ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ THỪA CÂN, BÉO PHÌ SIÊU ÂM CÓ GAN NHIỄM MỠ
lượt xem 15
download
Gan nhiễm mỡ nguyên nhân không do rượu (GNM) là bệnh lý thường gặp ở trẻ béo phì và ngày càng trở thành một vấn đề sức khoẻ cộng đồng, cùng với sự gia tăng của béo phì. Mặc dầu, phần lớn gan nhiễm mỡ lành tính, nhưng một số trường hợp gan nhiễm mỡ đơn thuần tiến triển thành viêm gan mỡ với quá trình xơ hoá thậm chí dẫn đến xơ gan giai đoạn cuối. Tăng men gan và tình trạng kháng insulin thường gặp ở trẻ có gan nhiễm mỡ. Giảm cân có thể cải thiện...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ THỪA CÂN, BÉO PHÌ SIÊU ÂM CÓ GAN NHIỄM MỠ
- ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ THỪA CÂN, BÉO PHÌ SIÊU ÂM CÓ GAN NHIỄM MỠ TÓM TẮT Gan nhiễm mỡ nguyên nhân không do rượu (GNM) là bệnh lý thường gặp ở trẻ béo phì và ngày càng trở thành một vấn đề sức khoẻ cộng đồng, cùng với sự gia tăng của béo phì. Mặc dầu, phần lớn gan nhiễm mỡ lành tính, nhưng một số trường hợp gan nhiễm mỡ đơn thuần tiến triển thành viêm gan mỡ với quá trình xơ hoá thậm chí dẫn đến xơ gan giai đoạn cuối. Tăng men gan và tình trạng kháng insulin thường gặp ở trẻ có gan nhiễm mỡ. Giảm cân có thể cải thiện tình trạng bệnh lý. Mục tiêu: Mô tả những đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ thừa cân, béo phì có GNM và tìm mối liên quan giữa những đặc điểm này với gan nhiễm mỡ. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 102 trẻ thừa cân, béo phì có hình ảnh gan nhiễm mỡ trên siêu âm. Tất cả trẻ không có triệu chứng lâm sàng của bệnh lý gan mãn tính. Trẻ nam chiếm đa số (75%). Trẻ có độ tuổi
- thấp nhất 30 tháng và cao nhất là 14,5 tuổi, trung bình 9,94 ± 2,29 tuổi. Đa số trẻ bị béo phì (94%). 62 (60,8%) trẻ có gan nhiễm mỡ kèm tăng ALT (đại diện cho viêm gan mỡ. Trẻ có tình trạng kháng insulin chiếm 56%. Giá trị trung bình của tuổi, vòng eo, tỉ số vòng eo/vòng hông, ALT, đường huyết, insulin, chỉ số HOMO và triglyceride ở nhóm có gan nhiễm mỡ cao hơn nhóm không có gan nhiễm mỡ. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa gan nhiễm mỡ với giới tính, nhóm tuổi và mức độ béo phì. Kết luận: gan nhiễm mỡ là bệnh lý thường gặp ở trẻ béo phì. Siêu âm là phương tiện chẩn đoán không xâm lấn, khả thi dùng để tầm soát gan nhiễm mỡ. Trẻ có gan nhiễm mỡ nên được kiểm tra tình trạng tăng ALT, tăng triglyceride và tình trạng kháng insulin. SUMMARY Nonalcoholic fatty liver disease (NAFLD) is common problem in obese children and also in their growing problem. Although it’s mostly benign, some children with NAFLD can develop to nonalcoholic steatohepatitis (NASH), which may introduce to cirrhosis and end-stage liver disease such as fibrosis and cirrhosis. Chronically elevated plasma liver enzyme levels and insulin resistance are the most frequent findings in the patient having hepatic steatosis. Weight reduction can improve this problem.
- Objectives: (1) to describe the demographic characteristics, clinical manifestations and laboratory signs of nonalcoholic fatty liver disease. (2) to assess the correlation between nonalcoholic fatty liver disease and other factors like demographic, clinical, laboratory characteristics. Design: Cross-sectional descriptive. Results: 102 overweight, obese children, having hepatic steatosis in the ultrasound test enrolled in our study. Patients’ ages ranged from 30 months to 14.5 years (means: 9.94 ± 2.29 years). Males were prominent (75%). Most of them were obese (94%). Combination of hepatic steatosis with raised ALT (presumptive NASH) was found in 62 subjects (60.8 %). The criteria for insulin resistance were met by 56% of subjects. The means of age, waist and hip circumference, alanine aminotransferase ALT, fasting plasma glucose, fasting insulin, insulin resistance markers (homeostasis model assessment (HOMA)) and triglyceride for group having hepatic steatosis were higher than group without hepatic steatosis. There were the correlation between ultrasonographic hepatic steatosis and other factors like sex, age, degree of obesity. Conclusion: Nonalcoholic fatty liver disease (NAFLD) was popular among obese children in our study. Ultrasonography should be used for the monitoring of hepatic steatosis in the obese children. Patients being evaluated
- for NAFLD should be screened for raised ALT, hypertriglyceridaemia and insulin resistance. ĐẶT VẤN ĐE Béo phì (BP) là một trong những vấn đề sức khoẻ đang được quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới vì tốc độ gia tăng và hậu quả sức khỏe của nó. Béo phì có thể gây ra nhiều bệnh lý trước mắt hoặc lâu dài. Liên quan đến béo phì, tần suất gan nhiễm mỡ ở trẻ em cũng tăng nhanh. Gan nhiễm mỡ do béo phì được công nhận là một bệnh lý gan mãn tính ở trẻ em. Gan nhiễm mỡ bao gồm những rối loạn từ thoái hoá mỡ đơn thuần cho đến viêm gan mỡ là tình trạng gan nhiễm mỡ nặng với các mức độ viêm và tổn thương tế bào gan khác nhau, có thể tiến triển thành xơ gan(13). Béo phì ở trẻ em Việt Nam, tuy đã được báo động nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức bởi gia đình và cả nhân viên y tế. Gan nhiễm mỡ ở trẻ em chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta. Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Mục tiêu tổng quát Xác định những đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ thừa cân, béo phì (TC-BP) có hình ảnh gan nhiễm mỡ (GNM) trên siêu âm
- và tìm mối liên quan giữa những đặc điểm này với hình ảnh gan nhiễm mỡ trên siêu âm bụng. Mục tiêu chuyên biệt - Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ học ở trẻ thừa cân, béo phì siêu âm có GNM - Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng ở trẻ TC-BP siêu âm có gan nhiễm mỡ. - Xác định giá trị trung bình và tỉ lệ các đặc điểm cận lâm sàng ở trẻ thừa cân, béo phì siêu âm có gan nhiễm mỡ. - Tìm mối liên quan giữa tình trạng gan nhiễm mỡ với đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng khảo sát ở trẻ thừa cân, béo phì. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích. Xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 8.0. Dân số mẫu
- Trẻ trên 2 tuổi đến khám và điều trị thừa cân, béo phì tại khoa Dinh Dưỡng, BV. Nhi Đồng I từ 1/2005 đến 7/2006 có hình ảnh gan nhiễm mỡ trên siêu âm. Cỡ mẫu: Sử dụng công thức cỡ mẫu n= Z2 1-/2 P (1-P) d2 Với p là tỉ lệ GNM trên siêu âm trong quần thể trẻ béo phì khoảng (1) , d là sai số biến tối đa và được chọn là 10%. Do độ tin cậy được 39,1% chọn là 95% nên Z 1-/2 = 1,96. Theo công thức trên sẽ có khoảng 92 trẻ thừa cân, béo phì có gan nhiễm mỡ được khảo sát. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc tính mẫu nghiên cứu Đặc điểm dịch tễ học
- Tổng cộng có 102 trẻ thừa cân, béo phì có GNM trên siêu âm. Tỉ lệ trẻ nam là 75%. Tuổi trung bình của trẻ là 9,94 ± 2,29 tuổi. Trẻ thừa cân, béo phì bị gan nhiễm mỡ có tuổi thấp nhất là 30 tháng. Trẻ thuộc nhóm tuổi học sinh cấp I chiếm tỉ lệ cao nhất (54,9%). 97% là trẻ dân tộc Kinh, 54% cư ngụ tại các tỉnh. Bảng 1: Phân bố theo tuổi, giới, và mức độ béo phì Mức Thừa cân Béo phì Chung độ BP Tuổi n % n % n % < 6 tuổi 0 0,0 2 2,1 2 2,0 Nam 0 0,0 3 3,1 3 2,9 Nư 6 – 10 tuổi 2 33,3 41,7 40 42 41,2 Nam 3 50,0 11,5 11 14 13,7 Nư
- > 10 – 15 tuổi 1 16,7 32,3 31 32 31,4 Nam 0 0,0 9,4 9 9 8,8 Nư Tổng 6 100,0 96 100,0 102 100,0 Đặc điểm lâm sàng Bảng 2: Phân bố theo đặc điểm lâm sàng Tần Tỉ lệ Đặc so (%) điểm Cân N=100 nặng lúc sanh 5 5,0 < 2500g 79 79,0 2500- 16 16,0 3500g > 3500g Tiền N=102
- Tần Tỉ lệ Đặc so (%) điểm căn suy dinh 14 14,0 dưỡng 88 86,0 Co Không Tiền N=102 căn gia đình 44 43,0 Co 58 57,0 Không Mức độ N=102 BP theo BMI* 6 6,0 Thừa 96 94,0 cân Béo phì Tỉ lệ mỡ N=57 cơ the
- Tần Tỉ lệ Đặc so (%) điểm Thấp - 0 0,0 Trung bình 57 100,0 Cao Loại BP N=57 theo WHR** 19 33,3 BP 38 66,7 trung tâm BP ngoại biên Loại BP N=57 theo vòng eo 26 45,6 BP 31 54,4 trung tâm BP ngoại biên
- Tần Tỉ lệ Đặc so (%) điểm ≥ Gan N=102 2cm hạ sườn 102 100,0 phải 0 0,0 Không Co *BMI: chỉ số khối cơ thể = cân nặng (kg) / bình phương chiều cao (m2) **WHR: tỉ số vòng eo/vòng hông Đặc điểm cận lâm sàng. Bảng 3: Phân bố đặc điểm cận lâm sàng. Tỉ Đặc điểm lệ (%) Lipid máu Tăng Cholesterol 27,7
- (n=101) cholesterol 67,7 Tăng Triglyceride 31,6 (n=99) triglyceride 26,3 Tăng LDL (n=99) HDL (n=101) LDL Giảm HDL Tăng Transaminase 27,5 máu AST 60,8 Tăng n=102 ALT Đường huyết Tăng 1,0 Giảm n=102 36,0 Tăng Insulin 22,0 Giảm n=72 35,0 Chỉ số Tình 56,0 HOMO-IR*** > 2 trạng kháng
- (n=72) insulin Chỉ số HOMO-IR = Ino (mU/ml) x Go (mmol/L)/22,5 (công thức Matthews) để xác định tình trạng kháng insulin khi >2. Mối liên quan của GNM với đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng Dịch tễ học Giới Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa gan nhiễm mỡ và giới tính, nhóm trẻ bị gan nhiễm mỡ có tỉ lệ trẻ nam cao hơn nhóm trẻ không bị gan nhiễm mỡ (p = 0,03). Bảng 4: Mối liên quan giữa tình trạng gan nhiễm mỡ và giới GNM Không GNM Phép kiểm c2 n % n % Nam 76 74,51 117 62,23 p = 37,77 0,0344 Nư 26 25,49 71 Tuổi
- Trong số 290 trẻ bị thừa cân, béo phì, tuổi trung bình của nhóm trẻ có gan nhiễm mỡ (n=102) cao hơn nhóm không có GNM (n=188) 9,94± 2,29 tuổi so với 8,52 ± 2,35 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001 (t- test). Nhóm trẻ thừa cân, béo phì bị gan nhiễm mỡ có tỉ lệ trẻ > 10 tuổi cao hơn nhóm thừa cân, béo phì không bị GNM (p < 0,001). Bảng 5: Mối liên quan giữa tình trạng gan nhiễm mỡ và nhóm tuổi. GNM Không GNM Phép kiểm c2 n % n % > 48 47,06 43 22,87 p = 10 tuổi 77,13 0,000 54 52,94 145 ≤ 10 tuổi Lâm sàng Mối liên quan giữa gan nhiễm mỡ và tiền căn bản thân, gia đình Không có sự khác biệt về tiền căn bản thân và gia đình giữa nhóm trẻ thừa cân, béo phì có gan nhiễm mỡ và nhóm thừa cân, béo phì không có gan nhiễm mỡ.
- Mối liên quan giữa tình trạng gan nhiễm mỡ và mức độ béo phì Nhóm bị gan nhiễm mỡ có tỉ lệ trẻ béo phì (BMI > 95th) cao hơn nhóm không bị GNM (p = 0,017). Đặc biệt, trẻ béo phì có CN/T > 140% trong nhóm bị gan nhiễm mỡ có tỉ lệ cao hơn nhóm không bị gan nhiễm mỡ một cách có ý nghĩa thống kê với p = 0,0087. Bảng 6: Mối liên quan giữa tình trạng GNM và mức độ béo phì GNM Không GNM Phép kiểm c2 n % n % BMI 96 94,12 159 84,57 p = Béo phì 15,43 0,0170 6 5,88 29 Thừa cân Tổng 102 100,0 188 100,0 Trẻ p = béo phì có 72,33 0,0087 83 86,46 115 CN/T 13 13,54 44 26,67 >140%
- £ 140% Tổng 96 100,0 159 100 Mối liên quan giữa GNM và tỉ lệ mỡ cơ thể, vòng eo và tỉ số vòng eo/hông (WHR) Không có sự khác biệt về giá trị trung bình của tỉ lệ mỡ cơ thể giữa 2 nhóm trẻ thừa cân, béo phì có gan nhiễm mỡ và nhóm TC-BP không có gan nhiễm mỡ. Vòng eo trung bình và tỉ số WHR trung bình của nhóm trẻ có gan nhiễm mỡ cao hơn nhóm không có gan nhiễm mỡ với p < 0,0001 và p = 0,0052. Bảng 7: Mối liên quan giữa GNM và tỉ lệ mỡ cơ thể, vòng eo và tỉ số WHR. Nhóm Nhóm Trị t- trung có GNM không GNM số test bình của (X±SD) (X±SD) Tỉ lệ 31,86 ± 31,65 ± P mỡ cơ the 4,18 3,72 =
- 0,8040 Vòng 84,73 ± 75,86 ± p eo 9,75 7,72 < 0,0001 Tỉ số 0,94 ± 0,92 ± p WHR 0,06 0,08 = 0,0052 Cận lâm sàng Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm trẻ thừa cân, béo phì có gan nhiễm mỡ và nhóm TC-BP không có GNM về giá trị trung bình của: triglyceride (p =0,0016), AST (p < 0,0001), ALT (p < 0,0001), đường huyết (p = 0,0004), insulin (p = 0,0062), chỉ số HOMO (p = 0,0039). Bảng 8: Trị số trung bình các kết quả cận lâm sàng. Nhóm Nhóm có không t- Đặc điểm GNM (X±SD) GNM test (X±SD)
- Nhóm Nhóm có không t- Đặc điểm GNM (X±SD) GNM test (X±SD) P Cholesterol 168,71 184,64 ±37,00 = (mg/dL) ± 34,11 0,3672 P LDL 101,32 114,38 ± 31,89 = (mg/dL) ± 30,95 0,7570 P Triglycerid 130,32 160,80±113,53 = (mg/dL) ± 85,09 0,0016 P HDL 43,56 43,22±9,28 = (mg/dL) ± 9,73 0,5937 AST (U/L) 39,67±22,96 27,24 p
- Nhóm Nhóm có không t- Đặc điểm GNM (X±SD) GNM test (X±SD) ± 9,80 < 0,0001 p 27,33 ALT (U/L) 64,85±80,07 < ± 16,96 0,0001 P Đường 75,02 76,01±22,03 = huyết mg/dL ± 16,04 0,0004 P Insulin 9,87 ± 15,03±11,92 = (mU/L) 8,93 0,0062 C hỉ số 1,81 ± P 2,78±2,44 HOMO 1,78 =
- Nhóm Nhóm có không t- Đặc điểm GNM (X±SD) GNM test (X±SD) 0,0039 BÀN LUẬN Ưu điểm siêu âm trong tầm soát gan nhiễm mỡ ở trẻ em Hình ảnh gan nhiễm mỡ trên siêu âm phụ thuộc vào tính chủ quan của người đọc. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn để chẩn đoán gan nhiễm mỡ trên siêu âm được mô tả rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu và dễ áp dụng nên tỉ lệ sai lầm trong chẩn đoán thường thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy siêu âm trong tầm soát gan nhiễm mỡ có độ nhạy 83% - 89% và độ chuyên 93% -100% khi mức độ gan thấm mỡ > 30% của mỗi tiểu thùy trên sinh thiết gan(13). Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thành Long cũng cho kết quả tương tự, giá trị siêu âm trong chẩn đoán gan nhiễm mỡ có độ nhạy 96,25% và độ chuyên 96,87%(2). Siêu âm là một phương tiện chẩn đoán không xâm lấn, dễ thực hiện, ít tốn kém so với MRI và CT-scan, có giá trị trong việc tầm soát gan nhiễm mỡ. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn siêu âm là phương tiện chẩn đoán gan nhiễm mỡ ở trẻ thừa cân, béo phì.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sỹ Y học: Hội chứng chuyển hoá ở trẻ em thừa cân, béo phì từ 10 đến 15 tuổi
163 p | 157 | 35
-
Đặc điểm phát triển thể chất và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 đến 5 tuổi dân tộc thiểu số Việt Nam, thời điểm 2018
5 p | 111 | 8
-
Chăm sóc sức khỏe sinh sản trước sinh của người mẹ và thừa cân béo phì ở trẻ mầm non huyện Đông Anh, Hà Nội
5 p | 14 | 7
-
Nghiên cứu tình hình thừa cân, béo phì của học sinh từ 6-10 tuổi tại một số trường tiểu học thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
14 p | 54 | 6
-
Thực trạng gánh nặng dinh dưỡng kép và một số đặc điểm thói quen ăn uống của trẻ mầm non tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2018
10 p | 74 | 6
-
Nâng cao nhận thức của phụ huynh và học sinh về hoạt động thể lực và cân nặng hợp lý là yếu tố quan trọng trong phòng chống thừa cân béo phì trẻ em
7 p | 15 | 5
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân có răng thừa đến khám tại Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh
5 p | 23 | 4
-
Đặc điểm hoạt động thể lực của học sinh tại một số trường tiểu học khu vực nội thành thành phố Hải Phòng
7 p | 8 | 4
-
Các yếu tố liên quan của viêm ruột thừa cấp có biến chứng ở trẻ em
7 p | 60 | 3
-
Thực trạng dinh dưỡng của học sinh trường trung học phổ thông số 1 thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
8 p | 6 | 3
-
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan nhân khẩu học của trẻ mầm non Hà Nội
5 p | 16 | 2
-
Các dị tật ở trẻ
6 p | 56 | 2
-
Nhận xét bước đầu đặc điểm lâm sàng, nội soi bệnh túi thừa đại trực tràng
7 p | 50 | 2
-
Lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh vật của viêm phúc mạc ruột thừa ở trẻ em tại Viện Nhi Trung ương
4 p | 4 | 1
-
Mối liên quan giữa đặc điểm chăm sóc của người mẹ với thừa cân béo phì ở trẻ mầm non huyện Đông Anh - Hà Nội
4 p | 1 | 1
-
Kiến thức và thực hành về phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em của người quản lý các cơ sở mầm non tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương năm 2018
5 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn