TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2 - 2013<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ<br />
VỠ PHÌNH ĐỘNG MẠCH THÔNG TRƢỚC<br />
BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH Ở BỆNH VIỆN 103<br />
Đỗ Đức Thuần*; Phạm Đình Đài*; Nguyễn Minh Hiện*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 26 bệnh nhân (BN) vỡ phình động mạch (ĐM) thông trước,<br />
điều trị bằng can thiệp nội mạch tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện 103. Kết quả: nam 65,4%, nữ 34,6%.<br />
Tuổi trung bình 51,65 ± 11,55. Hình ảnh máu ở khoang dưới nhện 76,9%; phình mạch hình túi<br />
100%; thấy điểm vỡ trên thành túi 92%; phình mạch cổ rộng 27%. Những phình mạch kích thước<br />
trung bình 9 mm có tỷ lệ tái phát cao. Tỷ lệ can thiệp thành công cao với lấp kín túi phình 72%, còn<br />
một phần cổ túi 24%, không nút được 4%, biến chứng 20%. Những BN có Hunt-Hess độ 1, 2, 3 có<br />
kết quả hồi phục sau can thiệp tốt.<br />
* Từ khóa: Phình động mạch thông trước; Can thiệp nội mạch.<br />
<br />
Characteristic images, result of endovascular<br />
treatment for ruptured anterior comunicating<br />
artery aneurysm at 103 Hospital<br />
SUMMARY<br />
Prospective, descriptive cross-sectional study of 26 patients with ruptured anterior communicating<br />
artery aneurysm, who underwent endovascular treatment in Stroke Department, 103 Hospital. Result:<br />
Male 65.4%; female 34.6%; mean age was 51.65 ± 11.55. The saccular aneurysm was 100%;<br />
discover position of bleeding in aneurysm 92%, wide neck aneurysm 27%. High rate of rerupture in<br />
average size aneurysm was 9 mm. High rate of successful interventions with occlusive completed<br />
aneurysm was 72%, residual neck aneurysm 24%, failure 4%, complications 20%. The patients with<br />
Hunt-Hess grade 1, 2, 3 recovered well.<br />
* Key words: Anterior communicating artery aneurysm; Endovascular intervention.<br />
<br />
ĐÆT VÊN ĐÒ<br />
Phình ĐM não là bệnh khá phổ biến<br />
(chiếm 1,5 - 8% dân số, trung bình 5%) ở<br />
Mỹ và các nước châu Âu, châu Mỹ. Tỷ lệ<br />
<br />
vỡ phình mạch hàng năm gần 10/100.000<br />
người (gần 27.000 người/năm ở Mỹ), hay<br />
vỡ ở tuổi 50 - 59. Phình ĐM não vỡ gây<br />
chảy máu dưới nhện, chảy máu não hoặc<br />
chảy máu não thất có tỷ lệ tử vong cao.<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Chương<br />
PGS. TS. Phan Việt Nga<br />
<br />
80<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2 - 2013<br />
Phình ĐM thông trước chiếm 30 - 35%.<br />
Đây là loại túi phình gần đường giữa, sâu<br />
trong não thuộc vòng tuần hoàn não trước,<br />
điều trị bằng phương pháp phẫu thuật gặp<br />
nhiều khó khăn. Hiện nay, phương pháp<br />
điều trị loại phình mạch này bằng can thiệp<br />
nội mạch có nhiều ưu thế, nên hay được áp<br />
dụng điều trị.<br />
Ở Việt Nam những năm qua, việc nghiên<br />
cứu, điều trị phình mạch não bằng can thiệp<br />
nội mạch vẫn là vấn đề mới, chỉ tập trung<br />
tại một số trung tâm lớn. Những nghiên cứu<br />
về phình mạch ĐM thông trước còn ít. Vì vậy,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu:<br />
- Đánh giá đặc điểm hình ảnh vỡ phình<br />
ĐM thông trước trên cắt lớp vi tính và chụp<br />
mạch mã số hóa xóa nền.<br />
- Đánh giá kết quả điều trị vỡ phình ĐM<br />
thông trước bằng can thiệp nội mạch.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
26 BN từ 27 - 79 tuổi, điều trị nội trú tại<br />
Khoa Đột quỵ, Bệnh viện 103 từ tháng 1 2010 đến 7 - 2012.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
- Lâm sàng: bệnh khởi phát đột ngột bằng<br />
đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn. Khám có dấu<br />
hiệu màng não.<br />
- Cận lâm sàng:<br />
+ Hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não nghi<br />
ngờ vỡ phình ĐM não hoặc chọc ống sống<br />
thắt lưng dịch não tủy có máu không đông<br />
đỏ đều 3 ống nghiệm hay xét nghiệm có<br />
hồng cầu trong dịch não tủy.<br />
<br />
+ Xác định chẩn đoán vỡ phình ĐM thông<br />
trước bằng chụp mạch mã số hóa xóa nền.<br />
+ BN được điều trị nút mạch tại Khoa<br />
Đột qụy, Bệnh viện 103.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
+ BN có tình trạng lâm sàng nặng hay<br />
các bệnh kết hợp không cho phép điều trị<br />
bằng can thiệp mạch.<br />
+ Gia đình không đồng ý điều trị bằng can<br />
thiệp mạch.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt<br />
ngang.<br />
* Nội dung nghiên cứu:<br />
- Tình trạng lâm sàng: đánh giá theo phân<br />
độ Hunt-Hess.<br />
- Hình ảnh cắt lớp vi tính (CT-scan): đánh<br />
giá theo phân độ Fisher.<br />
- Hình ảnh túi phình: xác định qua chụp<br />
mạch mã số hóa xóa nền (DSA - digital<br />
subtraction angiography), tiến hành can thiệp<br />
mạch khi có chỉ định.<br />
- Chụp DSA kiểm tra ngay sau can thiệp,<br />
xác định mức độ, vị trí còn lắng đọng thuốc<br />
cản quang để đánh giá mức độ nút kín<br />
phình mạch.<br />
- Đánh giá hồi phục lâm sàng theo modified<br />
Rankin Scale (mRS).<br />
* Phương tiện nghiên cứu: máy Phillip<br />
Intergis 9, máy CT 8 slice. Các loại ống<br />
thông, dây dẫn đường, cuộn lò xo kim loại<br />
(coil) của các hãng Microvention, EV3, Boston<br />
(Mỹ).<br />
* Xử lý số liệu: bằng thuật toán thống kê,<br />
phần mềm SPSS 15.0.<br />
<br />
81<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2 - 2013<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu.<br />
<br />
ảnh máu trong khoang dưới nhện 23,1%.<br />
Theo Phạm Đình Đài [3]: 83,3% BN có hình<br />
ảnh của máu trong khoang dưới nhện trên<br />
CT-scan sọ não ở BN vỡ phình mạch não.<br />
<br />
10<br />
<br />
Số đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
8<br />
<br />
6<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
<br />
a<br />
0<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
60<br />
<br />
70<br />
<br />
80<br />
<br />
Tuổi tính theo năm<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố BN theo tuổi.<br />
Tuổi trung bình 51,65 ± 11,55, thấp nhất<br />
27 tuổi, cao nhất 79 tuổi. Tuổi 40 - 60 chiếm<br />
69,4%. Tỷ lệ nam/nữ 2/1. Theo Camilo R.<br />
Gomez. MD [6]: tỷ lệ nam/nữ là 2/3, trung<br />
bình 54,3 tuổi. Theo Phạm Đình Đài [3]:<br />
tuổi trung bình 53, tû lÖ nam/nữ: 3/2, tương<br />
đương với nghiên cứu của Nguyễn Sơn [2]<br />
và Nguyễn Thế Hào [1].<br />
2. Đặc điểm hình ảnh vỡ phình ĐM<br />
thông trƣớc.<br />
* Đặc điểm hình ảnh CT-scan sọ não:<br />
Vị trí chảy máu trên CT-scan sọ não:<br />
chảy máu dưới nhện: 12 BN (46,3%); chảy<br />
máu não và khoang dưới nhện: 5 BN (19,2%);<br />
chảy máu não và não thất: 3 BN (11,5%);<br />
chảy máu dưới nhện và não thất: 2 BN<br />
(7,7%); không thấy máu: 2 BN (7,7%); chảy<br />
máu não, dưới nhện và não thất: 1 BN<br />
(3,8%); chảy máu não: 1 BN (3,8%).<br />
Trên CT-scan sọ não, 76,9% BN có hình<br />
ảnh chảy máu dưới nhện đơn thuần hoặc<br />
kết hợp với các vị trí khác, không thấy hình<br />
<br />
82<br />
<br />
b<br />
Hình 1: BN nam 58 tuổi vỡ phình ĐM thông<br />
trước. CT-scan sọ não có hình ảnh của<br />
máu tập trung rãnh liên thùy trán (mũi tên<br />
trắng; a). Chụp DSA có phình mạch thông<br />
trước hình túi, không thấy hình thùy múi<br />
hay có núm (mũi tên trắng; b). Được can<br />
thiệp nút phình mạch thành công.<br />
Tỷ lệ BN nghiên cứu có hình ảnh chảy máu<br />
vào khoang dưới nhện tương đương với<br />
những nghiên cứu khác về vỡ phình ĐM<br />
não. Nhưng chúng tôi thấy hình ảnh máu<br />
tập trung khoang dưới nhện vùng liên thùy<br />
trán hoặc có ổ máu tụ vùng thùy trán. Không<br />
thấy hình ảnh chảy máu trên CT-scan sọ não<br />
khi xác định bằng chọc dịch não tủy (7,7%),<br />
theo Phạm Đình Đài [3] là 3,7%.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2 - 2013<br />
Khi vỡ phình ĐM não, máu chảy vào<br />
khoang dưới nhện chiếm tỷ lệ cao và ngược<br />
lại nÕu cã máu trong khoang dưới nhện thì<br />
nguyên nhân do vỡ phình ĐM não cũng chiếm<br />
đa số. Theo Pearse Morris [7], Camilo R.<br />
Gomez [6]: 80% nguyên nhân xuất huyết<br />
dưới nhện không do chấn thương mà do vỡ<br />
phình ĐM não.<br />
* Đặc điểm hình ảnh túi phình trên phim<br />
chụp DSA:<br />
Hình túi: 26 BN (100%); túi hình thùy múi,<br />
có núm: 24 BN (92%); cổ túi phình rộng:<br />
7 BN (26,9%); đa túi phình: 2 BN (7,7%);<br />
co thắt mạch nuôi: 7 BN (26,9%); có nhánh<br />
mạch cổ túi: 0 BN.<br />
Phình ĐM thông trước vỡ hình túi có tỷ<br />
lệ cao nhất (100%), không gặp các hình thái<br />
khác như phình hình thoi hay phình bóc<br />
tách. Theo Camilo R. Gomez [6], 3% tỷ lệ<br />
phình mạch não hình thoi. Đây có thể do<br />
đặc thù phình ĐM thông trước, hình túi có<br />
nguy cơ vỡ cao. Hình thùy múi, có núm<br />
92%, đây là vị trí được xem là điểm vỡ của<br />
phình mạch. Theo Phạm Minh Thông và CS<br />
[5]: đặc điểm vị trí vỡ túi phình trên hình<br />
ảnh DSA là 100%. Phạm Đình Đài [3] gặp<br />
87,2%. Tỷ lệ khác nhau là do chúng tôi thực<br />
hiện trên máy một bình diện, góc độ quan<br />
sát có thể bỏ sót. Vấn đề này rất quan trọng<br />
khi BN đa túi phình, lựa chọn túi phình nào<br />
đã vỡ để điều trị trước. Chúng tôi gặp 8% BN<br />
không thấy điểm vỡ trên túi phình, nhưng vẫn<br />
mô tả lâm sàng trong nhóm nghiên cứu,<br />
vì có bằng chứng máu trong khoang dưới<br />
nhện trên CT-scan hay từ kết quả chọc ống<br />
sống thắt lưng dịch não tủy có máu. Phình<br />
ĐM có cổ rộng 27%. Chúng tôi chỉ gặp phình<br />
mạch cổ rộng theo tiêu chuẩn tỷ lệ kích<br />
thước chiều rộng túi phình trên kích thước<br />
cổ túi < 2 mm, không gặp dạng phình mạch<br />
có kích thước cổ túi > 4 mm. Theo Nguyễn<br />
Thế Hào và CS [4]: phình ĐM thông trước<br />
<br />
cổ rộng chiếm 30,6%. Phình ĐM cổ rộng<br />
thường gây khó khăn cho cả điều trị bằng<br />
ngoại khoa và can thiệp. Trong can thiệp<br />
phình mạch cổ rộng, khối coil khó ổn định,<br />
hay biến chứng bật coil vào mạch nuôi và<br />
nguy cơ huyết khối bám cổ túi.<br />
Co thắt mạch mang 26,9%. Phạm Minh<br />
Thông và CS [5] gặp 47% (nghiên cứu trên<br />
nhiều vị trí). ĐM co thắt trong vỡ phình ĐM<br />
não liên quan đến số lượng, thời gian máu<br />
chảy vào khoang dưới nhện, vị trí ĐM. Trong<br />
thời điểm co thắt mạch, kỹ thuật tiến hành<br />
khó khăn, tiên lượng hiệu quả điều trị kém.<br />
* Liên quan giữa kích thước và vỡ tái phát<br />
túi phình:<br />
Bảng 1: Mối liên quan giữa kích thước<br />
và vỡ tái phát túi phình.<br />
TÁI<br />
PHÁT<br />
<br />
n (26)<br />
<br />
Không 14 (54%)<br />
<br />
TRUNG<br />
Vị (mm)<br />
<br />
TỐI THIỂU TỐI ĐA<br />
(mm)<br />
(mm)<br />
<br />
4,90<br />
<br />
2,50<br />
<br />
10,75<br />
<br />
9,00<br />
<br />
4,50<br />
<br />
12,13<br />
<br />
U.MannWhitney<br />
p = 0,013<br />
<br />
Có<br />
<br />
12 (46%)<br />
<br />
Chúng tôi nhận thấy mối liên quan giữa<br />
kích thước túi phình và khả năng vỡ tái<br />
phát có ý nghĩa thống kê (Mann-Whitney U,<br />
p = 0,013), trung vị kích thước hay vỡ tái<br />
phát 9 mm. Theo nghiên cứu ISAT hay<br />
Pearse Morris MD [7]: kích thước phình<br />
mạch hay gây vỡ tái phát < 10 mm. Những<br />
phình mạch vỡ tái phát có tình trạng lâm<br />
sàng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao.<br />
3. Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch<br />
vỡ phình ĐM thông trƣớc.<br />
* Kết quả nút phình ĐM:<br />
Lấp kín túi phình: 18 BN (72%); một phần<br />
cổ túi chưa lấp kín: 6 BN (24%); thất bại<br />
không nút: 1 BN (4%); một phần túi chưa<br />
lấp kín: 0 BN.<br />
Trong quá trình chuẩn bị can thiệp, 1 BN<br />
vỡ tái phát và tử vong nên không tính. Theo<br />
<br />
83<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2 - 2013<br />
Phạm Đình Đài [3]: lấp kín hoàn toàn 67,3%,<br />
còn một phần cổ 24%, theo Phạm Minh<br />
Thông và CS [5]: lấp kín hoàn toàn 79%,<br />
còn một phần cổ 18%, một phần túi chưa<br />
lấp kín 2,6%. Khi chúng tôi tiến hành kỹ<br />
thuật, 1 BN tắc ĐM cảnh trong phải dừng kỹ<br />
thuật không nút túi phình, nguyên nhân do<br />
mạch máu xoắn vặn và kỹ thuật đưa ống<br />
thông vào khó khăn. Trường hợp mạch máu<br />
quá xoắn vặn có thể làm thất bại kỹ thuật<br />
được nhiều tác giả nhắc đến, nhưng chúng<br />
tôi chưa thấy số liệu thống kê cụ thể trong<br />
báo cáo của các tác giả về vấn đề này.<br />
* Biến chứng can thiệp:<br />
<br />
Trong 2 trường hợp tắc mạch, 1 BN tắc<br />
ĐM cảnh trong. Trường hợp còn lại, can<br />
thiệp thành công, chụp CT-scan sau 12 giờ,<br />
nhồi máu diện rộng bán cầu trái. Tỷ lệ tai<br />
biến 20%, tương đương biến chứng nút coil<br />
điều trị vỡ phình mạch của Pearse Morris<br />
MD [7] (21%).<br />
* Liên quan giữa mức độ lâm sàng với<br />
hồi phục lâm sàng:<br />
Bảng 2: Mối liên quan mức độ lâm sàng<br />
và khả năng hồi phục.<br />
mRS<br />
<br />
Hunt-Hess 1,<br />
2, 3 (n = 22)<br />
<br />
Hunt-Hess<br />
4 (n = 3)<br />
<br />
(n = 25)<br />
<br />
1<br />
<br />
12 (54,5%)<br />
<br />
1 (33,3%)<br />
<br />
13 (52,0%)<br />
<br />
2<br />
<br />
5 (22,7%)<br />
<br />
0 (0,0%)<br />
<br />
5 (20,0%)<br />
<br />
3<br />
<br />
2 (9,2%)<br />
<br />
1 (33,3%)<br />
<br />
3 (12,0%)<br />
<br />
5<br />
<br />
0 (0,0%)<br />
<br />
1 (33,3%)<br />
<br />
1 (4,0%)<br />
<br />
6<br />
<br />
3 (13,6%)<br />
<br />
0 (0,0%)<br />
<br />
3 (12,0%)<br />
<br />
22 (100%)<br />
<br />
3 (100%)<br />
25 (100%)<br />
<br />
X² = 9,94, p = 0,041<br />
<br />
84<br />
<br />
* Liên quan giữa mức độ hình ảnh chảy<br />
máu trên CT-scan và mức độ hồi phục lâm<br />
sàng khi ra viện:<br />
Bảng 3: Mối liên quan mức độ chảy máu<br />
và hồi phục lâm sàng.<br />
Mrs<br />
<br />
Tắc mạch: 2 BN (8%); vỡ túi phình: 1 BN<br />
(4%); thò vòng coil ra mạch mang: 1 BN<br />
(4%); chảy máu vết chọc ĐM: 1 BN (4%).<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Về mối liên quan giữa mức độ lâm sàng<br />
theo thang điểm Hunt-Hess và khả năng hồi<br />
phục sau can thiệp theo mRS cho thấy<br />
nhóm lâm sàng nặng (Hunt-Hess 4) có mức<br />
độ hồi phục sau can thiệp kém hơn lâm<br />
sàng nhẹ (Hunt-Hess 1, 2, 3). Sự khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê (X² = 9,94, p = 0,041).<br />
<br />
Fisher 1, Fisher 4<br />
2, 3<br />
<br />
(n = 25)<br />
<br />
mRS 0, 1,<br />
2, 3<br />
<br />
15<br />
(68,1%)<br />
<br />
7<br />
(31,9%)<br />
<br />
22<br />
(100%)<br />
<br />
mRS 4, 5, 6<br />
<br />
0<br />
(0,0%)<br />
<br />
3<br />
(100%)<br />
<br />
3<br />
(100%)<br />
<br />
X²=2,6,<br />
p=<br />
0,102<br />
<br />
Mức độ hồi phục lâm sàng theo mRS giữa<br />
nhóm Fisher 1, 2, 3 và nhóm Fisher 4 ở BN<br />
vỡ phình ĐM thông trước khác biệt không<br />
có ý nghĩa thống kê (X² = 2,6, p = 0,102).<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu 26 BN vỡ phình mạch thông<br />
trước, chúng tôi có một số nhận xét:<br />
- Trên CT-scan gặp máu chảy khoang<br />
dưới nhện là chủ yếu (76,9%), đặc điểm khác<br />
biệt máu tập trung nhiều ở rãnh liên thùy<br />
trán, túi phình hình túi 100%, thấy điểm vỡ<br />
92%, túi phình cổ rộng 27%, nhóm túi phình<br />
vỡ tái phát có trung vị kích thước 9 mm.<br />
- Tỷ lệ can thiệp thành công cao, kết quả<br />
đặt coil lấp kín được túi phình 72%, 24%<br />
BN có một phần cổ túi chưa lấp kín. Tỷ lệ<br />
tai biến 20%. Nhóm BN có điểm Hunt-Hess<br />
1, 2, 3 hồi phục tốt hơn nhóm BN có điểm<br />
Hunt-Hess 4.<br />
<br />