Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM CHẨN ĐOÁN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH TINH<br />
BẰNG THẮT TĨNH MẠCH TINH VI PHẪU TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC<br />
06/2013 – 05/2014<br />
Nguyễn Quang*, Nguyễn Ngọc Sơn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nhận xét về đặc điểm chẩn đoán và đánh giá hiệu quả thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu trong điều trị<br />
bệnh lý giãn tĩnh mạch tinh.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả chùm bệnh, tiến cứu 183 bệnh nhân được chẩn<br />
đoán giãn tĩnh mạch tinh và phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu tại khoa Tiết niệu – bệnh viện Việt Đức từ<br />
06/2013 – 05/2014.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình 26,58 (12 – 54 tuổi). Triệu chứng cơ năng: đau bìu (76,5%), chậm có con (32,8%).<br />
Triệu chứng thực thể: bìu giãn sệ (97,8%), tĩnh mạch tinh giãn (100%). Siêu âm Doppler 2 tinh hoàn phát hiện<br />
100% các trường hợp. Tinh dịch đồ bất thường 73,2%. Kết quả sau mổ: tốt (76,5%), trung bình (23,5%), xấu<br />
(0%).<br />
Kết luận: Giãn tĩnh mạch tinh có thể chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng và siêu âm Doppler 2 tinh hoàn.<br />
Phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu là phương pháp điều trị an toàn, có hiệu quả cao và nên được lựa chọn.<br />
Từ khóa: Giãn tĩnh mạch tinh<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE DIAGNOSIS CHARACTERISTICS AND THE EVALUATION OF MICROSCOPIC<br />
VARICOCELECTOMY RESULTS AT VIETDUC HOSPITAL 06/2013 – 05/2014<br />
Nguyen Quang, Nguyen Ngoc Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 177 - 181<br />
Background: To judge the diagnosis characteristic and evaluate the results of microscopic varicocelectomy.<br />
Materials and Methods: Cluster analysis study, prospective of 183 patients with varicocele who were<br />
diagnosed and treated by microscopic varicocelectomy at Vietduc University Hospital from June 2013 to May<br />
2014.<br />
Results: Mean age 26.58 (range 12 - 54). Symptom: scrotal pain (76.5%), infertility (32.8%), incontinence<br />
urine (13.3%). Sign: enlarged scrotum (97.8%), varicocele (100%). Scrotal Doppler ultrasound detected 100%<br />
cases. Abnormal semen analysis in 73.2 % cases. Postoperative results: good (76.5%), average (23.5%), bad (0%).<br />
Conclusions: Varicocele’s diagnosis depends on clinical and scrotal Doppler ultrasound. Microscopic<br />
varicocelectomy is a safe and effective method.<br />
Key words: varicocele<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Giãn tĩnh mạch tinh (GTMT) là sự giãn to bất<br />
thường các tĩnh mạch trong đám rối tĩnh mạch<br />
thừng tinh và thường xuất hiện ở bên trái. Theo<br />
WHO, GTMT xuất hiện ở 11,7% đàn ông có tinh<br />
dịch đồ bình thường và ở 25,4% đàn ông có tinh<br />
* Bệnh viện Việt Đức<br />
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Quang<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
dịch đồ bất thường. Tuy nhiên, nhiều nghiên<br />
cứu đã chỉ ra có sự liên quan giữa GTMT và vô<br />
sinh nam giới(1,16). GTMT không thể tự khỏi mà<br />
bắt buộc phải được điều trị bằng cách can thiệp<br />
mạch hoặc phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh<br />
(TMT). Trong đó, thắt TMT vi phẫu đang được<br />
<br />
ĐT: 0903201919<br />
<br />
Email: quangvietduc@gmail.com<br />
<br />
177<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
xem là “tiêu chuẩn vàng” để điều trị GTMT(3,8).<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai<br />
mục tiêu:<br />
- Nhận xét về chẩn đoán bệnh lý GTMT<br />
- Đánh giá hiệu quả phương pháp thắt TMT<br />
vi phẫu trong điều trị bệnh lý GTMT.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là<br />
giãn tĩnh mạch tinh, có chỉ định phẫu thuật và<br />
được thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu tại khoa Phẫu<br />
thuật Tiết niệu - bệnh viện Việt Đức trong<br />
khoảng thời gian từ 06/2013 - 05/2014 bởi cùng<br />
một phẫu thuật viên.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả chùm bệnh, tiến cứu dựa<br />
trên hồ sơ bệnh án.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
lần. Chú ý bảo tồn ống dẫn tinh, bó mạch ống<br />
dẫn tinh, động mạch tinh và các bạch mạch.<br />
- Có thể đẩy tinh hoàn lên để kiểm tra và thắt<br />
các nhánh tĩnh mạch khác nếu giãn.<br />
- Đẩy tinh hoàn trở lại vào bìu.<br />
- Đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu.<br />
Đánh giá các biến chứng sau mổ như: tụ máu<br />
bìu, teo tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn,<br />
giãn tĩnh mạch tinh tái phát. Bệnh nhân được tái<br />
khám theo hẹn và ghi nhận các chuyển biến về<br />
tình trạng lâm sàng cũng như tinh dịch đồ.<br />
<br />
Kết quả phẫu thuật được phân loại như sau<br />
- Tốt:<br />
+ Không có biến chứng sau mổ<br />
+ Không còn triệu chứng đau bìu<br />
+ Có con theo đường tự nhiên hoặc tinh dịch<br />
đồ trở lại bình thường<br />
<br />
Ghi nhận các đặc điểm lâm sàng khi bệnh<br />
nhân vào viện.<br />
<br />
- Trung bình:<br />
<br />
Đánh giá kết quả chẩn đoán hình ảnh, xét<br />
nghiệm nội tiết tố và tinh dịch đồ.<br />
<br />
+ Còn đau nhẹ bìu<br />
<br />
Chỉ định phẫu thuật<br />
- Giãn tĩnh mạch tinh kèm bất thường tinh<br />
dịch đồ trên một cặp vợ chồng chậm con<br />
<br />
+ Không có biến chứng sau mổ<br />
+ Có con bằng các phương pháp hỗ trợ sinh<br />
sản hoặc tinh dịch đồ có cải thiện hơn so với<br />
trước mổ<br />
- Xấu:<br />
<br />
- Giãn tĩnh mạch tinh gây khó chịu, đau bìu<br />
kéo dài mà điều trị Nội khoa không cải thiện<br />
<br />
+ Biến chứng sau mổ<br />
<br />
- Giãn tĩnh mạch tinh kèm thể tích tinh hoàn<br />
cùng bên giảm<br />
<br />
+ Tinh dịch đồ không cải thiện<br />
<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
- Bệnh nhân nằm ngửa, gây tê tuỷ sống<br />
- Rạch da khoảng 3cm vùng bẹn cùng bên<br />
với tĩnh mạch tinh giãn theo đường phân giác<br />
giữa bờ ngoài cơ thẳng to và cung đùi cùng bên<br />
hoặc theo đường ngang trên nếp lằn bẹn, đi qua<br />
lỗ bẹn nông cùng bên<br />
- Bộc lộ thừng tinh, luồn 1 sonde Nelaton để<br />
giữ thừng tinh<br />
- Mở bao thớ thừng tinh, thắt các nhánh tĩnh<br />
mạch tinh dưới kính lúp có độ phóng đại 2,5 – 3<br />
<br />
178<br />
<br />
+ Không cải thiện các triệu chứng lâm sàng<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 6/2013 đến 5/2014 có 183 bệnh nhân<br />
được phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu<br />
Tuổi trung bình: 26.58 ± 7.39 (từ 12 đến 54<br />
tuổi).<br />
Triệu chứng lâm sàng:<br />
Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng<br />
Triệu chứng<br />
Đau bìu<br />
Chậm có con<br />
Thực thể<br />
Bìu giãn sệ<br />
Tĩnh mạch tinh giãn<br />
Cơ năng<br />
<br />
Số lượng<br />
140<br />
60<br />
179<br />
183<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
76,5%<br />
32,8%<br />
97,8%<br />
100%<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
Tất cả bệnh nhân được siêu âm Doppler 2<br />
tinh hoàn trước mổ và đều phát hiện có giãn tĩnh<br />
mạch tinh với biểu hiện tĩnh mạch tinh tăng kích<br />
thước, có dòng trào ngược khi làm nghiệm pháp<br />
Valsava. Trong nhóm nghiên cứu này, tất cả các<br />
bệnh nhân đều bị giãn tĩnh mạch tinh bên trái,<br />
không có bệnh nhân nào bị giãn tĩnh mạch tinh<br />
hai bên.<br />
Có 180/183 trường hợp được xét nghiệm<br />
nội tiết tố trước mổ, trong đó có 122 trường<br />
hợp có biểu hiện rối loạn nội tiết tố, cụ thể như<br />
bảng sau:<br />
Bảng 2. Xét nghiệm nội tiết tố<br />
LH<br />
FSH<br />
Prolactin<br />
Estradiol<br />
Testosteron<br />
<br />
Cao<br />
6<br />
86<br />
5<br />
10<br />
7<br />
<br />
Bình thường<br />
161<br />
93<br />
165<br />
114<br />
154<br />
<br />
Thấp<br />
13<br />
1<br />
10<br />
56<br />
19<br />
<br />
Tinh dịch đồ biểu hiện bất thường trong<br />
134/183 trường hợp (73,2%) với các biểu hiện cụ<br />
thể như trong bảng sau:<br />
Bảng 3. Kết quả tinh dịch đồ<br />
Mật độ tinh trùng giảm<br />
Tỉ lệ tinh trùng sống giảm<br />
Tỉ lệ tinh trùng di động nhanh giảm<br />
Tỉ lệ tinh trùng bình thường giảm<br />
<br />
44 (24%)<br />
91 (49,7%)<br />
134(73,2%)<br />
35 (19,1%)<br />
<br />
Tất cả các bệnh nhân được mổ thắt tĩnh<br />
mạch tinh vi phẫu qua đường bẹn.<br />
Sau mổ ổn định, không có trường hợp nào<br />
ghi nhận bị các biến chứng sau mổ.<br />
Tất cả các bệnh nhân đều được tái khám theo<br />
hẹn. Thời gian khám lại trung bình là 10.54 ± 2.8<br />
tháng (ngắn nhất là 1 tháng và dài nhất là sau 18<br />
tháng)<br />
Kết quả sau phẫu thuật như sau:<br />
Bảng 4. Kết quả phẫu thuật<br />
Tốt<br />
Trung bình<br />
Xấu<br />
<br />
Số lượng<br />
140<br />
43<br />
0<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
76,5%<br />
23,5%<br />
0%<br />
<br />
Như vậy, chúng tôi không ghi nhận một<br />
trường hợp nào có kết quả xấu sau mổ.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Trong nhóm kết quả tốt, có 120 bệnh nhân<br />
không còn triệu chứng đau bìu so với trước khi<br />
mổ. Chúng tôi chỉ ghi nhận được 15 trường hợp<br />
có thai tự nhiên sau mổ, và chưa có trường hợp<br />
nào có thai bằng cách sử dụng các biện pháp hỗ<br />
trợ sinh sản. Số lượng này so với số bệnh nhân<br />
chậm có con trước mổ là 60 chỉ chiếm 25%.<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Chẩn đoán xác định<br />
Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất khi<br />
người bệnh tới khám là đau bìu bên có GTMT<br />
và/hoặc chậm có con. Nhiều nghiên cứu khác<br />
nhau đã chứng minh GTMT là 1 nguyên nhân<br />
gây vô sinh ở nam giới(1,16,7). Chính vì thế các<br />
trường hợp đi khám vì hiếm muộn ở nam giới<br />
cần được làm thăm khám để chẩn đoán có<br />
GTMT hay không.<br />
Phân loại GTMT trên lâm sàng theo Dubin<br />
như sau:<br />
Độ 3: Nhìn và sờ thấy TMT giãn ở tư thế<br />
nghỉ<br />
Độ 2: Sờ thấy TMT giãn ở tư thế nghỉ<br />
Độ 1: Sờ thấy TMT giãn khi làm nghiệm<br />
pháp Valsava<br />
Độ 0: Chỉ phát hiện TMT giãn trên siêu âm<br />
Trong nhóm nghiên cứu, 100% bệnh nhân<br />
khám thấy TMT giãn trên lâm sàng. Như vậy,<br />
việc khám lâm sàng khi bệnh nhân đứng thẳng<br />
là phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán<br />
GTMT.<br />
Một số trường hợp khó xác định như GTMT<br />
độ 0, có tiền sử phẫu thuật vùng bìu, béo phì,<br />
kèm tràn dịch màng tinh hoàn…, chẩn đoán<br />
hình ảnh là một phương tiện hữu hiệu(17). Trong<br />
số các phương tiện không xâm lấn thì siêu âm<br />
Doppler màu là phương tiện thăm dò tốt và có<br />
hiệu quả cao. Trong nhóm nghiên cứu, để khẳng<br />
định chẩn đoán, tất cả các bệnh nhân đều được<br />
siêu âm Doppler trước mổ và toàn bộ đều phát<br />
hiện có GTMT.<br />
<br />
179<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
GTMT và vô sinh nam<br />
GTMT được xem là nguyên nhân hàng đầu<br />
gây vô sinh ở nam giới. Theo một số nghiên<br />
cứu, GTMT gặp khoảng 21 – 41% ở nam giới<br />
vô sinh nguyên phát và tới 75 – 81% ở nam<br />
giới vô sinh thứ phát(1,16). Trong nhóm nghiên<br />
cứu này, chỉ có 60 bệnh nhân đi khám vì lý do<br />
chậm có con, tuy nhiên xét nghiệm tinh dịch<br />
đồ ghi nhận sự bất thường ở 134/183 trường<br />
hợp, chiếm tới 73,2%.<br />
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự cải thiện rõ rệt<br />
tinh dịch đồ sau phẫu thuật thắt TMT với tỉ lệ 50<br />
– 70%(2,15). Một số tác giả đã ghi nhận tỉ lệ có thai<br />
tự nhiên sau phẫu thuật khoảng 24 – 53%(5,14).<br />
Ngay cả với các trường hợp vô tinh không do bế<br />
tắc, việc phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh vẫn có<br />
thể giúp cải thiện tinh dịch đồ và giúp bệnh<br />
nhân có con(12,13). Trong nghiên cứu này, chúng<br />
tôi không ghi nhận trường hợp nào bị vô tinh.<br />
Tất cả các bệnh nhân đều có sự cải thiện về tinh<br />
dịch đồ so với trước mổ, trong đó có 91/134 bệnh<br />
nhân có tinh dịch đồ trở về bình thường, chiếm<br />
67,9%, cũng tương tự với các tác giả khác trên<br />
thế giới. Tuy vậy, chỉ có 15/60 trường hợp chậm<br />
con được ghi nhận có thai tự nhiên, chiếm 25%.<br />
Ngay cả đối với các trường hợp phải sử<br />
dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, theo một<br />
nghiên cứu của Sandro C. Esteves và cộng sự<br />
(2010) thì tỷ lệ thụ tinh nhân tạo thành công ở<br />
nhóm được phẫu thuật thắt TMT là 60%, cao hơn<br />
nhóm không điều trị là 45%(6). Đáng tiếc là trong<br />
nghiên cứu này, chúng tôi không có bệnh nhân<br />
nào sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản.<br />
<br />
GTMT: Chọn lựa phương pháp điều trị<br />
Việc điều trị GTMT hiện nay có hai nhóm<br />
phương pháp là can thiệp mạch và phẫu thuật.<br />
Nhóm phẫu thuật bao gồm các kỹ thuật thắt<br />
TMT qua nội soi ổ bụng, qua mổ mở không vi<br />
phẫu và có vi phẫu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra<br />
thắt TMT vi phẫu đem lại kết quả tốt, tỉ lệ tái<br />
phát thấp, tỉ lệ có thai sau mổ cao hơn so với các<br />
phương pháp còn lại(9,2). Vì lý do đó, trong<br />
nghiên cứu này chúng tôi thực hiện thắt TMT vi<br />
<br />
180<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
phẫu cho tất cả 183 bệnh nhân. Không có trường<br />
hợp nào ghi nhận các biến chứng sau mổ.<br />
Hiện vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau<br />
trong việc thắt TMT vi phẫu 1 bên hay 2 bên.<br />
Theo Libman (2006), tỉ lệ có thai tự nhiên ở nhóm<br />
thắt TMT 2 bên là 49%, trong khi ở nhóm thắt<br />
TMT 1 bên là 36%(11). Tuy nhiên, theo một số<br />
nghiên cứu khác thì không có sự khác biệt giữa<br />
nhóm thắt TMT hai bên và nhóm chỉ thắt TMT<br />
giãn(7). Theo chúng tôi, GTMT gây ảnh hưởng tới<br />
cả hai tinh hoàn, nhưng dựa vào cơ chế bệnh lý,<br />
chỉ cần thắt bên giãn là đủ.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
GTMT là bệnh lý gây ảnh hưởng lên chức<br />
năng tinh hoàn và là nguyên nhân hàng đầu<br />
gây vô sinh ở nam giới. Việc chẩn đoán có thể<br />
dựa vào thăm khám lâm sàng tỉ mỉ và siêu âm<br />
Doppler 2 tinh hoàn. Phẫu thuật thắt TMT<br />
giãn vi phẫu cho ít nguy cơ, cho kết quả tốt và<br />
nên được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều<br />
trị GTMT.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Agarwal A., Naughton C.K., Nangia A.K. (2001)<br />
Pathophysiology of varicoceles in male infertility. Hum<br />
Reprod Update. 7(5): p. 473-81.<br />
Cayan S., et al., Can varicocelectomy significantly change the<br />
way couples use assisted reproductive technologies? J Urol,<br />
2002. 167(4): p. 1749-52.<br />
Cayan, S., et al., Comparison of results and complications of<br />
high ligation surgery and microsurgical high inguinal<br />
varicocelectomy in the treatment of varicocele. Urology, 2000.<br />
55(5): p. 750-4.<br />
Ding H., et al., Open non-microsurgical, laparoscopic or open<br />
microsurgical varicocelectomy for male infertility: a metaanalysis of randomized controlled trials. BJU Int, 2012. 110(10):<br />
p. 1536-42.<br />
Donkol R.H. and T. Salem, Paternity after varicocelectomy:<br />
preoperative sonographic parameters of success. J Ultrasound<br />
Med, 2007. 26(5): p. 593-9.<br />
Esteves S.C., F.V. Oliveira, and R.P. Bertolla, Clinical outcome<br />
of intracytoplasmic sperm injection in infertile men with<br />
treated and untreated clinical varicocele. J Urol, 2010. 184(4):<br />
p. 1442-6.<br />
Glassberg K.I. and R. Korets, Update on the management of<br />
adolescent varicocele. F1000 Med Rep, 2010. 2.<br />
Goldstein M., et al., Microsurgical inguinal varicocelectomy<br />
with delivery of the testis: an artery and lymphatic sparing<br />
technique. J Urol, 1992. 148(6): p. 1808-11.<br />
Goldstein M., Surgical management of male infertility and<br />
other scrotal disorder, in Campbell’s Urology. 2002, W.B<br />
Saunders p. 1532-1587.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
Lee J.S., H.J. Park, and J.T. Seo, What is the indication of<br />
varicocelectomy in men with nonobstructive azoospermia?<br />
Urology, 2007. 69(2): p. 352-5.<br />
Libman J., et al., Beneficial effect of microsurgical<br />
varicocelectomy is superior for men with bilateral versus<br />
unilateral repair. J Urol, 2006. 176(6 Pt 1): p. 2602-5; discussion<br />
2605.<br />
Matthews, G.J., E.D. Matthews, and M. Goldstein, Induction<br />
of spermatogenesis and achievement of pregnancy after<br />
microsurgical varicocelectomy in men with azoospermia and<br />
severe oligoasthenospermia.. 70(1): p. 71-5.<br />
Nguyễn H.V. Phước and Nguyễn T. Như (2001), Vô tinh<br />
không bế tắc kèm giãn tĩnh mạch tinh: hiệu quả của vi phẫu<br />
thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngã bẹn bìu. Y học thực<br />
hành. 669 - 670.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
14.<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
17.<br />
<br />
Pryor J.L. and S.S. Howards, Varicocele. Urol Clin North Am,<br />
1987. 14(3): p. 499-513.<br />
Smit M., et al., Decreased sperm DNA fragmentation after<br />
surgical varicocelectomy is associated with increased<br />
pregnancy rate. J Urol, 2010. 183(1): p. 270-4.<br />
Williams D.H., E. Karpman, and L.I. Lipshultz, Varicocele:<br />
surgical techniques in 2005. Can J Urol, 2006. 13 Suppl 1: p. 137.<br />
Zini A., Varicocelectomy: microsurgical subinguinal technique<br />
is the treatment of choice (2007). Can Urol Assoc J,. 1(3): p. 2736.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
10/05/2015<br />
01/06/2015<br />
15/07/2015<br />
<br />
181<br />
<br />