T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN THÂM THẦN VÀ<br />
KẾT QUẢ ĐIỆN NÃO ĐỒ Ở ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG RƯỢU<br />
TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN<br />
Trần Văn Trường*; Cao Tiến Đức**; Nguyễn Văn Ngân**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát các triệu chứng rối loạn tâm thần (RLTT) và kết quả điện não đồ (ĐNĐ) ở<br />
đối tượng sử dụng rượu trong giám định pháp y tâm thần. Đối tượng và phương pháp: 68 đối<br />
tượng phạm pháp hình sự được Hội đồng Giám định Pháp y Tâm thần của Viện Pháp y Tâm thần<br />
Trung ương chẩn đoán xác định là RLTT và hành vi do sử dụng rượu (F10 - ICD 10). Áp dụng<br />
phương pháp nghiên cứu thuần tập vừa hồi cứu vừa tiến cứu. Kết quả: lứa tuổi sử dụng rượu<br />
thường tập trung từ 30 đến 50 tuổi (72,06%); RLTT do rượu 47,06%, RLTT do rượu di chứng khởi<br />
phát muộn 36,76%; rối loạn ý thức 61,77%; các triệu chứng ảo thị giác 29,41%; hoang tưởng bị<br />
truy hại 41,18%; hành vi tự sát 20,59%. Alpha không ổn định 100%; alpha biến dạng 84,62%;<br />
alpha mất dạng thoi 70,77%; alpha chậm 61,54%; sóng chậm đa hình biên độ thấp và sóng<br />
theta đơn thuần 65,15%. Kết luận: RLTT ở đối tượng sử dụng rượu cao và ngày càng trở nên<br />
nguy hiểm. Rối loạn nhịp điện não thể hiện đặc trưng bởi alpha chậm và loạn nhịp trên ĐNĐ.<br />
* Từ khóa: Rối loạn tâm thần; Giám định pháp y tâm thần; Ảo thị giác; Hoang tưởng; Điện não đồ.<br />
<br />
Clinical Characteristics of Mental Disorders and Results of<br />
Electroencephalography in Alcoholic Users in the Psychiatric<br />
Forensic Examination<br />
Summary<br />
Objectives: To survey the symptoms of mental disorders and EEG results in alcohol users in<br />
the psychiatric forensic examination. Subjects and methods: 68 subjects were identified as<br />
psychiatric disorders and alcohol use behavior (F10 - ICD 10) by Criminal Offense Forensic<br />
Examination Board of the National Institute of Forensic Psychiatric. A retrospective, prospective<br />
cohort study. Results: The age of alcohol use ranged from 30 to 50 years old (72.06%); alcoholic<br />
mental disorders 47.06% and alcoholic morbidity and late onset symptoms 36.76%; conscious<br />
disorders 61.77%; visual symptoms 29.41%; paranoid prosecuted damage 41.18%; suicidal<br />
behavior 20.59%; alpha is not stable 100%; alpha deformation 84.62%; alpha deformed alpha<br />
70.77%; slow alpha 61.54%; slow waveforms are low amplitude and pure theta waves 65.15%.<br />
Conclusion: Mental disorders in alcohol users are high and are becoming more and more<br />
dangerous. Electroencephalographic disturbances are characterized by slow alpha and<br />
arrhythmias on the EEG.<br />
* Keywords: Mental disorder; Forensic mental examination; Hallucinations; Electroencephalography.<br />
* Viện Pháp y Tâm Thần TW<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trần Văn Trường (truonggdpy@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 27/04/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/06/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 18/07/2017<br />
<br />
115<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sử dụng rượu là một thói quen có từ<br />
lâu trong đời sống xã hội. Sử dụng rượu<br />
kéo dài và thái quá gây nhiều tác hại,<br />
làm ảnh hưởng đến năng suất lao động,<br />
làm rối loạn các mối quan hệ gia đình và<br />
xã hội, ảnh hưởng đến sức khoẻ cả về<br />
thể chất và tâm thần. Loạn thần do rượu<br />
làm biến đổi nhân cách và hành vi, trở<br />
thành người bê tha, suy đồi về đạo đức<br />
xã hội. Trường hợp sử dụng rượu phải<br />
cần đến can thiệp của y học bao gồm:<br />
say rượu bệnh lý, lạm dụng rượu, nghiện<br />
rượu và loạn thần do rượu. Trong đó có<br />
sảng rượu, ảo giác do rượu, hoang<br />
tưởng do rượu và bệnh não thực tổn do<br />
rượu.<br />
Các triệu chứng lâm sàng của người<br />
nghiện rượu rất đa dạng, nhưng có thể<br />
khái quát như sau: rối loạn cảm xúc chủ<br />
yếu là trầm cảm và lo âu, biểu hiện loạn<br />
thần là ảo giác và hoang tưởng phong<br />
phú, biến đổi nhân cách và hành vi. Đặc<br />
biệt là hành vi tự sát và các hành vi<br />
phạm pháp khác của đối tượng sử dụng<br />
rượu cần phải xác định khả năng nhận<br />
thức và hành vi. Chúng tôi tiến hành đề<br />
tài nghiên cứu: Đặc điểm triệu chứng<br />
RLTT và kết quả ĐNĐ ở đối tượng sử<br />
dụng rượu trong giám định pháp y tâm<br />
thần.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
68 đối tượng là nam giới phạm pháp<br />
hình sự từ năm 2009 - 2015 được Hội<br />
đồng Giám định Pháp y Tâm thần, Viện<br />
Pháp y Tâm thần Trung ương chẩn đoán<br />
xác định là RLTT và hành vi do sử dụng<br />
rượu (F10 - ICD10).<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp thuần tập (Cohort<br />
study). Công cụ chẩn đoán và đánh giá<br />
các triệu chứng lâm sàng theo ICD-10<br />
năm 1992, mục F10 (các RLTT và hành vi<br />
do sử dụng rượu từ F10.0 đến F10.9).<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm Stata<br />
10.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm triệu chứng RLTT ở đối<br />
tượng sử dụng rượu.<br />
* Lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu:<br />
Lứa tuổi từ 20 - 29: 6 BN (8,82%); 30 39 tuổi: 19 BN (27,94%); 40 - 49 tuổi:<br />
28 BN (41,18%); ≥ 50 tuổi: 15 BN<br />
(22,06%). Như vậy, lứa tuổi của người có<br />
hành vi phạm tội do sử dụng rượu tập<br />
trung chủ yếu là 40 - 50 tuổi (42%). Kết<br />
quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần<br />
Viết Nghị và Quách Văn Ngư với 27 - 50%<br />
người nghiện rượu ở lứa tuổi 40 - 50.<br />
<br />
Bảng 1: Rối loạn ý thức ở đối tượng sử dụng rượu khi gây án.<br />
Tình trạng ý thức<br />
<br />
n = 68<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Không có rối loạn ý thức<br />
<br />
26<br />
<br />
38,23<br />
<br />
Có rối loạn ý thức<br />
<br />
42<br />
<br />
61,77<br />
<br />
Rối loạn định hướng không gian<br />
<br />
30<br />
<br />
71,43<br />
<br />
116<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
Rối loạn định hướng thời gian<br />
<br />
13<br />
<br />
30,95<br />
<br />
Rối loạn định hướng môi trường<br />
<br />
26<br />
<br />
61,90<br />
<br />
Rối loạn định hướng bản thân<br />
<br />
2<br />
<br />
4,76<br />
<br />
Trạng thái ý thức bị thu hẹp, không sáng sủa<br />
<br />
29<br />
<br />
69,05<br />
<br />
Hội chứng mê sản<br />
<br />
2<br />
<br />
4,76<br />
<br />
Hội chứng lú lẫn<br />
<br />
11<br />
<br />
26,19<br />
<br />
Trạng thái ý thức khi gây án ở đối tượng sử dụng rượu rất đa dạng, có tới 61,77%<br />
đối tượng có rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau, đáng chú ý là rối loạn định<br />
hướng không gian (71,43%), định hướng môi trường (61,90%), trạng thái ý thức bị thu<br />
hẹp và không sáng sủa (69,05%). Theo Ngô Văn Vinh, đối tượng sử dụng rượu trong<br />
giám định pháp y tâm thần thường gặp là rối loạn ý thức ở mức độ nghiêm trọng do<br />
nghiện rượu mạn tính và ngộ độc rượu cấp gây ra.<br />
Bảng 2: Rối loạn cảm xúc và lo âu ở đối tượng nghiên cứu.<br />
Số thứ tự<br />
<br />
Rối loạn cảm xúc và lo âu<br />
<br />
n = 68<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
1<br />
<br />
Khí sắc giảm<br />
<br />
36<br />
<br />
52,94<br />
<br />
2<br />
<br />
Khí sắc dao động<br />
<br />
61<br />
<br />
89,71<br />
<br />
3<br />
<br />
Trầm cảm<br />
<br />
15<br />
<br />
22,06<br />
<br />
4<br />
<br />
Tăng khí sắc<br />
<br />
11<br />
<br />
16,18<br />
<br />
5<br />
<br />
Hưng phấn<br />
<br />
8<br />
<br />
11,76<br />
<br />
6<br />
<br />
Cảm xúc bàng quan<br />
<br />
6<br />
<br />
8,82<br />
<br />
7<br />
<br />
Cảm xúc không ổn định<br />
<br />
60<br />
<br />
88,23<br />
<br />
8<br />
<br />
Cảm xúc bùng nổ<br />
<br />
53<br />
<br />
77,94<br />
<br />
9<br />
<br />
Tâm trạng thất thường<br />
<br />
56<br />
<br />
82,35<br />
<br />
10<br />
<br />
Hằn học<br />
<br />
21<br />
<br />
30,88<br />
<br />
11<br />
<br />
Hoang mang<br />
<br />
17<br />
<br />
25,00<br />
<br />
12<br />
<br />
Căng thẳng<br />
<br />
37<br />
<br />
54,41<br />
<br />
13<br />
<br />
Luôn bận tâm lo lắng<br />
<br />
33<br />
<br />
48,53<br />
<br />
Triệu chứng khí sắc dao động chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là cảm xúc bàng<br />
quan. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Cao Tiến Đức (2016), khí sắc dao<br />
động và không ổn định chiếm tỷ lệ 88%, tâm trạng thất thường 82%.<br />
117<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
Bảng 3: Rối loạn cảm giác và tri giác ở đối tượng nghiên cứu.<br />
Số thứ tự<br />
<br />
Rối loạn cảm giác và tri giác<br />
<br />
n = 68<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
1<br />
<br />
Đau đầu<br />
<br />
68<br />
<br />
100,00<br />
<br />
2<br />
<br />
Dị cảm da<br />
<br />
22<br />
<br />
32,35<br />
<br />
3<br />
<br />
Ảo tưởng cảm xúc<br />
<br />
2<br />
<br />
2,94<br />
<br />
4<br />
<br />
Tri giác sai thực tại<br />
<br />
4<br />
<br />
5,88<br />
<br />
5<br />
<br />
Ảo giác thô sơ<br />
<br />
3<br />
<br />
4,41<br />
<br />
6<br />
<br />
Ảo thị giác thật<br />
<br />
20<br />
<br />
29,41<br />
<br />
7<br />
<br />
Ảo khứu giác thật<br />
<br />
1<br />
<br />
1,47<br />
<br />
8<br />
<br />
Ảo thanh thật<br />
<br />
18<br />
<br />
26,47<br />
<br />
9<br />
<br />
Ảo thanh giả<br />
<br />
17<br />
<br />
25,00<br />
<br />
10<br />
<br />
Ảo xúc giác thật<br />
<br />
7<br />
<br />
10,29<br />
<br />
Các triệu chứng rất phong phú, nhưng triệu chứng đau đầu chiếm tỷ lệ tuyệt đối<br />
(100%). Các triệu chứng khác rất tản mạn, thấp nhất là ảo khứu giác thật (1,47%). Kết<br />
quả này phù hợp với nghiên cứu của Cao Tiến Đức và Bùi Quang Huy (2016), 85%<br />
triệu chứng ảo giác trong hội chứng cai rượu, nhất là ảo thị giác thật và ảo thanh thật.<br />
Bảng 4: Rối loạn nội dung tư duy ở đối tượng nghiên cứu.<br />
Số thứ tự<br />
<br />
Rối loạn nội dung tư duy<br />
<br />
n = 68<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
1<br />
<br />
Ám ảnh sợ các loại<br />
<br />
26<br />
<br />
38,23<br />
<br />
2<br />
<br />
Nghi ngờ ám ảnh<br />
<br />
9<br />
<br />
13,23<br />
<br />
3<br />
<br />
Ý tưởng tự sát<br />
<br />
6<br />
<br />
8,82<br />
<br />
4<br />
<br />
Định kiến<br />
<br />
15<br />
<br />
22,06<br />
<br />
5<br />
<br />
Hoang tưởng bị theo dõi<br />
<br />
15<br />
<br />
22,06<br />
<br />
6<br />
<br />
Hoang tưởng bị truy hại<br />
<br />
30<br />
<br />
44,12<br />
<br />
7<br />
<br />
Hoang tưởng bị đầu độc<br />
<br />
2<br />
<br />
2,94<br />
<br />
8<br />
<br />
Hoang tưởng tự buộc tội<br />
<br />
1<br />
<br />
1,47<br />
<br />
9<br />
<br />
Hoang tưởng ghen tuông<br />
<br />
10<br />
<br />
14,71<br />
<br />
10<br />
<br />
Hoang tưởng liên hệ<br />
<br />
1<br />
<br />
1,47<br />
<br />
11<br />
<br />
Hoang tưởng nhận nhầm<br />
<br />
1<br />
<br />
1,47<br />
<br />
12<br />
<br />
Hoang tưởng kỳ quái<br />
<br />
1<br />
<br />
1,47<br />
<br />
Kết quả cho thấy hoang tưởng bị truy hại chiếm tỷ lệ cao nhất (44,12%) và thấp<br />
nhất là triệu chứng hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng liên hệ, nhận nhầm và kỳ<br />
quái (1,47%). Theo Kaplan H.I (1994), nhóm hoang tưởng kèm theo giảm khí sắc<br />
chiếm đa số (82,5%), ngoài ra hoang tưởng ghen tuông cũng gặp 21% ở BN nghiện<br />
rượu. Đây là một triệu chứng đặc trưng cho loạn thần do rượu.<br />
118<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br />
Bảng 5: Rối loạn hoạt động có ý chí ở đối tượng nghiên cứu.<br />
Số thứ tự<br />
<br />
Rối loạn hoạt động có ý chí<br />
<br />
n = 68<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
1<br />
<br />
Vệ sinh cá nhân kém<br />
<br />
39<br />
<br />
57,35<br />
<br />
2<br />
<br />
Lười nhác trong lao động<br />
<br />
58<br />
<br />
85,29<br />
<br />
3<br />
<br />
Giảm sút các ham thích thường có<br />
<br />
33<br />
<br />
48,53<br />
<br />
4<br />
<br />
Thu hẹp hoạt động quan hệ giao tiếp<br />
<br />
23<br />
<br />
33,82<br />
<br />
5<br />
<br />
Kích động bạo lực<br />
<br />
52<br />
<br />
76,47<br />
<br />
6<br />
<br />
Kích động ngôn ngữ<br />
<br />
27<br />
<br />
39,71<br />
<br />
7<br />
<br />
Hành vi tự sát<br />
<br />
15<br />
<br />
22,06<br />
<br />
Triệu chứng rối loạn hoạt động có ý chí cũng rất phong phú, đáng lưu ý triệu chứng<br />
lười nhác trong lao động chiếm tỷ lệ cao nhất (85,29%), thấp nhất là hành vi tự sát<br />
(22,06%). Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Sadock B.J (2015), hành<br />
vi tự sát trong RLTT do nghiện rượu chiếm khoảng 21 - 25%, nhất là hội chứng cai<br />
rượu vừa hoàn thành có thể là do trầm cảm.<br />
2. Kết quả ĐNĐ ở đối tượng sử dụng rượu.<br />
Bảng 6: Các sóng điện não cơ bản trên bản ghi ĐNĐ.<br />
Kết quả ĐNĐ<br />
<br />
n<br />
<br />
Tần số (chu kỳ/giây)<br />
<br />
Biên độ (µv)<br />
<br />
Chỉ số (%)<br />
<br />
Sóng alpha<br />
<br />
65<br />
<br />
9,2 ± 0,89<br />
<br />
31,46 ± 10,92<br />
<br />
45,77 ± 13,24<br />
<br />
Sóng beta<br />
<br />
66<br />
<br />
30,08 ± 3,97<br />
<br />
15,61 ± 2,71<br />
<br />
Sóng theta<br />
<br />
43<br />
<br />
5,16 ± 0,53<br />
<br />
18,02 ± 9,46<br />
<br />
Tần số, biên độ và chỉ số alpha ở giới<br />
hạn thấp, có 43 bản ghi xuất hiện sóng<br />
theta đa hình, biên độ thấp rải rác 2 bán<br />
cầu vùng trước-trung tâm. Kết quả này<br />
phù hợp với Ehlers C.L (2011).<br />
* Tính chất nhịp alpha:<br />
Alpha dạng thoi thành chuỗi: 1 BN<br />
(1,54%); alpha có khuynh hướng nhọn:<br />
16 BN (24,62%); alpha biến dạng: 55 BN<br />
(84,62%); alpha thưa thớt: 6 BN (9,23%);<br />
alpha mất dạng thoi: 46 BN (70,77%); mất<br />
sóng cơ bản alpha: 1 BN (1,54%); alpha<br />
không ổn định: 65 BN (100,00%); alpha<br />
chậm: 40 BN (61,54%). Alpha dạng thoi<br />
<br />
thành chuỗi và mất sóng alpha gặp 1 đối<br />
tượng. Theo Sviderskaia N.E (2013), sự<br />
thay đổi này là đặc trưng làm tăng tác<br />
động bộ hóa lên vỏ não vùng limbic, trung<br />
não và thân não.<br />
* ĐNĐ bệnh lý:<br />
ĐNĐ đối xứng: 62 BN (93,94%); ĐNĐ<br />
không đối xứng: 4 BN (6,06%); sóng chậm<br />
đa hình biên độ thấp: 43 BN (65,15%);<br />
sóng theta đơn thuần: 43 BN (65,15%);<br />
sóng bệnh lý xuất hiện liên tục: 4 BN<br />
(6,06%); sóng bệnh lý xuất hiện không<br />
liên tục: 39 BN (59,09%); sóng bệnh lý ở<br />
trán-thái dương 1 bán cầu: 1 BN (1,52%).<br />
119<br />
<br />