T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN<br />
CHẢY MÁU NÃO ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA<br />
TỈNH HÀ NAM<br />
Lê Quang Minh*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) chảy máu<br />
não (CMN) điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Đối tượng và phương pháp: 148 BN<br />
CMN trên lều điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam từ tháng 1 - 2014 đến 1 - 2016.<br />
Tất cả BN đều được khám lâm sàng, làm đầy đủ xét nghiệm, sau đó được chụp cắt lớp vi tính<br />
(CLVT) sọ não ngay khi vào viện. Kết quả: tuổi trung bình 68,16 ± 13,2; tỷ lệ nam/nữ: 1,63. Thời<br />
điểm trong ngày thường gặp từ 6 - 9 giờ chiếm 20,9%. Các yếu tố nguy cơ thường gặp là tăng<br />
huyết áp (89,2%), rối loạn chuyển hóa lipid (47,3%). Bệnh thường khởi phát đột ngột (52,7%).<br />
Các triệu chứng thường gặp khi khởi phát: đau đầu (86,5%), nôn (75,0%), rối loạn ý thức<br />
(79,0%), liệt nửa người (82,4%). Một số triệu chứng thần kinh khác: liệt VII trung ương (73%),<br />
rối loạn cảm giác (42,6%), rối loạn ngôn ngữ (46,6%). Một số đặc điểm trên phim chụp CLVT sọ<br />
não: khối máu tụ vùng hạch nền (54,7%), kích thước khối máu tụ < 3 cm (51,3%), thể tích khối<br />
3<br />
máu tụ < 30 cm (48%), phù não nhẹ (51,3%), tràn máu não thất (39,9%). Một số đặc điểm sinh<br />
hóa: bạch cầu (8,8 ± 2,14 G/l), glucose máu (6,84 ± 2,74 mmol/l). Kết luận: bệnh thường khởi<br />
phát đột ngột. Các triệu chứng thường gặp: đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, liệt nửa người, liệt VII<br />
trung ương, giảm phản xạ gân xương, rối loạn cảm giác, rối loạn ngôn ngữ. Trên phim chụp<br />
CLVT sọ não: khối máu tụ thường gặp vùng hạch nền, kích thước khối máu tụ thường < 3 cm,<br />
3<br />
thể tích khối máu tụ thường < 30 cm , phù não nhẹ.<br />
* Từ khoá: Chảy máu não; Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.<br />
<br />
Clinical and Paraclinical Features of Intracerebral Hemorrhage<br />
Patients Treated at General Hospital of Hanam Province<br />
Summary<br />
Objectives: To study the clinical and paraclinical features of patients with intracerebral<br />
hemorrhage who were treated at General Hospital, Hanam province. Subjects and methods:<br />
148 intracerebral hemorrhage patients treated at General Hospital, Hanam province from 1 2014 to 1 - 2016. All of them were clinically and paraclinically examined and assessed cerebral<br />
CT-scanner. Results: Mean age: 68.16 ± 13.2 years. Male/female ratio: 1.63. The onset time<br />
from 6 to 9 a.m was found in 20.9% of the patients. The risk factors included hypertention<br />
(89.2%); lipidermia (47.3%). Sudden onset was popular (52.7%). Some common symptoms:<br />
headache (86.5%); vomiting (75%); disorder of consciousness (79%); hemiparesis (82.4%).<br />
th<br />
Other neurological symptoms were as follows: 7 cranial nerve paralysis (73%); sensory disorder<br />
(42.6%); speech disorder (46.6%). Some features on the image of cerebral CT-scanner:<br />
* Sở Y tế tỉnh Hà Nam<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Quang Minh (drlequangminh@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 07/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/03/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2017<br />
<br />
107<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
hemorrhage site was common in the basal ganglia (54.7%), the diameter of hemorrhage was<br />
3<br />
mostly under 3 cm (51.3%), the volume of hemorrhage was under 30 cm (48%), mild cerebral<br />
edema: 51.3%. White blood cell increased slightly, blood glucose level was in normal rank.<br />
Conclusions: The onset was frequently sudden. Common symptoms include headache,<br />
th<br />
vomiting, disorder of consciousness, hemiparesis, 7 cranial nerve paralysis, sensory disorder,<br />
speech disorder. The images on cerebral CT-scanner revealed that hemorrhage site was<br />
common in the basal ganglia, the hemorrhage was common under 3 cm in diameter, the volume<br />
3<br />
of hemorrhage was under 30 cm , cerebral edema was at mild level.<br />
* Key words: Intracerebral hemorrhage; Clinical and paraclinical features.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
tháng 1 - 2014 đến 1 - 2016.<br />
<br />
Chảy máu não là một bệnh lý cấp cứu<br />
thường gặp có tỷ lệ tàn tật và tử vong cao<br />
[6, 7]. CMN thường xảy ra do một số yếu<br />
tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn<br />
chuyển hóa lipid, đái tháo đường, hút<br />
thuốc lá [8]. Trong những năm gần đây,<br />
mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán<br />
và điều trị, nhưng thực tế hiệu quả còn<br />
chưa cao, do chưa có thuốc điều trị đặc<br />
hiệu. Đánh giá đúng tình trạng lâm sàng,<br />
cận lâm sàng CMN vô cùng quan trọng<br />
giúp thầy thuốc tiên lượng đúng bệnh và<br />
có thái độ xử trí kịp thời. Trên thế giới<br />
cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công<br />
trình nghiên cứu về bệnh lý CMN. Tuy<br />
nhiên mỗi quốc gia, mỗi địa phương có<br />
sự khác nhau về tình hình địa lý, kinh tế<br />
xã hội. Do vậy, mô hình bệnh tật nói<br />
chung cũng như đặc điểm bệnh lý CMN<br />
nói riêng thường có sự khác biệt. Vì vậy,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài<br />
nhằm: Nhận xét một số đặc điểm lâm<br />
sàng, cận lâm sàng BN CMN điều trị tại<br />
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam.<br />
<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
BN CMN được chẩn đoán lâm sàng<br />
theo tiêu chuẩn chẩn đoán Đột quỵ não<br />
của WHO (1990), xác định bằng CTscanner sọ não có CMN trên lều.<br />
* Tiêu chuẩn lâm sàng: hội chứng thiếu<br />
sót chức năng não khu trú hơn là lan tỏa,<br />
xảy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử<br />
vong không xác định nguyên nhân nào<br />
khác ngoài căn nguyên mạch máu.<br />
* Tiêu chuẩn trên CT-scanner: hình ảnh<br />
tăng tỷ trọng (50 - 90 HU) khối máu tụ<br />
trong não trên lều có thể đè đẩy tổ chức<br />
não xung quanh hoặc chảy vào não thất.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
BN bị CMN do các nguyên nhân khác:<br />
tai biến do dùng thuốc chống đông, CMN<br />
do chấn thương sọ não, CMN do dị dạng<br />
thông động-tĩnh mạch, CMN dưới lều và<br />
dưới màng nhện do vỡ phình mạch, chảy<br />
máu trong não do u tiên phát và di căn.<br />
BN < 18 tuổi.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
148 BN CMN trên lều điều trị nội trú tại<br />
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam từ<br />
108<br />
<br />
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.<br />
* Các bước thực hiện:<br />
- Hỏi bệnh hoặc người thân nếu BN<br />
hôn mê: khai thác lý do vào viện, các yếu<br />
tố nguy cơ.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
+ Khám lâm sàng: đánh giá chức năng<br />
sống, tim mạch, hô hấp, thần kinh...<br />
+ Cận lâm sàng: công thức máu, sinh<br />
hóa máu, chụp X quang tim phổi, siêu<br />
âm, điện tim, chụp CLVT sọ não.<br />
* Phương pháp xử lý số liệu: bằng các<br />
thuật toán thống kê trên máy vi tính với<br />
phần mềm Stata 14.1.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
Bảng 1:<br />
Đặc điểm chung<br />
<br />
Kết quả (n = 148)<br />
<br />
Tuổi ( X ± SD)<br />
<br />
68,16 ± 13,2<br />
<br />
Giới: Nam/Nữ<br />
<br />
1,63<br />
<br />
Thời điểm khởi phát trong ngày (giờ), (n, %)<br />
0- 3 yếu tố nguy cơ<br />
<br />
6 (4,0)<br />
<br />
Yếu tố nguy cơ thường gặp là tăng<br />
huyết áp (89,2%); tiếp đến rối loạn chuyển<br />
hóa lipid (47,3%). 59,5% BN có 2 yếu tố<br />
109<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
nguy cơ. Tỷ lệ tăng huyết áp trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi cao hơn của Nguyễn<br />
Thị Tâm (2004): 69,1% BN CMN trên lều<br />
có tiền sử tăng huyết áp [2] và nghiên<br />
cứu của Nguyễn Minh Hiện (2010) [8] cho<br />
thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 67,6%. Điều<br />
này được lý giải là do tỷ lệ tăng huyết áp<br />
ngày càng có xu hướng tăng ở Việt Nam.<br />
Theo điều tra của Trần Đỗ Trinh (1992),<br />
tỷ lệ tăng huyết áp là 11,7%, đến năm<br />
2008 tỷ lệ này đã lên 25,1%.<br />
2. Đặc điểm lâm sàng.<br />
Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng lúc khởi phát.<br />
Đặc điểm lâm sàng lúc<br />
khởi phát<br />
<br />
Kết quả<br />
(n = 148)<br />
<br />
Tính chất khởi phát (n, %)<br />
Đột ngột<br />
<br />
78 (52,7)<br />
<br />
Cấp tính<br />
<br />
52 (35,1)<br />
<br />
Từ từ<br />
<br />
18 (12,2)<br />
<br />
Đặc điểm các triệu chứng khởi phát (n, %)<br />
Rối loạn ý thức<br />
<br />
117 (79,0)<br />
<br />
Đau đầu<br />
<br />
128 (86,5)<br />
<br />
Nôn, buồn nôn<br />
<br />
111 (75,0)<br />
<br />
Co giật<br />
<br />
11 (10,8)<br />
<br />
Liệt nửa người<br />
<br />
122 (82,4)<br />
<br />
Rối loạn cảm giác<br />
<br />
63 (42,6)<br />
<br />
Rối loạn cơ vòng<br />
Rối loạn ngôn ngữ<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng lúc<br />
nhập viện<br />
<br />
Kết quả<br />
(n = 148)<br />
<br />
Rối loạn ý thức lúc nhập viện (Glasgow) (n, %)<br />
3 - 5 điểm<br />
<br />
10 (6,7)<br />
<br />
6 - 8 điểm<br />
<br />
50 (33,8)<br />
<br />
9 - 14 điểm<br />
<br />
57 (38,5)<br />
<br />
Các triệu chứng thần kinh khác (n, %)<br />
Kích thích vật vã<br />
<br />
60 (40,5)<br />
<br />
Liệt VII trung ương<br />
<br />
108 (73)<br />
<br />
Liệt nửa người<br />
<br />
122 (82,4)<br />
<br />
Phản xạ gân xương tăng,<br />
giảm<br />
<br />
4 (2,7); 96<br />
(97,3)<br />
<br />
Phản xạ bệnh lý bó tháp<br />
<br />
109 (73,6)<br />
<br />
Rối loạn cảm giác<br />
<br />
63 (42,6)<br />
<br />
Rối loạn ngôn ngữ<br />
<br />
46 (46,6)<br />
<br />
Rối loạn thần kinh thực vật<br />
<br />
63 (42,6)<br />
<br />
Mất phản xạ đồng tử với<br />
ánh sáng<br />
<br />
14 (9,5)<br />
<br />
Huyết áp lúc nhập viện (n, %)<br />
Không tăng huyết áp<br />
<br />
2 (1,4)<br />
<br />
Tăng huyết áp độ I<br />
<br />
6 (4,1)<br />
<br />
Tăng huyết áp độ II<br />
<br />
62 (41,9)<br />
<br />
32 (21,6)<br />
<br />
Tăng huyết áp độ III<br />
<br />
68 (45,9)<br />
<br />
69 (46,6)<br />
<br />
Tăng huyết áp kịch phát<br />
<br />
10 (6,7)<br />
<br />
Đau đầu, nôn và buồn nôn lúc khởi<br />
phát chiếm tỷ lệ cao, gợi ý cho chẩn đoán<br />
CMN. Đặc biệt, CMN ngay lúc khởi phát<br />
đã có rối loạn vận động chiếm tỷ lệ cao<br />
(82,4%) và tương đồng với nghiên cứu<br />
của Nguyễn Minh Hiện: 80,5% rối loạn<br />
vận động [1]. Ngoài ra, chúng tôi cũng<br />
gặp các triệu chứng khác như: rối loạn<br />
cảm giác, rối loạn cơ vòng. CMN khởi<br />
phát thường đột ngột (52,7%).<br />
110<br />
<br />
Bảng 4: Đặc điểm lâm sàng lúc nhập<br />
viện.<br />
<br />
Khi đánh giá ý thức bằng thang điểm<br />
Glasgow, chúng tôi thấy điểm Glasgow từ<br />
9 - 14 điểm thường gặp nhất (38,5%).<br />
Các triệu chứng thần kinh khác thường<br />
gặp là: liệt VII trung ương (73%); giảm<br />
phản xạ gân xương (97,3%); rối loạn cảm<br />
giác (42,6%). Như vậy, BN có rối loạn ý<br />
thức chiếm tỷ lệ cao (79%), tương tự<br />
nghiên cứu của Thái Khắc Châu (2004)<br />
[9]: 71,3% BN CMN có rối loạn ý thức.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
Tăng huyết áp được coi là yếu tố nguy<br />
cơ gây đột quỵ não, trong đó có CMN,<br />
mặt khác khi có CMN, huyết áp thường<br />
tăng phản ứng để cân bằng áp lực tưới<br />
máu não, vì thế BN CMN khi nhập viện<br />
thường có tăng huyết áp. Kết quả nghiên<br />
cứu của chúng tôi cho thấy 99% BN có<br />
biểu hiện tăng huyết áp khi nhập viện,<br />
trong đó 41,8% tăng huyết áp độ II; 46,9%<br />
tăng huyết áp độ III. Nhìn chung, đặc<br />
điểm lâm sàng của nhóm BN trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi tương tự nhiều nghiên<br />
cứu khác trong và ngoài nước [1, 9, 10].<br />
3. Đặc điểm cận lâm sàng.<br />
Bảng 5: Một số đặc điểm trên phim chụp<br />
CLVT sọ não.<br />
Đặc điểm trên phim chụp<br />
CLVT sọ não<br />
<br />
Kết quả<br />
(n = 148)<br />
<br />
Vị trí khối máu tụ (n, %)<br />
Hạch nền<br />
<br />
81 (54,7)<br />
<br />
Đồi thị<br />
<br />
32 (21,6)<br />
<br />
Các thùy não<br />
<br />
35 (23,7)<br />
<br />
Kích thước khối máu tụ (n, %)<br />
< 3 cm<br />
<br />
76 (51,3)<br />
<br />
3 - 5 cm<br />
<br />
37 (25)<br />
<br />
> 5 cm<br />
<br />
35 (23,7)<br />
<br />
Thể tích khối máu tụ (n, %)<br />
< 30 cm<br />
<br />
3<br />
<br />
30 - 60 cm<br />
> 60 cm<br />
<br />
71 (48)<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
33 (22,3)<br />
44 (29,7)<br />
<br />
Mức độ phù não (n, %)<br />
Nhẹ<br />
<br />
76 (51,3)<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
29 (19,6)<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
43 (29,1)<br />
<br />
Di lệch đường giữa (n, %)<br />
Không di lệch<br />
<br />
41 (27,7)<br />
<br />
< 0,5 cm<br />
<br />
11 (7,4)<br />
<br />
0,5 - 1 cm<br />
<br />
64 (43,2)<br />
<br />
> 1 cm<br />
<br />
32 (21,6)<br />
<br />
Tràn máu não thất (n, %)<br />
Không<br />
<br />
89 (60,1)<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
24 (16,2)<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
20 (13,5)<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
15 (10,2)<br />
<br />
Chụp CLVT sọ não là tiêu chuẩn vàng<br />
để chẩn đoán CMN. Hiện nay ở hầu hết<br />
bệnh viện tuyến tỉnh, chỉ định chụp CLVT<br />
sọ não đối với BN đột quỵ não gần như là<br />
xét nghiệm thường quy, giúp chẩn đoán<br />
CMN chính xác, kịp thời để chỉ định điều<br />
trị nội, ngoại khoa thích hợp, góp phần<br />
nâng cao kết quả điều trị. Tất cả BN trong<br />
mẫu nghiên cứu của chúng tôi đều được<br />
chụp sớm trong vòng 5 ngày đầu sau đột<br />
quỵ. Hình ảnh chụp CLVT cho biết chính<br />
xác vị trí, kích thước, tính được thể tích,<br />
mức độ phù não, mức độ tràn máu não<br />
thất và hiệu ứng choán chỗ của ổ máu tụ.<br />
Trong nghiên cứu này, vị trí máu tụ vùng<br />
hạch nền thường gặp nhất (54,7%). Các<br />
nghiên cứu về CMN đều thấy vị trí chảy<br />
máu hay gặp nhất là vùng bao trong nhân xám trung ương. Nghiên cứu của<br />
Thái Khắc Châu trên 225 BN CMN, trong<br />
đó chảy máu ở vị trí bao trong - nhân xám<br />
chiếm 58,2%, chảy máu thuỳ 38,2%,<br />
CMN thất nguyên phát 3,5% [5]. Về kích<br />
thước, khối máu tụ thường < 3 cm chiếm<br />
51,3%; thể tích khối máu tụ thường<br />
< 30 cm3 (48%). Những ổ máu tụ nhỏ này<br />
thường thấy ở vị trí bao trong - nhân xám<br />
trung ương. Tuy nhiên, ổ máu tụ có kích<br />
thước > 5 cm (23,7%) và thể tích<br />
> 60 cm3 cũng chiếm tới 29,7%. Những ổ<br />
máu tụ lớn có đường kính > 5 cm và<br />
111<br />
<br />