Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU THÂN CHÍNH DÂY THẦN KINH<br />
TRÊN NGƯỜI VIỆT TRƯỞNG THÀNH<br />
Lê Quang Tuyền*, Phạm Đăng Diệu*, Phan Trần Thanh Thảo*, Trần Đăng Khoa*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: thần kinh mặt đi trong tuyến nước bọt mang tai và các ngành cũng như nhánh tận của nó đã<br />
được nhiều tác giả nghiên cứu trên người da trắng và da màu, Vì thế các phẫu thuật viên cần xác định chính<br />
xác vị trí thân chính và các ngành của nó trong tuyến mang tai và đó chính là chìa khóa quan trọng trong tất cả<br />
các phẫu thuật liên quan đến tuyến mang tai nhằm giảm thiểu tai biến tổn thương thần kinh mặt.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, trên 30 nửa đầu xác ướp formol người Việt<br />
trưởng thành<br />
Kết quả nghiên cứu và bàn luận: 100% các mẫu thi hài chỉ có 1 thân chung thoát ra khỏi lỗ trâm chũm<br />
và thần kinh mặt bên phải cách bề mặt da 28,9mm sâu hơn bên trái là 25,1mm, Khoảng cách từ góc hàm đến vị<br />
trí chia đôi thần kinh mặt là 40.8mm và có 86,6% khoảng cách này nằm trong khoảng từ 36-50mm. Thần kinh<br />
mặt nằm phía ngoài tĩnh mạch sau hàm chiếm tỉ lệ 86,7%.<br />
Kết luận: Chỉ có 1 thân chung thoát ra từ lỗ trâm chũm, chiều dài thân chính 14,1mm, đường kính 2,5mm,<br />
có 6,7% có 3 ngành từ thân chính. Khoảng cách từ góc hàm đến vị trí chia đôi của thần kinh mặt 40,8mm và<br />
thân chính nằm ngoài tĩnh mạch sau hàm.<br />
Từ khoá: thần kinh mặt, thân chính, tĩnh mạch sau hàm<br />
ABSTRACT<br />
SURGICAL ANATOMY OF THE MAIN TRUNK OF THE FACIAL NERVE ON VIETNAMESE.<br />
Le Quang Tuyen, Pham Dang Dieu, Phan Tran Thanh Thao, Tran Dang Khoa<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 124 - 133<br />
<br />
Background: The trunk of FN in the parotid salivary gland and the course as well as its tributaries take<br />
many authors have been studied in white and Asian peoples. So the surgeon needs to determine the exact<br />
location of the main trunk and its branches in the parotid gland and that is the key in all surgery involves the<br />
parotid gland to reduce stroke damage facial nerve injury.<br />
Subjects and methods: A cross-sectional study was carried out in 30 cadavers<br />
Results and discussion: 100% of the sample remains only one trunk and after leaving the stylomastoid<br />
foramen was located at a depth 28,9mm on right side, 25,1mm on the left from the skin. It bifurcates at the<br />
posterior border of the ramus of the mandible and in 6.7% trifurcation was found. The distance between the<br />
angle of the mandible and the bifurcation of the facial nerve, mean distance was found to be 40.8 mm in the<br />
present study in Vietnamse subjects, whereby 86.6% were between 36 to 50 mm from the angle of the mandible.<br />
FN in 86.7% specimens crossed laterally to the RMV.<br />
Conclusion: There is only one trunk exit from the the stylomastoid foramen, the trunk length 14,1mm,<br />
diameter 2.5mm, and 6.7% trifurcation was found. The distance between the angle of the mandible and the<br />
bifurcation of the facial nerve was 40.8mm and the trunk of FN was laterally RMV.<br />
Key word: facial nerve, main trunk, RMV<br />
<br />
* Bộ môn Giải phẫu, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Lê Quang Tuyền ĐT: 0838683007 Email: phong.nckh@pnt.edu.vn<br />
<br />
124 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Đặc điểm giải phẫu của thần kinh mặt đi Thiết kế nghiên cứu<br />
trong tuyến nước bọt mang tai và các ngành Mô tả cắt ngang, trên 30 nửa đầu xác ướp<br />
cũng như nhánh tận của nó đã được nhiều tác formol người Việt trưởng thành, cả nam và nữ,<br />
giả nghiên cứu trên người da trắng và da màu, tại bộ môn giải phẫu ĐHYK Phạm Ngọc Thạch,<br />
nhưng hiện tại vẫn còn ít mô tả chi tiết và chính từ 10/2014 đến 04/2015 với kiểu chọn mẫu là<br />
xác về các ngành và các nhánh này. Nhiều tác thuận tiện trên quần thể xác đang có với tiêu<br />
giả nhận thấy rằng sự thay đổi các dạng nguyên chuẩn nhận:<br />
ủy của thân chính thần kinh mặt và sự phân Xác người Việt Nam, trưởng thành trên 18<br />
chia các ngành rất thay đổi và trước khi chui tuổi.<br />
vào tuyến mang tai thân chính và các ngành này<br />
Còn nguyên vẹn vùng đầu mặt cổ, chưa<br />
liên quan mật thiết với các cấu trúc xung quanh<br />
phẫu thuật trên vùng này<br />
như bụng sau cơ nhị thân, mỏm chũm, góc<br />
hàm, tĩnh mạch sau hàm, động mạch cảnh Không biến dạng, u bướu hay bất thường về<br />
ngoài v.v… Vì thế các phẫu thuật viên cần xác giải phẫu vùng đầu mặt cổ.<br />
định chính xác vị trí thân chính và các ngành Tiêu chuẩn loại<br />
của nó trong tuyến mang tai và đó chính là chìa Loại bỏ các xác bị biến dạng vùng đầu mặt<br />
khóa quan trọng trong tất cả các phẫu thuật liên cổ, hay các xác hư do lỗi phẫu tích, hay đã can<br />
quan đến tuyến mang tai nhằm giảm thiểu tai thiệp phẫu thuật vùng mặt, tuyến mang tai.<br />
biến tổn thương thần kinh mặt. Có nhiều<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
phương pháp xác định thân chính dây VII dựa<br />
vào các mốc giải phẫu như mỏm chũm, bụng Cách thức phẫu tích và thu thập số liệu<br />
sau cơ nhị thân, sụn chỉ, khe nhĩ chũm, tĩnh Rạch da theo đường ống tai ngoài – khóe<br />
mạch sau hàm v.v... Để làm được điều này, các mắt ngoài, rạch theo vòng ổ mắt cách bờ trên ổ<br />
nhà phẫu thuật cần các mốc giải phẫu tham mắt 3cm, rạch da từ góc trên ngoài đến đỉnh<br />
khảo để tiên đoán sự an toàn vị trí của cấu trúc ống tai ngoài, rạch da vòng theo đường thái<br />
trong lúc mổ, các mốc này sẽ hướng dẫn phẫu dương trên. Rạch da dọc theo dái tai đến dọc bờ<br />
thuật viên dễ dàng xác định, giữ được các mốc dưới xương hàm, rạch da theo vòng miệng. Bóc<br />
này trong suốt quá trình phẫu thuật, dễ dàng sờ tách da, bộc lộ lớp thứ 2 vùng mặt, rạch dọc lớp<br />
xác định trên bệnh nhân, cho phép phẫu thuật thứ 2 xuống dưới lớp thứ 3, đường rạch vuông<br />
viên xác định nhanh, an toàn các cấu trúc giải góc với ống tai ngoài-khóe mắt ngoài cách ống<br />
phẫu để bảo tồn. tai ngoài 4cm, đường rạch dưới dọc theo bờ<br />
Xuất phát từ những điểm nêu trên, chúng xương hàm dưới. Các đường rạch này giúp đi<br />
tôi tiến hành “Khảo sát giải phẫu thân chính vào lớp thứ 3. Bóc tách lớp thứ 3 (SMAS) theo<br />
thần kinh mặt trên xác người Việt Nam” với các đường rạch, theo hướng lên trên đến cung<br />
mục tiêu nghiên cứu (1) Mô tả đặc điểm giải phẫu gò má, tới vị trí dây chằng gò má và dây chằng<br />
ổ mắt, hướng ra trước tới dây chằng cơ cắn,<br />
thân chính và các ngành của thần kinh mặt trên xác<br />
hướng xuống dưới tới vị trí dây chằng hàm<br />
người Việt trưởng thành, (2) Xác định một số mốc<br />
dưới. Tiếp tục phẫu tích lớp SMAS về phía cơ<br />
giải phẫu ứng dụng liên quan với thân chính và các<br />
vòng mắt, thái dương, mũi, miệng, cằm và cổ.<br />
ngành của thần kinh mặt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 125<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
hay phía trong thần kinh.<br />
Liên quan ngành trên, dưới thần kinh mặt<br />
với TM sau hàm.<br />
Liên quan của động mạch cảnh ngoài với<br />
thân chính và các ngành của dây VII: động<br />
mạch nằm ở phía ngoài hay phía trong thần<br />
kinh.<br />
Số nhánh của ngành thái dương mặt và<br />
ngành cổ mặt<br />
Xác định dạng phân ngành của thân chính<br />
theo Tsai và dạng phân nhánh của ngành theo<br />
phân loại của Davis và cs.<br />
Khoảng cách thần kinh mặt cách bề mặt da<br />
sau khi chui ra khỏi lỗ trâm chũm,<br />
Góc giữa các ngành của dây VII: ngành trên,<br />
giữa, dưới và ngành khác (nếu có).<br />
Đường kính và chiều dài thân chính, ngành<br />
trên và ngành dưới<br />
Tất cả các thông số trên đều được ghi nhận<br />
vào bảng thu thập số liệu (đính kèm). Đo đạc và<br />
tính toán lấy một số lẻ.<br />
<br />
Hình 1. Bóc tách lớp thứ 3 (SMAS) Phương tiện nghiên cứu<br />
Bộc lộ lớp thứ 4 vùng mặt, chính là lớp dưới Công cụ thu thập số liệu của chúng tôi gồm<br />
SMAS, bóc tách mạc tuyến mang tai, chú ý các có:<br />
đầu ra dây thần kinh mặt. Xác định các cấu trúc Máy ảnh Nikon D90, ống kính Macro<br />
giải phẫu như mỏm chũm, hõm ức, xương đòn Bộ dụng cụ phẫu tích gồm có: dao, kéo phẫu<br />
để đánh dấu bờ trước cơ ức đòn chũm. Bộc lộ tích, kìm Kelly, kềm Allis, nhíp có mấu và<br />
các mốc giải phẫu như sụn ống tai ngoài, bụng không mấu, móc đơn, móc đôi<br />
sau cơ nhị thân. Thân chính của thần kinh mặt Bộ dụng cụ đo đạc gồm có: thước kẹp, thước<br />
thường nằm sâu, dưới cách bờ trước dưới của compa, thước đo độ sâu, thước đo góc<br />
sụn ống tai ngoài (còn gọi là sụn chỉ) từ 1 đến<br />
1,5cm và cách 1 cm sâu dưới điểm giữa của Phương pháp xử lý và phân tích số liệu<br />
bụng sau cơ nhị thân. Sau khi xác định thân Hiệu chỉnh các số liệu thô từ bảng thu thập,<br />
chính thần kinh mặt, tiến hành bóc tách dọc mã hóa các biến số, thống kê và phân tích bằng<br />
theo thân chính để xác định rõ 2 ngành thái phần mềm SPSS phiên bản 19 với phép kiểm χ2,<br />
dương – gò má và ngành cổ - mặt, đôi khi có thể phép kiểm t-test. Các số liệu lấy một số lẻ sau<br />
có thêm ngành thứ 3. Phẫu tích bộc lộ tĩnh mạch dấu phẩy, giá trị p lấy ba số lẻ và so sánh với giá<br />
sau hàm và động mạch cảnh ngoài. trị p=0,05.<br />
Các chỉ số cần thu thập KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Liên quan của TM sau hàm với thân chính Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 30 nửa đầu<br />
và các ngành của dây VII: TM nằm ở phía ngoài với nữ chiếm 33,3% và nam là 66,7% với độ tuổi<br />
<br />
<br />
<br />
126 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trung bình 70. C. ghi nhận có 2 thân chính thần kinh mặt thoát<br />
Trong quá trình phẫu tích tìm thân chính ra từ lỗ trâm chũm và khe đá nhĩ(12), Katz và<br />
thần kinh VII, dựa theo tác giả Pereira sử dụng Catalano, thấy có khoảng 3% hiện diện 2 thân<br />
tam giác hình thành bởi khớp thái dương hàm, chính(11), hay Park và Lee nhận thấy rằng tỉ lệ 3<br />
mỏm chũm và góc hàm với tâm điểm cho phép thân từ 4,4% đến 13,3%(19). Điều này đòi hỏi phải<br />
xác định nhanh và an toàn thân chính thần kinh làm nghiên cứu trên thi hài với mẫu lớn, cũng<br />
mặt(20, 24), ba mốc giải phẫu này có thể xác định như trên hình ảnh học trên người Việt để xem<br />
bằng cách sờ các mốc xương này trong quá trình có thực sự là có thêm thân chính hay không?<br />
phẫu tích. Trong quá trình phẫu tích, chúng tôi Thần kinh mặt bên phải cách bề mặt da sau<br />
nhận thấy cách kinh điển để tìm dây thần kinh khi ra khỏi lỗ trâm chũm trung bình là 28,9mm<br />
mặt bằng cách xác định các điểm mốc bụng sau sâu hơn vị trí ở bên trái là 25,1mm, sự khác biệt<br />
cơ nhị thân để xác định độ sâu, góc hàm, tĩnh này có ý nghĩa thống kê và có ý nghĩa cảnh báo<br />
mạch sau hàm và “sụn chỉ” để tìm thân chính cho các phẫu thuật viên khi thực hiện phãu<br />
thần kinh mặt thoát ra khỏi lỗ trâm chũm, là thuật bên trái tương tự như nhận định thần<br />
phương pháp này được nhiều tác giả chấp nhận kinh mặt nằm nông hơn ở trẻ em. Như vậy, vị<br />
nhiều vì tính an toàn và bảo toàn dây VII, trong trí của thần kinh VII so với bề mặt da trong<br />
đó mối tương quan thần kinh với tĩnh mạch sau nghiên cứu của chúng tôi có có vẽ sâu hơn tác<br />
hàm cũng như vị trí chia đôi thân chính so với giả Myint K.(17) (từ 1 – 2cm dưới bề mặt da),<br />
góc hàm và với bụng sau cơ nhị thân là dễ tìm nhưng lại nông hơn Rodrigues (5cm)(5). Sự khác<br />
nhất so với sụn chỉ, vì điểm mốc của nó khó xác biệt này do nhiều yếu tố tác động như: độ dày<br />
định nhất. da, mô dưới da, lớp SMAS, lớp dưới SMAS và<br />
mô tuyến mang tai thay đổi tùy theo từng cá thể<br />
và trên từng chủng tộc.<br />
Bảng 1. So sánh chiều dài thân chính với một số tác<br />
giả<br />
Tác giả Chiều dài thân chính (mm)<br />
N.V. Thanh 22,4<br />
Salame 16,4<br />
Kandari 10-15<br />
Dias F.L 13<br />
Rodrigues 10<br />
Ekinci 9<br />
Kwak 9,38<br />
Chúng tôi 14,1<br />
<br />
Hình 2 “Sụn chỉ” chỉ vị trí thân chính thần kinh mặt Chiều dài thân chính thần kinh mặt trung<br />
bình 14,1mm, ngắn hơn so với kết quả nghiên<br />
Đặc điểm giải phẫu thân chính thần kinh cứu của tác giả N.V. Thanh (22,4mm), Salame<br />
mặt (16,44mm), nhưng lại tương đồng với Kandari<br />
Chúng tôi nhận thấy 100% các mẫu thi hài (từ 1-1,5cm)(10), Dias F.L. (1,3cm)(8); và dài hơn so<br />
chỉ có 1 thân chung thoát ra từ lỗ trâm chũm, với kết quả nghiên cứu của Rodrigues (khoảng<br />
không ghi nhận trường hợp nào có 2 thân 1cm)(5), Ekinci (9mm)(7), Kwak (9,38mm); sự khác<br />
chung kể cả nghiên cứu trong nước của tác giả biệt này có thể do thay đổi tùy theo cá thể cũng<br />
N.V. Thanh (1997)(18) cũng không có 2 thân như chủng tộc về sự phân ngành từ thân chính.<br />
chính. Nhưng một số tác giả nước ngoài đều ghi Salame nhấn mạnh tầm quan trọng của chiều<br />
nhận có thể có thêm 1 thân chính nữa như Kilic dài thân chính dây thần kinh mặt trong nối<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 127<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
ghép thần kinh, vì đoạn này cần đủ dài để cho nhau(17). Trong khi đó tỉ lệ góc tù của tác giả N.V.<br />
phép thông nối với vài nhánh khác nếu có thể Thanh là 56% và góc nhọn là 44%(18). Cũng cần<br />
mà không bị quá căng cũng như quá chùng(22). làm rõ thêm là theo quy ước toán học thì góc lớn<br />
Đường kính thân chính trung bình là 2,5mm hơn 900 là góc tù và ngược lại là góc nhọn,<br />
tương đương với tác giả N.V. Thanh 2,38mm(18). nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số<br />
trường hợp góc hợp bởi ngành trên và dưới hợp<br />
có giá trị dao động nhỏ quanh 900, hay nói cách<br />
khác là góc này gần như vuông.<br />
Chiều dài ngành trên là 15,2mm ngắn hơn<br />
ngành dưới nhiều là 23,6mm, sự khác biệt<br />
này có ý nghĩa thống kê, chúng tôi nhận thấy<br />
chiều dài ngành trên phù hợp với chiều dài<br />
ngành trên của N.V. Thanh là 15,1mm, nhưng<br />
trái lại chiều dài ngành dưới dài hơn nhiều so<br />
với chiều dài của N.V. Thanh là 12,4mm(18). Sự<br />
Hình 3. Chiều dài thân chính thần kinh mặt khác biệt ngành dưới là do trong các thi hài<br />
Số ngành trung bình mà thân chính tách ra của chúng tôi ngành dưới sau khi tách ra từ<br />
là 2,1 ngành ở cả 2 bên, trong đó tỉ lệ thân chính thân chính đi 1 đoạn khá dài trước khi phân<br />
tách 2 ngành chiếm cao nhất 93,3% và 3 ngành nhánh hàm dưới, nhánh cổ hay nhánh nối, sự<br />
chỉ chiếm 6,7%; điều này phù hợp với nhận thay đổi này có thể là do sự biến đổi trên<br />
định của Myint K(17), Tuy vậy, như Park và Lee từng cá thể riêng biệt. Về đường kính ngành<br />
đã khuyến cáo các phẫu thuật viên là sau khi trên là 2mm và dưới 1,7mm, nhưng khi chúng<br />
tìm ra 2 ngành chính thì vẫn còn khả năng hiện tôi dùng t-test cặp đôi để so sánh thì thấy<br />
diện ngành thứ 3 và nếu không lưu ý thì có thể không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê với<br />
gây tổn thương cho nó(19). So sánh tỉ lệ xuất hiện p>0,05 mà điều này có nghĩa là đường kính<br />
3 ngành từ thân chính của chúng tôi là 6,7% phù ngành trên dưới là giống nhau không chênh<br />
hợp với tác giả Park and Lee(19) là 4,4%; thấp hơn lệch. Đối với tác giả trong nước N.V. Thanh<br />
tác giả N.V. Thanh(18) là 24%, Kalaycioğlu A(9) là thì đường kính ngành trên là 1,94mm phù<br />
18,8%, Ekinci(7) là 18,6% hay Kopuz(14) là 18%; hợp với chúng tôi nhưng ngành dưới thì nhỏ<br />
nhưng cao hơn tác giả Salame(22) là 2,2%. Sự hơn là 1,07mm. Trái với các tác giả nước<br />
khác biệt này cũng có thể là do yếu tố chủng tộc ngoài nhận định như Myint K, ngành lớn<br />
nhưng cũng có thể là do mẫu nghiên cứu chưa phía trên là ngành thái dương mặt lớn gần<br />
đủ lớn nên chưa thể kết luận chính xác. Tuy gấp đôi ngành dưới(17), còn Pia F., ngành trên<br />
nhiên, việc xác định có khả năng thân chính chạy hướng lên trên vào trong và có đường<br />
tách thành 3 ngành (dù tỷ lệ nhỏ) cũng mang ý kính lớn hơn(21).<br />
nghĩa cảnh báo đối với phẫu thuật viên: tránh Có ba dạng thay đổi giải phẫu về cách phân<br />
bỏ sót và làm tổn thương nhánh thứ ba này. chia thân chính dây thần kinh mặt theo Tsai là:<br />
Chúng tôi nhận thấy góc tạo bởi ngành trên Dạng 1: thân chính chia thành ngành trên và<br />
và ngành dưới của thân chính gần như vuông dưới, tiếp theo sau là sự chia đôi nhánh bờ hàm<br />
góc với nhau là 91,20, trong đó 66,7% có góc này dưới và nhánh cổ chiếm tỉ lệ 20,0% ở cả 2 bên.<br />
là góc nhọn và 33,3% là góc tù. Điều này phù<br />
Dạng 2: chiếm tỉ lệ cao nhất 60,0% ở bên<br />
hợp với nhận định của Myint K là khi đến bờ<br />
phải và 66,7% trái, thân chính phân chia thành<br />
sau của ngành lên xương hàm thần kinh mặt<br />
chia đôi thành hai ngành gần như vuông góc<br />
<br />
<br />
128 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ngành trên và dưới, sau đó các ngành này phân<br />
chia thành 5 nhánh kinh điển.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Dạng 3 phân chia thân chính thần kinh mặt<br />
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ<br />
dạng 2 theo Tsai chiếm đa số trên 60% ở cả 2<br />
bên và tỉ lệ giữa các dạng không có sự khác biệt<br />
Hình 4. Dạng 1 phân chia thân chính thần kinh mặt có ý nghĩa thống kê, còn dạng 1 và 3 mỗi loại<br />
chia đều khoảng 20%. So với Tsai, thì dạng 1<br />
(với thân chính chia thành ngành trên và ngành<br />
dưới, tiếp theo sau là sự chia đôi nhánh bờ hàm<br />
dưới và nhánh cổ) chiếm tỉ lệ 24,7% tương ứng<br />
với chúng tôi; còn dạng 2 (thân chính phân chia<br />
thành ngành trên và dưới, sau đó các ngành này<br />
phân chia thành 5 nhánh kinh điển) chiếm tỉ lệ<br />
cao nhất 42% thì lại thấp hơn, dạng 3 (tại vị trí<br />
chia đôi ngành trên và dưới thần kinh mặt tách<br />
thêm nhánh tại đây) là 33,3% thì cao hơn nhóm<br />
3 chúng tôi(25). Nếu so với tác giả N.V. Thanh thì<br />
kiểu 1 (ứng với dạng 2 Tsai) là 82%; kiểu 2<br />
(tương ứng dạng 3 Tsai) chiếm 6%, và kiểu 3<br />
(tương ứng dạng 1 Tsai) chiếm 10% và(18). Như<br />
vậy, tuy tỷ lệ có sai biệt, nhưng vẫn thống nhất<br />
Hình 5. Dạng 2 phân chia thân chính thần kinh mặt là dạng 2 chiếm tỷ lệ cao nhất.<br />
Dạng 3: chiếm tỉ lệ 20,0% bên phải và 13,3% Cách xác định thân chính dây thần kinh<br />
trái, tại vị trí chia đôi ngành trên và dưới thần<br />
mặt và ứng dụng<br />
kinh mặt tách thêm nhánh tại đây.<br />
Theo nghiên cứu của chúng tôi, khoảng<br />
Bảng 2. So sánh tỉ lệ ba dạng thay đổi giải phẫu về cách từ góc hàm đến vị trí chia đôi của thần<br />
cách phân chia thân chính (theo Tsai) với một số tác kinh mặt là 40,8mm tương đương với tác giả<br />
giả N.V. Thanh là 38,6mm. Điều này có thể giải<br />
Tác giả Dạng 1 (%) Dạng 2 (%) Dạng 3 (%) thích do cả 2 tác giả đều nghiên cứu trên người<br />
Tsai 24,7 42,0 33,3<br />
Việt nên chiều dài ngành lên xương hàm dưới<br />
N.V. Thanh 10,0 82,0 6,0<br />
Chúng tôi 20,0 60,0 20,0<br />
không thay đổi nhiều nhưng theo một số tác giả<br />
khác giải thích thì khoảng cách này trên người<br />
da trắng dài hơn châu Á vì người to con hơn và<br />
xương hàm dưới to và mạnh hơn(17). Nhưng<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 129<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
thực tế lại ngược đi, khoảng cách từ góc hàm điều này có nghĩa là nếu chúng ta sử dụng theo<br />
đến vị trí chia đôi của chúng tôi dài hơn với các một cách chia từng khoảng 5mm thì có thể bỏ<br />
tác giả nước ngoài như Myint K là 28,06mm sót các giá trị, nên chăng trong những nghiên<br />
(thay đổi từ 11-40mm)(17), Mc Cormack trung cứu sau chúng tôi nên tính tỉ lệ khoảng cách từ<br />
bình trên người da trắng là 34mm (thay đổi từ điểm chia ngành thân chính với toàn bộ chiều<br />
14-46,9mm)(16), Davis và cộng sự là 32mm (25- dài ngành lên xương hàm dưới thì có ý nghĩa<br />
45mm)(4), Park và Lee trên người Hàn Quốc là hơn. Việc xác định khoảng cách từ góc hàm đến<br />
28,8mm (12,1-39,8mm)(19). Phải chăng là thân vị trí chia đôi là rất quan trọng thực tiễn lâm<br />
chính thần kinh mặt ở người Việt Nam nằm cao sàng tai mũi họng vì giúp tránh làm tổn thương<br />
hơn so với các chủng tộc khác?. Để có kết luận thần kinh mặt trong quá trình phẫu thuật tuyến<br />
chính xác, cần có nghiên cứu với mẫu lớn và có mang tai.<br />
sự so sánh vị trí của thân chính và góc hàm so Bảng 3. So sánh phân lớp khoảng cách từ góc hàm<br />
với cung gò má. đến điểm chia đôi thần kinh mặt với tác giả Myint K.<br />
Phân lớp Myint K. P.T.T. Thảo<br />
khoảng cách Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)<br />
11-15mm 3 3,8% 0 0%<br />
16-20mm 6 7,6% 0 0%<br />
21-25mm 12 15,2% 0 0%<br />
26-30mm 30 38,0% 0 0%<br />
31-35mm 22 27,8% 3 10,0%<br />
36-40mm 6 7,6% 14 46,7%<br />
41-45mm 0 0% 8 26,7%<br />
46-50mm 0 0% 4 13,3%<br />
51-55mm 0 0% 1 3,3%<br />
79 100,0% 30 100,0%<br />
Chúng tôi nhận thấy 86,7% ở cả 2 bên thần<br />
kinh mặt nằm phía ngoài tĩnh mạch sau hàm và<br />
nhận thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về vị<br />
trí TK mặt với TM sau hàm ở 2 bên với p=0,03,<br />
điều này có nghĩa là vị trí thân chính thần kinh<br />
mặt với TM sau hàm không giống nhau ở bên<br />
phải và trái. Kết quả này phù hợp với tác giả<br />
Hình 7. Khoảng cách từ góc hàm đến vị trí chia đôi Alzahrani nhận thấy 83% thần kinh mặt nằm<br />
thần kinh mặt phía ngoài tĩnh mạch sau hàm và 17% còn lại<br />
Ngoài ra, khoảng cách từ góc hàm đến vị nằm phía trong tĩnh mạch và sự liên quan này<br />
trí chia đôi thần kinh mặt trong khoảng từ 36- không giống nhau giữa 2 bên phải trái(1). Còn tác<br />
50mm chiếm tỉ lệ bằng nhau ở cả 2 bên là giả Astik R.B., nhận định khoảng 90% tĩnh mạch<br />
86,6%, cũng rất khác biệt và cao hơn tác giả sau hàm nằm phía trong ngành thái dương mặt<br />
Myint K., nhận thấy rằng khoảng cách từ góc và cổ mặt và 10% còn lại các nhánh nằm phía<br />
xương hàm dưới đến vị trí chia đôi của thần ngoài tĩnh mạch, thân chính và các ngành của<br />
kinh mặt, đa số (81.0%) thần kinh mặt chia nó như một “cái nĩa” chạy giữa tĩnh mạch hàm<br />
đôi ở vị trí từ 21 – 35mm phía trên góc hàm(17). và tĩnh mạch thái dương nông(3).<br />
Chúng tôi nhận thấy khoảng cách từ góc Trên 80% ở cả 2 bên, ngành trên thần kinh<br />
hàm đến vị trí chia đôi thần kinh mặt trong mặt nằm phía ngoài tĩnh mạch sau hàm và nhận<br />
khoảng từ 31-55mm và của Myint từ 11-40mm, thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về vị trí<br />
<br />
<br />
130 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ngành trên TK mặt với TM sau hàm ở 2 bên. hàm, vì thế khi gặp những ca này sẽ gia tăng<br />
Còn ngành dưới thần kinh mặt nằm phía ngoài yếu tố rủi ro tổn thương thần kinh mặt hay chảy<br />
tĩnh mạch sau hàm cũng trên 80% ở cả 2 bên và máu khi bóc u tuyến mang tai. Ở vị trí giải phẫu<br />
nhận thấy không có sự khác biệt ý nghĩa thống bình thường, thần kinh mặt đi ở phía ngoài tĩnh<br />
kê về vị trí ngành dưới TK mặt với TM sau hàm mạch nên sẽ ít có nguy cơ chảy máu do tổn<br />
ở 2 bên. Phù hợp với Kim và cs(13) ngành lớn thương thần kinh. Nhưng ở dạng đặc biệt, tĩnh<br />
phía dưới của thần kinh mặt đa số đi phía ngoài mạch sau hàm đi phía ngoài thân chính hoặc các<br />
tĩnh mạch sau hàm (83%) và số ít (17%) đi phía nhánh của thần kinh mặt, thì nguy cơ chảy máu<br />
trong tĩnh mạch. Còn Wang và cs(26) 100% nhánh và tổn thương thần kinh sẽ cao hơn rất nhiều<br />
hàm dưới đi phía ở lớp nông hơn so với tĩnh lần trong phẫu thuật lấy u tuyến mang tai.<br />
mạch sau hàm, Dingman nhận thấy 98% tĩnh<br />
mạch sau hàm chạy phía trong nhánh bờ hàm<br />
dưới và 2% chạy phía ngoài(6), Savary và cộng<br />
sự nhận thấy ngành cổ mặt chạy toàn bộ phía<br />
ngoài tĩnh mạch sau hàm(23). Như vậy, tuy có sự<br />
sai biệt trong tỷ lệ từng loại, nhưng rằng đa số<br />
các tác giả đều nhận thấy trên 80% thân chính,<br />
ngành trên, ngành dưới chạy phía ngoài TM sau<br />
hàm và vị trí TK mặt so với TM có thể không<br />
giống nhau ở bên phải và bên trái. Ngoài ra,<br />
chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt về vị<br />
trí ngành trên và dưới TK mặt với TM sau hàm<br />
ở bên phải nhưng có sự khác biệt về vị trí ngành<br />
trên dưới TK mặt với TM sau hàm ở bên trái với<br />
p=0,024. Điều đó cho thấy trên cùng một cá thể<br />
vị trí ngành trên và dưới với TM sau hàm có thể<br />
không giống nhau ở cùng bên hay khác bên, sự Hình 8. Liên quan ngành dưới ở trong nhưng nhánh<br />
liên quan giữa thần kinh tĩnh mạch này dường của nó và ngành trên ở ngoài TM sau hàm<br />
như không theo qui luật nào cả, điển hình tác<br />
giả Laing và McKerrow nhận thấy ngành trên<br />
của thần kinh mặt chạy phía ngoài và phía<br />
trong tĩnh mạch trong khi ngành dưới thì chạy<br />
phía ngoài(15).<br />
Cá biệt tác giả Toure G và cộng sự, nhận<br />
thấy có 4 ca tĩnh mạch sau hàm hình thành nên<br />
vòng nhẫn trong đó thân chính thần kinh mặt<br />
xuyên qua vòng này (2ca) và 2 ca còn lại nhánh<br />
dưới xuyên qua vòng nhẫn tĩnh mạch này(1). Và<br />
Alzahrani ghi nhận trường hợp tĩnh mạch sau<br />
hàm tạo hai vòng nhẫn và cả nhánh trên và<br />
nhánh dưới thần kinh mặt đều chui qua vòng<br />
Hình 9. Ngành trên thần kinh mặt tạo vòng nhẫn<br />
này(1). Điều này trái ngược nghiên cứu của<br />
với TM sau hàm<br />
chúng tôi ghi nhận ngành trên thần kinh mặt<br />
tạo thành vòng nhẫn bao quanh tĩnh mạch sau<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 131<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
Ứng dụng trong tai mũi họng, tác giả Để xác định thân chính và các ngành của<br />
Alzahrani F. R. dùng tĩnh mạch sau hàm xác thần kinh mặt, chúng tôi nhận thấy khoảng cách<br />
định dây thần kinh mặt bằng cách xác định tĩnh từ góc hàm đến vị trí chia đôi của thần kinh mặt<br />
mạch sau hàm ở vùng cổ và phẫu tích dần lên là 40,8mm dài hơn với các tác giả nước ngoài do<br />
trên đến ngành dưới của thần kinh mặt và vị trí chia đôi thân chính nằm cao hơn và<br />
thường nằm nông phía ngoài tĩnh mạch sau khoảng cách vị trí chia đôi từ 36-50mm chiếm tỉ<br />
hàm, sau khi xác định được ngành dưới thân lệ 86,6%, từ đó để tránh tổn thương thần kinh<br />
chính dây thần kinh mặt được xác định và bộc mặt trong quá trình phẫu thuật tuyến mang tai<br />
lộ(1). Đây là cách được nhiều tác giả trên thế giới là phẫu thuật viên xác định được vị trí chia đôi<br />
áp dụng. Còn Ariyoshi và Shimahara(2) đưa ra của thân chính dây thần kinh mặt dọc bờ sau<br />
tiêu chuẩn dựa vào tĩnh mạch sau hàm, nếu tĩnh ngành lên xương hàm dưới đến góc hàm.<br />
mạch này bị đẩy vào trong hay tĩnh mạch Khoảng 86,7% ở cả 2 bên thần kinh mặt nằm<br />
không di lệch và vị trí u nằm ngoài tĩnh mạch phía ngoài tĩnh mạch sau hàm có sự khác biệt ý<br />
này thì u được xem như là thùy nông tuyến. nghĩa thống kê về vị trí ở 2 bên, và trên 80%<br />
Tĩnh mạch sau hàm được dùng làm mốc để xác ngành trên và dưới thần kinh mặt nằm phía<br />
định dây thần kinh mặt khi chẩn đoán hình ảnh ngoài tĩnh mạch sau hàm, từ đó chúng tôi nhận<br />
trước mổ và phương pháp này có độ chính xác thấy trên cùng một cá thể vị trí ngành trên và<br />
đến 86,4%. Vì vậy việc nhận thức tồn tại mối dưới với TM sau hàm có thể không giống nhau<br />
quan hệ thay đổi giữa thần kinh mặt và tĩnh ở cùng bên hay khác bên, sự liên quan giữa thần<br />
mặt sau hàm không chỉ quan trọng trong việc kinh tĩnh mạch này dường như không theo qui<br />
đánh giá tính an toàn phẫu thuật trước mổ mà luật nào cả. Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận<br />
còn có giá trị trong việc xác định vị trí khối u ngành trên thần kinh mặt tạo thành vòng nhẫn<br />
tuyến mang tai và việc tiên đoán này không bao quanh tĩnh mạch sau hàm, vì thế khi gặp<br />
phải đảm bảo 100%. những ca này sẽ gia tăng yếu tố rủi ro tổn<br />
KẾT LUẬN thương thần kinh mặt hay chảy máu khi bóc u<br />
tuyến mang tai.<br />
Về đặc điểm giải phẫu thân chính và các<br />
ngành của thần kinh mặt, chúng tôi ghi nhận tất TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Alzahrani FR, Alqahtani KH, (2012), “The facial nerve versus<br />
cả các mẫu thi hài chỉ có 1 thân chung thoát ra<br />
the retromandibular vein: a new anatomical relationship”,<br />
từ lỗ trâm chũm, không ghi nhận trường hợp Head Neck Oncol.; 4(4), 82.<br />
nào có từ 2 thân chung trở lên, thần kinh mặt 2. Ariyoshi Y, Shimahara M, (1998), “Determining whether a<br />
parotid tumour is in the superficial or deep lobe using<br />
cách bề mặt da sau khi ra khỏi lỗ trâm chũm ở magnetic resonance imaging.”, J Oral Maxillofac Surg.,<br />
bên phải sâu hơn trái do đó cần chú ý hơn trong Jan;56(1):p. 23–6.<br />
3. Astik RB, Dave UH, et al., (2011), “Variant position of the<br />
phẫu thuật. Chiều dài thân chính 14,1mm,<br />
facial nerve in parotid gland”, International Journal of<br />
đường kính 2,5mm, số ngành trung bình thân Anatomical Variations 4: p.3–4.<br />
chính tách ra là 2,1 ngành trong đó tỉ lệ thân 4. Davis RA, Anson BJ, et al., (1956), “Surgical anatomy of the<br />
facial nerve and parotid gland based upon a study of 350<br />
chính tách 2 ngành chiếm cao nhất 93,3% và lưu cervicofacial halves.” Surg Gynecol Obstet; 102: p. 385–412.<br />
ý rằng vẫn còn khả năng hiện diện ngành thứ 3 5. de Castro RA, Carlos AJ, de Freitas ML, et al, (2009),<br />
và có thể gây tổn thương cho nó khi phẫu thuật. “Anatomy of the Facial Nerve and its Implication in the<br />
Surgical Procedures”, Int. J. Morphol, 27(1) p.183-186.<br />
Góc tạo bởi ngành trên và ngành dưới của thân 6. Dingman RO, Grabb WC, (1962), “Surgical anatomy of the<br />
chính gần như vuông góc với nhau 91,20, và mandibular ramus of the facial nerve based on the dissection<br />
of 100 facial halves.”, Plast Reconstr Surg Transplant Bull; 29:<br />
chiều dài ngành trên 15,2mm ngắn hơn nhiều so<br />
p.266–272.<br />
với ngành dưới 23,6mm. Chúng tôi nhận thấy tỉ 7. Ekinci N, (1999), “A study on the branching pattern of the<br />
lệ dạng 2 theo Tsai chiếm đa số trên 60%. facial nerve of children.”, Acta Anat Nippon; 74: p. 447–450.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
132 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
8. Fernando LD, Roberto AL, Pinho J, (2008), “Practical Tips to tuyến mang tai, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP.<br />
Identify the Main Trunk of the Facial”, Pearls and Pitfalls in HCM, TP Hồ Chí Minh.<br />
Head and Neck Surgery. Basel, Karger, p.106–107. 19. Park IY, Lee ME, (1977), “A morphological study of the<br />
9. Kalaycioğlu A, Yeginoğlu G, et al, (2014) “An anatomical parotid gland and the peripheral branches of the facial nerve<br />
study on the facial nerve trunk in fetus cadavers”, Turkish in Koreans.”, Yonsei Med J; 18: p. 45-51.<br />
Journal of Medical Science, 44, p. 484-489. 20. Pereira José A, Merı Alex, et al, (2004), “A Simple Method for<br />
10. Kandari Q, Abdullah Al, (2011), “Facial Paralysis: Safe Identification of the Facial Nerve Using Palpable<br />
Reconstructive Surgery: State of Art”, Egypt, J. Plast. Landmarks”, Arch Surg, Vol 139, p.745-747.<br />
Reconstr. Surg., Vol. 35, No. 2, July: p. 317-324. 21. Pia F, Policarpo M, Dosdegani R, Olina M, et al, (2003),<br />
11. Katz AD, Catalano P, (1987), “The clinical significance of the “Centripetal approach to the facial nerve in parotid surgery:<br />
various anastomotic branches of the facial nerve. Report of personal experience”, Acta Otorhinolaryngol Ital, (23), p.111-<br />
100 patients”, Arch Otolaryngol Head Neck Surg 113: p. 959- 115.<br />
62. 22. Salame K, Ouaknine GER, et al, (2002), “Microsurgical<br />
12. Kilic C, Kirici Y, Kocaoglu M, (2010), “Double Facial Nerve anatomy of the facial nerve trunk”, Clin Anat; 15: p. 93–99.<br />
Trunk Emerged from the Stylom Foramen and 23. Savary V, Robert R, et al., (1997), “The mandibular marginal<br />
Petrotympanic Fissure: A Case Report”, J Korean Med Sci ramus of the facial nerve: An anatomic and clinical study.”,<br />
(25): p.1228-1230 Surg Radiol Anat.; 19: p. 69–72.<br />
13. Kim DI, Nam SH, Lee KS, et al., (2009), “The marginal 24. Tahwinder U, Waseem J, Ahmad S, et al, (2009), “The<br />
mandibular branch of the facial nerve in Koreans.” Clin stylomastoid artery as an anatomical landmark to the facial<br />
Anat., Mar;22(2): p. 207–14. nerve during parotid surgery: a clinico-anatomic study”,<br />
14. Kopuz C, Turgut S, et al., (1994), “Distribution of facial nerve World Journal of Surgical Oncology, 7:71.<br />
in parotid gland: analysis of 50 cases” Okajimas Folia Anat 25. Tsai SCS, Hsu HT, (2002), “Parotid neoplasms: diagnosis,<br />
Jpn, 70: p. 295–300. treatment, and intraparotid facial nerve anatomy”, The<br />
15. Laing MR, McKerrow WS, (1988), “Intraparotid anatomy of Journal of Laryngology & Otology, Vol. 116, p. 359–362.<br />
the facial nerve and retromandibular vein.”, Br J Surg., 26. Wang TM, Lin CL, et al., (1991), “Surgical anatomy of the<br />
Apr;75(4): p. 310–2. mandibular ramus of the facial nerve in Chinese adults.”<br />
16. Mc Cormack D, Cauldwell EW. Anson BI., (1945), “The Acta Anat (Basel);142(2):p. 126–31.<br />
surgical anatomy of the facial nerve with special reference to<br />
the parotid gland.”, Surg Gynecol and Obstet; 80: p. 620--30.<br />
17. Myint K, Azian AL, Khairul A, (1992) “The clinical Ngày nhận bài báo: 20/03/2016<br />
significance of the branching pattern of the facial nerve in<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/04/2016<br />
Malaysian subjects”, Med. J. Malaysia, Vol. 47, No. 2, p. 114-<br />
120 Ngày bài báo được đăng: 15/04/2016<br />
18. Nguyễn Văn Thanh (1997), Nghiên cứu các dạng phân nhánh<br />
của dây thần kinh mặt vùng mang tai ứng dụng trong phẫu thuật<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 133<br />