intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư biểu mô phổi không tế bào nhỏ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu của bài viết này là xác định một số đặc mô học của ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện Phổi Trung ương; đánh giá sự bộc lộ của một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư biểu mô phổi không tế bào nhỏ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư biểu mô phổi không tế bào nhỏ

  1. 31 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐẶC ĐIỂM BỘC LỘ MỘT SÔ DẤU ẤN HÓA MÔ MIỄN DỊCH TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ Phạm Nguyên Cường1, Lê Đình Roanh2, Nguyễn Văn Hưng3, Ngô Thế Quân4 1 Bệnh viện Trung ương Huế , 2 Trung tâm Nghiên cứu và phát hiện sớm ung thư 3 Đại học Y Hà Nội, 4 Bệnh viện Phổi Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu: 1. Xác định một số đặc mô học của ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện Phổi Trung ương. 2. Đánh giá sự bộc lộ của một số dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư biểu mô phổi không tế bào nhỏ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bảy mươi bảy trường hợp UTBM phổi không tế bào nhỏ được lựa chọn để nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, phân loại mô học theo WHO 2004 và sự bộc lộ của một số dấu hóa mô miễn dịch (CK7, TTF1, p53, p63, Ki67). Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả. (1) Tỷ lệ nam/nữ =4/1, tuổi trung bình 57,50 ± 9,27 tuổi (nhỏ nhất: 33 tuổi, lớn nhất 76 tuổi). Về mô học, UTBM tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất (49,3%), sau đó là UTBM vảy (31,2%), UTBM tuyến vảy đứng hàng thứ ba (15,6%), UTBM tế bào lớn và thần kinh nội tiết chiếm tỷ lệ thấp. (2) UTBM tuyến có tỷ lệ dương tính với CK7 cao nhất (97,4%), sau đó là UTBM tuyến vảy (83,3%), UTBM vảy chỉ có 41,6% d­ương tính với CK7. UTBM mô tuyến vảy có tỷ lệ dương tính với Ki-67 cao nhất (75%), sau đó là UTBM vảy (66,6%), UTBM tuyến có tỷ lệ d­ương tính với Ki-67 thấp nhất (36,8%). Có 70,8% các tr­ường hợp UTBM vảy dư­ơng tính với p63, 25% các trường hợp UTBM tuyến vảy dư­ơng tính với p63 và 18,8% các tr­ường hợp UTBM tuyến d­ương tính với p63. UTBM tuyến có tỷ lệ dư­ơng tính với TTF-1 cao hơn so với UTBM vảy (53,8% so với 46,1%). Có 2/4 trường hợp UTBM tuyến vảy dương tính với TTF1. Các loại UTBM vảy, UTBM tuyến và UTBM tuyến vảy đều có một nửa số trường hợp (50%) d­ương tính với p53, một trường hợp UTBM thần kinh nội tiết âm tính với p53. SUMMARY Objectives: 1. To identify some clinical and histologic characteristics of non-small cell lung carcinomas at Central Lung Disease Hospital. 2. To evaluate the expression of some immunohistochemical marker in non-small cell lung carcinoma. Materials and Methods: Seventy seven non-small cell lung carcinomas were selected to study some clinical characterstics, the histologic classification according to WHO 2004 histologic classification of lung tumors and the expression of some immunohistochemical markers (CK7, TTF1, p53, p63, Ki67) by cross- section method. Results: (1) Male/female rate was 4/1, average age was 57,50 ± 9,27 (range: 33-76). Adenocarcinomas Người phản hồi: Ngô Thế Quân Email: quannt53@yahoo.com Ngày nhận bài: 19/11/2013 Ngày bài báo được đăng: 12/2013 Ngày phản biện đánh giá bài báo cáo: 11/2013 ISSN 1859 - 3925 Số 15 tháng 12/ 2013 TẠP CHÍ LAO VÀ BỆNH PHỔI
  2. 32 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC accounted for the highest percentage (49.3%), followed by the squamous cell carcinomas (31.2%) and adenosquamous carcinomas (15.6%); large cell and neuroendocrine carcinomas have a low percentage. CK7 - positive rate of adenocarcinomas was highest (97.4%), followed by adenosquamous carcinomas (83.3%) and squamous cell carcinomas (41.6%). Adenosquamous carcinomas had highest Ki-67 positive rate (75%), followed by the squamous cell carcinomas (66.6%), and adenocarcinomas with lowest rate (36.8%). Squamous cell carcinomas were positive for p63 in 70.8%, adenosquamous carcinomas in 25% and adenocarcinomas in 18.8%. The percentage of TTF-1 positive of adenocarcinoma is higher than squamous cell carcinoma (53.8% versus 46.1%). There were 2/4 cases of adenocarcinomas that were positive for TTF1. The squamous cell carcinomas, adenocarcinomas and adenosquamous carcinomas were positive for p53 in 50% of cases, One neuroendocarcinoma was negative for p53. I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ung thư phổi là loại ung thư gây tử vong hàng 2.1. Đối tượng đầu trong các bệnh ung thư ở cả hai giới [2]. Ung Đối tượng nghiên cứu là 77 trường hợp UTBM thư phổi không tế bào nhỏ lại chiếm khoảng gần phổi không tế bào nhỏ, được chẩn đoán mô bệnh 85% trong tổng số ung thư phổi. Ở Việt Nam, theo học và nhuộm hóa mô miễn dịch tại Bệnh viện Phổi ghi nhận dịch tễ học ung thư trong năm 2004, ung Trung ương và Trung tâm Nghiên cứu và Phát hiện thư phổi là loại ung thư đứng hàng đầu ở nam giới sớm ung thư. với tỉ lệ mới mắc ở Hà Nội là 39,8/100.000 dân và 10,6/100.000 nữ. Tần số mắc UTP tăng dần theo 2.2. Phương pháp nghiên cứu lứa tuổi [3]. Mặc dù được điều trị tích cực nhưng tỉ Nghiên cứu mô tả cắt ngang. lệ sống thêm toàn bộ 5 năm chỉ khoảng 15,7% [1]. Vì vậy, việc phát hiện sớm ung thư phổi có tầm quan 2.2.1. Nghiên cứu về mô bệnh học trọng rất lớn, mang ý nghĩa sống còn đối với người - Kỹ thuật mô học: các khối nến sau thu thập, không may mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. đủ tiêu chuẩn được cắt tiêu bản và nhuộm theo phương pháp H-E, sau đó đọc và phân tích kết quả Để việc điều trị và tiên lượng bệnh đạt hiệu quả trên kính hiển vi quang học. cao, cần phải có chẩn đoán mô bệnh học chính xác và phân típ mô bệnh học chi tiết. Sự kết hợp - Phân loại mô học: tất cả các tiêu bản ung thư nhiều dấu ấn hóa mô miễn dịch làm tăng độ nhạy và phổi được phân loại theo bảng phân loại của WHO giúp cho việc chẩn đoán ung thư biểu mô (UTBM) 2004. phổi không tế bào nhỏ được chính xác hơn [8]. Tuy 2.2.2. Nghiên cứu HMMD nhiên, không phải tất cả đã được chứng minh đầy - Kỹ thuật HMMD: các khối nến được cắt tiêu đủ về tính hiệu quả lâm sàng mà hầu hết vẫn đang bản và nhuộm HMMD với các dấu ấn: CK7, TTF-1, còn nhiều bàn cãi và trong giai đoạn nghiên cứu chuyên sâu hơn [11]. Tại Việt Nam, nghiên cứu bộc Ki-67, p53 và p63. Kết quả: Phản ứng dương tính lộ một số dấu ấn miễn dịch bằng nhuộm HMMD biểu hiện là khi nhân hay bào tương của tế bào có mầu trong UTBM phổi chưa được nhiều. Do đó chúng nâu vàng. tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm bộc lộ của một số 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư biểu mô - Thời gian nghiên cứu: 2 năm: 2010-2012. phổi không tế bào nhỏ” với các mục tiêu (1): Xác định một số đặc điểm lâm sàng và mô học của ung - Địa điểm nghiên cứu: các khối nến và thông thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện phổi Trung tin bệnh nhân được thu thập tại Bệnh viện phổi ương và (2): Đánh giá sự bộc lộ của một số dấu ấn Trung ương. Các khối nến được cắt nhuộm H-E và hóa mô miễn dịch trong ung thư biểu mô phổi không HMMD, được đánh giá kết quả tại Trung tâm nghiên tế bào nhỏ. cứu và phát hiện sớm ung thư. TẠP CHÍ LAO VÀ BỆNH PHỔI Số 15 tháng 12/ 2013 ISSN 1859 - 3925
  3. 33 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2.4. Xử lý số liệu: các số liệu được xử lý bằng phần 2. Phân bố mô bệnh học của UTBM phổi không mềm Epi-info 6.04. tế bào nhỏ 2.1. Mô bệnh học của UTBM phổi không tế bào III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU nhỏ 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Bảng 4. Phân loại mô học UTBM phổi không tế bào nhỏ 1.1. Giới Số trường Loại mô học Tỷ lệ (%) Bảng 1. Phân bố theo giới hợp Giới Số BN Tỉ lệ % UTBM vảy 24 31,2 Nam 62 80% UTBM tuyến 38 49,3 Nữ 15 20% UTBM tế bào lớn 2 2,6 Tổng 77 100% UTBM tuyến vảy 12 15,6 Nhận xét: Nam chiếm 80% cao hơn so với nữ UTBM thần kinh nội tiết 1 1,3 (20%), tỉ lệ nam/nữ = 4/1. Tổng số 77 100 Bảng trên cho thấy trong nhóm UTBM tế 1.2. Tuổi bào không nhỏ, UTBM tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất 1.2.1 Đặc điểm tuổi (49,3%), sau đó là UTBM vảy (31,2%), UTBM tuyến Bảng 2. Phân bố tuổi theo giới vảy đứng hàng thứ ba (15,6), UTBM tế bào lớn và Số Nhỏ Lớn thần kinh nội tiết chiếm tỷ lệ thấp. Tuổi Trung bình ± ĐLC BN nhất nhất Bảng 5. Phân loại mô học ung thư biểu mô vảy Nam 62 40 76 57,53±9,20 tuổi Số trường Loại mô học Tỷ lệ (%) Nữ 15 33 70 57,40±10,06 tuổi hợp Tổng 77 33 76 57,50±9,27 tuổi UTBM vảy 21 87,5 Nhận xét: Nhóm nghiên cứu có tuổi nhỏ nhất UTBM vảy tế bào sáng 2 8,3 là 33 tuổi, cao nhất là 76 tuổi, tuổi trung bình là 57,50±9,27 tuổi. Nam và nữ có độ tuổi trung bình UTBM vảy dạng đáy 1 4,2 tương đối bằng nhau (nam: 57,53±9,20 tuổi và nữ: Tổng số 24 100 57,40±10,06 tuổi), sự khác biệt về tuổi giữa nam và Bảng trên cho thấy UTBM vảy thông thường nữ không có ý nghĩa thống kê với T = 0,038, p= 0,97 chiếm tỷ lệ cao nhất (87,5%), sau đó là UTBM vảy >0,05 (phép kiểm Student – T test). tế bào sáng và UTBM vảy dạng đáy. 1.2.2. Phân bố theo nhóm tuổi Bảng 6. Phân loại mô học ung thư biểu mô tuyến Bảng 3. Phân bố theo nhóm tuổi Số trường Tỷ lệ Loại mô học Nhóm tuổi Số BN Tỉ lệ % hợp (%) < 45 tuổi 5 6% UTBM thông thường 28 73,6 45 - < 55 tuổi 26 34% UTBM tuyến nhú 6 15,8 55 - < 65 tuổi 28 36% UTBM tiểu phế quản phế nang 4 10,6 ≥ 65 tuổi 18 24% Tổng 77 100% Tổng số 38 100 Bảng trên cho thấy UTBM tuyến thông thường Nhận xét: Nhóm tuổi tuổi từ 55 đến dưới 65 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhât (73,6%), UTBM tuyến nhú và chiếm tỉ lệ cao nhất (36%), kế đến là nhóm từ 45 UTBM tiểu phế quản phế nang chiếm tỷ lệ thấp hơn. đến dưới 55 tuổi (chiếm tỉ lệ 34%), bệnh nhân trên 65 tuổi chiếm tỉ lệ 24%, thấp nhất là nhóm dưới 45 2.2. Một số dấu ấn hóa mô miễn dịch của ung tuổi (5/77 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 6%). thư biểu mô phổi không tế bào nhỏ ISSN 1859 - 3925 Số 15 tháng 12/ 2013 TẠP CHÍ LAO VÀ BỆNH PHỔI
  4. 34 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Bảng 7. Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch CK7 Loại mô học Tổng số Dương tính Tỷ lệ UTBM vảy 24 10 41,6 UTBM tuyến 38 37 97,4 UTBM tế bào lớn 2 0 0 UTBM tuyến vảy 12 10 83,3 UTBM thần kinh nội tiết 1 0 0 Tổng số 77 53 Kết quả ở bảng trên cho thấy UTBM tuyến có tỷ lệ dương tính với CK7 cao nhất (97,4%), sau đó là UTBM tuyến vảy (83,3%), UTBM vảy chỉ có 41,6% các trường hợp dương tính với CK7. Bảng 8. Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch Ki-67 Loại mô học Tổng số Dương tính Tỷ lệ UTBM vảy 24 16 66,6 UTBM tuyến 38 14 36,8 UTBM tế bào lớn 2 0 0 UTBM tuyến vảy 12 9 75,0 UTBM thần kinh nội tiết 1 0 0 Tổng số 77 39 Kết quả ở bảng trên cho thấy UTBM tuyến vảy có tỷ lệ dương tính với Ki-67 cao nhất (75%), sau đó là UTBM vảy (66,6%), UTBM tuyến có tỷ lệ dương tính với Ki-67 thấp nhất (36,8%). Bảng 9. Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch p53 Loại mô học Tổng số Dương tính Tỷ lệ UTBM vảy 24 12 50,0 UTBM tuyến 38 19 50,0 UTBM tế bào lớn 2 1 50,0 UTBM tuyến vảy 12 6 50,0 UTBM thần kinh nội tiết 1 0 0 Tổng số 77 38 Bảng trên cho thấy cả bốn loại gồm UTBM vảy, UTBM tuyến và UTBM tuyến vảy đều có một nửa số trường hợp (50%) dương tính với p53, một trường hợp UTBM thần kinh nội tiết âm tính với p53. Bảng 10. Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch p63 Loại mô học Tổng số Dương tính Tỷ lệ (%) UTBM vảy 24 17 70,8 UTBM tuyến 38 7 18,4 UTBM tế bào lớn 2 0 0 UTBM tuyến vảy 12 3 25,0 UTBM thần kinh nội tiết 1 1 100,0 Tổng số 77 28 Bảng trên cho thấy 100% UTBM thần kinh nội tiết dương tính với p63, 70,8% các trường hợp UTBM vảy dương tính với p63, 25% các trường hợp UTBM tuyến vảy dương tính với p63 và 18,4% các trường hợp UTBM tuyến dương tính với p63. TẠP CHÍ LAO VÀ BỆNH PHỔI Số 15 tháng 12/ 2013 ISSN 1859 - 3925
  5. 35 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Bảng 11. Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch TTF-1 Loại mô học Tổng số Dương tính Tỷ lệ UTBM vảy 13 6 46,1 UTBM tuyến 13 7 53,8 UTBM tế bào lớn 1 0 0 UTBM tuyến vảy 4 2 50,0 UTBM thần kinh nội tiết 1 0 0 Tổng số 32 15 Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 32/77 UTBM tuyến nhú (6 trường hợp), UTBM tuyến tiểu trường hợp UTBM không tế bào nhỏ được nhuộm phế quản phế nang (4 trường hợp), UTBM tế bào TTF-1. Kết quả cho thấy UTBM tuyến có tỷ lệ dương lớn (2 trường hợp), UTBM tuyến-vảy (12 trường tính với TTF-1 cao hơn so với UTBM vảy (53,8% hợp), UTBM thần kinh nội tiết tế bào lớn (1 trường so với 46,1%). Có 2/4 trường hợp UTBM tuyến vảy hợp). dương tính với TTF1. Trong nhóm UTBM tế bào không nhỏ, ngoài các týp mô học theo phân loại mô học của WHO IV. BÀN LUẬN 2004, chúng tôi gặp các trường hợp đáng chú ý là: 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu + Một trường hợp UTBM tuyến dạng vi nhú với Giới: Nam chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn nữ (80% so vôi hóa nổi bật giống trong UTBM tuyến giáp. Một với 20%), tỉ lệ nam/nữ = 4/1. Tỷ lệ này phù hợp với trường hợp UTBM tuyến có hoạt động thực huyết các nghiên cứu khác trong nước cũng như nước cao với những tế bào u có bào tương giãn rộng ngoài, tỷ lệ UTPQ ở nam đều cao hơn nữ [1],[8]. chứa nhiều bạch cầu đa nhân trung tính hoặc hồng Tuổi: nhỏ nhất là 33 tuổi, cao nhất là 76 tuổi, cầu. Một trường hợp UTBM tế vào vảy dạng đáy tuổi trung bình là 57,50±9,27 tuổi. Hai nhóm tuổi đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO chiếm tỉ lệ cao nhất là: nhóm tuổi từ 55 đến dưới 2004. 65 tuổi chiếm tỉ lệ 36%, kế đến là nhóm từ 45 đến 3. Sự bộc lộ dấu ấn CK7 dưới 55 tuổi chiếm tỉ lệ 34%, thấp nhất là nhóm dưới Trong nghiên cứu của Satoshi và cs cho thấy: 45 tuổi (6%). Kết quả này phù hợp với Nguyễn Thị CK7 dương tính với 90,9% mẫu UTBM tuyến dạng Diệu Hồng-Bệnh viện Bạch Mai (2008) tuổi trung tuyến nguyên phát nhưng lại chỉ dương tính với bình mắc UTPQ là 54 ± 15,18, thấp nhất: 19, cao 5,3% (19 mẫu) ung thư đại trực tràng di căn đến nhất là 80 tuổi [3]. phổi, mặt khác thì hoàn toàn âm tính với nhóm thư 2. Tần suất các loại tế bào UTBM phổi không tế đại trực tràng nguyên phát. Từ đó tác giả kết luận: bào nhỏ theo phân loại của WHO 2004 CK7 rất hữu ích cho việc phân biệt giữa ung thư phổi do di căn từ hậu môn trực tràng với ung thư Phân loại mô bệnh học ung thư biểu mô phổi phổi biểu mô tuyến dạng tuyến [9]. là quan trọng, là yếu tố tiên lượng và thẩm định các phương thức điều trị. Cách phân loại của WHO Trong nghiên cứu của chúng tôi, CK7 dương 2004 là khá rõ ràng, có tính hệ thống cao, và đặc tính ở 83% ung thư biểu mô tuyến vảy, 97,4% ung biệt là đã đưa các týp mô bệnh học chính và các thư biểu mô tuyến và 41,6% ở UTBM vảy, trong khi biến thể của nó theo mã số ICD-O của WHO. Trong ở UTBM tế bào lớn và ung thư thần kinh nội tiết là nghiên cứu của chúng tôi có các týp sau: UTBM tế âm tính toàn bộ. Như vậy, CK7 dương tính ở hầu bào vảy (21 trường hợp), UTBM tế bào vảy týp tế hết UTBM tuyến và một phần UTBM vảy. Điều này bào sáng (2 trường hợp), UTBM tế bào vảy dạng là phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác, đáy (1 trường hợp), UTBM tuyến (38 trường hợp), đồng thời giúp chúng ta sử dụng CK7 như là một ISSN 1859 - 3925 Số 15 tháng 12/ 2013 TẠP CHÍ LAO VÀ BỆNH PHỔI
  6. 36 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC chất chỉ điểm để phân biệt UTBM tuyến với phần lượng trong UTBM phổi. còn lại, đặc biệt với loại UTBM thần kinh nội tiết. Ngoài ra, Zu và cs còn tìm thấy mối tương quan 4. Sự bộc lộ dấu ấn p53 nghịch giữa TTF-1 và Ki-67 khi nghiên cứu sự bộc lộ TTF-1 và Ki67 bằng phương pháp hóa mô miễn Lee và cs thấy tỷ lệ bộc lộ p53 ở 25/48 (52%) bệnh dịch trên 62 trường hợp UTBM tuyến của phổi như nhân [8]. Tammenagi và cs báo cáo tỷ lệ p53 dương sau: TTF-1 dương tính 58/62 trường hợp (93%) và tính là 49,1% [10]. Trong nghiên cứu của chúng Ki67 dương tính 22/62 trường hợp (35%). Sự bộc tôi, dấu ấn hóa mô miễn dịch p53 dương tính trong 50% các trường hợp trong UTBM vảy, UTBM tuyến, lộ mạnh của TTF-1 liên quan có ý nghĩa với độ biệt UTBM tế bào lớn và UTBM tuyến vảy, trong khi âm hóa cao (p=0,006) và tương quan nghịch với sự bộc tính với UTBM thần kinh nội tiết. Điều này cho thấy, lộ Ki67 (p=0,016). Tác giả kết luận: TTF-1 có thể UTBM thần kinh nội tiết âm tính hoàn toàn với các là một gen ức chế khối u dựa trên mối tương quan dấu ấn CK7 và p53, đây là một âm tính có giá trị nghịch với hoạt động tăng sản và tăng chết tế bào trong việc chẩn đoán phân biệt với các týp mô bệnh chương trình của Ki67 [13]. học còn lại của UTBM phổi. Theo nghiên cứu của chúng tôi, Ki-67 dương 5. Sự bộc lộ dấu ấn p63 tính 66,6% UTBM vảy, 75% UTBM tuyến–vảy và 36,8% UTBM tuyến. UTBM tế bào lớn và UTBM Các protein p63, một thành viên của gia đình thần kinh nội tiết âm tính toàn bộ. UTBM tuyến có tỷ của các yếu tố phiên mã p53 nhân, được đặc lệ dư­ơng tính với TTF-1 cao hơn so với UTBM vảy trưng bởi các gen ghi nhận chuyển hóa kích hoạt (53,8% so với 46,1%). Có 2/4 trường hợp UTBM (transactivating reporter genes). Theo kết quả một tuyến vảy dương tính với TTF1. Điều này cho thấy nghiên cứu cho thấy p63 đã được bộc lộ trong UTBM tuyến-vảy có tiên lượng sống thêm rất xấu ở 109/118 UTBM vảy, 15/95 UTBM tuyến, 2/2 UTBM bệnh nhân UTBM phổi không tế bào nhỏ. tuyến vảy, 4/6 UTBM tế bào lớn, 9/20 NET biệt hóa kém, và 1/37 u carcinoids điển hình và không điển V. KẾT LUẬN hình (p
  7. 37 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Quý Châu (2001): “Tình hình ung thư Biomark. 6:179-190. phổi nguyên phát điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện 8. Lee YC (1999). Significance of p53 and Rb Bạch Mai trong năm 2001”. protein expression in surgically treated non-small 2. Nguyễn Bá Đức (2006). Tình hình ung thư ở cell lung cancers. The Annals of Thoracic Surgery. Việt Nam giai đoạn 2001 – 2004. Tạp chí Y học thực 68(2):343-347. hành, tr:9-17. 9. Satoshi I, Masahiko F, Satoshi S, Masazumi O, 3. Nguyễn Thị Diệu Hồng (2008): “Nhận xét giá et al (2006). Combined in immunohistochemistry of trị của sinh thiết xuyên thành phế quản qua nội soi β-catenin, cytokeratin 7, and cytokeratin 20 is useful phế quản ống mềm trong chẩn đoán một số bệnh in discriminating primary lung adenocarcinomas phổi” Luận văn thạc sỹ y học trường Đại học Y Hà from metastatic colorectal cancer. BMC Cancer, Nội. 6:31. 4. Barlesi F, Pinot D, Legoffic A, Doddoli C, 10. Song Z, Xiaohong XU, et al (2009). Chetaille B, Torre JP, Astoul (2005). Positive thyroid Expression and clinical significance of Heparanase transcription factor 1 staning strongly correlates with and and Ki-67 in non-small cell lung cancer. Chinese survial of patients with adenocarcinoma of the lung. Journal of Lung Cancer. 12(7):785-788. British Journal of Cancer. 93:450-452. 11. Tammemagi MC, et al (1999). Meta- 5. Chu P, Wu E, Weiss LM (2000). Cytokeratin analyses of p53 tumor suppressor gene alterations 7 and cytokeratin 20 expression in epithelial and clinicopathological features in resected lung neoplasma: a survey of 435 cases. Mod Pathol. cancers. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev. 13(9): 962-72. 8(7):625-634. 6. Fontanini G, Vignati S, Bigini D, Mussi A, 12. Zhang P, Han Y, Huang L, Li Q, Ma D (2009). Lucchi M, Angeletti CA, Basolo F, Bevilacqua (1995). Expression and clinical significance of TTF-1 and Bcl-2protien: a prognostic factor inversely correlated p63 in NSCLC. Chin.J.Lung Cancer. 12(9):995-999. to p53 in non-small-cell lung cancer. Bristish Journal 13. Zu YF, Wang XC, Chen Y, Wang JY, Liu of cancer. 71:1003-1007. X, Li X, et al (2012). Thyroid transcription factor 1 7. Holdenrieder S, Nagel D, Stieber P (2010). represses the expression of Ki-67 apoptosis in non- Estimation of prognosis by circulating biomarkers small cell lung cancer. Oncology Report. 28:1544- in patients with non-small cell lung cancer. Cancer 1550. ISSN 1859 - 3925 Số 15 tháng 12/ 2013 TẠP CHÍ LAO VÀ BỆNH PHỔI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2