ĐẶC ĐIỂM BỆNH NẤM DA
lượt xem 11
download
Đặc điểm: Bệnh nấm da là một bệnh hay gặp, tỷ lệ mắc bệnh nấm ngoài da chiếm khoảng 27,3% 2/ Căn nguyên: Do 3 chủng nấm sau gây nên : - Epidermophyton ( 2 loài ) - Trichophyton ( 23 loài ) - Microporum ( 18 loài ) 3/ Cơ chế bệnh sinh: - Các chủng nấm này phát triển thuận lợi ở môi trường nóng ẩm, có nhiều chất dinh dưỡng và cơ thể suy gảm MD( đặc biệt suy giảm tb TCD4) - Kháng nguyên nấm da là kháng nguyên đa giá ( KN vỏ, KN thân…) vì vậy trong cơ thể...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐẶC ĐIỂM BỆNH NẤM DA
- BỆNH NẤM DA I - ĐẠI CƯƠNG: 1/ Đặc điểm: Bệnh nấm da là một bệnh hay gặp, tỷ lệ mắc bệnh nấm ngo ài da chiếm khoảng 27,3% 2/ Căn nguyên: Do 3 chủng nấm sau gây nên : - Epidermophyton ( 2 loài ) - Trichophyton ( 23 loài ) - Microporum ( 18 loài ) 3/ Cơ chế bệnh sinh: - Các chủng nấm này phát triển thuận lợi ở môi trường nóng ẩm, có nhiều chất dinh dưỡng và cơ thể suy gảm MD( đặc biệt suy giảm tb TCD4)
- - Kháng nguyên nấm da là kháng nguyên đa giá ( KN vỏ, KN thân…) vì vậy trong cơ thể BN mắc bệnh nấm không có kháng thể đặc hiệu -> Các xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh cho BN không có tính đặc hiệu. - Nấm thường gây bệnh trên bề mặt da và những nơi có chất sừng(Keratin) như da, lông, tóc, móng. 4/ Lâm sàng: 5/ Điều trị: 5.1/ Nguyên tắc điều trị: - Phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh lây lan trong đơn vị rồi mới điều trị. - Điều trị phải bôi đúng phác đồ, đủ thời gian, liên tục. - Điều trị nấm da 3-4 tuần, nấm móng 3-6 tháng. -Tránh cạo da trước khi bôi thuốc, nếu không dẫn đến dị ứng và nhiễm khuẩn phụ. - Khi nấm lây truyền trong tập thể th ì phải điều trị hàng loạt, điều trị đột kích - Bôi thuốc đúng nồng dộ thích hợp. - Kết hợp biện pháp VSPB, giặt luộc quần áo ph ơi nắng, lộn trái khi phơi.
- -Tránh bôi các thuốc hại da như acid, pin đèn, kiến khoang, tránh thói quen mặc quần áo lót chặt, và không nên dùng đồ sợi nhân tạo. - Điều trị bôi: Cồn BSI 1-3% hoặc cồn ASA 1-3% kết hợp với mỡ benzosali. Đông y : dùng cồn là muồng trâu, lá chút chít, rễ cây bạch hạc 30 - 50% điều trị nấm hắc lào có tác dụng. - Phải căn cứ vào hình thái lâm sàng ( Nấm da, móng, tóc,..), diện tích tổn th ương, cơ thể mắc bệnh( già, phụ nữ có thai, trẻ em…) mức độ độc hại của thuốc để chọn phác đồ điều trị phù hợp - Tiêu chuẩn khỏi phải căn cứ vào hình thái lâm sàng và xét nghiệm tìm nấm nhất là theo dõi sự tái phát của bệnh để đánh giá. 5.2/ Mục đích điều trị: - Loại bỏ những tổ chức bị bệnh m à nấm khu trú bằng cách nhổ tóc, rửa, cắt bản móng, làm bạt sừng bong vẩy. - Dùng thuốc diệt các sợi nấm hoặc ức chế sự phát triển của sợi nấm. 5.3/ Phác đồ điều trị tại chỗ của HVQY: 5.3.1/ Điều trị tại chỗ: + Tuần 1: dùng dung dịchBSI 1-3%hoặc ASA bôi sáng 1 lần và chiều 1 lần.
- + Tuần 2-3: Sáng bôiBSIhoặc ASA,chiều bôi mỡBenzosali. + Tuần 4: Bôi mỡBenzosali ngày 1 lần. Có thể thay mỡ Benzosali bằng:Kem Fazol, Clotrimasole, Canesten, Lamisil, Crysophanic5% - Trường hợp nấm diện rộng, mắc nhiều năm, tái phát nhiều lần, hay do Trichophyton rubrum thì cho uống kháng sinh chống nấm: Griseofulvin 0,25g x 4 viên/ngày x 1 tháng, kết hợp với bôi thuốc như trên. Bôi kem Ketoconazol ( BD: Skineal) -> Chú ý: Nếu có nhiễm khuẩn thứ phát hoặc viêm da eczema hóa cần phải điều trị chống nhiễm khuẩn, chống viêm da trước rồi mới bôi thuốc chống nấm nh ư: - Dung dịch : thuốc tím 1/4000, n ước muối 0,9%, Rivanol 1/1000, Becberin 1/1000, ngâm 3-5 ngày khi nào hết mủ, hết viêm cấp mới chuyển sang dùng thuốc chống nấm. - Dung dịch: Nitrate Ag 0,25%, tím Metyl, Yarich, Castellani, bôi ngày 2 lần. - Thuốc đông y: dd rễ Uy linh tiên, rễ cây mận rừng, lá cây chút chít, hạt muồng trâu… các thuốc trên thái nhỏ ngâm cồn 700hoặc dấm thanh tỷ lệ 20 -30% sau 7- 10 ngày thì bôi cho BN ngày 2 lần x 2 tuần. 5.3.2/ Điều trị toàn thân:
- + Nizoral ( Ketoconazol) 200mg x 1viên/24h x 6 -12 tháng + Sporal ( Itraconazol) 100mg x 2 viên/24h x 7 ngày x 2 -3 đợt mổi đợt cách nhau 1 tháng.( mỗi tháng 1 đợt = 1 tuần) + Griseofulvin ( Glicin) 20mg/kg/24h x 3 -4 tuần Glicin 250mg x 4viên/24h x 3-6 tháng hoặc kéo dài hơn. + Lamisil ( Terbinafine) 250mg x 1 viên/24h x 6 -12 tuần -> Chú ý : không dùng Griseofulvin cho người cao tuổi, phụ nữ có thai, tổn thương gan, thận, lái xe, làm việc trên cao, trẻ em dưới 6 tuổi cần thận trọng khi sử dụng. Không dùng Ketoconazol cho phụ nữ có thai, kiểm tra chức năng gan, thận trong quá trình sử dụng. II - CÁC BỆNH NẤM DA THƯỜNG GẶP: 1/ Nấm tóc: 1.1/ Nguyên nhân: - Do chủng Trichophyton như: Schoenleinii, tonsurans, mentagrophytes, Varietas mentagrophytes, yaoundei, Gourvilii, Violaceum. Thư ờng gây bệnh ở trẻ em và lứa tuổi dậy thì.
- - Do chủng Microsporum như: Audouinii, Canis, Ferru genum, Gypseum. Thường gây bệnh ở trẻ em, thường lây từ chó, mèo sang người. 1.2/ Lâm sàng: - Tổn thương cơ bản: đám tổn thương to nhỏ đk =1-2cm -> hàng chục cm. Da đầu bị bong vảy, tóc bị cắt cụt sát mặt da, chân tóc còn lại bị vẩy trứng vụn bao quanh ( giống tóc bị nhúng trong bột mì). 1.3/ Cận lâm sàng: Nhổ tóc đem soi dưới kính hiển vi quang học với KOH 10 -30% thấy các bào tử nấm màu sáng xanh lơ như hạt tấm bao quanh sợi tóc hoặc các b ào tử nằm trong sợi tóc 1.4/ Phân biệt với: - Viêm da mủ ( chốc lây trên da đầu) - Á sừng liên cầu trên da đầu. 1.5/ Điều trị: + Điều trị tại chổ: - Cắt gọn sạch tóc vùng tóc bị bệnh, nếu có nhiễm khuẩn thứ phát th ì dùng các thuốc diệt khuẩn tại chổ như: Castellani, nitrate0,25%...
- - Sau đó bôi thuốc chống nấm như: dd BSI 1-3%, ASA 1-2% hoặc thuốc mỡ như Clotrimasol… + Điều trị toàn thân: - Griseofulvin( Glicin) 20mg/kg/24h x 3-4 tuần Glicin 500mg x 2 viên/24h uống s,c -Nizoral 200mg x 1-2viên/24h x 3-4 tuần. 2/ Hắc lào: 2.1/ Nguyên nhân: - Epidermophyton: Floccosum - Trichophyton: Mentagrophytes var, Quinkeanum, Rubrum - Microporum: Gypseaum 2.2/ Lâm sàng: - Bệnh nấm toàn thân: - Tổn thương cơ bản:
- Các đám tổn thương lúc đầu có màu hơi đỏ, ranh giới rõ, có bờ viền đỏ có những mụn nước đỏ, xu hướng lành ở giữa, dần dần lan thành đám có nhiều vòng cung. - Tổn thương có thể nhiễm khuẩn thứ phát nếu gãi, chà xát, điều trị không đúng -> viêm da, trợt, sưng nề, đóng vẩy tiết mụn nước mọc khắp bề mặt tổn thương.. - Cơ năng: Ngứa nhiều - Chẩn đoán cận lâm sàng: Cần cạo vảy da từ tổn thương để xét nghiệm soi tìm sợi nấm hoặc đem nuôi cấy bệnh phẩm để xác định loài nấm. 2.3/ Các thể lâm sàng: Nấm da nhiễm khuẩn: do bệnh nhân gãi, tổn thương bị trợt dẫn đến nhiễm khuẩn phụ, xuất hiện một số mụn mủ trên đám tổn thương nấm. Nấm da viêm da, eczema hoá: do bệnh nhân chà xát, gãi, hoặc bôi thuốc mạnh (axit, pin đèn, kiến khoang...) làm tổn thương trợt, rớm dịch, chảy dịch, viêm lan toả, nề... Nấm da mạn tính: bề mặt tổn thương thẫm màu, giới hạn tổn thương kém rõ rệt, chẩn đoán khó, có khi xét nghiệm nấm âm tính. 2.4/ Chẩn đoán phân biệt:
- Cần chẩn đoán phân biệt một số bệnh da sau: + Phong củ: vị trí hở, giới hạn rõ nhưng bờ là củ nhỏ, mất cảm giác, xét nghiêm nấm (-) + Vảy phấn hồng Gibert 1/2 trên, đám mẹ, đám con, đám có giới hạn, viền, vảy mỏng ở rìa đám. + Vảy nến: cộm đỏ, giới hạn rõ, nhiều vảy trắng + Nấm da mạn với eczema mạn cần chẩn đoấn phân biệt 2.5/ Điều trị: 2.5.1/ Nguyên tắc: - Phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh lây lan trong đơn vị rồi mới điều trị. - Điều trị phải bôi đúng phác đồ, đủ thời gian, liên tục. - Điều trị nấm da 3-4 tuần, nấm móng 3-6 tháng. -Tránh cạo da trước khi bôi thuốc, nếu không dẫn đến dị ứng và nhiễm khuẩn phụ. - Khi nấm lây truyền trong tập thể th ì phải điều trị hàng loạt, điều trị đột kích - Bôi thuốc đúng nồng dộ thích hợp.
- - Kết hợp biện pháp VSPB, giặt luộc quần áo ph ơi nắng, lộn trái khi phơi. -Tránh bôi các thuốc hại da như acid, pin đèn, kiến khoang, tránh thói quen mặc quần áo lót chặt, và không nên dùng đồ sợi nhân tạo. 2.5.2/ Điểu trị cụ thể: + Bôi dd BSI 1-3%, ASA 1-2% hoặc kem Ketoconazol( BD: Skineal) + Dung dịch xịt: Econazol(Pervaryl), Clotrimazol(Gromazol) + Bôi mỡ, kem: Benzosali, axit Crysophanic, Funga, Lamisit, các kem có dẫn chất Imidazol + Nấm diện rộng thì kết hợp thuốc uống như: - Sporal 100mg x 2viên/24h uống s,c x 7 ngày. - Griseofulvin( Glicin) 20mg/kg/24h x 3-4 tuần Glicin 250mg x 4viên/24h x 1 tháng 3/ Lang ben: 3.1/ Nguyên nhân: - Pityrosporum Ovale
- 3.2/ Lâm sàng: - Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 15-17 tuổi( tuổi dậy thì) - Vị trí tổn thương: 1/2 trên thân người( mặt, cổ, ngực, lưng) - Tổn thương cơ bản : Vết, chấm, mảng loang lỗ, m àu trắng nhạt giống bột phấn, hoặc màu hơi hồng, trên mặt da có vẩy cám. - Cơ năng: Có ngứa khi ra nắng, mồ hôi 3.3/ Cận lâm sàng: - Cạo trên bề mặt tổn thương soi tìm nấm Pityrosporum Ovale 3.4/ Phân biệt với: + Bạch biến ( Vitiligo) - Điều trị: Meladimin 0,015% x 1 lọ bôi ngày 3 lần 9h-12h-15h Bôi xong phơi nắng 30 giây, thuốc uống Meladimin Uống ngày 2v + Á sừng liên cầu dạng vẩy phấn + Di chứng sau bệnh da liễu như Zona, vẩy nến
- + Phong bất định 3.5/ Điều trị: + Điều trị không khó nhưng hay tái phát + Tại chổ có thể dùng một trong các thuốc sau: - Bôi dd ASA 1-2%, BSI 1-3% và mỡ Benzosali ( giống hắc lào, nấm bẹn) - Bôi mỡ lưu huỳnh 10%, mỡ Salicylic 3-5% - Tắm xà phòng Sastid 1 lần/ ngày x 3 tuần kết hợp bôi kem Nizoral 1 lần /24h cho đến khi khỏi - Bôi kem Lamisil, canesten, trosyl, fazol bôi sáng chiều x 2-3 tuần. + Toàn thân: - Nizoral 200mg x1-2viên/24h x 3-4 tuần. - Sporal 100mg x 2viên/24h uống s,c x 7 ngày. 4/ Nấm bẹn: 4.1/ Nguyên nhân: - Epidermophyton Inguinales
- 4.2/ Lâm sàng: - Vị trí: Vùng bẹn cả 2 bên, đám tổn thương đối xứng. - Tổn thương cơ bản: dạng đồng tiền, đán tổn thương có viền bờ,. Ranh giới rõ, trên viền có mụn nước, màu xẫm, giữa tổn thương có xu hướng lành, bề mặt bong vẩy nhẹ - Cơ năng: ngứa nhiều 4.3/ Cận lâm sàng: - XN soi tươi tìm sợi nấm(+) 4.4/ Phân biệt với: - Nấm bẹn do Candida: đám màu đỏ, ít cộm, ngứa và có bong vẩy da vụn - Vẩy nến thể đảo ngược: tổn thương bẹn màu đỏ cộm, ít vảy, có tổn thương ở nhiều nơi khác 4.5/ Điều trị: Giống Hắc lào và lang ben 5/ Nấm Móng: 5.1/ Nguyên nhân: - Trichophyton
- 5.2/ Lâm sàng: - Vị trí: ở bờ tự do hoặc vờ mép xung quanh của các móng lúc đầu chỉ 1 móng sau đó lan ra nhiều móng. - Tổn thương cơ bản: móng bị lỗ rỗ rồi dầy lên và mụn mủn trắng, vàng, móng có thể bị teo, biến dạng móng - Bệnh thường xuất hiện trên nền của BN nấm da khác. 5.3/ Cận lâm sàng: - XN soi tươi tìm sợi nấm(+) 5.4/ Phân biệt với: - Vẩy nến móng - Loạn dưỡng móng: thường viêm xung quanh móng d ẫn tới loạn dưỡng móng, bản móng dầy xù xì, mất màu bóng hồng 5.5/ Điều trị: ØĐiều trị bảo tồn: + Tại chổ: - Cạo rữa bớt phần móng bị tổn thương.
- - Bôi dd BSI 1-3%, ASA 1-2% hoặc các loại kem: - kem : Nizoral, Canesten + Toàn thân: có thể dùng một trong các thuốc sau: - Nizoral 200mg x1viên/24h x 6-12 tháng - Sporal 100mg x 2viên/24h x 7 ngày x 2 -3 đợt mổi đợt cách nhau 1 tháng.( mỗi tháng 1 đợt = 1 tuần) - Griseofulvin( Glicin) 20mg/kg/24h x 3 tháng Glicin 250mg x 4viên/24h Uống thuốc: Tháng I Gricin 4 viên/ngày. Tháng II cách nhật. Tháng III : tuần 2 lầ.n - Lamisil 250mg x 1 viên/24h x 6-12 tuần +Khi toàn bộ móng nhiễm nấm thì bóc móng bằng phẫu thuật (nhanh gọn nh ưng đau, chảy máu, tai biến do phẫu thuật có thể xảy ra, sót sơi nấm lại tái phát ) đắp dung dịch ureplast trước 3 ngày rồi bóc không đau, không chảy máu, kết hợp bôi thuốc tại chỗ và uống thuốc chống nấm.
- 6/ Nấm kẽ chân: 6.1/ Nguyên nhân: - Trichophyton :Mentagrophytes var, Rubrum - Epidermophyton Floccosum 6.2/ Lâm sàng: - Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, đợt mưa dầm, lội bùn bão lụt. - Vị trí: Kẽ ngón chân 3, 4 - Tổn thương cơ bản: Kẽ ngón chân 3,4: bong xước da có màu hơi vàng, chảy dịch, có thể có mụn nước ở kẽ chân .. Từ đó lan ra các kẽ ngón khác và lan lên mu bàn chân, gan chân - Dễ bị bội nhiễm gây: mụn mủ, vẩy da, vảy tiết, b àn chân sưng nề, có thể có sốt, nổi hạch bẹn. - Cơ năng : Ngứa ngáy khó chịu 6.3/ Cận lâm sàng: XN: lấy bệnh phẩm đem soi thấy bào tử đốt hoặc các sợi nấm 6.4/ Phân biệt với:
- - Viêm kẽ chân do liên cầu khuẩn - Viêm kẽ chân do candida 6.5/ Điều trị: + Tại chỗ - Bôi dd BSI 1-3%, ASA 1-2% hoặc các loại kem: - kem : Nizoral, Canesten + Toàn thân: có thể dùng một trong các thuốc sau: - Nizoral 200mg x2viên/24h x 1tháng - Sporal 100mg x 2viên/24h x 7 ngày x 2 đợt mổi đợt cách nhau 1 tháng.( mỗi tháng 1 đợt = 1 tuần) - Griseofulvin( Glicin) 20mg/kg/24h x 3-4 tuần Glicin 250mg x 4viên/24h x 3-6 tháng hoặc kéo dài hơn. 7/ Nấm vẩy rồng: bệnh Tokelau 7.1/Căn nguyên:
- Do nấm Trichophyton concentricum hay gặp ở miền núi như ở tây Nguyên, Trường Sơn 7.2/ Triệu chứng lâm sàng: - Tổn thương cơ bản:khi nhiễm nấm xuất hiện nhiều vảy da, vảy bám trên nền da bình thường, tổn thương da không viêm, không có mụn nước. Đám da tổn thương có hình tròn đồng tâm, xếp lên nhau như ngói lợp, vảy da mỏng như vỏ khoai tây, một bờ bám vào da, một bờ tự do bay lất phất, tổn thương thường xuất hiện ở lưng, ngực, bụng, cánh tay. -Triệu chứng cơ năng: ngứa nhiều làm mất ngủ dẫn đến suy nhược thần kinh. -Tiến triển: không bao giờ tự khỏi, mang tính địa ph ương, dễ lây lan trong gia đình, cần phải điều trị kịp thời. - Chẩn đoán cận lâm sàng:cần xét nghiêm vảy da tìm sợi nấm 7.3/ Chẩn đoán phân biệt: Cần chẩn doán phân biệt với bệnh da vảy cá. 7.4/ Điều trị :
- Tắm nước xà phòng cho bở vảy bôi cồn BSI 2% hoặc cồn ASA kết hợp bôi mỡ benzosali và uống Griseofulvin 0,25%x4 viên/ngày x 1 tháng, có thể uống Nizoral hoặc Sporal. III - CÁC THUỐC CHỐNG NẤM: 1/ Kháng sinh chống nấm nguồn gốc nấm mốc- Griseofulvin : Griseofulvin được sinh tổng hợp từ penicillium griseofulvun. Thuốc có dạng viên, kem. Dạng uống hấp thu tốt sau khi bữa ăn có chất béo. Cơ chế tác dụng: thuốc ức chế quá trình phân chia của tế bào nấm, có lẽ là làm rối loạn đến quá trình phân cực của vi ống ( microtubule) và tổn thương thoi phân bào ( mitotic). Thuốc có tác dụng diệt nấm, là một kháng sinh điều trị nấm da. Theo các tác giả griseofulvin có tác dụng làm quăn sợi nấm, làm thoái hoá nguyên sinh chất, làm rối loạn hệ thống men của tế b ào nấm dẫn đến làm ngừng sự phát triển của nấm. Phổ tác dụng: có tác dụng với nấm da,không tác dụng với lang ben, candidiasis da và nấm hệ thống. Với nấm móng thuốcc có tác dụng kém. Phổ tác dụng hẹp của griseofulvin được cho là thuốc ngấm kém voà tế bào nám đặc biệt là nấm men như candida.
- Tác dụng phụ : hay gặp nhất là đau đầu, hết sau khi ngừng thuốc vài ngày, các tác dụng phụ khác hiếm gặp nh ư buồn nôn, nôn, cảm giác khó chịu ở miệng, đau khớp, đau dây thần kinh ngoại vi, ngủ lịm, lẫn, ngất, nh ìn mờ, mất ngủ. Có thể có giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơ nhân nhất là khi dùng kéo dài, những thay đổi này sẽ hồi phục sau khi ngừng thuốc. 2/ Nhóm biazole : Gồm các thuốc như ketoconazole, miconazole, clotrimazole, econazole... +Ketoconazol: Biệt dược nizoral , dạng viên 200 mg, kem hoặc fungicid viên 200 mg. Ketoconazol thường được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh nấm da, nấm men và các bệnh hệ thống. Tác dụng phụ : hay gặp nhất là khó chịu dạ dày, ruột, ban da, viêm gan hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong, viêm gan của ketoconazole rất giống viêm gan do isoniazod ( xuất hiện chủ yếu trong 3 tháng đầu sử dụng thuốc, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá xuất hiện nhanh, vàng da, hoại tử tế bào gan thành mảng, không liên quan đến liều dùng ), ngoài ra có thể gặp khô miệng, ngứa ở da, đau đầu, chóng mặt. Thuốc có tác dụng gây ung th ư ( teratogenic) nên không dùng cho phụ nữ có thai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nấm da
42 p | 145 | 29
-
Đặc điểm bệnh nhân được ghép giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong giai đoạn 2002 - 2011
7 p | 79 | 9
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm bệnh viêm cơ tim cấp nặng và kết quả điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng - BS.CK2 Huỳnh Đình Lai
20 p | 37 | 4
-
Một số đặc điểm bệnh lý tắc ruột do bã thức ăn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
6 p | 4 | 3
-
Đặc điểm sinh học của Dermatophytes gây bệnh nấm da đầu
4 p | 7 | 3
-
Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng trong bệnh nấm da thân tại Bệnh viện Da liễu Bắc Ninh
5 p | 11 | 3
-
Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nấm da điều trị tại Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 9/2021 đến tháng 6/2022
11 p | 13 | 3
-
Thực trạng bệnh nấm da của bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thái Bình
7 p | 8 | 3
-
Đặc điểm bệnh sởi tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2019
4 p | 4 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nấm da Dermatophytes bằng sự phối hợp terbinafine thoa và itraconazole uống tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2024
7 p | 2 | 2
-
Đặc điểm bệnh nhân bị ong đốt và kết quả điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
5 p | 4 | 2
-
Đặc điểm bệnh nhân mắc hen phế quản bậc 1 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
5 p | 3 | 2
-
Đặc điểm bệnh nhi đa chấn thương điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh từ 2012-2014
7 p | 39 | 2
-
Đặc điểm bệnh bụi phổi silic ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2019-2020
8 p | 24 | 2
-
Đặc điểm bệnh lý tại Khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2023
6 p | 3 | 2
-
Đặc điểm bệnh viêm màng não vi khuẩn trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2018-2023
9 p | 6 | 1
-
Đặc điểm bệnh võng mạc trẻ đẻ non và kết quả bước đầu ứng dụng laser trong điều trị
7 p | 45 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn