Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM BỆNH HEN PHẾ QUẢN Ở GIÁO VIÊN ĐẾN KHÁM<br />
VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM HÔ HẤP<br />
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM TỪ 1/6/2008 ĐẾN 31/12/2009<br />
Phạm Thị Thanh Giang*, Trần Thiên Tài*, Lê Thị Hồng Tuyết**, Lê Thị Tuyết Lan***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giới thiệu: Trong quá trình công nghiệp hóa, các yếu tố độc hại xuất hiện ngày càng nhiều trong môi<br />
trường lao động. Vì vậy, hen nghề nghiệp ngày càng gặp nhiều hơn. Hen nghề nghiệp hiện chiếm khoảng 15%<br />
HPQ ở người lớn. Hen nghề nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và lợi ích lâu dài về mặt kinh tế. Theo số<br />
liệu thống kê ở Phòng khám và thăm dò chức năng hô hấp tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM, trong vài<br />
năm gần đây, có sự gia tăng nhất định tỷ lệ bệnh nhân có nghề nghiệp là giáo viên bị bệnh HPQ đến khám và<br />
điều trị.<br />
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm về tiền căn, lâm sàng liên quan bệnh hen phế quản và hô hấp ký trước và<br />
sau điều trị ở những bệnh nhân hen phế quản là giáo viên tại Phòng khám hô hấp, Bệnh viện Đại Học Y Dược<br />
TP. Hồ Chí Minh.<br />
Phương pháp: hồi cứu – mô tả cắt ngang. Chọn tất cả những bệnh nhân là giáo viên được chẩn đoán hen<br />
phế quản và điều trị ngoại trú theo GINA trong khoảng thời gian từ 1/6/2008 đến 31/12/2009, có theo dõi tái<br />
khám sau 2-10 tuần và 12 ± 2 tuần.<br />
Kết quả: khảo sát 64 bệnh nhân. Trước nghiên cứu: tỉ lệ nữ/nam: 4/1, thời gian khởi bệnh sau làm nghề:<br />
khoảng 13,5 năm; có tiền căn dị ứng: 65,6% (bao gồm viêm mũi dị ứng: 57,5%); tỷ lệ mới mắc sau làm nghề:<br />
84,4%; các yếu tố kích phát thường gặp: lạnh (20,4%), đổi thời tiết (19,6%), gắng sức (8,9%) và bụi (6%). Trong<br />
nghiên cứu: có triệu chứng lâm sàng tương ứng hen bậc 4: 66,1%; hô hấp ký bình thường: 51,6%; có hội chứng<br />
hạn chế: 25% và tắc nghẽn: 15,6%; có đáp ứng với thuốc giãn phế quản: 56,3%; tỷ lệ bỏ điều trị: 51,6%. Sau<br />
điều trị: triệu chứng lâm sàng điển hình hen phế quản và hô hấp ký cải thiện hơn 40%; triệu chứng mũi họng<br />
tăng 71% lên 77,4%.<br />
Kết luận: Bệnh nhân là giáo viên, chủ yếu đến từ các tỉnh thành ngoài Tp.HCM, hơn 50% có tiền căn dị<br />
ứng, thời gian khởi bệnh khoảng 13,5 năm và tỷ lệ mới mắc khá cao 84,4%, các yếu tố kích phát cần chú ý là nói<br />
nhiều, dạy nhiều (18,8%) và bụi phấn (14%). Tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị còn nhiều. Triệu chứng lâm sàng và hô<br />
hấp ký cải thiện tốt và FEV1 khá nhạy trong chẩn đoán, theo dõi bệnh. Riêng tỷ lệ triệu chứng mũi họng vẫn còn<br />
cao và không cải thiện.<br />
Từ khóa: hen nghề nghiệp, hô hấp ký.<br />
<br />
* Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
** Bộ môn Sinh Lý – Sinh Lý Bệnh – Miễn Dịch Học - Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.<br />
*** Bộ môn Sinh Lý - Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thị Thanh Giang ĐT: 0909.370.237<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
201<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERISTICS OF ASTHMA IN PATIENTS WHO WERE TEACHERS COMING TO BE<br />
EXAMINED AND TREATED AT THE RESPIRATOR CONSULTING-ROOM OF UNIVERSITY<br />
MEDICAL CENTER AT HO CHI MINH CITY FROM JUNE 1st 2008 TO DECEMBER 31th 2009<br />
Pham Thi Thanh Giang, Tran Thien Tai, Le Thi Hong Tuyet, Le Thi Tuyet Lan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 201 - 208<br />
Introduction: In the process of industrialization, there are lots of toxic substances that present in the<br />
working environment. Therefore, the occupational asthma rate is on the rise. The prevalence of occupational<br />
asthma is about 15% of adult asthma. It has a big influence on public health and socioeconomy. In recent years,<br />
according to the statistic of Record Office, the proportion of patients who came to Respiratory Consulting-Room at<br />
University Medical Centre to be examined and treated because of asthma were teachers has been on the rise.<br />
Objective: Surveying the historic and clinical characteristics that relate to asthma and spiromettry in<br />
patients who were teachers before and after treatment at Respiratory Consulting Room of University Medical<br />
Center at Ho Chi Minh city.<br />
Method: Prospective-cross sectional study. Selecting all the patients who were teachers came to be examined<br />
and treated asthma according to GINA’s guideline, had the 2nd examination after the 1st one 2-10 weeks and the<br />
3rd examination after the 1st one 10-12 weeks from June 1st 2008 to December 31th 2009.<br />
Results: Searching 64 patients: before this study: female/male ratio 3/1, median time to have asthma: 13.5<br />
years, allergic history: 65.6% (included allergic rhinitis: 57.5%), new-onset asthma: 84.4%, the most common<br />
trigger factors: cold ( 20.4%) weather change (19.6%), exertion (8.9%) and dust (6%). During the study: grade 4<br />
asthma: 66.1%, normal spiromettry: 51.6%, restrictive syndrome: 25% and obstructive syndrome: 15.6%,<br />
positive response to bronchodilators: 56.3%, no compliance with treatment: 51.6%, the improvement of asthmatic<br />
symptoms and spiromettry after treatment: > 40%, nasal symptoms increased from 71% to 77.4%.<br />
Conclusions: The proportion of patients who came from provinces and other cities was higher, more than<br />
50% of patients had allergic history, median time to have asthma was 13.5 years and the proportion of new-onset<br />
asthmatic patients was so high. The number of patient who did not comply with treatment was so high, asthmatic<br />
symptoms and spiromettry improved significantly but nasal symptoms did not. FEV1 was sensitive to diagnose<br />
and monitor asthma.<br />
Key words: occupational asthma, spiromettry.<br />
<br />
GIỚI THIỆU<br />
Hen phế quản (HPQ) là một gánh nặng toàn<br />
cầu, tỉ lệ mới mắc HPQ ngày càng tăng ở nước<br />
ta và trên thế giới. Tổ Chức Y Tế Thế Giới ước<br />
tính trên toàn thế giới có khoảng 300 triệu người<br />
mắc hen vào năm 2005 và sẽ tăng lên 400 triệu<br />
vào năm 2025. HPQ cũng là nguyên nhân nghỉ<br />
làm hàng đầu ở nhiều quốc gia, gồm Úc, Thụy<br />
Điển, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và được báo<br />
cáo như các hậu quả kinh tế và xã hội. Có nhiều<br />
nguyên nhân, yếu tố để thúc đẩy hình thành<br />
bệnh HPQ ở người lớn. Trong quá trình công<br />
<br />
202<br />
<br />
nghiệp hóa, các yếu tố độc hại xuất hiện ngày<br />
càng nhiều trong môi trường lao động. Vì vậy,<br />
hen nghề nghiệp (HNN) ngày càng gặp nhiều<br />
hơn. Qua một số thống kê ở khoa hô hấp Bệnh<br />
viện Đại Học Y Dược TPHCM trong một vài<br />
năm gần đây, tỷ lệ giáo viên bị bệnh lý HPQ đến<br />
khám và điều trị đang có chiều hướng gia tăng.<br />
Bên cạnh đó, đã có nhiều nghiên cứu trên thế<br />
giới về vấn đề không khí không đảm bảo trong<br />
trường học và lớp học, cũng như khuyến cáo các<br />
nhân viên trường học, trong đó có giáo viên, có<br />
nguy cơ mắc bệnh HPQ và các triệu chứng về<br />
đường hô hấp tăng cao. Do đó, chúng tôi mong<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
muốn thực hiện một nghiên cứu về đặc điểm<br />
bệnh HPQ trên giáo viên, làm cơ sở tìm hiểu về<br />
căn nguyên, biểu hiện bệnh và các mối liên quan<br />
trong quá trình hình thành và phát triển của<br />
bệnh với tương quan bệnh HNN.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát các đặc điểm về tiền căn, lâm sàng<br />
liên quan bệnh HPQ và hô hấp ký trước và sau<br />
điều trị ở những bệnh nhân HPQ là giáo viên tại<br />
Phòng khám hô hấp, Bệnh viện Đại Học Y Dược<br />
TP. Hồ Chí Minh.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Hồi cứu – mô tả cắt ngang.<br />
<br />
sách. Bác sĩ nghiên cứu sẽ tìm lại hồ sơ của<br />
những bệnh nhân này đã được lưu tại Phòng<br />
khám Hô Hấp với thông tin của 3 lần khám: lần<br />
khám 1, lần khám 2 (sau 2 – 10 tuần) và lần<br />
khám 3 (sau 12 ± 2 tuần). Các biến số cần phải<br />
thu thập gồm có: tuổi, giới, nơi cư trú, hút thuốc<br />
lá, thời gian mắc bệnh HPQ, yếu tố dị ứng,<br />
thuốc đã sử dụng, triệu chứng lâm sàng, kết quả<br />
hô hấp ký, bậc nặng và dạng HPQ, tuân thủ<br />
điều trị, mức độ kiểm soát HPQ.<br />
<br />
Định nghĩa các biến số nghiên cứu<br />
Bậc nặng HPQ được phân loại theo Bảng 1<br />
Bảng 1. Phân loại bậc nặng của HPQ<br />
Bậc 1: Gián<br />
đoạn<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu(13)<br />
64 bệnh nhân được chẩn đoán HPQ và được<br />
điều trị ngoại trú theo GINA tại Phòng khám Hô<br />
hấp Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí<br />
Minh trong khoảng thời gian từ 1/6/2008 đến<br />
31/12/2009.<br />
<br />
Bậc 2: Dai<br />
dẳng nhẹ<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Làm giáo viên ≥ 1 năm.<br />
Nam > 65 tuổi, nữ > 60 tuổi.<br />
<br />
Bậc 3: Dai<br />
dẳng trung<br />
bình<br />
<br />
Được chẩn đoán xác định HPQ tại thời điểm<br />
ban đầu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Có 1 trong các tiêu chuẩn sau:<br />
- Được giảm bậc HPQ sau < 12 ± 2 tuần điều<br />
trị tại Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM trong thời<br />
gian nghiên cứu.<br />
- Bệnh nhân không được đo hô hấp ký tại<br />
thời điểm giảm bậc.<br />
- Không được thực hiện phương pháp đo hô<br />
hấp ký có thử thuốc.<br />
<br />
Bậc 4: Dai<br />
dẳng nặng<br />
<br />
Các Bác sĩ của Phòng khám Hô Hấp, Bệnh<br />
viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh sẽ ghi lại<br />
tên và số hồ sơ của tất cả những bệnh nhân<br />
đúng tiêu chuẩn chọn mẫu vào một bảng danh<br />
<br />
Triệu chứng ít hơn 1 lần 1 tuần<br />
Cơn kịch phát ngắn<br />
Triệu chứng về đêm ≤ 2 lần trở xuống trong<br />
1 tháng<br />
FEV1 hay PEF ≥ 80% dự đoán<br />
Dao động PEF hay FEV1 < 20%<br />
Triệu chứng > 1 lần/tuần nhưng < 1 lần/ngày<br />
Cơn kịch phát có thể ảnh hưởng hoạt động,<br />
giấc ngủ<br />
Triệu chứng về đêm > 2 lần/tháng<br />
FEV1 hay PEF ≥ 80% dự đoán<br />
Dao động PEF hay FEV1 < 20% – 30%<br />
Triệu chứng mỗi ngày<br />
Cơn kịch phát có thể ảnh hưởng hoạt động,<br />
giấc ngủ<br />
Triệu chứng về đêm > 1 lần/tuần<br />
FEV1 hay PEF 60% - 80% dự đoán<br />
Dao dộng PEF hay FEV1 > 30%<br />
Triệu chứng mỗi ngày<br />
Cơn kịch phát thường xuyên<br />
Triệu chứng về đêm thường xuyên<br />
FEV1 hay PEF ≤ 60% dự đoán<br />
Dao dộng PEF hay FEV1 > 30%<br />
<br />
(Chỉ cần bệnh nhân có 1 trong các biểu hiện nêu trên là đủ để<br />
xếp vào độ nặng tương ứng và chọn bậc cao nhất.)<br />
<br />
Bảng 2. Phân loại mức độ kiểm soát HPQ<br />
Đặc tính<br />
<br />
- Hồ sơ bị thiếu thông tin.<br />
<br />
Phương pháp thực hiện<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Triệu chứng<br />
ban ngày<br />
Giới hạn<br />
hoạt động<br />
Triệu<br />
chứng/thức<br />
giấc về đêm<br />
<br />
Kiểm soát<br />
(tất cả đặc<br />
tính dưới<br />
đây)<br />
Không (≤<br />
2/tuần)<br />
Không<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
Không<br />
<br />
Kiểm soát một<br />
Không<br />
phần (bất kỳ triệu kiểm soát<br />
chứng nào trong<br />
bất kỳ tuần nào)<br />
Hơn 2 lần/tuần 3 hay hơn<br />
các đặc<br />
tính của<br />
Bất kỳ<br />
phần HPQ<br />
kiểm soát<br />
Bất kỳ<br />
một phần<br />
trong bất<br />
<br />
203<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Đặc tính<br />
<br />
Kiểm soát<br />
(tất cả đặc<br />
tính dưới<br />
đây)<br />
Không (≤<br />
2/tuần)<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
Kiểm soát một<br />
Không<br />
phần (bất kỳ triệu kiểm soát<br />
chứng nào trong<br />
bất kỳ tuần nào)<br />
kỳ tuần<br />
>2/tuần<br />
nào<br />
<br />
Nhu cầu<br />
dùng thuốc<br />
cắt cơn<br />
Chức năng Bình thường < 80% dự đoán hay<br />
giá trị tốt nhất (nếu<br />
phổi (PEF<br />
biết trước)<br />
hay FEV1)<br />
Không<br />
Một hay hơn/năm 1 lần trong<br />
Đợt kịch phát<br />
bất kỳ tuần<br />
HPQ<br />
nào<br />
<br />
Hô hấp ký<br />
Hội chứng tắc nghẽn: (F)VC≥80% và<br />
FEV1/(F)VC