Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 4 * 2007<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ DIỄN TIẾN VIÊM GAN<br />
DO CYTOMEGALOVIRUS TỪ 1 – 12 THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2<br />
Hùynh Trọng Dân*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nhiễm CMV là một tình trạng nhiễm trùng khá phổ biến với biểu hiện lâm sàng thay đổi<br />
tùy theo tuổi, đường lây truyền và tình trạng miễn dịch của người bị nhiễm. Nhiễm CMV ở trẻ sơ sinh và<br />
trẻ nhũ nhi có thể gây tổn thương đa cơ quan đặc biệt là gan. Những nghiên cứu về tổn thương gan do<br />
CMV còn hạn chế. Vì thế, đề tài nghiên cứu này sẽ giúp các Bác sỉ nhi khoa lưu ý hơn về tác nhân gây viêm<br />
gan ở trẻ nhũ nhi.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích.<br />
Kết quả: 40 bệnh nhân bị viêm gam do CMV và 22 trường hợp được tái khám sau 3 tháng với các tỷ lệ<br />
đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng: tất cả bệnh nhi đều dưới 6 tháng tuổi, nam chiếm 72,5%, 57,5% là con<br />
thứ nhất, 87,5% trẻ bú mẹ, 90% mẹ có IgG(+), vàng da 100%, phân bạc màu 45%, gan to 60%, lách to<br />
30%, thiếu máu 32,5%, tiểu cầu giảm 5%, Bilirubine trực tiếp tăng 65%, 62,5% có PAL > 650 U/L men<br />
gan tăng từ 2 đến 4 lần chiếm 85% đối với AST và 90% đối với ALT, trị số Deritis >1,5 là 67,5%.<br />
Kêt luận: Theo dõi sau 3 tháng trên 22 bệnh nhi cho thấy diễn tiến tốt hơn được ghi nhận đối với các<br />
triệu chứng vàng da, thiếu máu, Bilirubine trực tiếp và AST, huyết thanh CMV IgM chuyển âm trong<br />
63,6% trường hợp.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL, LABORATORY AND PROGRESSIVE FEATURES OF CYTOMEGALO VIRAL<br />
HEPATITIS IN CHILDREN FROM 1 TO 12 MONTHS AT CHILDREN ‘ S HOSPITAl N2.<br />
Huynh Trong Dan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 4 - 2007: 62 – 65<br />
Objectives: Cytomegaloviral infection is a rather widespread infectious condition. Its clinical<br />
manifestations may be different depending on age, transmitted method and autoimmunity of patient.<br />
Cytomegaloviral infection can cause multi- organ injuries in neonates and infants, especially liver. There is<br />
a few research about Cytomegaloviral hepatic injury. So, this study helps Pediatricians who will pay<br />
attention to hepatitic causes in infant.<br />
Methods: A cross-sectional descriptive and analytic study carried.<br />
Results: A mong 40 Cytomegaloviral hepatitis infants. 22 patients were re-examined after 3 months<br />
and they have clinical and laboratory features: all of them are under 06 month; male is in 72,5% cases;<br />
57,5% cases are first-born; 87,5% patients are breastfeed; IgG is positive in 90% mothers; jaudice is in<br />
100%; acholic stool is in %; hepatomegaly is in 60% cases; splenomegaly is in 30% cases; anemia is in<br />
32,5% cases; thrombocytopenia is in 5% cases; direct bilirubin increases in 65% cases; PAL is over 650 U/l<br />
in 62,5% cases; 85% patient increase AST and 90% patient increase ALT over 2-4 times; Deritis index is<br />
over 1,5 in 67,5% cases.<br />
Conclusion: In 22 followed cases, we realized that the symptoms such as jaudice, anemia, direct<br />
bilirubin and AST decrease gradually; and CMV IgM converts to negative in 63,6% cases.<br />
<br />
* BV. Nhi đồng II<br />
<br />
62<br />
<br />
Chuyên đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 4 * 2007<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
Nhiễm Cytomegalovirus (CMV) là một<br />
bệnh lý đa dạng, phức tạp. Triệu chứng lâm<br />
sàng thay đổi tùy theo tuổi, tình trạng miễn<br />
dịch của người bị nhiễm, và vào thời điểm lây<br />
lan. Nhiễm CMV ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi có<br />
thể gây tổn thương đa cơ quan đặc biệt ở gan.<br />
Trên thực tế lâm sàng, việc chẩn đoán<br />
viêm gan siêu vi trẻ em dưới 12 tháng gặp<br />
không ít khó khăn vì xét nghiệm tìm các tác<br />
nhân gây viêm gan khá nhiều và đắt tiền,<br />
không phải tất cả các cơ sở y tế đều có thể thực<br />
hiện được và nếu làm đồng loạt các xét<br />
nghiệm này sẽ tốn kém nhiều cho gia đình<br />
bệnh nhân.<br />
Ở Việt Nam, riêng tại TPHCM, đặc biệt<br />
BVNĐ 2 những nghiên cứu về viêm gan do<br />
CMV ở trẻ nhũ nhi còn hạn chế. Vì vậy chúng<br />
tôi xin được thực hiện đề tài:“Đặc điểm lâm<br />
sàng, cận lâm sàng và diễn tiến bệnh viêm gan<br />
do CMV” để rút ra những đặc điểm của bệnh<br />
lý này và từ đó định hướng chẩn đoán sớm,<br />
chính xác và theo dõi bệnh nhân thích hợp.<br />
<br />
MỤCTIÊU NGHIÊNCỨU<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng<br />
và diễn tiến viêm gan do CMV ở bệnh nhi từ<br />
01 tháng đến 12 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi<br />
Đồng 2 từ 09/2003 đến 05/2005.<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
- Xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng<br />
- Xác định tỷ lệ các đặc điểm cận lâm sàng<br />
- Xác định những thay đổi triệu chứng lâm<br />
sàng: vàng da, gan lách to, tiêu phân bạc màu<br />
giữa hai thời điểm nghiên cứu lúc nhập viện<br />
và khi tái khám sau 3 tháng.<br />
- Xác định những thay đổi triệu chứng cận<br />
lâm sàng: Bilirubine toàn phần, Bilirubine trực<br />
tiếp, Transaminases, gamma GT, PAL giữa hai<br />
thời điểm nghiên cứu lúc nhập viện và khi tái<br />
khám sau 3 tháng.<br />
<br />
Chuyên đề Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
- Xác định tỷ lệ sự chuyển đổi huyết thanh<br />
CMV IgM (+) giữa hai thời điểm nghiên cứu<br />
lúc nhập viện và tái khám sau 3 tháng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
- Dân số mục tiêu: Tất cả trẻ em viêm gan<br />
do CMV.<br />
- Dân số chọn mẫu: Tất cả trẻ em từ 1<br />
tháng tuổi đến 12 tháng tuổi viêm gan do<br />
CMV đang điều trị nội trú tại khoa nhiễm<br />
Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 9/2003 đến<br />
tháng 5/2005.<br />
<br />
Cở mẫu<br />
Tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn.<br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
Vàng da<br />
AST, ALT > 80 U/L<br />
Số lượng bạch cầu < 15.000<br />
Huyết thanh chẩn đoán tìm kháng thể<br />
CMV IgM (+)<br />
Huyết thanh chẩn đoán tìm kháng thể IgM<br />
anti HAV(-), HBs Ag (-), IgM anti HBc (-).<br />
<br />
Cách thu thập, xử lý và trình bày số liệu<br />
Sử dụng phần mềm SPSS 10.0 để xử lý và<br />
phân tích dữ kiện.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Mẫu nghiên cứu gồm 40 bệnh nhân: 100%<br />
dưới 6 tháng tuổi, nam chiếm 72,5% (gấp 2,6<br />
lần nữ), trẻ sanh đủ tháng là 92,5%, con thứ<br />
nhất là 57,5%, cân nặng lúc sanh >2.500 gram<br />
là 87,5% trong đó số trẻ bú mẹ là 87,5%, CMV<br />
IgG dương tính của mẹ là 90% nhưng chỉ có<br />
5% là có CMV IgM dương tính.<br />
Đặc điểm lâm sàng lúc nhập viện: vàng da<br />
100% (tiêu chí chọn bệnh), phân bạc màu 40%,<br />
gan to 60%, lách to 40%. Thời gian sau sanh<br />
<br />
63<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 4 * 2007<br />
<br />
xuất hiện vàng mắt, vàng da vào thời điểm 1.5 là 67,5%,<br />
Birirubine trực tiếp tăng 65%, PAL >650 U/L là<br />
62,5%, GGT >80 U/L là 75%.<br />
<br />
Tiêu phân bạc màu<br />
<br />
Theo dõi sau 3 tháng điều trị chúng tôi ghi<br />
nhận trên 22 bệnh nhân cho thấy diển tiến tốt<br />
<br />
Về lâm sàng<br />
Bệnh nhân hết vàng da, vàng mắt là 63,6%<br />
(p=0.000), phân bạc màu là 36,4% (p=0.003),<br />
triệu chứng gan lách to vẫn không thay đổi.<br />
<br />
Về cận lâm sàng<br />
Bệnh nhân hết triệu chứng thiếu máu là<br />
27,2% (p=0.025), Birirubine trực tiếp giảm<br />
xuống bình thường là 63,6% (p=0.001), các<br />
triệu chứng PAL, AST, ALT vẫn không thay<br />
đổi. Huyết thanh chẩn đoán CMV IgM dương<br />
tính sang âm tính là 63,6% (p=0.000).<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Đường lây truyền<br />
Đường lây truyền chủ yếu của CMV từ mẹ<br />
sang con qua nhau thai, qua dịch tiết âm đạo,<br />
qua phân và nước tiểu. Nghiên cứu của chúng<br />
tôi viêm gan do CMV thường gặp ở trẻ từ 6<br />
đđến 12 tháng tuổi, cũng như tỷ lệ mẹ nhiễm<br />
CMV IgG dương tính > 90% phù hợp với<br />
nghiên cứu của (Nguyễn Trọng Hiếu, Đỗ Thị<br />
Ngọc Diệp, AAP).<br />
<br />
Thời gian sau sanh vàng mắt vàng da<br />
Theo nghiên cứu của chúng tôi thường<br />
dưới 30 ngày, vàng da vàng mắt này làm cho<br />
cha mẹ bệnh nhân và nhân viên y tế nghĩ<br />
nhiều đến vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh, chỉ<br />
sau một thời gian vàng da không giảm mà<br />
tăng dần lên có thể kèm theo triệu chứng tiêu<br />
phân bạc màu mới nghĩ đến bệnh lý gan. Đây<br />
cũng là một điểm khác biệt so với các viêm<br />
<br />
64<br />
<br />
Chiếm tỷ lệ là 45% bệnh nhân viêm gan<br />
CMV, điều này chứng tỏ có hiện tượng tắc mật<br />
đối với viêm gan CMV đã được Martin<br />
S.Hirch và NIH mô tả, tắc mật ở đây có thể là<br />
do viêm đường mật bào thai. Trong các trường<br />
hợp vàng da ứ mật nói chung thì viêm gan<br />
CMV là 3%-5% {William Balistreri }. Dấu hiệu<br />
gan to là 60% kết quả này phù hợp với<br />
(Conboy)(Stagno). Tính chất gan to trong<br />
CMV thường có mật độ chắc và to dần. Đây có<br />
thể là do phản ứng của hệ thống võng nội mô<br />
từ trong bào thai mà CMV có tính hướng đến<br />
các cơ quan đặc biệt là gan. Lách to trong viêm<br />
gan CMV thường to dần và kéo dài trong<br />
nhiều tháng nhiều năm{ Nguyễn Duy Thanh }<br />
đây cũng là một trong những điểm quan trọng<br />
giúp phân biệt với chẩn đoán các viêm gan<br />
siêu vi khác vì ít khi có lách to dần và kéo dài.<br />
Thật vậy trong nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc<br />
Diệp thì lách to trong viêm gan siêu vi B là<br />
6,7% và viêm gan siêu vi A là 6,5%.<br />
<br />
Về cận lâm sàng<br />
Birirubine trực tiếp tăng 65% phù hợp với<br />
kết quả {Donner}. Theo Dusheiko mức độ tăng<br />
Birirubine có tương ứng với độ nặng của bệnh<br />
và giá trị tiên lượng. Các men gan thường tăng<br />
nhẹ và ít khi vượt quá 300 U/L phù hợp với<br />
nhận xét của Dermmler. Tỷ lệ Deritis<br />
(AST/ALT >1,5) đây cũng là một điểm khác<br />
biệt giữa viêm gan do CMV với các viêm gan<br />
siêu vi khác có tỷ lệ Deritis 60mg/l<br />
10. AST, ALT tăng từ 2 đến 4 lần<br />
11. PAL ≥ 650 U/L<br />
12. Hb ≤ 10 g/dl<br />
<br />
Qua nghiên cứu đặc điềm lâm sàng, cận<br />
lâm sàng và diễn tiến trên 40 bệnh nhân viêm<br />
gan do CMV từ 1 tháng đến 6 tháng tuổi với<br />
22 bệnh nhân tái khám sau 3 tháng, chúng tôi<br />
đưa ra một số kết luận sau:<br />
1. Viêm gan CMV thường gặp ở trẻ từ 1<br />
tháng đến 12 tháng tuổi, tỷ lệ nam /nữ = 2,6<br />
lần, tỷ lệ mẹ nhiễm IgG CMV dương tính là<br />
90%, 57,7% bệnh nhân là con thứ nhất.<br />
<br />
Thông qua đề tài với các kết qủa thu thập<br />
được qua nghiên cứu chúng tôi xin được góp<br />
phần hiểu biết về bệnh lý viêm gan do CMV ở<br />
trẻ nhũ nhi. Đây là một bệnh lý mà các nghiên<br />
cứu ở TPHCM đặc biệt BV Nhi Đồng 2 còn<br />
hạn chế. Chúng tôi xin được đề nghị bảng tóm<br />
tắt các triệu chứng gợi ý chần đoán sớm và<br />
theo dõi bệnh nhân viêm gan do CMV.<br />
<br />
2. Triệu chứng vàng da gặp ở tất cả các<br />
bệnh nhân từ khi khởi bệnh đến lúc nhập viện<br />
thời gian trung bình là 30 ngày, tiêu phân bạc<br />
màu 45%, gan to 60%, lách to 30%, thiếu máu<br />
32,5%.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
3. Triệu chứng cận lâm sàng viêm gan<br />
CMV: Bilirubine trực tiếp chiếm 65%, PAL<br />
tăng> 650U/L chiếm 62,5%, GGT tăng 75%,<br />
AST, ALT tăng từ 2 đến 4 lần so với trị số bình<br />
thường, chỉ số Deritis > 1,5.<br />
<br />
3<br />
<br />
4. Tái khám sau 3 tháng về các triệu chứng<br />
vàng mắt vàng da còn chiếm tỷ lệ 36,4%, tiêu<br />
phân bạc màu và thiếu máu giảm một cách rỏ<br />
rệt chiếm 4,5%, gan lách to vẫn không thay<br />
đổi.<br />
5. Về các triệu chứng cận lâm sàng tái<br />
khám sau 3 tháng Bilirubine trực tiếp chiếm<br />
36%, PAL tăng > 650 U/L chiếm 36,4%, GGT<br />
tăng 59%, AST, ALT không thay đổi.<br />
6. 14/22 (63,6%) bệnh nhân có huyết thanh<br />
chuyển đổi từ CMV IgM dương sang CMV<br />
IgM âm tính sau 3 tháng tái khám.<br />
<br />
Chuyên đề Nhi Khoa<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
4<br />
5<br />
<br />
Adler SP (1992). “Cytomegalovirus hyperimmune<br />
globuline”. Pediatric Infections Disease Journal 11.p: 9-266<br />
Boppana SB, Rivera LB, Fowler KB et al (2000).<br />
“Intrauterine Transmisson of Cytomegalovirus to infants<br />
of wonmen with preconceptional immunity”. N Eng J<br />
Medicine 344.p: 1366-1371<br />
Cohen JL, Corey (1985). “Cytomegalovirus infection in the<br />
normal host Medicine”. 64.p: 14-35<br />
Delbert SF, Balisturi W.F (1996). “Neonatal cholestasia<br />
Pediatric Gastrointestinal Disease” p: 999-1012.<br />
Đỗ Thị Ngọc Diệp (2002), Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng,<br />
cận lâm sàng viêm gan siêu vi ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi<br />
Đồng1. Luận văn chuyên khoa 2.<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
Kimberlin et and (2003).”Effect of Ganciclovir Therapy<br />
Hearing in Symtomatic Congenital Cytomegalovirus<br />
Disease Involving the Central Nervous System”. A Rando<br />
mized. Controlled Trial. The Journal of Pediatric.143.p:16-25<br />
Nguyễn Duy Thanh (1992). Nhiễm Cytomegalovirus,<br />
Bệnh truyền nhiễm, Bộ môn nhiễm.p: 22-40<br />
Nguyễn Hữu Chí (2004). Một số đặc điểm của viêm gan<br />
siêu vi. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.p:11-14,39-41<br />
Nguyễn Trọng Hiếu (2005).Tần suất huyết thanh nhiễm<br />
trùng TORCH qua xét nghiệm máu cuống rốn. Thời sự Y<br />
Dược học, Hội Y học TPHCM.p: 70-72<br />
NIH (1993). “Congenital Cytomegalovirus understanding<br />
infection and seqquelae guide”. vol 22<br />
<br />
65<br />
<br />