Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
lượt xem 4
download
Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện nay, các ngân hàng thương mại cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh trên chính thị trường trong nước nhằm tiếp tục duy trì thị phần và tiếp tục phát triển thị trường mới. Phát triển đa dạng hóa sản phẩm là xu hướng tất yếu trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của các ngân hàng thương mại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
- NG ĐA DẠNG H SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CH. HU NH KHÁNH AN (*) CH. NGUY N TH KIM TUY N (**) TÓM TẮT Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện nay, các ngân hàng thương mại cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh trên chính thị trường trong nước nhằm tiếp tục duy trì thị phần và tiếp tục phát triển thị trường mới. Phát triển đa dạng hóa sản phẩm là xu hướng tất yếu trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của các ngân hàng thương mại. Dưới áp lực cạnh tranh ngày càng cao, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến việc “đa dạng sản phẩm theo hướng quốc tế hóa” để khai thác thị trường bán lẻ, nhằm tiếp cận khách hàng và tạo được điểm nhấn khác biệt cho sản phẩm của mình. Tối ưu hóa dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm đang là bài toán bức thiết cho các ngân hàng thương mại Việt Nam khi đứng trước thời kỳ hội nhập quốc tế và thị trường cạnh tranh gay gắt. Từ khoá: Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, ngân hàng thương mại, hội nhập quốc tế. SUMMARY During the deeper integration process in the area of banking financel nowadays, the commercial banks need to enhance the capacity of competition in the local market in order to maintain their market shares anh keep on developing the new ones. Developing various kinds of products is the key trend in the international reform and integration process of the commercial banks. Under the stricter competitive pressure, the Vietnam commercial banks have begun to be interested in “diversifying their products with internationalizing orientation”, to launch the retail markets, with the pupose of approaching the potential customers and to create the special feautures for their products. The optimization of services and diversification of products are the unsolved problem for all of the commercial banks in Vietnam in the period of international integration and the stricter competitive markets. Key words: Service product diversification, commercial banks, international integration 1. Cơ sở lý luận về đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh của ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập quốc tế 1.1 Khái niệm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại Theo từ điển Kinh tế học định nghĩa: “Đa dạng hóa là quá trình trong đó người làm chủ tìm cách tăng thêm lĩnh vực hoạt động hoặc mặt hàng sản xuất kinh doanh để giảm bớt rủi ro gắn với việc chuyên môn hóa quá mức”. [4] Dựa trên định nghĩa này, ta rút ra khái niệm “Đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh của các Ngân (NHTM) là việc các ngân hàng tăng thêm các loại hình dịch vụ của mình để cung cấp ra thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng mục tiêu”. 1.2 Sự cần thiết của việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại Với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình nền kinh tế chung của thế giới, sự cần thiết của việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NHTM là một yêu cầu tất yếu, bắt nguồn từ một số luận điểm sau: • Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi ngoài các cơ hội và điều kiện để phát triển, các NHTM còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình hoạt động. Một trong những khó khăn cần quan tâm nhất là sự cạnh tranh với những đối thủ mạnh hơn mình. Các NHTM trong nước phải cạnh tranh bình đẳng với các ngân (*)(**) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 74
- NG hàng nước ngoài. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh bình đẳng quốc tế thì việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NHTM là một yêu cầu tất yếu nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. • Thứ hai, phân tán và hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ giúp cho ngân hàng xây dựng được danh sách các sản phẩm kinh doanh có hiệu quả, phân tán rủi ro kinh doanh, bảo toàn được thu nhập, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. • Thứ ba, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển, chất lượng đời sống của người dân được nâng cao nên nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng theo đó tăng lên và đồng thời cũng đòi hỏi những chất lượng kèm theo cũng phải tốt. Các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung ứng phải đảm bảo được sự tiện lợi, chính xác và hiệu quả cũng như bảo mật tuyệt đối thông tin, nhanh chóng đáp ứng kịp thời các nhu cầu thị hiếu của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. • Thứ tư, nhu cầu mở rộng và phát triển mạng lưới của các NHTM trên thị trường quốc tế. Do hoạt động ngân hàng không chỉ giới hạn trong phạm vi trong nước mà còn phải mở rộng ra khu vực quốc tế, không dừng lại ở mức độ là một doanh nghiệp, một công ty trong nước mà phải hướng tới mô hình của một tập đoàn tài chính, một công ty đa quốc gia,… và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cũng là một cách để giúp các NHTM đạt được mục đích này. 1.3 Ý nghĩa của việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại • Đối với nền kinh tế: thúc đẩy kinh tế phát triển, giúp Chính phủ tăng cường kiểm soát hoạt động tiền tệ, mở rộng thương mại quốc tế. • Đối với khách hàng: đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngân hàng đa dạng, tiết kiệm thời gian, chi phí của khách hàng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của khách hàng phát triển. • Đối với ngân hàng thương mại: tăng thu nhập, giảm chi phí và hạn chế rủi ro trong kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM. 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạ dịch vụ ngân hàng thương mại[3] 1.4.1 Nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng - Quy mô vốn của ngân hàng. Vốn là nguồn lực rất quan trọng đối với NHTM, là một nhân tố tác động trực tiếp đến đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của ngân hàng. Vốn vừa là yếu tố giúp ngân hàng tránh khỏi những rủi ro trong kinh doanh, vừa là yếu tố nguyên liệu đầu vào tạo nên các sản phẩm kinh doanh của ngân hàng. Vốn càng nhiều thì điều kiện càng thuận lợi trong việc phát triển sản phẩm và mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà đầu tư, ngân hàng, tập đoàn tài chính nước ngoài,… là những đối thủ cạnh tranh có nguồn vốn mạnh. Do vậy, vốn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. - Công nghệ ngân hàng. Nền tảng công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng giảm được chi phí và rút ngắn thời gian cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng tạo điều kiện cho các NHTM phát triển càng nhiều sản phẩm dịch vụ hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Vì vậy, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng cần gắn liền với đổi mới, đầu tư vào khoa học công nghệ, ứng dụng vào hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. - Nguồn nhân lực. Trong quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ứng năng giao tiếp, phong cách phục vụ của nhân viên, và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phục vụ cho quá trình đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Do vậy chất lượng sản phẩm dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực, là chiến lược dài hạn của các NHTM. - Kênh phân phối sản phẩm. Kênh phân phối sản phẩm chính là hệ thống mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Mạng lưới rộng, phân bố ở những địa điểm thích hợp sẽ đáp ứng được nhu cầu cao của khách hàng về các thông tin hay các sản phẩm dịch vụ,… hoặc tiếp nhận những phản hồi TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 75
- NG của khách hàng để giúp ngân hàng hoạch định chiến lược thích hợp cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ sau này. - Chiến lược quảng bá sản phẩm. Để đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì không thể không có chiến lược marketing sản phẩm mới. Chiến lược marketing sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin về sản phẩm mới hay những dịch vụ và tiện ích khác của các sản phẩm mà khách hàng đang sử dụng. Khi đã nắm được đầy đủ thông tin thì khách hàng sẽ dễ dàng chọn cho mình sản phẩm thích hợp… Trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng khi hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng cần lựa chọn những hình thức, phương tiện marketing thích , đảm bảo thông tin đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất với mức chi phí thấp nhất. 1.4.2 Nhân tố xuất phát từ môi trường bên ngoài - Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc cạnh tranh bình đẳng, không có sự can thiệp của Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng hay phân biệt đối xử giữa ngân hàng trong nước hay ngân hàng nước ngoài,… Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì các NHTM phải n lực nhiều hơn trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong môi trường mới. - Tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với các quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP thấp, kinh tế chậm phát triển, dịch vụ ngân hàng chỉ tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi nền kinh tế có mức độ tăng trưởng cao thì nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiều hơn ở nhiề và lĩnh vực khác nhau. Như vậy tăng trưởng kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng nhất định đến đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội. Hoạt động của ngân hàng rất nhạy cảm với tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội. Vì khi chính trị bất ổn thì sẽ tác động xấu đến tâm lý của khách hàng, làm nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ giảm đi và ngược lại. Thế nên đa dạng hóa sả hiệu quả và thành công khi được áp dụng tại nền kinh tế có tình hình chính trị ổn định và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. - Thị hiếu của khách hàng. Để đưa ra các sản phẩm mới thành công thì các NHTM cần phân khúc thị trường, phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, tiến hành nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của từng nhóm khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Khi đáp ứng được nhu cầu của các nhóm khách hàng thì việc phát triển sản phẩm mới sẽ thành công và đạt được mục tiêu cuối cùng của đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng. 2. Đánh giá đa dạng h sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam những năm gần đây 2.1 Kết quả đạt được Thứ nhất, số lượng sản phẩm dịch vụ gia tăng, danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn. Ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, gia tăng nguồn thu như dịch vụ phát hành thẻ, phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến, liên kết công ty bảo hiểm để bán chéo sản phẩm bảo hiểm và các sản phẩm tài chính phái sinh, tài trợ xuất nhập khẩu, tư vấn đầu tư,… Thứ hai, chất lượng dịch vụ tốt hơn. Sự gia tăng của sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng cho phép khách hàng có nhiều sự lựa chọn cho những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đảm bảo mức độ thỏa mãn của người sử dụng dịch vụ ngày càng cao. Công nghệ ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận dịch vụ ngân hàng dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn. Thứ ba, phương thức giao dịch có sự đổi mới. Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ kinh doanh ngân hàng, các NHTM Việt Nam đã đổi mới phương thức giao dịch, hạn chế sự tiếp xúc giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng nhằm giảm bớt tính phức tạp khi giao dịch. Giao dịch một cửa dần phát triển góp phần tăng thêm tính tiện ích và tiết kiệm cho cả ngân hàng và khách hàng. Thứ tư, đa dạng hóa kênh phân phối. Kết quả thành công của những năm gần đây đó chính là sự phát triển và đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm dịch vụ. Khi làm chủ được hệ thống công nghệ TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 76
- NG hiện đại, dịch vụ ngân hàng không chỉ phân phối trực tiếp qua các điểm giao dịch mà còn được phân phối trực tuyến qua mạng internet hay điện thoại. Để có thể đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của khách hàng, các NHTM đã rất coi trọng việc mở rộng mạng lưới hoạt động. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố thì năm 2015, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những chuyển biến. Bảng 1: Số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam 2011-2015 Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 NHTM NN 5 5 5 5 7 NHTM CP 37 34 33 33 28 NH 54 54 57 55 55 Tổng 96 93 95 93 90 (Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia) [1] Biểu đồ 1: Số lượng NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần 2011-2015 (ĐVT: Ngân hàng) 40 37 34 35 33 33 30 28 25 20 NHTM NN 15 NHTM CP 10 5 5 5 5 7 5 0 2011 2012 2013 2014 2015 (Nguồn: Ủy ban Giám Sát tài chính Quốc gia) [1] Để có thể mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình, các NHTM không chỉ hoạt động tập trung tại các trung tâm, đô thị lớn mà còn mở rộng hoạt động đến các khu vực nông thôn dưới hình thức chi nhánh và phòng giao dịch. Biểu đồ 2: Số lượng chi nhánh của một số ngân hàng trong quý IV/2016 (ĐVT: chi nhánh) 2500 2300 2000 1156 1500 1006 1000 563 500 460 345 500 315 300 254 0 Số lượng chi nhánh (Nguồn: Thống kê của Ngân hàng Nhà nước) [2] Với hệ thống mạng lưới rộng khắp đã giúp cho các NHTM dễ dàng tiếp cận với khách hàng để cung ứng các sản phẩm dịch vụ, giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm dịch vụ phù hợp, hiệu quả. Mặt khác, với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng internet, kênh phân phối này cũng đang phát triển vượt bậc và là xu hướng tất yếu trong hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là hoạt động ngân hàng bán lẻ. Nắm bắt được tiềm năng phát triển của kênh phân phối này, ngày 08 tháng 3 năm 2007, Chính phủ đã ban hành nghị định số 35/2007/NĐ-CP “Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng” nhằm tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc để khách hàng có thể yên tâm sử dụng TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 77
- NG dịch vụ ngân hàng ở mọi lúc mọi nơi. Các sản phẩm dịch vụ cung ứng qua kênh phân phối điện tử gọi chung là dịch vụ ngân hàng điện tử. 2.2 Hạn chế và sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 2.2.1 Hạn chế Khi hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng sâu rộng thì nhu cầu của khách hàng cũng tăng lên, đòi hỏi các NHTM Việt Nam cần cố gắng hơn nữa, phát triển hơn nữa việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thì mới có đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Hiện tại, hệ thống dịch vụ của ngân hàng Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định: Thứ nhất, mức độ đa dạng hóa của sản phẩm dịch vụ NHTM Việt Nam chưa đáp ứng kịp yêu cầu của hội nhập. Tuy số lượng dịch vụ có tăng lên nhưng đó chỉ là việc làm mới các sản phẩm dịch vụ truyền thống bằng việc tăng thêm một số tiện ích của các sản phẩm này để tạo ra những sản phẩm mới. Thêm vào đó, nguồn thu chính của các ngân hàng vẫn còn trông chờ vào mảng tín dụng nên nhiều mảng dịch vụ quan trọng chưa được quan tâm và khai thác triệt để. - Dịch vụ huy động vốn vẫn được thực hiện chủ yếu qua hình thức nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá. - Dịch vụ tín dụng là dịch vụ chủ lực của NHTM nhưng cũng chỉ tập trung chủ yếu vào sản phẩm cho vay, các loại hình tín dụng khác như chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh, tài trợ dự án,… chiếm tỷ trọng khiêm tốn. - Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng phổ biến nhất và chiếm tỷ trọng cao là hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi. Thanh toán thẻ đang từng bước phát triển nhưng vẫn chưa thay thế hoàn toàn được hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi. - Kinh doanh ngoại hối: giao dịch giao ngay (chủ yếu là bán giao ngay) là dịch vụ kinh doanh ngoại hối được thực hiện nhiều nhất, các giao dịch khác chưa thật sự hấp dẫn các đối tượng khách hàng. Thứ hai, quản lý danh mục sản phẩm dịch vụ theo từng đối tượng khách hàng còn hạn chế. Các NHTM Việt Nam đã xây dựng nên bảng danh mục sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng nhưng chưa thực hiện thường xuyên việc đánh giá hiệu quả để có thể điều chỉnh kịp thời, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng qua từng giai đoạn. Điều này gây ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thứ ba, phương thức giao dịch, cung ứng dịch vụ và biện pháp bảo mật, an ninh còn nhiều lỗ hổng. Các NHTM rất kỳ vọng vào sự phát triển của phương thức giao dịch qua mạng nhưng cơ sở hạ tầng công nghệ hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng của phương thức này, gây tốn kém. Mặc dù vậy, trang thiết bị để giao dịch vẫn gặp nhiều sự cố, việc bảo mật thông tin tài khoản của khách hàng còn nhiều thiếu sót. Điển hình như ngày 24/4/2017, khách hàng của Sacombank bị rút hết 94,9 triệu động tại ATM Sacombank công viên Lê Văn Tám, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh trong khi thẻ vẫn nằm trong bóp tiền… Qua điều tra sơ bộ bằng việc xem camera ghi hình, kết quả cho thấy tội phạm sử dụng thẻ giả. Điều này đã gây lo ngại cho rất nhiều khách hàng khi ngân hàng không làm chủ được công nghệ của mình… Thứ tư, chưa tạo được nét đặc thù trong sản phẩm dịch vụ. Việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng phải tuân theo quy định quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, các NHTM rất khó tạo ra tính đặc thù riêng trong từng sản phẩm kinh doanh của mình. Hiện nay, các NHTM đang có xu hướng hợp tác độc quyền với các công ty bảo hiểm để có những sản phẩm dành riêng cho các khách hàng của ngân hàng, công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, khi một NHTM đưa ra một sản phẩm mới nào đó thì rất nhanh chóng nó đã trở thành sản phẩm dịch vụ phổ biến rộng rãi tại các ngân hàng khác. Thứ năm, tính tự chủ trong quá trình cung ứng dịch vụ còn hạn chế nhiều mặt. Hoạt động ngân hàng đều có ảnh hưởng dây chuyền nhất định với nhau, do vậy Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ thường can thiệp vào hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn cho hệ thống ngân hàng nói riêng và ổn định nền kinh tế nói chung. Điều này làm cho tính tự chủ trong quá trình cung ứng dịch TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 78
- NG vụ giảm đi tính nhất quán khi quyết định mạo hiểm để phát triển sản phẩm dịch vụ và giới hạn chịu đựng mức độ rủi ro của các NHTM. 2.2.2 Nguyên nhân Những hạn chế trong quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ của các NHTM xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu như sau: - Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng vẫn đang dần hoàn thiện. Việc ban hành các văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng vẫn luôn được bổ sung qua từng giai đoạn phát triển, chưa thật sự có tầm nhìn nên còn nhiều bất cập trong việc lấn sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế. - Quy mô và trình độ công nghệ còn và chưa phát triển kịp với yêu cầu cung ứng dịch vụ trong điều kiện hội nhập. Tình hình quy mô và trình độ cũng như hạ tầng công nghệ của các NHTM Việt Nam được đầu tư chưa đúng mức, khả năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Hạn chế về chiến lược kinh doanh dài hạn, thiếu danh mục đầu tư hiệu quả. Chiến lược kinh doanh dài hạn nhằm giúp cho ngân hàng sử dụng các nguồn vốn và nguồn lực một cách có hiệu quả. Việc nền kinh tế còn nhiều biến động, chính sách của ngân hàng thay đổi theo tình hình kinh tế nên việc định hướng dài hạn về chiến lược còn nhiều hạn chế. Điều này khiến cho các NHTM Việt Nam mất đi lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài ngay tại trên thị trường của mình. - Hoạt động marketing ngân hàng còn yếu kém. Khi mà trình độ công nghệ chưa phát triển thì việc marketing cho các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng chưa được phát huy hết hiệu quả. Vì hiện nay, số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng trên thị trường là tương đương và có sự chênh lệch không đáng kể thì marketing mặc dù không phải là một hoạt động quá mới mẻ nhưng hoàn toàn có thể trở thành một vũ khí chiến lược giúp các ngân hàng có thể vượt qua các đối thủ để giành lấy ưu thế trên thị trường. - Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Thực tế cho thấy, hầu hết dịch vụ ngân hàng chỉ phát triển tại khu vực trung tâm đô thị, thành phố lớn nên các khách hàng ở những khu vực khác khó có điều kiện để tiếp cận các sản phẩm dịch vụ hiện đại của ngân hàng. - Sự giám sát và can thiệp của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng. Ngoài những giai đoạn nền kinh tế bất ổn thì sự hiện diện của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý là vấn đề nhất định để ổn định lại nền kinh tế. Nhưng sau đó, các NHTM vẫn chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý làm hạn chế khả năng sáng tạo khi cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, mất đi tính tự chủ trong kinh doanh. 3. Các giải pháp đa dạ sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế Căn cứ vào cơ sở lý thuyết, những kết quả đạt được trong những năm gần đây cùng những thuận lợi và khó khăn của các NHTM Việt Nam, tác giả xin đề ra một số giải pháp tổng thể để phát triển các sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như sau: - Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý. Việc hoàn thiện môi trường pháp lý là yếu tố quan trọng cho các NHTM có cơ sở thể thực hiện đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Các NHTM Việt Nam cần áp dụng và tuân thủ một cách tuyệt đối các quy định và các chuẩn mực quốc tế vào điều hành và quản trị các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Tăng quy mô vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính. + Khẩn trương tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống rủi ro. + Đối với các NHTM nhà nước, cần áp dụng thực hiện các đề án đã được Bộ Chính trị thông qua tại Hội nghị Trung ương 5 Khóa XII. Theo đó, vấn đề sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước, vừa qua Bộ Chính trị đã có kết luận, Nhà nước tiếp tục duy trì vốn tại 4 NHTM Nhà nước với tỷ lệ chi phối không thấp hơn 65% và trong Đề án Bộ Chính trị chấp thuận chủ trương tiếp TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 79
- NG tục tăng cường năng lực tài chính cho các NHTM Nhà nước thông qua việc tăng vốn, trong đó cho phép các NHTM Nhà nước giữ lại cổ tức để tăng vốn điều lệ. Đây là điểm rất quan trọng trong việc tăng cường tiềm lực, giữ vai trò chi phối điều tiết hoạt động của thị trường ngân hàng của các NHTM Nhà nước. + Đối với các NHTM cổ phần, cần tăng vốn điều lệ thông qua sát nhập, hợp nhất, phát hành bổ sung cổ phiếu; đối với những NHTM hoạt động quá yếu kém, không thể tăng vốn điều lệ và không khắc phục được những yếu kém về tài chính thì có thể thu hồi giấy phép hoạt động. - Mở rộng chiến lược marketing, xác định khách hàng mục tiêu, xây dựng chiến lược khách hàng và tăng cường phát triển mạng lưới. Các NHTM cần đúc kết, lựa cho cho ngân hàng mình chiến lược marketing hiệu quả nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu của ngân hàng mình, thông tin đến khách hàng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tiếp thu ý kiến để kịp thời cung ứng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất. - Nâng cao năng lực quản trị điều hành. Hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành theo hướng tư duy kinh doanh mới. Đồng bộ và văn bản hóa các quy trình nghiệp vụ, các hoạt động của NHTM. Bộ máy quản trị điều hành phải là những người có năng lực, có kinh nghiệm thực tiễn, có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. - Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng. Chú trọng việc đào tào và đào tạo lại đồng bộ cho các cán bộ ngân hàng, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, đặc biệt là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới. - Tiếp tục mô hình liên kết để phát triển các sản phẩm dịch vụ liên kết. Khi liên kết với nhau, các bên sẽ có những ưu tiên đặc biệt cho khách hàng trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ trên tinh thần đảm bảo lợi ích cho các bên. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để bán chéo các sản phẩm cũng như mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng, nâng tính tiện ích của các sản phẩm dịch vụ. - Thực hiện nghiêm túc các quy định, pháp luật và các chuẩn mực quốc tế. Để có thể quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh, các NHTM cần áp dụng các quy định, pháp luật và các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là chuẩn bị đáp ứng chuẩn mực Basel II theo lộ trình 2016-2020, một cách thống nhất và triệt để dưới sự kiểm tra và giám sát của Ngân hàng Nhà nước. - Hiện đại h công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, đa dạng và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ hiện đại. Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ: chuyển tiền điện tử, thanh toán trực tuyến, bả 24/24. Do đó, các ngân hàng thương mại cần tập trung vào 3 vấn đề sau để phát triển và nâng cấp hệ thống giao dịch, thanh toán trực tuyến: + Tăng cường quản trị hạ tầng công nghệ thông tin nhằm nâng cao giá trị, khả năng thích ứng và đổi mới trong ngân hàng: Ngân hàng đối mặt với rủi ro đánh cắp thông tin: Giống như hầu hết các lĩnh vực khác, dịch vụ ngân hàng đang được đẩy mạnh bởi quan tâm của khách hàng toàn cầu, thu thập được nhiều dữ liệu với tốc độ truy cập nhanh hơn, thông qua nhiều kênh khác nhau như di động, mạng xã hội...Để bắt kịp với thị hiếu khách hàng, các ngân hàng phải dựa vào phân tích dữ liệu, phân bố thông tin điện tử, linh động và phương tiện xã hội nhiều hơn. Các tương tác với khách hàng và đối tác dịch vụ tăng lên trong nhiều kênh, rủi ro bị đánh cắp thông tin càng tăng. Các chuyên gia bảo mật từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu khu vực và thế giới như Blackberry, Dell Software,… đều chung nhận định: hệ thống ngân hàng đang đứng trước nguy cơ rủi ro lớn do bị săn lùng, đánh cắp thông tin thẻ tín dụng. Để ngăn chặn những nguy cơ đó, tiêu chuẩn an ninh thanh toán thẻ (PCI PSS) được ban hành. PCI PSS là tiêu chuẩn bảo mật bắt buộc cho các tổ chức lưu trữ, xử lý và chuyển tải thông tin, dữ liệu qua thẻ tín dụng. Phiên bản mới nhất hiện nay của PCI DSS đang đặt ra những tiêu chuẩn khá khắt khe trên nhiều lĩnh vực như kiểm soát truy cập, phân chia nhiệm vụ và kiểm toán, đòi hỏi những yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn trước các hiểm họa tấn công mới nhất. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 80
- NG + Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại: Ngân hàng điện tử là xu hướng phát triển tất yếu hiện nay và trong tương lai. Trong đó, mobile banking được xác định là kênh chiến lược, trong khi internet banking vẫn giữ nguyên tầm quan trọng. Đặc biệt là giữa các kênh ngân hàng hàng điện tử có sự liên thông, thống nhất. Các sản phẩm được cung cấp đầy đủ trên tất cả các kênh (một sản phẩm được cung cấp tại quầy thì đồng thời cũng được cung cấp trên internet banking, mobile banking...). + Phát triển hạ tầng dịch vụ thanh toán ngân hàng hiện đại: Định hướng phát triển đối với thanh toán điện tử qua ngân hàng trong thời gian tới bao gồm: hoàn thiện hệ thống chuyển mạch quốc gia, xây dựng bộ tiêu chuẩn dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển từ dịch vụ thẻ từ sang thẻ chip, xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ cho các hoạt động thanh toán bán lẻ (giá trị giao dịch thấp) bên cạnh hệ thống bù trừ ATM vốn có, phát triển và quản lý hệ thống thiết bị thanh toán, phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử... Đẩy mạnh hệ thống thanh toán qua ngân hàng bán lẻ cũng được các ngân hàng chú trọng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như Mobile banking và Internet Banking, tận dụng triệt để ứng dụng công nghệ vào sản phẩm dịch vụ nhằm mở rộng đối tượng khách hàng tới khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Kết hợp viễn thông – ngân hàng cũng là một trong những bước đột phá để phát triển các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng điện tử trên nền tảng di động là xu hướng tăng trưởng của Việt Nam, sẽ vượt qua ngân hàng điện tử trên thiết bị truyền thống trong tương lai gần. 4. K Hiện nay hoạt động của ngành ngân hàng đã đi vào ổn định và có sự phát triển tốt, mạng lưới ngân hàng được mở rộng và có nhiều loại hình sở hữu khác nhau, hệ thống ngân hàng đã thật sự trở thành một kênh chu chuyển vốn rất hiệu quả của nền kinh tế. Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt Nam vẫn còn một sổ điểm yếu và một trong những điểm yếu đó chính là các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng chưa phong phú, đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, chưa chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, chưa chú trọng nhiều đến việc phát triển và triển khai ứng dụng các sản phẩm mới, đặc biệt là vẫn còn rủi ro về mặt an toàn thông tin… Những điều này phần nào khiến cho lòng tin của khách hàng đối với dịch vụ của ngân hàng thương mại giảm đi rất nhiều khi thế giới đã bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – kỷ nguyên của những sản phẩm và dịch vụ thông minh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo đảm an toàn thông tin và kỹ thuật cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng như phát triển và đa dạng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình để có thể vươn mình, khẳng định vị thế của ngân hàng cả trong nước và khu vực trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế. [1] , Từ điển kinh tế học, NXB Lao động [2]. Hạ Thị Hải Ly, Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ - hướng đi tất yếu cho các ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập, Học Viện Ngân hàng. [3]. Báo cáo giám sát – Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia. [4]. Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. [5]. Một số website: http://cafef.vn/ http://dantri.com.vn http://sbv.gov.vn http://kinhtenongthon.com.vn http://wikipedia.com.vn n: 01/11/2017 : 29/12/2017 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 81
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thảo luận nhóm về ngân hàng ACB (Phần 6)
6 p | 748 | 379
-
BAO THANH TOÁN – MỘT DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ĐẦY TRIỂN VỌNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
9 p | 346 | 198
-
TÀI KHOẢN SỐ 511 DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
16 p | 882 | 186
-
Tìm hiểu BAO THANH TOÁN – MỘT DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ĐẦY TRIỂN VỌNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
7 p | 241 | 104
-
CHƯƠNG VI : KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
45 p | 215 | 39
-
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
12 p | 146 | 22
-
Thanh tóan Xuất nhập khẩu tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội - 7
10 p | 76 | 8
-
Chiến lược cạnh tranh hiệu quả cho ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam
3 p | 91 | 7
-
Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của ngân hàng thương mại
9 p | 16 | 5
-
Các yếu tố của chuyển đổi số ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại Đồng Nai
9 p | 10 | 5
-
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cổ phần tại doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính
4 p | 94 | 4
-
Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Nai
12 p | 59 | 4
-
Tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp
6 p | 28 | 4
-
Tác động cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, thực tế tại Việt Nam và một số đề xuất kiến nghị
15 p | 34 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn