi so với trước kia? Gã không thay đổi, thì Thủy Tú thay đổi ư? Vậy mà mấy bữa trước, Dũng còn định khi nào rảnh rủ mấy đứa bạn biết chuyện trước đây tìm tới quán của Thủy Tú, chỉ để nhìn lại khuôn mặt đã từng khiến bọn Dũng nể phục biết bao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cẩm nang Khai cuộc Cờ Tướng
116 p | 1238 | 383
-
Thẩm định, đánh giá một số ván cờ cụ thể
8 p | 358 | 111
-
Tập 3 Sát pháp cơ bản và cờ tàn cơ bản - Bài tập cờ tướng
87 p | 365 | 90
-
Quất Trung Bí - Dành cho người chơi cờ tướng Tập 1
101 p | 287 | 86
-
Nhà cũng là phòng tập!
6 p | 156 | 26
-
Những quán cà phê ẩn mình trong chung cư
6 p | 110 | 18
-
Tìm hiểu về thơ Bạch Cư Dị: Phần 1
70 p | 94 | 12
-
Ebok Truyện Kẻ Nhắc Tuồng - Donato Carrisi
858 p | 93 | 11
-
Tính chất và nghệ thuật bắt quân trong cờ tướng: Phần 1
37 p | 24 | 9
-
Người Chết Cũ Phải Nhường Chỗ Cho Người Chết Mới
11 p | 60 | 8
-
Tổ chức cảnh quan gắn kết giữa không gian trung tâm đô thị cũ với không gian du lịch ven biển trong bối cảnh phát triển các đô thị du lịch ven biển miền Trung, trường hợp đô thị Đà Nẵng và đô thị Quy Nhơn
14 p | 37 | 7
-
Xóm Cù Là
7 p | 76 | 6
-
Những đôi giày cũ
5 p | 71 | 5
-
Xây dựng đề thi trắc nghiệm môn Du lịch Việt Nam trong đào tạo cử nhân Việt Nam học cho học viên quân sự nước ngoài tại Học viện Khoa học Quân
7 p | 59 | 4
-
Phàm là đàn bà...
15 p | 52 | 3
-
Củ Khoai Nướng
2 p | 155 | 3
-
Củ Cải và Cà Rốt
20 p | 55 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn