Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA CHẢY MÁU TIÊU HÓA DƯỚI<br />
TỪ RUỘT NON<br />
Huỳnh Hải Bằng*, Võ Tấn Long**, Nguyễn Thúy Oanh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của chảy máu tiêu hóa dưới từ ruột non, xác<br />
định tỉ lệ nguyên nhân của chảy máu tiêu hóa dưới từ ruột non.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành theo phương pháp báo cáo hàng loạt ca.<br />
Kết quả: Nghiên cứu 36 BN, tỉ lệ bệnh gặp ở nam cao hơn nữ: 1,57 / 1, tuổi trung bình: 47,6 ± 19,4, đa<br />
số từ các tỉnh 63,9%, TPHCM 36,1%. Lý do vào viện: tiêu phân đen chiếm 66,7%, huyết áp trung bình:<br />
101,7 ± 20,6 mmHg, mạch trung bình: 94,2 ± 10,8 l/p, triệu chứng lâm sàng chủ yếu tiêu ra máu chiếm<br />
97%, Hct trung bình 23,4 ± 7,4, Hb trung bình: 8 ± 2,4 g/dl, số đơn vị máu truyền trung bình: 5,7 ± 4 đơn<br />
vị máu. Nguyên nhân: u ruột non 20 ca (56%), dị sản mạch máu 2 ca (6%), viêm loét ruột non 11 ca (30%),<br />
không xác định 3 ca (8%). Vị trí tổn thương chủ yếu từ vùng hỗng tràng chiếm 72,2%.<br />
Kết luận: Chảy máu tiêu hóa dưới là bệnh lý ít gặp. Chẩn đoán khó, thường phải phẫu thuật mới xác<br />
định nguyên nhân, vị trí thương tổn. Nguyên nhân gặp nhiều do khối u và vị trí gặp nhiều ở hỗng tràng.<br />
Từ khóa: chảy máu tiêu hóa dưới, ruột non.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL FEATURES OF LOWER GASTROINTESTINAL BLEEDING FROM SMALL INTESTINE<br />
Huynh Hai Bang, Vo Tan Long, Nguyen Thuy Oanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 34 - 37<br />
Background: The objective of our research: survey and clinical features of subclinical lower gastrointestinal<br />
bleeding from the intestine, the rate determined the cause of lower gastrointestinal bleeding from the intestine.<br />
Methods: Research methods conducted by the method reported mass shift.<br />
Results: Research for 36 patients, the rate of disease in men having higher female: 1.57 / 1, mean age: 47.6 ±<br />
19.4, most patients from the provinces 63.9%, in Hồ Chí Minh City 36.1%. The reason for the hospital: black<br />
stools account for 66.7%, average blood pressure: 101.7 ± 20.6 mmHg, pulse average: 94.2 ± 10.8 l / p, clinical<br />
symptoms mainly defecate of blood accounted for 97%, average 23.4 ± 7.4 Hct, Hb average: 8 ± 2.4 g / dl, the<br />
number of units transfused average: 5.7 ± 4 units of blood, causes: 20 cases of small bowel tumors (56%), 2 cases<br />
of aneurysm (6%), 11 cases of small bowel ulcers (30%), unspecified 3 cases (8%). Position hurt mainly from the<br />
jejunum accounted for 72.2%.<br />
Conclusions: The lower gastrointestinal bleeding from the intestine is rare. Diagnosis is difficult, and is<br />
corrected by operation procedures to find the cause, location of lesions. Causes of the lower gastrointestinal<br />
bleeding from the intestine are usually tumors. Most of lesions are in the jejunum.<br />
Keywords: lower gastrointestinal bleeding, small intestine.<br />
máu tiêu hóa xảy ra trong lòng ruột, bắt đầu tính<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
từ góc Treitz cho tới van hồi - manh tràng(4,3).<br />
Chảy máu tiêu hóa dưới từ ruột non là chảy<br />
∗<br />
<br />
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. **Bộ môn ngoại ĐHYD, TpHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Hải Băng<br />
ĐT: 0987782808<br />
Email: huynhhaibang8099@yahoo.com.vn<br />
<br />
34<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Theo Kovacs, Lewis và cộng sự(1,6) chảy máu<br />
tiêu hóa từ ruột non chiếm khoảng 3 – 5% các<br />
trường hợp chảy máu đường tiêu hóa.<br />
Theo Ríos, Montoya và cộng sự(3), chảy máu<br />
tiêu hóa từ ruột non chiếm khoảng 2 – 9% các<br />
trường hợp chảy máu đường tiêu hóa.<br />
Ở Việt Nam, chưa có nhiều báo cáo về vấn<br />
đề này.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng<br />
của chảy máu tiêu hóa dưới từ ruột non.<br />
Xác định tỉ lệ nguyên nhân của chảy máu<br />
tiêu hóa dưới từ ruột non.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Những bệnh nhân bị chảy máu tiêu hóa<br />
dưới từ ruột non, được chẩn đoán loại trừ: nội<br />
soi dạ dày bình thường và đại tràng không phát<br />
hiện tổn thương nhưng phát hiện có máu trong<br />
lòng đại tràng có thể hướng đến chẩn đoán chảy<br />
máu tiêu hóa dưới từ ruột non.<br />
Được chẩn đoán xác định qua phẫu thuật.<br />
Những bệnh nhân không qua phẫu thuật<br />
nhưng được chẩn đoán xác định qua nội soi<br />
bóng đơn, viên nang nội soi, nội soi đại tràng<br />
phát hiện tổn thương vùng hồi tràng đang<br />
chảy máu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Những bệnh nhân được chẩn đoán xác định<br />
chảy máu tiêu hóa dưới từ ruột non do chấn<br />
thương.<br />
Những bệnh nhân được chẩn đoán xác định<br />
chảy máu do tổn thương đường mật hay loét<br />
hành tá tràng chảy xuống ruột non.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Hồi cứu, báo cáo hàng loạt ca tại 4 bệnh viện:<br />
Chợ Rẫy, Bình Dân, Nhân dân Gia Định và Đại<br />
học Y Dược.<br />
Thời gian: tháng 01/2005 đến tháng 03/2010.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Qua nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 36<br />
trường hợp chảy máu tiêu hóa dưới từ ruột non.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Giới: Tỷ lệ bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ:<br />
1,57 nam / 1 nữ.<br />
Tuổi: Tuổi trung bình: 47,6 ± 19,4.Tuổi nhỏ<br />
nhất: 15, tuổi lớn nhất: 85.<br />
Nơi cư trú: Bệnh nhân đa số từ các tỉnh<br />
63,9%, tại TPHCM 36,1%.<br />
Lý do vào viện: Đa số bệnh nhân khi nhập<br />
viện có đi tiêu ra máu, trong đó đi tiêu phân đen<br />
chiếm tỷ lệ khá cao 66,7% (24 trường hợp), đi<br />
tiêu ra máu đỏ bầm chỉ có 19,4% (7 trường hợp).<br />
Triệu chứng lâm sàng:<br />
Tiêu máu: Tiêu ra máu phân đen hay phân<br />
đỏ bầm và thăm khám trực tràng máu dính<br />
găng chiếm 97%.<br />
Thiếu máu: Đa số bệnh nhân có da xanh<br />
niêm nhợt chiếm 100%,<br />
Hct: Trung bình: 23,4 ± 7,4. Thấp nhất: 10%.<br />
Cao nhất: 39%.<br />
Hemoglobin: Trung bình: 8 ± 2,4 g/dl. Thấp<br />
nhất: 4 g/dl.Cao nhất: 13 g/dl.<br />
Sinh hiệu:<br />
Huyết áp: Trung bình: 101,7 ± 20,6<br />
mmHg.Thấp nhất: 50 mmHg, cao nhất: 140<br />
mmHg.<br />
Mạch: Trung bình: 94,2 ± 10,8 l/p.Thấp nhất:<br />
70 l/p, cao nhất: 120 l/p.<br />
Số đơn vị máu truyền: Trung bình: 5,7 ± 4<br />
đơn vị máu. Ít nhất: 2 đơn vị máu Nhiều nhất: 20<br />
đơn vị máu.<br />
<br />
Cận lâm sàng<br />
Viên nang nội soi: chỉ tiến hành thực hiện<br />
viên nang nội soi 2 trường hợp, xác định được<br />
nguyên nhân của chảy máu do loét hỗng tràng<br />
xuất huyết.<br />
Nội soi trong lúc mổ: chỉ 2 trường hợp thực<br />
hiện nội soi trong lúc mổ. Trong đó 1 trường<br />
<br />
35<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hợp có máu trong lòng ruột non và 1 trường hợp<br />
có loét hỗng tràng xuất huyết.<br />
<br />
Chẩn đoán sau phẫu thuật<br />
Bảng 1: Tỷ lệ %, số ca được chẩn đoán sau phẫu<br />
thuật<br />
Vị trí<br />
<br />
Số ca Tỉ lệ %<br />
<br />
U ruột non<br />
<br />
Hỗng tràng<br />
Hỗng tràng và hồi<br />
tràng<br />
Dị sản<br />
Hỗng tràng<br />
mạch máu<br />
Hồi tràng<br />
<br />
15<br />
1<br />
<br />
42%<br />
2,8%<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
2,8%<br />
2,8%<br />
<br />
U ngoài vỡ U mạc treo vỡ vào<br />
vào ruột<br />
hỗng tràng<br />
non<br />
U xơ tử cung vỡ<br />
vào hồi tràng<br />
Viêm loét Túi thừa ruột non<br />
RN<br />
Hỗng tràng<br />
Hồi tràng<br />
Không<br />
phẫu thuật<br />
<br />
2<br />
<br />
5,6%<br />
<br />
1<br />
<br />
2,8%<br />
<br />
5<br />
3<br />
1<br />
6<br />
<br />
14%<br />
8,4%<br />
2,8%<br />
16,8%<br />
<br />
Tổng số<br />
ca (%)<br />
16 (44,8%)<br />
2 (5,6%)<br />
<br />
U ruột<br />
non<br />
<br />
U<br />
ngoài<br />
vỡ vào<br />
ruột<br />
non<br />
Dị sản<br />
mạch<br />
máu<br />
Viêm<br />
loét<br />
ruột<br />
non<br />
Không<br />
xác<br />
định<br />
<br />
36<br />
<br />
Túi thừa<br />
<br />
Hỗng tràng<br />
Hồi tràng<br />
(Meckel)<br />
<br />
Chỉ có 1 trường hợp, tổn thương cả hai vị trí<br />
hỗng tràng và hồi tràng và 1 trường hợp không<br />
xác định vị trí tổn thương mà chỉ xác định được<br />
nguồn chảy máu từ ruột non.<br />
<br />
Giới<br />
<br />
9 (25%)<br />
<br />
Theo Ralf Jakobs và cộng sự(2), khi tiến hành<br />
khảo sát 81 bệnh nhân chảy máu tiêu hóa từ ruột<br />
non nhận thấy tỷ lệ nam : nữ = 1,02 : 1.<br />
<br />
6 (16,8%)<br />
<br />
Số ca (%)<br />
<br />
Tổng<br />
số (%)<br />
<br />
U mạch máu<br />
7 (19,6%)<br />
GISTs<br />
5 (14%)<br />
Hỗng tràng Sarcôm cơ trơn 3 (8,4%)<br />
19<br />
Carcinôm tuyến 2 (5,6%) (53%)<br />
Pô-lýp tuyến<br />
1 (2,8%)<br />
Hỗng tràng<br />
Carcinôm tuyến 1 (2,8%)<br />
và hồi tràng<br />
U mạc treo<br />
GISTs<br />
1 (2,8%)<br />
vỡ vào hỗng<br />
Lymphôm<br />
1 (2,8%) 3 (8%)<br />
tràng<br />
U xơ TC vỡ<br />
Carcinôm<br />
1 (2,8%)<br />
vào hồi tràng nguyên bào nuôi<br />
Hỗng tràng<br />
1 (2,8%)<br />
2<br />
Hồi tràng<br />
1 (2,8%) (5,6%)<br />
Hỗng tràng<br />
Hồi tràng<br />
<br />
Vị trí từ vùng hồi tràng đứng hàng thứ hai,<br />
chiếm 22,2% (8 trường hợp).<br />
<br />
3 (8%)<br />
<br />
Bảng 2. Số ca được xác định theo từng nguyên nhân<br />
cụ thể<br />
Phân loại<br />
<br />
Chúng tôi nhận thấy vị trí tổn thương gây<br />
chảy máu tiêu hóa hàng đầu từ vùng hỗng<br />
tràng, chiếm 72,2% (26 trường hợp).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Nguyên nhân<br />
<br />
Vị trí<br />
<br />
Vị trí tổn thương<br />
<br />
2 (5,6%)<br />
2 (5,6%)<br />
3 (8,4%)<br />
<br />
Nhìn chung tỉ lệ nam : nữ của các tác giả<br />
xấp xỉ như nhau. Theo nghiên cứu của chúng<br />
tôi nhận thấy, tỷ lệ nam : nữ = 1,57 : 1, nam<br />
chiếm tỷ lệ 61,1%, nữ chiếm 38,9% cao hơn so<br />
với kết quả nghiên cứu của các tác giả phía<br />
trên. Điều nay có thể giải thích do đặc trưng<br />
mẫu trong lô nghiên cứu.<br />
<br />
Tuổi<br />
Theo Ralf Jakobs và cộng sự(2), khi tiến hành<br />
khảo sát 81 bệnh nhân chảy máu tiêu hóa từ ruột<br />
non nhận thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là<br />
65 ± 20,8.<br />
Theo Bing-Ling Zhang và cộng sự(7), khi tiến<br />
hành khảo sát 309 bệnh nhân chảy máu đường<br />
tiêu hóa nhận thấy có 253 bệnh nhân chảy máu<br />
đường tiêu hóa có nguồn gốc từ ruột non. Tuổi<br />
trung bình của bệnh nhân là 55,5 ± 16,6.<br />
<br />
9<br />
(25%)<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung<br />
bình là 47,56 ± 19,41, tuổi nhỏ nhất 15, tuổi lớn<br />
nhất 85.<br />
<br />
3<br />
(8,4%)<br />
<br />
Vì vậy, tuổi trung bình bệnh nhân chảy máu<br />
tiêu hóa từ ruột non của chúng tôi trẻ hơn so với<br />
các tác giả khác. Điều này có thề lí giải do đặc<br />
<br />
2 (5,6%)<br />
3 (8,4%)<br />
<br />
Theo Bing-Ling Zhang và cộng sự(7), khi tiến<br />
hành khảo sát 309 bệnh nhân chảy máu đường<br />
tiêu hóa nhận thấy tỷ lệ nam : nữ = 0,94 : 1.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trưng dân số Việt Nam là dân số trẻ, môi trường<br />
sống ô nhiễm và việc sử dụng thuốc tùy tiện.<br />
<br />
22,2% và cả hai vị trí hỗng tràng và hồi tràng<br />
chiếm tỉ lệ thấp nhất 2,8%.<br />
<br />
Nguyên nhân<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Theo Thomas OG Kovacs và cộng sự ,<br />
nguyên nhân phổ biến gây chảy máu tiêu hóa<br />
ruột non là: phình mạch, u ruột non, viêm loét<br />
và túi thừa Meckel.<br />
(6)<br />
<br />
Theo Bing-Ling Zhang và cộng sự(7), nguyên<br />
nhân phổ biến gây chảy máu tiêu hóa ruột non<br />
là: u ruột non và phình mạch.<br />
Nguyên nhân phình mạch, u ruột non là<br />
những nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu<br />
tiêu hóa dưới từ ruột non. Điều này tương<br />
đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Khi nghiên<br />
cứu 36 trường hợp, chúng tôi ghi nhận được: u<br />
mạch máu 7/36 trường hợp, chiếm 19,6%, u<br />
ruột non mà chủ yếu là GISTs 5/36 trường hợp,<br />
chiếm 14%.<br />
<br />
Vị trí<br />
Chúng tôi không có dữ liệu của các tác giả<br />
khác về vị trí tổn thương gây chảy máu ở ruột<br />
non.Theo nghiên cứu của chúng tôi, nhận thấy<br />
vị trí tổn thương vùng hỗng tràng chiếm tỉ lệ cao<br />
nhất 72,2%, tiếp đó là vùng hồi tràng chiếm<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Chảy máu tiêu hóa dưới là bệnh lý ít gặp.<br />
Chẩn đoán khó, thường phải phẫu thuật mới<br />
xác định nguyên nhân, vị trí thương tổn.<br />
Nguyên nhân gặp nhiều do khối u và vị trí gặp<br />
nhiều ở hỗng tràng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Blair S.L., et al (1994). Small intestinal bleeding.<br />
Gastroenterology clinics of North America, 23(1): 889 – 8553.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Jakobs R., Hartmann D., et al (2006). Diagnosis of obscure<br />
gastrointestinal bleeding by intraoperative enteroscopy in 81<br />
consecutive patients. World J Gastroenterol, 12(2): 313-316.<br />
Montoya T.M.J., Parrilla P.P. et al (2006). Acute lower<br />
gastrointestinal hemorrgage originating in the small intestine.<br />
Rev Esp Enferm Dig, 196 – 203.<br />
Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Mậu Anh (2007). Bệnh học Ngoại<br />
khoa tiêu hóa. Đại học Y Dược TP.HCM, tr. 85 - 92, tr.109 -117.<br />
Ríos Z.A., Montoya T.M.J. (2006). Acute lower gastrointestinal<br />
hemorrhage originating in the small intestine. Rev Esp Enferm<br />
Dig, 98-203.<br />
Thomas O.G.K. (2005). Small bowel bleeding. Current<br />
Treatment Options in Gastroenterology, 31 – 38.(2)<br />
Zhang B.L., Fang Y.H., et al (2009). Singlecenter experience of<br />
309 consecutive patients with obscure gastrointestinal<br />
bleeding. World J Gastroenterol, 15(45): 5740-5745.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
37<br />
<br />