Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 1 * 2017<br />
<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG GIÃN MẠCH VÙNG MẶT VÀ HIỆU QUẢ<br />
ÁNH SÁNG XUNG CƯỜNG ĐỘ CAO BƯỚC SÓNG 570-950nm<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ GIÃN MẠCH DA MẶT TẠI BỆNH VIỆN<br />
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-CƠ SỞ 1<br />
Nguyễn Thiên Hương*, Lê Minh Phúc*, Nguyễn Lê Trà Mi*, Văn Thế Trung*, Lê Thái Vân Thanh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng của giãn mạch vùng mặt và hiệu quả của ánh sáng xung<br />
cường độ cao bước sóng 570-950nm trong điều trị giãn mạch trên da mặt.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên bệnh nhân nữ giãn mạch đến<br />
khám tại Bệnh viện Đại Học Y Dược – Thành phố Hồ Chí Minh (BV.ĐHYD – TP.HCM) từ 01/10/2015 đến<br />
30/05/2016. Chẩn đoán bệnh giãn mạch dựa vào lâm sàng. Đánh giá hiệu quả của IPL bước sóng 570-950nm<br />
trong điều trị giãn mạch trên mặt bằng đếm mạch máu còn lại sau điều trị qua hình chụp và máy đo ghi nhận chỉ<br />
số a* sự thay đổi màu đỏ trên da bệnh nhân.<br />
Kết quả: bệnh nhân nữ giãn mạch gồm 62 người. Tuổi trung bình của phụ nữ tham gia nghiên cứu là 42,58<br />
± 7,6 tuổi, 80,62% đối tượng trên 45 tuổi. Phụ nữ giãn mạch kèm nám (80,6%), phụ nữ giãn mạch đã từng dùng<br />
thuốc tránh thai (59,7%), thỉnh thoảng dùng mỹ phẩm (46,8%), tiếp xúc ánh sáng mặt trời (ANMT) trên 1giờ<br />
chiếm 64,5%. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nặng của giãn mạch là “từ 45 tuổi trở lên”, “tiếp xúc ANMT vào giờ<br />
cao điểm mỗi ngày hơn 1 giờ” và “hiện diện nám” và “thỉnh thoảng sử dụng mỹ phẩm”. Có 30 bệnh nhân (BN)<br />
điều trị IPL bước sóng 570-950nm trong 3 lần đầu không cải thiện, sau đó còn lại 10BN tiếp tục điều trị và 4<br />
người (40%) cải thiện sau 7 lần. Số lượng mạch máu giảm giữa lần đầu và lần điều trị thứ bảy được đánh giá bởi<br />
bác sĩ qua hình chụp (p< 0,05). Chỉ số a* của máy colorimeter giảm sau 7 lần (p