intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn trình bày mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn; Đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 82-89 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH THE CLINICAL, SUBCLINICAL CHARACTERISTICS AND TREATMENT RESULTS OF ACUTE EXACERBATIONS OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE COMPLICATED WITH INFECTION Le Thi Minh Hien1*, Do Thai Phuong2, Tran Ngoc Anh1, Nghiem Chi Cuong2 1 Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy - 284 Luong Ngoc Quyen, Quang Trung, Thai Nguyen City, Thai Nguyen, Vietnam 2 A Thai Nguyen Hospital - Thinh Dan, Thai Nguyen City, Thai Nguyen, Vietnam Received: 18/07/2023 Revised: 10/08/2023; Accepted: 23/09/2023 ABSTRACT Objective: 1. Describe the clinical and subclinical characteristics of acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease complicated with infection (AECOPD); 2. Evaluation of treatment results of AECOPD. Methods: 33 patients with AECOPD were examined and treated at A Thai Nguyen Hospital from April 1, 2023 to September 9, 2023. Use the cross-sectional descriptive method. Research criteria: clinical symptoms, subclinical and treatment results. Results: Common functional symptoms: dyspnea (60.6%), purulent sputum (84.8%), fever (60.6%), dry cough (72.7%), chest pain (54.5%). The physical symptoms encountered: respiratory muscle contraction (24.2%), hissing, snoring (51.5%), crackles, wet rales (75.8%). The lesion images: alveolar dilatation, interstitial lesions and hyperintensity of bilateral pulmonary bronchial branches. Mixed ventilation disorders were the most common (63.6%). There were 6 patients with positive sputum culture, 13 patients with increased white blood cell count, 19 patients with increased CRP concentration (61 ± 47mg/L) and 16 patients with increased PCT (0.279 ± 0.228 ng/ml). 30 stable patients were discharged from the hospital. Conclusion: Common symptoms: dyspnea, purulent sputum, fever, dry cough, chest pain, respiratory muscle contractions, hissing rales, snoring rales, crackles, wet rales. The lesions images: alveolar dilatation, interstitial lesions and hyperintensity of bilateral pulmonary bronchial branches. Mixed ventilation disorders are the most common. There were 6 patients with positive sputum culture, 13 patients with increased WBC count, 19 patients with increased CRP concentration, 16 patients with increased PCT, 30 stable patients discharged from hospital. Keywords: Clinical, subclinical, acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease complicated with infection.   *Corressponding author Email address: leminhhien143@gmail.com Phone number: (+84) 972269120 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i9 82
  2. L.T.M. Hien et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 82-89 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NHIỄM KHUẨN Lê Thị Minh Hiền1*, Đỗ Thái Phượng2, Trần Ngọc Anh1, Nghiêm Chí Cương2 1 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên - 284 Lương Ngọc Quyến, Quang Trung, Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên, Việt Nam 2 Bệnh viện A Thái Nguyên - Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên, Việt Nam Ngày nhận bài: 18/07/2023 Chỉnh sửa ngày: 10/08/2023; Ngày duyệt đăng: 23/09/2023 TÓM TẮT Mục tiêu: 1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn; 2. Đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 33 bệnh nhân có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nhiễm khuẩn đến khám và điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên từ 01/04/2023 đến 09/2023. Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang. Chỉ tiêu nghiên cứu: triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị. Kết quả: Các triệu chứng cơ năng thường gặp: khó thở (60,6%), khạc đờm mủ (84,8%), sốt (60,6%), ho khan (72,7%), đau ngực (54,5%). Các triệu chứng thực thể gặp: co kéo cơ hô hấp (24,2%), ran rít, ran ngáy (51,5%), ran nổ, ran ẩm (75,8%). Các hình ảnh tổn thương gặp phổ biến: giãn phế nang, tổn thương kẽ và tăng đậm các nhánh phế huyết quản trường phổi hai bên. Rối loạn thông khí hỗn hợp là phổ biến nhất (63,6%). Có 6 bệnh nhân cấy đờm dương tính, có 13 bệnh nhân tăng số lượng bạch cầu, 19 bệnh nhân tăng nồng độ CRP (61 ± 47mg/L) và 16 bệnh nhân tăng PCT (0,279 ± 0,228 ng/ml). 30 bệnh nhân ổn định ra viện. Kết luận: Các triệu chứng thường gặp: khó thở, khạc đờm mủ, sốt, ho khan, đau ngực, co kéo cơ hô hấp, ran rít, ran ngáy, ran nổ, ran ẩm. Các tổn thương gặp phổ biến: giãn phế nang, tổn thương kẽ và tăng đậm các nhánh phế huyết quản trường phổi hai bên, Rối loạn thông khí hỗn hợp là phổ biến nhất, có 6 bệnh nhân cấy đờm dương tính, có 13 bệnh nhân tăng số lượng bạch cầu, 19 bệnh nhân tăng nồng độ CRP, 16 bệnh nhân tăng PCT, 30 bệnh nhân ổn định ra viện. Từ khóa: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ dân số. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là biểu hiện một tình trạng nặng của bệnh. Đợt cấp bệnh phổi Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2017, tắc nghẽn mạn tính được định nghĩa là sự thay đổi các COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 với triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở vượt quá dao động khoảng 3,2 triệu người chết và 329 triệu người mắc trên hàng ngày ở bệnh nhân, bệnh làm chức năng hô hấp suy toàn thế giới. Theo dự đoán, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong sẽ giảm nhanh hơn, ảnh hưởng đến thể lực, đến chất lượng còn tiếp tục gia tăng trong những thập kỷ tới do tăng tiếp cuộc sống, sức khỏe của bệnh nhân và gia tăng nguy xúc các yếu tố nguy cơ COPD và tình trạng già đi của *Tác giả liên hệ Email: leminhhien143@gmail.com Điện thoại: (+84) 972269120 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i9 83
  3. L.T.M. Hien et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 82-89 cơ nhiễm khuẩn Bệnh viện, đòi hỏi phải thay đổi điều Sốt > 38oC hoặc hạ thân nhiệt < 36oC. Nhịp tim nhanh trị. Đặc biệt tỷ lệ tử vong tăng cao ở những bệnh nhân > 90 lần/phút, Tần số thở > 20 lần/phút. Bạch cầu tăng > phải nhập viện nhiều lần vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn 12.000 hoặc giảm < 4000/mm3. Dấu hiệu nhiễm khuẩn mạn tính [1]. Bởi vậy một trong những mục tiêu điều trị khi cấy máu hoặc nhuộm gram, cấy đờm, nước tiểu quan trọng theo hướng dẫn GOLD (Global Initiative for hoặc dịch vô khuẩn của cơ thể dương tính với sinh vật Chronic Obstructive Lung Disease - Chiến lược toàn gây bệnh. cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) là phòng tránh được các đợt cấp [2]. * Tiêu chuẩn loại trừ Nhiễm trùng là nguyên nhân thường gặp nhất của đợt Bệnh nhân COPD có các bệnh đồng mắc: lao phổi đang cấp BPTNMT. Có đến 80% số bệnh nhân bị đợt cấp hoạt động, tràn khí màng phổi, ung thư, bệnh lý tim BPTNMT có nguyên nhân từ nhiễm trùng, trong đó có mạch cấp tính. Bệnh nhân viêm phổi do hóa chất, tổn ít nhất từ 40 - 50% là do nhiễm vi khuẩn [3]. Tiên lượng thương phổi do thuốc. Bệnh nhân không đồng ý tham sống còn dài hạn của bệnh nhân nhập viện do đợt cấp gia nghiên cứu. BPTNMT khá thấp, với tỷ lệ tử vong sau 5 năm lên đến 2.2. Phương pháp nghiên cứu 50%. Tình trạng nhiễm trùng ở những bệnh nhân này trong đợt cấp của BPTNMT thường rất nặng nề và đặc - Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. biệt là có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao với những chủng vi khuẩn đa kháng thuốc. - Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội bệnh viện A Thái Nguyên. Đây là thách thức lớn đối với các bác sĩ trong việc lựa chọn kháng sinh hợp lý để vừa đảm bảo hiệu quả trên - Cỡ mẫu và chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ, thuận tiện. bệnh nhân, vừa giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh. Để có cái nhìn tổng quan về đợt cấp COPD có nhiễm trùng. 2.3. Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục nghiên cứu tiêu sau: - Bệnh nhân được phỏng vấn, khám lâm sàng và được 1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh làm các xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả điều trị được nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khu- ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án. ẩn. - Triệu chứng lâm sàng: Ho, khạc đờm mạn tính. Số 2. Đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh lượng đờm tăng, từ trong sang đục, vàng, xanh, Triệu phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn. chứng cơ năng theo bảng điểm CAT và mMRC, Khó thở, Sốt/không sốt, Ho, Đau ngực, Co kéo cơ hô hấp, Ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ. 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Cận lâm sàng: Xét nghiệm huyết học: số lượng bạch cầu, Xét nghiệm vi sinh: cấy đờm, Định lượng các chỉ 2.1. Đối tượng nghiên cứu số viêm: PCT, CRP huyết tương. Chọn 33 bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn 2.4. Xử lý số liệu tính nhiễm khuẩn đến khám và điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên. - Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0. * Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân COPD 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu Chẩn đoán COPD và chẩn đoán đợt cấp COPD dựa vào GOLD 2018 [2] - Nghiên cứu có sự chấp thuận của Ban Giám đốc Bệnh viện A Thái Nguyên và bệnh nhân. Nghiên cứu được * Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn: Có ít nhất 2 tiến hành một cách trung thực và nghiêm túc. trong các dấu hiệu sau: 84
  4. L.T.M. Hien et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 82-89 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Nhóm nghiên cứu (n = 33) Đặc điểm Nam (n = 29) Nữ (n = 4) n % n % < 60 4 12,1 0 0 Nhóm tuổi 60 - 79 19 57,6 3 9,1 >= 80 6 18,2 1 3,0 Nông dân 27 81,8 4 12,1 Nghề nghiệp Hưu trí 2 6,1 0 0 Số đợt cấp/ n (%) năm 0–1 14 (42,4%) ≥2 19 (58,6%) ̅ X ± SD 1,91 ± 1,07 (1 - 6) Nhận xét: Bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nông dân (93,9%), nghỉ hưu tính nhiễm khuẩn đa số là nam giới ở nhóm tuổi từ 60 (6,1%). Số đợt cấp trung bình 1,91 ± 1,07 dao động 1 – đến 79 tuổi chiếm 57,6 % cao hơn so với nữ giới (9,1%). 6; số trường hợp có ≥ 2 đợt cấp/năm chiếm tỷ lệ 58,6%. 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn Bảng 2. Triệu chứng cơ năng, thực thể Triệu chứng n = 33 Tỷ lệ % Khó thở 20 60,6 Đờm đục, xanh, vàng 28 84,8 Sốt 20 60,6 Đau ngực 18 54,5 Ho khan 24 72,7 Co kéo lồng ngực 08 24,2 Ran rít, ngáy 17 51,5 Tím môi, đầu chi 3 9,1 Ran nổ, ẩm 25 75,8 Phù 2 chi dưới 01 3,0 Lồng ngực hình thùng 01 3,0 Hội chứng 3 giảm 01 3,0 Nhận xét: Các triệu chứng cơ năng gặp phổ biến: khó thể gặp phổ biến: co kéo cơ hô hấp (24,2%), ran rít, ran thở (60,6%), khạc đờm mủ (84,8%), sốt (60,6%), ho ngáy (51,5%), tím môi, đầu chi (9,1%), ran nổ, ran ẩm khan (72,7%), đau ngực (54,5%). Các triệu chứng thực (75,8%). Các triệu chứng khác gặp với tỷ lệ thấp hơn. 85
  5. L.T.M. Hien et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 82-89 Bảng 3. Đánh giá triệu chứng theo bảng điểm CAT và mMRC CAT mMRC Điểm n = 33 Tỷ lệ % Điểm n = 33 Tỷ lệ % < 10 15 45,5 0-1 14 42,4 ≥ 10 18 54,5 ≥2 19 47,6 ̅ X ± SD 11,7 ± 2,8 9 - 17 ̅ X ± SD 1,9 ± 1,1 0–4 Nhận xét: Điểm CAT (X ± SD): 11,7 ± 2,8, dao động 9 trường hợp có nhiều triệu chứng (CAT ≥ 10) và 47,6 % – 17. Điểm mMRC là 1,9 ± 1,1, dao động 0 – 4. 54,5% có mMRC ≥ 2. Bảng 4. Đặc điểm cận lâm sàng Đặc điểm cận lâm sàng n = 33 Tỷ lệ % X quang phổi Giãn phế nang 8 24,2 Tổn thương kẽ 14 42,4 Xẹp phổi 2 6,1 Tràn dịch màng phổi 1 3,0 Tăng đậm các nhánh phế huyết 10 30,3 quản trường phổi hai bên Đo thông khí Rối loạn thông khí hỗn hợp 21 63,6 Rối loạn thông khí tắc nghẽn 7 21,2 Rối loạn thông khí hạn chế 5 15,2 Cấy đờm Âm tính 27 81,8 Dương tính 6 18,2 Đặc điểm cận lâm sàng n = 33 ̅ X ± SD Số lượng Bạch cầu/mm3 ≤ 12.000/ mm3 20 8560 ± 1412 > 12.000/ mm3 13 13715 ± 2171 Nồng độ CRP (mg/L) ≤ 10mg/L 14 2,7 ± 2,2 > 10 mg/L 19 61 ± 47 Nồng độ PCT (ng/mL) ≤ 0,05 ng/mL 17 0,039 ± 0,005 > 0,05 ng/mL 16 0,279 ± 0,228 Nhận xét: Các hình ảnh tổn thương gặp phổ biến: giãn dương tính, có 13 bệnh nhân tăng số lượng bạch cầu, 19 phế nang, tổn thương kẽ và tăng đậm các nhánh phế bệnh nhân tăng nồng độ CRP (61 ± 47mg/L) và 16 bệnh huyết quản trường phổi hai bên, Rối loạn thông khí hỗn nhân tăng PCT (0,279 ± 0,228 ng/mL). hợp là phổ biến nhất (63,6%), có 6 bệnh nhân cấy đờm 86
  6. L.T.M. Hien et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 82-89 Bảng 5. Kết quả điều trị của bệnh nhân nhân và nguy cơ xuất hiện các biến cố trong tương lai (đợt cấp, nhập viện, tử vong). Hướng dẫn của GOLD Tỷ lệ phân loại bệnh nhân thành 4 nhóm A, B, C, D dựa Kết quả điều trị n = 33 trên 3 tiêu chí: mức độ tắc nghẽn, tần suất đợt cấp 12 % tháng trước và mức độ triệu chứng dựa trên thang điểm Ổn định ra viện 30 90,9 mMRC hoặc CAT. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy điểm CAT trung bình 11,7 ± 2,8 (9 – 17). Điểm Nặng, chuyển khoa HSCC 2 6,1 mMRC trung bình 1,9 ± 1,1 (0 – 4). 54,5% trường hợp có nhiều triệu chứng (CAT ≥ 10) và 47,6 % có mMRC ≥ 2. Một số nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt trong đánh giá Nặng, chuyển viện 1 3,0 triệu chứng giữa 2 thang điểm, Lee CH và CS (2015) nghiên cứu 428 bệnh nhân COPD tại Hàn Quốc cho Nhận xét: Qua thời gian điều trị có 30 bệnh nhân ổn thấy tỷ lệ các nhóm A, B, C, D theo thang điểm CAT: định ra viện chiếm 90,9%, 02 bệnh nhân nặng được 24,5%, 47,2%, 4,2%, 24,1%; theo thang điểm mMRC: chuyển sang khoa Hồi sức cấp cứu và 01 bệnh nhân 49,3%, 22,4%, 8,9%, 19,4% [7]. nặng phải chuyển viện tuyến cao hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các triệu chứng cơ năng gặp phổ biến là: khó thở (60,6%), khạc đờm mủ (84,8%) ho khan (72,7%), đau ngực (54,5%) 4. BÀN LUẬN và sốt (60,6%) các triệu chứng thực thể gặp phổ biến Bệnh nhân COPD thường gặp ở nhóm tuổi trên 40 tuổi, là: co kéo cơ hô hấp (24,2%), ran rít, ran ngáy (51,5%), tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở nam cao hơn nữ, nhưng đã tím môi, đầu chi (9,1%), ran nổ, ran ẩm (75,8%). Kết có một số báo cáo ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ quả của chúng tôi cũng tương tự nhiều nghiên cứu của gần tương đương nhau, phản ánh mô hình hút thuốc ở Shetty R và cộng sự nghiên cứu 668 bệnh nhân đợt cấp nữ đang có xu hướng gia tăng [4]. Kết quả nghiên cứu COPD ghi nhận: phù (69,2%), đau chi dưới (45,2%), của chúng tôi cho thấy: đa số là nam giới mắc bệnh và khó thở (33,7%), ho (9,3%), đau ngực (7,9%), ho máu gặp ở nhóm tuổi từ 60 đến 79 tuổi chiếm 57,6 % cao (2,8%) [8]. hơn so với nữ giới (9,1%). Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở Các dấu hiệu X quang phổi cũng là cận lâm sàng thường nông dân (93,9%), nghỉ hưu (6,1%). Theo nghiên cứu quy ở bệnh nhân có đợt cấp COPD nhiễm khuẩn với của Yanyan Li và cộng sự (2017), cho thấy tuổi trung các hình ảnh giảm tưới máu (oligemia) khu trú, xung bình của nhóm đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính huyết bên phổi bị tổn thương, giãn các động mạch rốn nhiễm khuẩn là 66,9 ±7,1 tuổi, nam chiếm 80,61%, nữ phổi, xẹp phổi, tràn dịch màng phổi… tuy nhiên các giới chiếm 19,39% [5]. Điều này chứng tỏ với độ tuổi hình ảnh này cũng có thể gặp trên các bệnh lý phổi càng cao (trên 60 tuổi) thì tỉ lệ mắc đợt cấp bệnh phổi khác vì vậy chụp X Quang có giá trị trong theo dõi điều tắc nghẽn mạn tính càng lớn tức nguy cơ nhiễm khuẩn trị bệnh tốt hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi các càng lớn do hệ thống hô hấp và các chức năng này dần hình ảnh tổn thương gặp phổ biến như giãn phế nang, suy giảm theo thời gian. tổn thương kẽ và tăng đậm các nhánh phế huyết quản Đợt cấp COPD là một biến cố quan trọng trong tiến trình trường phổi hai bên. Theo nghiên cứu của Hoàng Bùi tự nhiên ở bệnh nhân COPD bởi các ảnh hưởng tiêu cực Hải, Nguyễn Đạt Anh (2015) ghi nhận: Xquang phổi đến tình trạng sức khỏe, tỷ lệ nhập viện, tái nhập viện bình thường (29,8%); tràn dịch màng phổi (24,6%), và tiến triển của bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi có số xẹp phổi (17,5%), vòm hoành nâng cao (7%) giãn cung đợt cấp trung bình 1,91 ± 1,07 dao động 1 – 6; số trường động mạch phổi (10,5%), thâm nhiễm nhu mô phổi hợp có ≥ 2 đợt cấp/năm chiếm tỷ lệ 58,6%. Cho đến nay, (10,5%), dấu hiệu Westermark (3,5%), dấu hiệu Hamp- không có dấu ấn sinh học nào trong đờm hoặc huyết ton’s hump (3,5%) [9]. thanh được xác định có độ nhạy và độ đặc hiệu đủ tốt Nghiên cứu của Wen Zhou và Jie Tan (2021) cho thấy để có thể xác định được sự hiện diện hoặc mức độ nặng vi khuẩn gram âm là mầm bệnh chính của đợt cấp bệnh của đợt cấp. Nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên phổi tắc nghẽn mạn tính phức tạp với nhiễm trùng phổi, cứu của Dhamane AD và cộng sự (2015), nghiên cứu trong đó Klebsiella pneumoniae (23,73%) và Pseudo- 52.459 bệnh nhân, thời gian theo dõi 24 tháng, ghi nhận monas aeruginosa (20,34%) chiếm tỷ lệ cao nhất [10]. 44,3% số bệnh nhân có ít nhất 1 đợt cấp/năm, 8,5% số Theo như nghiên cứu của chúng tôi có 6 bệnh nhân trường hợp có > 3 đợt cấp/năm, tác giả ghi nhận tần suất cấy đờm dương tính chủ yếu là vi khuẩn Pseudomonas đợt cấp làm tăng tỷ lệ nhập viện, tái nhập viện và tăng aeruginosa và enterobacter cloacae. Bởi đường hô hấp chi phí điều trị [6]. là vị trí nhiễm đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây Mục tiêu trong đánh giá bệnh nhân COPD theo hướng bệnh thường gặp nhất, có thể là do sự suy yếu tính đàn dẫn của GOLD là đánh giá mức độ tắc nghẽn, mức độ hồi của phế nang, suy giảm nhu động đường mật phế triệu chứng tác động lên tình trạng sức khỏe của bệnh quản và khó loại trừ dịch tiết phổi ở bệnh nhân đợt cấp 87
  7. L.T.M. Hien et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 82-89 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bên cạnh đó, chức năng (0,279 ± 0,228 ng/mL). Có 30 bệnh nhân ổn định ra miễn dịch của bệnh nhân cũng bị suy yếu, dẫn đến tăng viện chiếm 90,9%, 02 bệnh nhân nặng được chuyển nguy cơ nhiễm bệnh. sang khoa Hồi sức cấp cứu và 01 bệnh nhân nặng phải chuyển viện tuyến cao hơn. C Reactive Protein (CRP) được sử dụng khá thường quy trong điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, Lời cảm ơn CRP có độ đặc hiệu không cao. Mặt khác, nồng độ CRP gia tăng chậm sau nhiễm khuẩn và cũng giảm chậm sau Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh vài ngày điều trị, nên khó đánh giá sớm đáp ứng điều trị. viện A Thái Nguyên, Khoa Sinh hóa, Khoa Nội - Bệnh Procalcitonin (PCT) đã được nhiều nghiên chứng minh viện A Thái Nguyên và Trường Đại học Y Dược Thái là có giá trị chẩn đoán và tiên lượng nhiễm khuẩn cao Nguyên đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện nghiên hơn so với CRP. Nồng độ PCT huyết thanh tăng nhanh cứu này. khi nhiễm khuẩn và giảm nhanh khi nhiễm khuẩn được kiểm soát, với thời gian bán hủy là 24 - 30 giờ. Biến đổi nồng độ PCT đánh giá đáp ứng điều trị và tiên lượng TÀI LIỆU THAM KHẢO bệnh nhân nhiễm khuẩn. Một số nghiên cứu đã cho thấy thay đổi nồng độ của PCT trong quá trình điều trị có giá [1] Schmidt SAJ, Johansen MB, Olsen M et al., The trị hơn so với giá trị PCT ban đầu trong tiên lượng điều impact of exacerbation frequency on mortali- trị bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng/sốc nhiễm khuẩn. Việc ty following acute exacerbations of COPD: A kết hợp hai xét nghiệm này có giá trị cao hơn sử dụng registry - based cohort study. BMJ Open. Pub- xét nghiệm riêng lẻ. Nghiên cứu của Zhou W, Tan J. lished online 2014. doi:10,1136/bmjopen - 2014 (2021) cho thấy nồng độ CRP, PCT huyết tương ở nhóm – 006720. AECOPD nhiễm khuẩn cao hơn nhóm AECOPD không [2] GOLD. Global Initiative for Chronic Obstruc- nhiễm khuẩn rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [10]. tive Lung Disease. Executive Summary: Glob- Theo nghiên cứu của chúng tôi có 19 bệnh nhân tăng al strategy for the diagnosis, management, and nồng độ CRP (61 ± 47mg/L) và 16 bệnh nhân tăng PCT prevention of chronic obstructive pulmonary (0,279 ± 0,228ng/mL). disease. 2018 report: http://www.gold.copd.org. [3] Bộ Y tế, Quyết định về việc ban hành tài liệu Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung Kiên cho thấy tỷ chuyên môn” Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lệ bệnh nhân điều trị thành công ra viện là 70,7%. Tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. Số: 2767/QĐ- tử vong/xin về là 29,3% [11]. Nghiên cứu của chúng tôi BYT, ngày 04/7/2023. có tỷ lệ điều trị ổn định ra viện là chiếm 90,9%, 02 bệnh [4] Smith MC, Wrobel JP, Epidemiology and clin- nhân nặng được chuyển sang khoa Hồi sức cấp cứu và ical impact of major comorbidities in patients 01 bệnh nhân nặng phải chuyển viện tuyến cao hơn. with COPD. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis; 2014, 9: 871-888 Lựa chọn đúng phác đồ điều trị là vấn đề quan trọng để [5] Li Y, Xie L, Xin S, Li K, Values of procalcitonin cải thiện tình trạng bệnh COPD đặc biệt bệnh nhân có and C-reactive proteins in the diagnosis and đợt cấp nhiễm khuẩn. Trong đó triệu chứng lâm sàng treatment of chronic obstructive pulmonary dis- và các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X quang, Đo ease having concomitant bacterial infection. Pak thông khí và các xét nghiệm máu như CRP, PCT rất có J Med Sci. 2017; 33(3): 566-569. doi: 10.12669/ ý nghĩa trong chẩn đoán và theo dõi bệnh. pjms.333.12554. [6] Dhamane AD, Moretz C, Zhou Y et al., COPD exacerbation frequency and its association with 5. KẾT LUẬN health care resource utilization and costs. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis; 2015, 10: 2609- Kết quả nghiên cứu trên 33 bệnh nhân đợt cấp bệnh 2618. phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn cho thấy các triệu [7] Lee CH, Lee J, Park YS et al., Chronic obstruc- chứng cơ năng gặp phổ biến: khó thở (60,6%), khạc tive pulmonary disease (COPD) assessment test đờm mủ (84,8%), sốt (60,6%). Ho khan (72,7%), Đau scores corresponding to modified Medical Re- ngực (54,5%). Các triệu chứng thực thể gặp phổ biến: search Council grades among COPD patients. co kéo cơ hô hấp (24,2%), ran rít, ran ngáy (51,5%), tím Korean J Intern Med; 2015, 30(5): 629-637. môi, đầu chi (9,1%), ran nổ, ran ẩm (75,8%). Các hình [8] Shetty R, Seddighzadeh A, Piazza G et al., ảnh tổn thương gặp phổ biến: giãn phế nang, tổn thương Chronic obstructive pulmonary disease and deep kẽ và tăng đậm các nhánh phế huyết quản trường phổi vein thrombosis: a prevalent combination. J hai bên, Rối loạn thông khí hỗn hợp là phổ biến nhất Thromb Thrombolysis; 2008, 26(1): 35-40. (63,6%), có 6 bệnh nhân cấy đờm dương tính, có 13 [9] Hoàng Bùi Hải, Nguyễn Đạt Anh, X quang phổi bệnh nhân tăng số lượng BC, 19 bệnh nhân tăng nồng thường quy trong chẩn đoán tắc động mạch phổi độ CRP (61 ± 47mg/L) và 16 bệnh nhân tăng PCT cấp. TCNCYH; 2015, 98(6): 1-8. 88
  8. L.T.M. Hien et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 82-89 [10] Zhou W, Tan J, The expression and the clini- [11] Nguyễn Trung Kiên, Đánh giá đặc điểm vi khu- cal significance of eosinophils, PCT1and CRP ẩn gây nhiễm khuẩn phổi ở bệnh nhân đợt cấp in patients with acute exacerbation of chron- bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Khoa Hồi sức ic obstructive pulmonary disease complicated tích cực, Luận văn thạc sĩ y học 2012, Trường with pulmonary infection. Am J Transl Res. Đại học Y Hà Nội. 2021;13(4):3451-3458. 89
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2