intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với phát triển chương trình nhà trường và xây dựng trường học thông minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

40
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề cập đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CM 4.0) và phân tích ảnh hưởng của nó đến giáo dục - đào tạo của Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra hai giải pháp mới cho giáo dục. Giải pháp thứ nhất là trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT ban hành. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với phát triển chương trình nhà trường và xây dựng trường học thông minh

  1. 23 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VỚI PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH Nghiêm Thị Đương1 Nguyễn Phương Huyền Dương Thị Hoàng Yến Lê Thị Thanhh Huyền Tóm tắt: Bài viết đề cập đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CM 4.0) và phân tích ảnh hưởng của nó đến giáo dục - đào tạo của Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra hai giải pháp mới cho giáo dục. Giải pháp thứ nhất là trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT ban hành, cùng với các bộ sách giáo khoa mới, cần cho phép các trường phổ thông phát triển chương trình nhà trường của mình cho phù hợp với thực tiễn địa phương. Giải pháp thứ hai là cần nghiên cứu và xây dưng mô hình trường học thông minh. Bài viết mới chỉ đưa ra ý tưởng và lợi ích của mô hình này, khuyến nghị nghiên cứu, triển khai trước hết ở hệ thông giáo án điện tử, thư viện số và lớp học trực tuyến ở giáo dục phổ thông. Từ khóa: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Chương trình nhà trường, Phát triển chương trình nhà trường; Sách giáo khoa điện tử; Giáo án điện tử. 1. Mở đầu Từ thế kỉ XVIII, thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp với nhiều thành tựu to lớn cùng những dấu ấn quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển có tính chất nhảy vọt của nhân loại. Các nhà khoa học khẳng định rằng, quy mô, phạm vi và tính phức tạp của sự thay đổi trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khác với bất cứ những gì mà chúng ta đã từng trải qua. CM 4.0 tác động đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó có giáo dục - đào tạo. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần 1 Trường Đại học Giáo dục; Email: nghiemthiduong@gmail.com ĐT: 0983033811.
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 24 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL phải chủ động tiếp cận với cuộc cách mạng này một cách đồng bộ, toàn diện từ các khu vực. Đối với ngành giáo dục, đang tiến hành đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông và giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, nhất là đại học. Để thực hiện điều trên, cần có nhiều giải pháp hữu hiệu, chúng tôi quan tâm đến việc phát triển chương trình nhà trường và xây dựng trường học thông minh trong quá trình tiếp cận với sự phát triển của công nghệ thông tin trong giáo dục. 2. Nội dung 2.1. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 2.1.1. Vài nét về cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Industry 4.0) là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo, dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông tin. Cuộc cách mạng này được xây dựng dựa trên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 về cách mạng kỹ thuật số và điện tử (máy tính, công nghệ viễn thông và Interrnet) đã xuất hiện từ giữa thế kỷ trước. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sự hợp nhất của các loại công nghệ và làm xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học mà với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật, khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di động không dây mang tính liên ngành sâu rộng, v.v. Tốc độ của những đột phá hiện tại là chưa hề có tiền lệ trong lịch sử. Nếu so với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển với tốc độ cấp số mũ. Hơn nữa nó đang phá vỡ hầu hết mọi ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Bề rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị của xã hội loài người [1]. Cuộc cách mạng này có tác động hết sức sâu rộng đối với kinh tế là những thay đổi về tăng trưởng, việc làm và bản chất công việc; Đối với doanh nghiệp là quản lý dữ liệu, thông tin sản phẩm, đổi mới các mô hình hoạt động, dịch vụ và kinh doanh; Đối với xã hội là sự bất bình đẳng giữa các cộng đồng; Đối với cá nhân là quan hệ giữa người với người, đạo đức, quản lý thông tin các nhân. Trong cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa chất lượng cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Hàng loạt nghề nghiệp cũ sẽ mất đi và thay thế vào đó là những nghề nghiệp mới. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cuộc cách mạng 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung (trung cấp, cao đẳng) cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới - kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế 4.0.
  3. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VỚI PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG... 25 Xin đơn cử một thí dụ về thay đổi nghề nghiệp và các quản lí. Uber (trước đây, nay gia nhập Grap) là công ty taxi lớn nhất thế giới cho dù không có một chiếc xe nào. Airbnb là công ty khách sạn lớn nhất thế giới dù không có nổi một phòng khách sạn. Tất cả mới chỉ là những biểu hiện đầu tiên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4… 2.1.2. Ảnh hưởng và những đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với giáo dục đào tạo CM 4.0 sẽ tác động đến hoạt động đào tạo, đến quản trị nhà trường vì nay cần đào tạo ra những “sản phẩm” - người lao động tương lai có năng lực làm việc trong môi trường sáng tạo và cạnh tranh. Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia, đào tạo còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế 3.0 hiện tại, có thể hoàn toàn không hữu dụng với nền kinh tế 4.0 hoặc đang dễ dàng bị robot thay thế trong tương lai gần ở một số ngành nghề. Bên cạnh đó, việc đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (nhu cầu vừa đa dạng, vừa thay đổi nhanh), đòi hỏi tổ chức các hoạt động đào tạo (phát triển chương trình, lập kế hoạch đào tạo v.v.) chưa linh hoạt và thích ứng cao. Cần chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình chỉ đào tạo “những gì thị trường cần” và hướng tới chỉ đào tạo “những gì thị trường sẽ cần”. Đối với mô hình mới này, việc gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp là yêu cầu được đặt ra. Với sự xuất hiện ở những lớp học ảo, nghề ảo, chương trình ảo, đòi hỏi có sự quản lý chung để một mặt hướng tới sự đảm bảo “mặt bằng” chất lượng. Tuy nhiên, điều này cũng đang là vấn đề của hệ thống giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp đang cần được bổ sung, trong đó có cần nghiên cứu về loại hình trường học thông minh. Gắn với việc phát triển chương trình nhà trường là vai trò giáo viên trong thế kỷ XXI đang thay đổi nhanh chóng; nhiều nhà khoa học đã bàn đến sự thay đổi này. Giáo viên được kỳ vọng phải định hướng vào công nghệ và cần đáp ứng các chuẩn chương trình đào tạo để tăng cường sức sáng tạo, ham hiểu biết và động cơ học tập của học sinh. Ngày nay, giáo viên phải cố vấn, giúp học viên điều chỉnh chất lượng và độ giá trị nguồn thông tin, kiến thức mới, là người cung cấp cách hiểu theo kiểu dàn giáo bắc cầu (Weinberger, Fischer, & Mandl, 2002) [2]. Các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đang đối diện nhiều cơ hội và thách thức do kết quả của cách mạng số. Điều này là vì các cơ sở GDĐH phải thực hiện nhiều chức năng khác nhau, kể cả dạy học, nghiên cứu và dịch vụ đều bị tác động bởi sự có sẵn và sử dụng công nghệ số (Weller và Anderson 2013) [3]. Lentell (2003) [4] tuyên bố rằng, với tư cách là một giáo viên có năng suất, hiệu quả trong kỷ nguyên kỹ thuật số, họ phải biết tìm thông tin thiết thực ở đâu, giải quyết vấn đề như thế nào và giữ cho việc học đúng đắn ra sao. Shah (2014) [5] đã nói một khi người thầy và sách giáo khoa
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 26 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL bị thay thế bằng nguồn lực số cho học tập, có rất nhiều ý định đang cố gắng mở rộng quy mô thông tin và thư mục của người thầy với niềm tin chắc rằng các bảng thông minh và kết nối số lớp học là một giải pháp. 2.2. Đề xuất hai giải pháp cho giáo dục phổ thông trong tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 2.2.1. Khẩn trương thực hiện phát triển chương trình nhà trường trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Bước sang thế kỉ XXI, chương trình giáo dục phổ thông ở nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực của người học. Trên thực tế, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường phổ thông một mặt là vấn đề còn mới mẻ, chưa có tiền lệ và mặt khác, quá trình triển khai áp dụng chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông mới lại đang cận kề. Cả lí luận và thực tiễn đều chứng tỏ rằng phát triển chương trình nhà trường trở thành một trong những yếu tố quan trọng góp phần chuyển đổi cách thức để cải thiện chất lượng giáo dục nhà trường, phát triển tay nghề giáo viên và nâng cao năng lực người học. Cơ sở giáo dục được tự chủ trong việc thiết kế và thực hiện chương trình giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn của địa phương. Vào những năm 50 của thế kỷ XX, thuật ngữ “phát triển chương trình nhà trường” (school-based curriculum development, viết tắt SBCD) đã nhanh chóng trở thành chủ đề xuất hiện trong nhiều nghiên cứu và tài liệu về khoa học giáo dục ở các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Úc, New Zealand và Phần Lan, v.v. Sự ra đời của SBCD gắn với những khuyến nghị về cải cách giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực ở các quốc gia trên, đồng thời gắn với sự phân cấp quản lí chương trình, có chương trình quốc gia và chương trình nhà trường như Hồng Kông (từ những năm 1998); Úc và New Zealand (từ những năm 2004), tiếp đến Nhật Bản và Đài Loan. Khái niệm “phát triển chương trình giáo dục nhà trường” được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau và đã trở nên quen thuộc với các nước phát triển từ những năm 60 và 70 của thế kỉ XX. Hiện có nhiều định nghĩa về phát triển chương trình nhà trường. Theo cách hiểu rộng thì nhà trường có quyền tự chủ đầy đủ của quyết định đến việc dạy cái gì, chuẩn bị tài liệu giảng dạy cho các khóa học được yêu cầu cần đạt tối thiểu với những điều có sẵn trong SGK. Hiểu theo nghĩa hẹp của phát triển chương trình nhà trường là các cơ quan giáo dục Trung ương ủy quyền hoặc trao một số quyền tự chủ cho các nhà trường trong việc xác định một phần nhất định của chương trình nhà trường.
  5. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VỚI PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG... 27 Có ba đặc trưng chính của quá trình phát triển chương trình nhà trường là (1) đặt nhà trường là yếu tố trung tâm của việc phát triển chương trình; (2) dân chủ hóa quá trình phát triển chương trình giáo dục; (3) trao quyền cho GV. Có bốn hoạt động chính cần được thực hiện trong phát triển chương trình giáo dục đó là: Xác định người học cần gì hoặc muốn học gì về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Xác định hình thức, phương pháp học tập phù hợp và các điều kiện bổ trợ việc học tập. Tiến hành giảng dạy và đánh giá việc học tập. Chỉnh sửa chương trình giáo dục thường xuyên sao cho phù hợp với nhu cầu học tập của người học. Từ những trình bày trên, chúng tôi xin đề xuất cho việc phát triển chương trình nhà trường ở Việt Nam một số điểm sau: - Phân cấp quản lí về chương trình giáo dục phổ thông Chương trình giáo dục phổ thông được quản lí thống nhất bởi cơ quan chuyên môn cao nhất là Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) (quy định tại Điều 29 của Luật Giáo dục). Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm ban hành chương trình giáo dục phổ thông, chỉ đạo việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, kiểm tra việc thực hiện chương trình phổ thông đối với các cơ sở giáo dục phổ thông. Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT căn cứ khung phân phối chương trình cụ thể hóa thành phân phối chương trình chi tiết áp dụng chung cho các trường Tiểu học (TH), Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT) thuộc thẩm quyền quản lí. Đồng thời Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện và kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện phân phối chương trình ở các sở, phòng, các trường TH, THCS, THPT. Với các trường TH, THCS, THPT là những cơ sở giáo dục trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục nếu xét thấy cần thiết, Hiệu trưởng các trường có thể đề xuất việc cụ thể hóa phân phối chương trình cho phù hợp, báo cáo với các phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT để xem xét, đề nghị phê chuẩn và tổ chức thực hiện. - Nâng cao năng lực quản lí chương trình cho lãnh đạo nhà trường Hiệu trưởng - cán bộ quản lý nhà trường, là nhân tố có vai trò quan trọng và là linh hồn của mỗi nhà trường trong việc phát triển chương trình. Nâng cao năng lực quản lí chương trình cho Hiệu trưởng trong mỗi nhà trường là một trong những yêu cầu quan trọng của việc phát triển chương trình nhà trường bao gồm: Xây dựng kế hoạch thực hiện có hiệu quả các chương trình dạy học và thực hiện phát triển chương trình nhà trường trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. - Nâng cao năng lực phát triển chương trình cho giáo viên trong nhà trường Quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta đã và đang đặt ra những yêu cầu mới về nội dung và chương trình đào tạo ở các bậc học, ngành đào tạo trong
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 28 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL hệ thống giáo dục quốc dân. Thực trạng lạc hậu về chương trình đào tạo có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là công tác nghiên cứu và ứng dụng trong phát triển chương trình đào tạo trong nhiều năm qua chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, để có thể thực hiện được công cuộc đổi mới CT và SGK, điểm mấu chốt là cần bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực phát triển chương trình ở mỗi GV trong nhà trường. - Huy động các thành phần tham gia vào phát triển chương trình nhà trường Đổi mới về chương trình giáo dục gắn bó chặt chẽ với phát triển chương trình, đặc biệt là vai trò của các bên liên quan trong việc phát triển chương trình. Ở cấp độ nhà trường, phát triển chương trình giáo dục liên quan mật thiết với cộng đồng địa phương, cơ quan giáo dục các cấp và cha mẹ học sinh (HS). Do đó, để phát triển chương trình giáo dục ở mỗi nhà trường, cần thiết phải huy động sự tham gia của các thành phần kể trên. Có như vậy, việc phát triển chương trình nhà trường mới đảm bảo tính dân chủ hóa và phù hợp với thực tiễn của mỗi địa phương, nhà trường. Đồng thời gắn việc phát triển chương trình nhà trường với việc xã hội hóa giáo dục. - Tăng cường mối liên kết giữa các nhà trường phổ thông và trường đại học trong việc phát triển chương trình nhà trường Liên kết trách nhiệm giữa nhà trường phổ thông và trường sư phạm như một điều kiện cho việc phát triển giáo viên và phát triển nghề nghiệp GV về phát triển chương trình nhà trường (bao gồm sự phát triển của cả GV phổ thông, giáo sinh và giảng viên, cả lí luận và thực tiễn giáo dục ở trường phổ thông và thực tiễn về phát triển chương trình nhà trường) cần thiết phải được quy định về mặt pháp lí. Bộ GD&ĐT ban hành Khung phân phối chương trình. Cần sớm ban hành Quy chế đào tạo GV trong đó có nâng cao năng lực phát triển chương trình nhà trường cho các trường sư phạm và trường phổ thông phù hợp với bối cảnh xã hội và giáo dục hiện nay. 2.2.2. Nghiên cứu và xây dưng trường học thông minh (Smartschool) trong giáo dục phổ thông Trong dạy học hiện nay, nhà trường đang có một vài hạn chế: 1) Thiếu giải pháp xây dựng bài giảng mới theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ đồ họa; 2) Thiếu quy trình xây dựng bài giảng chuẩn, việc kiểm tra chất lượng và nội dung bài giảng chưa tốt dẫn đến bài giảng thiếu hấp dẫn: Chưa thúc đẩy tối đa sự tương tác giữa người dạy và người học để được đạt hiệu quả cao nhất; 3) Thiếu sự đổi mới, đột phá trong cách tiếp cận bài học. Đa số các bài giảng hiện nay vẫn đơn thuần là ghi hình lại các buổi đứng lớp của các thầy cô giáo (cách dạy truyền thống trước đây), sau đó đưa video lên để người học tham gia.
  7. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VỚI PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG... 29 Từ thực tế trên, trong quá trình tiếp cận CM 4.0, học tập thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt, chúng tôi kiến nghị cần nghiên cứu và xây dựng trường học thông minh trước hết là giáo dục phổ thông. Smartschool là hình thức giáo dục mới hướng tới sự hỗ trợ cho giáo viên trong giảng dạy cũng như cho học sinh trong việc học tập. Smartschool ứng dụng tối đa công nghệ thông tin và công nghệ đồ họa, thông qua đó chuyển tải tới học sinh phương pháp tiếp cận bài học tối ưu nhất. Smartschool hướng tới xây dựng môi trường học tập đa chiều, đồng thời tích hợp các nội dung mở rộng và nâng cao với các hình thức tương tác đa dạng. Bên cạnh đó, Smartschool cũng đưa ra các công cụ hữu hiệu hỗ trợ xây dựng bài giảng và quản lý tiết học. Giáo viên có thể kết hợp kinh nghiệm chuyên sâu với các tiện ích công nghệ để tạo ra các sản phẩm giáo dục của riêng mình, giúp tiết kiệm thời gian trên lớp và truyền tải kiến thức một cách tối ưu. Smartschool xây dựng hệ thống bài giảng cho tất cả các môn từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông. Dự kiến các sản phẩm của Smartschool là mở ra một hệ sinh thái đa chiều, phá vỡ 6 giới hạn chính của khuôn cách giáo dục truyền thống: - Giới hạn về không gian: Việc học tập, kiểm tra, đánh giá sẽ không chỉ còn diễn ra ở trong lớp học. Học sinh có thể làm bài tập và bài kiểm tra tại nhà, và giáo viên có thể soạn bài và chấm bài ở bất cứ đâu khi sử dụng nền tảng công nghệ của Smartschool. - Giới hạn về thời gian: Các hoạt động giáo dục sẽ không còn bị gò bó trong một khoảng thời gian cố định của các tiết học trên lớp. - Giới hạn về chủ thể tham gia: Học sinh và giáo viên không còn là hai đối tượng duy nhất tham gia vào hoạt động giáo dục. Nhà trường và phụ huynh sẽ có khả năng theo dõi và tương tác phản hồi với giáo viên và học sinh, từ đó việc dạy và học cả ở trên lớp và ở gia đình sẽ trở nên ngày một hoàn thiện và kịp thời. - Giới hạn về phương tiện tiếp cận tri thức: Nền tảng công nghệ của Smartschool làm đa dạng hoá và sinh động hoá các nguồn kiến thức cũng như các hình thức truyền đạt và tiếp nhận, qua đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học. - Giới hạn về khả năng phát triển toàn diện: Học sinh sẽ có thêm các cơ hội để phát triển các kỹ năng mềm như tư duy, làm việc nhóm, hùng biện, v.v. thông qua các hình thức học tập và hoạt động mà nền tảng công nghệ Smartschool thiết kế. - Giới hạn về khả năng định hướng liên tục: Nền tảng công nghệ của Smartschool cho phép theo dõi tiến trình phát triển về tư duy, năng khiếu và tính cách của học sinh qua các năm học. Phụ huynh, giáo viên và nhà trường sẽ có cơ hội thấu hiểu hơn sự phát triển tâm lý của con em và đưa ra những định hướng và lời khuyên phù hợp và kịp thời.
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 30 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL Smartschool tin tưởng rằng, khi được học tập trong một hệ sinh thái giáo dục hiện đại như vậy, mỗi học sinh sẽ không chỉ học tập tốt. Thêm vào đó, các em sẽ rèn luyện được những thói quen tốt, phẩm chất tốt để trở thành những công dân văn minh, ưu tú, và tài giỏi trong nền kinh tế - xã hội 4.0. Từ những trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra ý tưởng của mô hình Smartschool qua bài giảng, thư viện số (tư liệu chữ, video, hình ảnh, bối cảnh, trang phục, lược đồ, hoa văn, họa tiết, v.v.) và lớp học trực tuyến như sau: - Về bài giảng Đối với giáo viên: Giáo viên được sử dụng thư viện bài giảng được xây dựng sẵn của Smartschool phục vụ giảng dạy. Giáo viên có thể tự tạo ra các bài giảng mới hoặc chỉnh sửa trực tiếp lên bài giảng có sẵn. Đối với học sinh: Học sinh xem lại và ôn tập bằng các bài giảng đã học trên lớp; được tiếp cận và tự học với thư viện bài giảng online. - Về thư viện số (tư liệu chữ, video, hình ảnh, bối cảnh, trang phục, lược đồ, hoa văn, họa tiết, v.v.) Đối với giáo viên: Giáo viên tạo ra các bài giảng mới hoặc chỉnh sửa trực tiếp lên bài giảng có sẵn một cách linh hoạt thông qua Thư viện bài giảng. Giáo viên tham khảo, tìm hiểu nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm của bản thân. Đối với học sinh: Học sinh chủ động ôn tập, mở rộng và nâng cao kiến thức; sử dụng nguồn tư liệu tham khảo phong phú phục vụ cho việc học tập, luyện thi. - Về lớp học trực tuyến Đối với giáo viên: Giáo viên tạo ra các lớp học trực tuyến mà mình trực tiếp giảng dạy. Giáo viên kết nối với học sinh nhanh chóng, dễ dàng. Đối với học sinh: Học sinh chủ động lựa chọn và đăng ký tham gia các lớp học trực tuyến do giáo viên trong cả nước giảng dạy. Với hệ thống quản lý trực tuyến - Giáo viên theo dõi tiến độ và kết quả học tập của học sinh, đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết. Học sinh có thể theo dõi điểm số trong suốt quá trình học tập, từ đó đề ra mục tiêu phấn đấu. Ngoài ra phụ huynh cũng có thể theo dõi kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó với tính năng của hệ thống có các công cụ hỗ trợ kiểm tra, diễn đàn…mô hình trường học thông minh có nhiều lợi ích giúp cho giáo viên và học sinh có thể trao đổi với nhau, giải đáp những thắc mắc trong quá trình học tập, đưa ra những phương pháp dạy học phù hợp…
  9. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VỚI PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG... 31 3. Kết luận Trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ thông tin hóa và số hóa của nền kinh tế 4.0, các cơ sở đào tạo phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp dạy - học, phương thưc đánh giá kết quả, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo hướng thực nghiệm và định hướng vào công nghệ mới. Cần đầu tư nhiều hơn về công nghệ giáo dục tiên tiến, áp dụng đào tạo online, kết nối mạng để bồi dưỡng năng lực nghề cho sinh viên, giáo viên trong hệ thống nối mạng mở rộng và thống nhất trong toàn quốc và trên toàn cầu. Những việc nói trên có quan hệ mật thiết đến việc cần đẩy mạnh và thực hiện phát triển chương trình nhà trường trong quá trình thực hiện chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới từ năm học 2019 - 2020. Song song với giải pháp trên là cần nghiên cứu, xây dựng trường học thông minh (Smartschool) trong thời đại CM 4.0 với hi vọng nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện đổi mới giáo dục. (Bài báo là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Tên đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo trường học thông minh ở Việt Nam hiện nay”. Mã số: QG.18.32) Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu phục vụ Hội thảo “Cách mạng công nghiệp 4.0 với Giáo dục” do Hiệp hội các trường ĐH & CĐ Việt Nam phối hợp Tập đoàn công nghiệp PhoenixContact, Đức tổ chức tại Hà Nội và Quảng Ninh từ 21-23/10/2016. 2. Weinberger, Fischer, & Mandl (2002). Fostering individual transfer and knowledge convergence in text-based computer-mediated communication. In G. Stahl (Ed.), Computer support for collaborative learning: Foundations for a CSCL community. Proceedings of CSCL 2002. Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum. 3. Weller & Anderson (2013) Digital resilience in higher education. European Journal of Open, Distance and E-Learning, 16 (1): 53. (2) 4. Lentell ( 2003). The Importance of the Tutor in Open and Distance Learning, in A. Tait & R. Mills (eds). Rethinking Learner Support in Distance Education, pp. 64–76. London: RoutledgeFalmer. (6) 5. Shah ( 2014). The Future of classroom: the role of teachers needs a relook in digital era. Retrieved from http://indianexpress.com/article/lifestyle/the-future-classroom- the-role-of-teachers-needs-a-relook-in-digital-era/99/print/ (5) 6. Bộ GD&ĐT - Ngân hàng Phát triển Châu Á (2011). Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2013). Đề án “Thí điểm phát triển chương trình
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 32 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL giáo dục nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại trường PTCS và THPT thực nghiệm Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam”. 8. Hà Thị Lan Hương, Nguyễn Hoàng Đoan Huy (2014). Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dục nhà trường. Hội thảo toàn quốc về phát triển chương trình nhà trường ở Thái Nguyên. 9. Nguyễn Văn Khôi (2013). Phát triển chương trình giáo dục. NXB Đại học Sư phạm. 10. Phạm Hồng Quang (2013). Phát triển chương trình đào tạo giáo viên – Những vấn đề lý luận và thực tiễn. 11. Lương Việt Thái (2011). Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học. Đề tài NCKHGD cấp Bộ, mã số B2008-37-52TĐ.
  11. 33 THE SCHOOL BASED CURRICULUM DEVELOPMENT AND BUILDING “SMART SCHOOLS” IN THE 4th INDUSTRIAL REVOLUTION CONTEXT Nghiem Thi Duong 1 Nguyen Phuong Huyen Duong Thi Hoang Yen Le Thi Thanh Huyen Abstracst: The paper mentions the 4th Industrial Revolution and and analyzes its impact on education and training in Vietnam. Based on these, the paper proposes two new solutions for education. The first solution is that, based on the curriculum of general education issued by the Ministry of Education and Training, together with the new textbooks, should allow schools to develop their own school curriculum. The second solution is to research and buil a smart school model. The paper only provides ideas and the benefits of this model, suggests researching and implementing in e-learning, digital libraries and online classes in general education. Keywords: Industrial Revolution 4.0; Curriculum Development, School Curriculum; Electronic Textbooks; Electronic Lessons plan. 1 University of Education; Email: nghiemthiduong@gmail.com; Tel: 0983033811.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2