Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2022
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và và đánh giá kết quả điều trị lao phổi trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2022.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2022
- TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI TRÊN BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG TỪ THÁNG 01/2017 ĐẾN THÁNG 12/2022 Trương Ngân Quỳnh1 TÓM TẮT Nguyễn Kim Cương1 Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và và 1 đánh giá kết quả điều trị lao phổi trên bệnh nhân lupus ban đỏ Trường Đại học Y Hà Nội hệ thống tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 93 bệnh nhân lao phổi mắc lupus ban đỏ hệ thống từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2022. Kết quả: Phần lớn đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân nữ, trẻ tuổi (chiếm 80,6%), độ tuổi trung bình là 40,1 ± 1,5. Thời gian trung bình được chẩn đoán bệnh lao từ khi mắc lupus là 6,2 ± 1,0 (năm). Bệnh nhân nhập viện chủ yếu vì ho (87,1%), mệt mỏi (75,3%) và sốt (74,2%). Tổn phương phổi diện trung bình và rộng chiếm 67,7%. Trong 68 bệnh nhân theo dõi được, tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh là 58,8%, tỷ lệ tái phát là 5,9%, tỷ lệ thất bại điều trị là 13,2%, tỷ lệ tử vong là 22,0%. Tỷ lệ các bệnh nhân không theo dõi được chiếm 26,9%. Các yếu tố ảnh hưởng Tác giả chịu trách nhiệm đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân bao gồm: xét nghiệm Trương Ngân Quỳnh GeneXpert đờm dương tính, mức độ tổn thương phổi rộng, Trường Đại học Y Hà Nội xuất hiện biến chứng trong quá trình điều trị. Email: truongnganquynh@gmail.com Kết luận: Nguy cơ mắc bệnh lao tăng cao ở các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Tỷ lệ thất bại điều trị lao phổi ở Ngày nhận bài: 22/8/2023 nhóm bệnh nhân này còn cao. Ngày phản biện: 26/9/2023 Ngày đồng ý đăng: 10/10/2023 Từ khóa: lao phổi, lupus ban đỏ hệ thống 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE - Systemic Lupus Erythematosus) có liên quan mật thiết với Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh lao trong cộng bệnh lao cao, đứng thứ 10 trong 30 nước có tình đồng. Một nghiên cứu của Tây Ban Nha đã báo hình dịch tễ lao cao nhất trên toàn cầu, đồng cáo tỷ lệ mắc bệnh lao ở nhóm bệnh nhân lupus thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng ban đỏ hệ thống cao hơn gấp 6 lần so với dân bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới [1]. số chung [2]. Nhiễm trùng là nguyên nhân hàng Trang 156 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | TRƯƠNG NGÂN QUỲNH VÀ CỘNG SỰ đầu gây ra tử vong ở những bệnh nhân lupus + Đã được chẩn đoán mắc lupus ban đỏ hệ ban đỏ hệ thống, trong đó, bệnh lao được báo thống theo tiêu chuẩn ACR 1997 [3], và được chẩn cáo là thường xuyên xuất hiện ở những bệnh đoán mắc bệnh lao phổi theo tiêu chuẩn chẩn nhân này, đặc biệt là đối với những người sống đoán của Chương trình chống lao Quốc gia [4]. trong vùng lưu hành bệnh lao. - Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: Nghiên cứu các bệnh lý phối hợp trên + Những bệnh nhân đồng mắc các bệnh bệnh nhân lao đã có nhiều, nhưng nghiên cứu phổi (ví dụ: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen về lupus ban đỏ hệ thống ở bệnh nhân lao phổi phế quản, ung thư phổi, v.v…). thì chưa nhiều tác giả thực hiện. Với mục đích bổ sung thêm dữ liệu về gánh nặng bệnh lao ở + Không có thông tin ban đầu lúc vào viện. bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, hướng tới 2.3. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, việc quản lý tốt hơn hai bệnh lý này, góp phần hồi cứu số liệu. điều trị hiệu quả và tiên lượng tốt hơn về diễn 2.4. Cỡ mẫu: Áp dụng cách chọn mẫu toàn biến của bệnh lao phổi trên bệnh nhân lupus bộ, tất cả bệnh án phù hợp với tiêu chuẩn nghiên ban đỏ hệ thống, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đều được lựa chọn trong khoảng thời gian cứu với hai mục tiêu như sau: từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2022. Thực tế, 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nghiên cứu đã thu thập số liệu của 93 bệnh án. và các yếu tố liên quan tới lao phổi trên bệnh nhân 2.5. Các tiêu chí trong nghiên cứu: lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2022. - Phân độ lan rộng của tổn thương theo Hội lồng ngực Mỹ (2000) (ATS - American 2. Đánh giá kết quả điều trị lao phổi trên Thoracic Society) gồm 3 mức độ [5]: bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 01/2017 đến tháng • Độ I: Tổn thương tối thiểu không hang, 12/2022. độ lan rộng của tổn thương không vượt quá tổ chức phổi nằm trên khớp ức sườn thứ 2 và gai 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP sống lưng thứ 4. 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: • Độ II: Tổn thương vừa phải, tổn thương Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2017 gián đoạn rải rác diện rộng không vượt quá 1 phổi đến tháng 12/2022 tại Bệnh viện Phổi Trung hoặc đậm đồng nhất không vượt quá 1/3 diện ương. tích 1 phổi, tổng đường kính các hang < 4 cm. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: 93 trường hợp • Độ III: Tổn thương rộng hơn độ II, tổng bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống được chẩn các đường kính hang > 4 cm. đoán mắc lao phổi có hồ sơ đầy đủ, các dữ liệu thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu của đề tài từ - Đánh giá kết quả điều trị lao phổi theo tháng 01/2017 đến tháng 12/2022 tại Bệnh viện khuyến cáo của WHO [4]: Phổi Trung ương. • Khỏi: người bệnh lao phổi có bằng - Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: chứng vi khuẩn học tại thời điểm bắt đầu điều trị, có kết quả xét nghiệm đờm trực tiếp hoặc + Tuổi từ 16 trở lên. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 157
- TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 nuôi cấy âm tính tháng cuối của quá trình điều các trường hợp đơn vị báo cáo không biết kết trị và ít nhất 1 lần trước đó. quả điều trị của bệnh nhân. • Hoàn thành điều trị: người bệnh lao hoàn • Điều trị thành công: tổng số khỏi và thành liệu trình điều trị, không có bằng chứng hoàn thành điều trị. thất bại, nhưng cũng không có xét nghiệm đờm 6. Kỹ thuật thu thập thông tin: Hồi cứu số trực tiếp hoặc nuôi cấy âm tính vào tháng cuối liệu, ghi chép lại thông tin từ hồ sơ bệnh án vào của quá trình điều trị và ít nhất 1 lần trước đó, bệnh án nghiên cứu. bất kể không làm xét nghiệm hay không có kết quả xét nghiệm. 7. Phân tích số liệu: Số liệu được thu thập, làm sạch và nhập bằng phần mềm Epidata 3.1, • Thất bại: người bệnh lao có kết quả xét sau đó được phân tích bằng phần mềm SPSS 20. nghiệm đờm trực tiếp hoặc nuôi cấy dương tính từ tháng thứ 5 trở đi của quá trình điều trị. 8. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tiến hành thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án, • Chết: người bệnh lao chết do bất cứ không can thiệp trên người bệnh, không làm sai nguyên nhân gì trước hoặc trong quá trình điều lệch kết quả điều trị của người bệnh. Các thông trị lao. tin về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo bí • Không theo dõi được (bỏ): người bệnh mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu lao ngừng điều trị liên tục từ 2 tháng trở lên. khoa học. • Không đánh giá: người bệnh lao không 3. KẾT QUẢ được đánh giá kết quả điều trị. Bao gồm các 3.1. Thông tin chung của đối tượng trường hợp chuyển tới đơn vị điều trị khác và nghiên cứu không có phản hồi kết quả điều trị, cũng như Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Nội dung Số lượng mẫu Tỷ lệ Tổng số 93 100% ± SD 40,1 ± 1,5 Độ tuổi trung bình (GTNN – GTLN) (17 – 74) Nam 18 19,4% Giới tính Nữ 75 80,6% ± SD 18,6 ± 2,5 BMI (GTNN – GTLN) (14,3 – 28,1) Thời gian được chẩn Dưới 1 năm 9 15,0% đoán lao kể từ khi mắc 1 – 2 năm 13 21,7% lupus Hơn 2 năm 38 63,3% Trang 158 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | TRƯƠNG NGÂN QUỲNH VÀ CỘNG SỰ Ho 81 87,1% Khó thở 47 50,5% Đau ngực 32 34,4% Lý do vào viện Sốt 69 74,2% Ho ra máu 9 9,7% Chán ăn 53 57,0% Mệt mỏi 70 75,3% Viêm cầu thận 15 16,1% Suy thận 17 17,2% Biến chứng Viêm phổi 9 9,7% Suy gan cấp 7 7,5% Corticoid 72 77,4% Chloroquine 49 52,7% Thuốc ức chế miễn Azathioprine 41 44,0% dịch sử dụng Cyclophosphamide 21 22,6% MMF 20 21,5% Tiền sử điều trị lao Hoàn thành điều trị 5 5,4% trước đây Không hoàn thành điều trị 5 5,4% Nhận xét: Tuổi trung bình của các bệnh Bảng 2. Đặc điểm một số xét nghiệm nhân là 40,1 ± 1,5, phần lớn các bệnh nhân là cận lâm sàng của bệnh nhân nữ giới (chiếm 80,6%). Lý do vào viện hay gặp Nội dung ± SD nhất là ho (87,1%), mệt mỏi (75,4%), sốt (74,2%) Bạch cầu 8,4 ± 4,0 (G/L) và chán ăn (57,0%). Phần lớn các bệnh nhân có thể trạng gầy mòn, suy kiệt, với BMI trung bình Hồng cầu 3,6 ± 0,7 (G/L) trong nghiên cứu là 18,6 ± 2,5. Thời gian trung Xét Hemoglobin 9,9 ± 1,8 (g/dL) bình của một bệnh nhân từ lúc phát hiện lupus nghiệm Tiểu cầu 284 ± 136 (G/L) ban đỏ hệ thống cho đến lúc được chẩn đoán máu CRP 90,0 ± 83,0 (mg/L) mắc bệnh lao phổi là 6,2 ± 1,0 năm. Có 10 bệnh nhân có tiền sử điều trị lao, với chỉ 50% trong số Albumin 28,0 ± 5,9 (g/L) đó hoàn thành điều trị. Nhận xét: Albumin máu trung bình thấp 2. Đặc điểm một số xét nghiệm cận lâm (28,0 ± 5,9 g/l). Bệnh nhân cũng hay gặp bệnh sàng của bệnh nhân cảnh thiếu máu mạn tính (Hemoglobin trung bình là 9,9 ± 1,8 g/dl). CRP của nhóm bệnh nhân tăng cao (trung bình là 90,0 ± 83,0 mg/l). Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 159
- TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Bảng 3. Đặc điểm tổn thương phổi trên X quang ngực thẳng Nội dung Số lượng (n) Tỷ lệ % Nốt mờ 46 49,4% Thâm nhiễm 6 6,4% Tổn thương trên X quang Hang 5 5,3% ngực thẳng Xơ 2 2,1% Tràn dịch màng phổi 6 6,4% Đông đặc 28 30,1% Độ I 30 32,3% Mức độ tổn thương Độ II 24 25,8% Độ III 39 41,9% Trên 40 43,0% Vị trí tổn thương tập trung Dưới 7 7,5% Lan tỏa 46 49,5% Nhận xét: Có 32,3% bệnh nhân có tổn thương phổi độ I; 25,8% bệnh nhân có tổn thương phổi độ II; 41,9% bệnh nhân có tổn thương phổi độ 3. Có 10 bệnh nhân có tổn thương dạng kê lan tỏa 2 phổi. Bảng 4. Đặc điểm vi sinh của bệnh nhân Nội dung Số lượng mẫu Tỷ lệ % Tổng số 51 54,8% 1+ 37 72,5% Dương tính AFB đờm 2+ 7 13,7% 3+ 5 9,8% Âm tính 42 45,2% Dương tính 74 79,6% GeneXpert Âm tính 19 20,4% Dương tính 86 92,5% MGIT Bactec Âm tính 7 7,5% Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả AFB đờm dương tính chiếm 54,8%, trong đó: 72,5% dương tính 1+, 13,7% dương tính 2+, 9,8% dương tính 3+. Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả GeneXpert đờm dương tính chiếm 45,2%. Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả MGIT Bactec dương tính chiếm 92,5%. Trang 160 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | TRƯƠNG NGÂN QUỲNH VÀ CỘNG SỰ 3. Kết quả điều trị lao phổi trên nền lupus ban đỏ hệ thống Bảng 5. Kết quả điều trị lao phổi trên nền lupus ban đỏ hệ thống Nội dung Số lượng mẫu Tỷ lệ % Điều trị khỏi 40 58,8% Theo dõi được Tái phát 4 5,9% (n = 68) Thất bại 9 13,2% Tử vong 15 22,0% Không theo dõi được 25 26,9% Nhận xét: Số các bệnh nhân theo dõi được là 68/93 bệnh nhân, trong đó, tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh là 58,8%, tỷ lệ tái phát là 5,9%, tỷ lệ thất bại điều trị là 13,2%, tỷ lệ tử vong là 22,0%. Tỷ lệ các bệnh nhân không theo dõi được chiếm 26,9%. Bảng 6. Kết quả âm hóa đờm trong liệu trình điều trị lao của 68 bệnh nhân theo dõi được Sau 1 tháng Sau 2 tháng Sau 6 tháng Nội dung n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % AFB (+) 30 44,1% 18 26,5% 6 8,8% AFB (-) 38 55,9% 50 73,5% 62 91,1% Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả AFB đờm âm tính sau 1 tháng, 2 tháng và 6 tháng lần lượt là 55,9%, 73,5% và 91,1%. Bảng 7. Tỷ lệ kháng thuốc của các bệnh nhân Thuốc và tình trạng nhạy Số lượng mẫu Tỷ lệ % Kháng Rifampicin (R) 8 8,6% Kháng Isoniazid (H) 11 11,8% Kháng đồng thời R và H 2 2,2% Nhận xét: Tỷ lệ kháng Rifampicin chiến 8,6%, kháng Isoniazid chiếm 11,8%, kháng đồng thời R và H chiếm 2,2%. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 161
- TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 4. Tương quan giữa các yếu tố và hiệu quả điều trị lao phổi Bảng 8. Tương quan giữa các yếu tố và hiệu quả điều trị lao phổi Nội dung Điều trị thành công Điều trị thất bại p Nam 33,3% 66,7% Giới tính 0,356 Nữ 45,3% 54,7% ≤ 30 tuổi 53,6% 46,4% 31 - 50 tuổi 40,5% 59,5% Nhóm tuổi 0,293 51 - 70 tuổi 40,0% 60,0% > 70 tuổi 0,0% 100% < 18 35,7% 64,3% BMI 18 – 23 51,3% 48,7% 0,390 > 23 42,9% 57,1% Thời gian được Dưới 1 năm 31,6% 68,4% chẩn đoán lao kể từ 1 – 2 năm 33,3% 66,7% 0,806 khi mắc lupus Trên 2 năm 42,1% 57,9% Điều trị bằng thuốc Có 41,7% 58,3% ức chế miễn dịch 0,920 kéo dài Không 43,2% 56,8% Dương tính 35,4% 64,6% Kết quả AFB đờm 0,105 Âm tính 52,4% 47,6% Kết quả GeneXpert Dương tính 36,8% 63,2% 0,034 đờm Âm tính 73,3% 26,7% Độ I 63,3% 36,7% Mức độ tổn thương Độ II 50,0% 50,0% 0,003 phổi Độ III 23,1% 76,9% Viêm cầu thận 46,7% 53,3% Suy thận mạn 43,8% 56,2% Biến chứng 0,001 Viêm phổi 11,1% 88,9% Suy gan cấp 28,6% 71,4% Kháng R 50% 50% Tình trạng kháng Kháng H 33,3% 33,3% 0,736 thuốc Kháng R và H 50,0% 50,0% Nhận xét: Kết quả xét nghiệm GeneXpert đờm dương tính, mức độ tổn thương phổi rộng, xuất hiện biến chứng trong quá trình điều trị là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị lao phổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trang 162 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | TRƯƠNG NGÂN QUỲNH VÀ CỘNG SỰ 4. BÀN LUẬN 51 trong số 93 bệnh nhân (54,8%) được chẩn đoán xác định mắc bệnh lao với AFB đờm dương Kết quả nghiên cứu 93 trường hợp lupus tính, 74 bệnh nhân có GeneXpert đờm dương ban đỏ hệ thống được chẩn đoán lao phổi cho tính (chiếm 79,6%). thấy tuổi trung bình của các bệnh nhân là 40,1 ± 1,5, phần lớn trong số các bệnh nhân là nữ Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong số giới (chiếm 80,6%). So sánh với các nghiên cứu 93 bệnh nhân có tổn thương tại phổi, có 32,3% trên thế giới, L. Hamijoyo nghiên cứu trên 1278 tổn thương phổi độ 1, 25,8% tổn thương phổi bệnh nhân lupus, cho kết quả tỷ lệ nữ giới trong độ 2, 41,9% tổn thương phổi độ 3. Có 10 bệnh nhóm bệnh nhân chiếm 95%, độ tuổi trung bình nhân có tổn thương dạng kê lan tỏa 2 phổi, và của các bệnh nhân là 27,0 ± 1,5 [6]. kết cục của những bệnh nhân này đều xấu. Kết quả này khá tương đồng với Lưu Thị Liên (2007) 74,2% tổng số bệnh nhân nhập viện vì sốt khi tác giả nhận xét tổn thương mức độ trung kéo dài, ít đáp ứng với điều trị kháng sinh. Ho bình và rộng là 66,31% [7]. cũng là một triệu chứng rất thường gặp trong nhóm bệnh nhân của chúng tôi, với 87,1% bệnh Trong 93 bệnh nhân thuộc nghiên cứu này, nhân có triệu chứng này. Tiếp sau đó là các triệu thời gian trung bình của một bệnh nhân từ lúc chứng không đặc hiệu, như mệt mỏi (chiếm phát hiện lupus ban đỏ hệ thống cho đến lúc được 75,4%), chán ăn (chiếm 57,0%). Các triệu chứng chẩn đoán mắc bệnh lao phổi là 6,2 ± 1,0 năm, thể hiện mức độ tổn thương phổi nặng như khó trường hợp sớm nhất là phát hiện đồng thời và thở và đau ngực cũng khá thường gặp (lần lượt muộn nhất là sau 20 năm. Có 7 bệnh nhân (chiếm 50,5% và 34,4%). 7,5%) được chẩn đoán lao trong vòng 2 tuần sau khi được chẩn đoán lupus. Khaled Mohamed Phần lớn các bệnh nhân có thể trạng gầy Sefow Al-arbi nghiên cứu trên 72 bệnh nhân mắc mòn, suy kiệt, với BMI trung bình trong nghiên lao trên bệnh nền lupus ban đỏ hệ thống, cho cứu là 18,6 ± 2,5. BMI thấp liên quan tới tình trạng thấy thời gian trung bình được chẩn đoán lao là suy dinh dưỡng, giảm khả năng đề kháng của cơ 29,5 tháng [8]. Các bệnh tự miễn như lupus ban thể, tăng nguy cơ chuyển nhiễm lao thành bệnh đỏ hệ thống, đặc biệt khi điều trị thuốc ức chế lao. Tương ứng với albumin máu thấp (28,0 ± miễn dịch, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh 5,9 g/l), khả năng hấp thu thuốc có thể bị ảnh lao, đặc biệt đối với những người sống ở vùng lưu hưởng. Bệnh nhân cũng hay gặp bệnh cảnh hành bệnh lao. Một nghiên cứu kéo dài 13 năm thiếu máu mạn tính (Hemoglobin trung bình là trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống ở Đài Loan 9,9 ± 1,8 g/dl). Lao phổi là một tình trạng nhiễm đã chỉ ra rằng việc điều trị bằng corticosteroid trùng mạn tính có thể gây thiếu máu. CRP của làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao lên gấp 10 lần [9]. nhóm bệnh nhân tăng cao (trung bình là 90,0 Điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, có tiển sử ± 83,0 mg/l) biểu hiện tình trạng nhiễm trùng lao nhưng không tuân thủ điều trị và độ tuổi được mạn tính kéo dài. chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống càng trẻ được Suy thận và viêm cầu thận là hai biến chứng xác định là yếu tố nguy cơ phát triển bệnh lao. được báo cáo nhiều nhất trong nghiên cứu này, Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả xét với tỷ lệ lần lượt là 17,2% và 16,1%. Các bệnh nghiệm GeneXpert đờm dương tính, mức độ tổn nhân chủ yếu điều trị thuốc ức chế miễn dịch thương phổi rộng, xuất hiện biến chứng trong là Corticosteroid, Chloroquine, Azathioprine, quá trình điều trị là những yếu tố ảnh hưởng Cyclophosphamide, và MMF.Xét nghiệm vi sinh đến hiệu quả điều trị lao phổi. Có 15 bệnh nhân được thực hiện ở tất cả các bệnh nhân (100%), Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 163
- TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 tử vong trong giai đoạn lao hoạt động, chiếm ban đỏ hệ thống, tỷ lệ thất bại điều trị lao phổi ở 22,0% trong tổng số các ca theo dõi được. Các nhóm bệnh nhân này còn cao. Nghiên cứu này bệnh nhân tử vong đều có tổn thương phổi lan củng cố sự cần thiết của các nghiên cứu trong tỏa 2 bên, 10 bệnh nhân có kết quả AFB đờm tương lai, trong việc phát hiện và điều trị nhiễm dương tính (66,7%), 3 bệnh nhân có tiền sử mắc lao tiềm ẩn ở nhóm cộng đồng những bệnh lao trước đây nhưng không hoàn thành điều nhân có nguy cơ cao, giúp sàng lọc và điều trị dự trị (20,0%), 2 bệnh nhân kháng Rifampicin và 2 phòng bệnh lao ở các nước có gánh nặng bệnh bệnh nhân kháng Isoniazid (26,7%). Phần lớn lao hàng đầu thế giới như Việt Nam. căn nguyên tử vong đến từ viêm phổi bệnh viện, 5. KẾT LUẬN với việc mắc các căn nguyên vi sinh đa kháng vẫn là một vấn đề lớn trong việc quản lý điều trị Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 40,1 cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân mắc ± 1,5, phần lớn các bệnh nhân là nữ giới (chiếm bệnh tự miễn và duy trì thuốc ức chế miễn dịch. 80,6%). Lý do vào viện hay gặp nhất là ho (87,1%), Còn lại, 1 bệnh nhân chết vì lao kê và suy hô hấp, mệt mỏi (75,4%), sốt (74,2%) và chán ăn (57,0%). 1 bệnh nhân chết vì suy gan cấp và 1 bệnh nhân Phần lớn các bệnh nhân có thể trạng gầy mòn, khác tử vong do suy thận cấp. Chúng tôi quan suy kiệt, với BMI trung bình trong nghiên cứu là sát thấy rằng các trường hợp bệnh lao đã được 18,6 ± 2,5, Albumin máu trung bình thấp (28,0 ± xác nhận có bằng chứng vi khuẩn dương tính 5,9 g/l), Hemoglobin trung bình là 9,9 ± 1,8 (g/ ít có khả năng đáp ứng với điều trị chống lao, dl). Thời gian trung bình của một bệnh nhân từ có thể là do tải lượng mầm bệnh lao nặng hơn. lúc phát hiện lupus ban đỏ hệ thống cho đến lúc Viêm cầu thận - một dấu hiệu cho thấy mức độ được chẩn đoán mắc bệnh lao phổi là 6,2 ± 1,0 hoạt động của bệnh lupus nặng nề hơn, cũng năm. 67,7% số bệnh nhân có tổn thương phổi từ là một dấu hiệu có liên quan đến nguy cơ tiến độ 2 trở lên. Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả AFB đờm triển bệnh lao cao gấp hơn 2 lần [10]. dương tính chiếm 54,8%. Nghiên cứu của chúng tôi còn nhiều hạn Số các bệnh nhân theo dõi được là 68/93 chế. Thứ nhất, một số dữ liệu lâm sàng có liên bệnh nhân, trong đó, tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh quan không được ghi lại trong hồ sơ bệnh án là 58,8%, tỷ lệ tái phát là 5,9%, tỷ lệ thất bại điều của chúng tôi, chẳng hạn như liều tấn công trị là 13,2%, tỷ lệ tử vong là 22,0%. Tỷ lệ các bệnh và liều duy trì của corticosteroid và các thuốc nhân không theo dõi được chiếm 26,9%. Tỷ lệ ức chế miễn dịch khác. Thứ hai, dữ liệu về các bệnh nhân có kết quả AFB đờm âm tính sau 1 yếu tố nguy cơ khác của bệnh lao tình trạng tháng, 2 tháng và 6 tháng lần lượt là 55,9%, 73,5% nhiễm HIV, tiền sử điều trị dự phòng lao chưa và 91,1%. Kết quả xét nghiệm GeneXpert đờm được thống kê đầy đủ, cũng như việc tầm soát dương tính, mức độ tổn thương phổi rộng, xuất bệnh lao chưa được thực hiện tích cực ở tất cả hiện biến chứng trong quá trình điều trị là những các bệnh nhân. Cuối cùng, vẫn còn khoảng ¼ số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị lao phổi, bệnh nhân trong nghiên cứu rơi vào tình trạng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). không theo dõi được, do đó đã dẫn đến việc hạn chế tính khái quát của kết quả của nghiên cứu TÀI LIỆU THAM KHẢO và mất dấu các trường hợp theo dõi từ y tế cơ 1. WHO (2021), “Global Tuberculosis Report sở. Mặc dù vậy, nghiên cứu của chúng tôi vẫn 2021”, Switzerland. có thể kết luận rằng, hiện nay, gánh nặng bệnh 2. Egurbide M Ruiz-Irastorza G Erdozain JG, lao vẫn còn rất lớn ở những bệnh nhân lupus Martinez-Berriotxoa A, Aguirre C (2006), Trang 164 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | TRƯƠNG NGÂN QUỲNH VÀ CỘNG SỰ “High risk of tuberculosis in systemic lupus sàng lao HIV tại Hà Nội”, Học viện Quân y. erythematosus Lupus”, Lupus, 15, tr. 232–235. 8. Khaled Mohamed Sefow Al-arbi, 3. Hochberg MC (1997), “Tiêu chuẩn cập nhật và Nombulelo P. Magula và Girish M. Mody sửa đổi phân loại lupus đỏ hệ thống theo Hội (2023), “Tuberculosis remains a major thấp học Mỹ”, Arthritis Rheum 40, tr. 1725. burden in systemic lupus erythematosus 4. Bộ Y tế (2020), “Hướng dẫn chẩn đoán, điều patients in Durban, South Africa”, Frontiers trị và dự phòng bệnh lao”, Hà Nội. in Medicine, 10. 5. American Thoracic Society (2000), 9. Lai Y Yang S, Huang M, Tsai CS, Wang JL “Diagnosis standard and classification of (2018), “Corticosteroid dose and the risk tuberculosis in adults and children”, Am J of opportunistic infection in a national Respir, 161(4), tr. 1376-1395. systemic lupus erythematosus cohort”, Lupus, 27, tr. 1819–27. 6. Laniyati Hamijoyo, Edhyana Sahiratmadja, Nadia G Ghassani (2022), “Tuberculosis 10. Li EK Tam LS, Wong SM, Szeto CC (2002), Among Patients With Systemic Lupus “Risk factors and clinical features for Erythematosus in Indonesia: A Cohort Study”, tuberculosis among patients with systemic Open Forum Infectious Diseases, 9(7). lupus erythematosus in Hong Kong”, Scand J Rheum 31(296-330). 7. Lưu Thị Liên (2007), “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bênh lao và lâm sàng, cận lâm Abstract CLINICAL AND PARACLINICAL FEATURES AND RESULTS OF PULMONARY TUBERCULOSIS TREATMENT IN PATIENTS WITH SYSTEMIC LUPUS ERYTHEMATOSUS AT THE NATIONAL LUNG HOSPITAL FROM JANUARY 2017 TO DECEMBER 2022 Objective: Describe clinical and paraclinical characteristics and evaluate the results of pulmonary tuberculosis (TB) treatment in patients with systemic lupus erythematosus (SLE) at the National Lung Hospital from January 2017 to December 2022. Subjects and methods: A retrospective, cross-sectional descriptive study of 93 pulmonary tuberculosis patients with SLE from January 2017 to December 2022. Results: The majority of study subjects were young, female patients (80,6%), with an average age of 40,1 ± 1,5 years. Our median interval between the diagnosis of SLE and development of TB was 6,2 ± 1,0 (years). Patients were hospitalized mainly because of cough (87,1%), fatigue (75,3%), and fever (74,2%). Moderate and extensive lung lesions accounted for 67,7%. In 68 follow-up patients, the rate of patient recovery was 58,8%, the rate of relapse was 5,9%, the rate of treatment failure was 13,2%, and the death rate was 22,0%. The proportion of patients lost to follow-up accounted for 26,9%. Factors affecting the patient’s treatment effectiveness include: positive sputum GeneXpert test, extensive lung damage, and complications during treatment. Conclusion: The risk of tuberculosis is increased in patients with SLE. The failure rate of pulmonary tuberculosis treatment in this group of patients is still high. Keywords: pulmonary tuberculosis, systemic lupus erythematosus Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 165
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của dậy thì sớm do harmatoma vùng dưới đồi
24 p | 53 | 7
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân áp xe gan do vi khuẩn điều trị tại Bệnh viện Quân y 175
6 p | 22 | 5
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tác nhân vi sinh gây tiêu chảy cấp có mất nước ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ
7 p | 10 | 4
-
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue và sốt xuất huyết Dengue có cảnh báo ở người lớn tại Bệnh viện Hồng Đức (2020 – 2021)
7 p | 46 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u tuyến nước bọt mang tai tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
7 p | 25 | 4
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi do nấm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
7 p | 23 | 4
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh của viêm phổi liên quan thở máy tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên - Ths.BsCKII.Ngô Duy Đông
32 p | 41 | 4
-
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân tăng huyết áp có tiền đái tháo đường
4 p | 113 | 4
-
Mối liên quan giữa hình ảnh siêu âm 2D, siêu âm Doppler năng lượng của khớp gối với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh gút
8 p | 71 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân chấn thương xương thái dương tại thành phố Cần Thơ năm 2021-2023
8 p | 9 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn kèm đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2021-2022
6 p | 12 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh Kawasaki ở trẻ em tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương Huế
6 p | 105 | 3
-
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân suy thận mạn tính có chỉ định làm lỗ thông động tĩnh mạch tại Bệnh viện Bạch Mai
4 p | 67 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u tuyến cận giáp
5 p | 31 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn tiến triển, di căn tại Bệnh viện K
5 p | 11 | 2
-
Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi
5 p | 72 | 2
-
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đặc điểm kỹ thuật của phương pháp sóng xung kích ở bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính
8 p | 10 | 2
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và tổn thương tim mạch trong bệnh Kawasaki - ThS. BS. Nguyễn Duy Nam Anh
16 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn