intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng u tuyến yên thể to đầu chi

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

47
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này trình bày chi tiết đặc điểm lâm sàng của 46 bệnh nhân (BN) u tuyến yên thể to đầu chi (UTYTTĐC) được chẩn đoán mới tại Bệnh viện Việt Đức từ 4 - 2010 đến 2 - 2013. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng u tuyến yên thể to đầu chi

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG U TUYẾN YÊN THỂ TO ĐẦU CHI<br /> Ngô Mạnh Hùng*; Đồng Văn Hệ*; Nguyễn Hùng Minh**<br /> TÓM TẮT<br /> Bệnh lý to đầu chi là tình trạng tăng tiết quá mức hormon tăng trưởng (GH) kéo dài,<br /> nguyên nhân thường gặp do u tuyến yên. Bệnh thay đổi hình thái khá điển hình, đặc trưng ở<br /> mặt và chân tay, song cũng có những triệu chứng âm thầm như cao huyết áp, bướu cổ và<br /> đau khớp. Báo cáo này trình bày chi tiết đặc điểm lâm sàng của 46 bệnh nhân (BN) u tuyến<br /> yên thể to đầu chi (UTYTTĐC) được chẩn đoán mới tại Bệnh viện Việt Đức từ 4 - 2010<br /> đến 2 - 2013.<br /> * Từ khóa: Bệnh to đầu chi; U tuyến yên; Đặc điểm lâm sàng.<br /> <br /> CLINICAL CHARACTERISTICS OF ACROMEGALY<br /> SUMMARY<br /> Acromegaly is a chronic hypersecretion of growth hormone, mainly caused by a anterior<br /> pituitary tumor. This disease is characterized by the morphologic change, especially on the<br /> face and acral, but also there are insidious symptoms, such as arterial hypertension, goiter<br /> and arthropathy. This paper describes symptoms of 46 acromegalic patients who were<br /> newly diagnosed in Vietduc Hospital from 4 - 2010 to 2 - 2013.<br /> * Key words: Acromegaly; Pituitary tumor; Clinical characteristics.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bệnh lý to đầu chi đã được Pierre<br /> Marie mô tả từ những năm 1886, với<br /> những biến đổi đặc trưng về hình thái ở<br /> mặt, chân và tay [11]. Nguyên nhân<br /> thường gặp nhất của bệnh là do u thùy<br /> trước tuyến yên tăng tiết GH. Mặc dù có<br /> rất nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều<br /> <br /> trị UTYTTĐC, nhưng từ khi có triệu<br /> chứng đến khi chẩn đoán được, bệnh đã<br /> mắc nhiều năm [9]. Trên thực tế lâm<br /> sàng, những biến đổi về hình thái của<br /> BN UTYTTĐC cần được nhận biết, nghi<br /> ngờ sớm để rút ngắn thời gian ủ bệnh,<br /> hạn chế biến chứng của bệnh lý này.<br /> Báo cáo này mô tả chi tiết các đặc điểm<br /> lâm sàng của BN UTYTTĐC.<br /> <br /> * Bệnh viện Việt Đức<br /> ** Bệnh viện 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Ngô Mạnh Hùng (ngomanhhung2000@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 30/9/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/10/2013<br /> Ngày bài báo được đăng: 20/11/2013<br /> <br /> 215<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 46 BN UTYTTĐC (28 nữ, 18 nam)<br /> được chẩn đoán và điều trị tại Khoa<br /> Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt<br /> Đức từ 4 - 2010 đến 2 - 2013.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn:<br /> - BN được chẩn đoán bệnh lý to đầu<br /> chi trên lâm sàng.<br /> - BN có xét nghiệm hormon tăng<br /> trưởng cao, chẩn đoán hình ảnh, xác<br /> nhận có khối u vùng tuyến yên.<br /> - BN được phẫu thuật, kết quả giải<br /> phẫu bệnh xác nhận u tuyến yên.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> - BN được chẩn đoán trước mổ là<br /> UTYTTĐC, nhưng kết quả mô bệnh học<br /> sau phẫu thuật không phải là u tuyến yên.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> - Nghiên cứu mô tả, hồi cứu.<br /> - Nội dung nghiên cứu:<br /> - Khám lâm sàng:<br /> + BN được khám đầy đủ hội chứng<br /> của u tuyến yên nói chung: hội chứng<br /> đau đầu, hội chứng thị giác, hội chứng<br /> sinh dục và hội chứng chèn ép.<br /> + BN được thăm khám triệu chứng<br /> riêng của u tuyến yên: cao huyết áp,<br /> bướu giáp, đau khớp…<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Dịch tễ học.<br /> Thời gian trung bình từ khi xuất<br /> hiện triệu chứng đến khi chẩn đoán là<br /> 7,35 ± 3,77 năm (dao động từ 1 - 20 năm).<br /> <br /> Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng<br /> to chân tay đến khi được chẩn đoán chia<br /> thành các giai đoạn: < 5 năm, từ 5 - 10<br /> năm và > 10 năm.<br /> * Thời gian từ khi khởi phát đến khi<br /> được chẩn đoán:<br /> < 5 năm: 19 BN (41,3%); từ 5 - 10 năm:<br /> 22 BN (47,8%); > 10 năm: 5 BN (10,9%).<br /> Bệnh lý to đầu chi là một bệnh hiếm<br /> gặp, được hầu hết các tác giả thừa nhận,<br /> với tỷ lệ mắc mới là 3,3 BN/triệu dân<br /> với khoảng 60 BN/triệu dân [3]. Mặc dù<br /> các triệu chứng về hình thái học của<br /> bệnh lý này rất đặc trưng, nhưng do biến<br /> đổi này xuất hiện âm thầm, nên thời gian<br /> từ khi xuất hiện triệu chứng đến lúc<br /> được chẩn đoán thường kéo dài. Đây là<br /> hậu quả của tình trạng tăng tiết mạn tính<br /> GH trong máu kéo dài. Đối chiếu với kết<br /> quả của một số tác giả (bảng 1), nghiên<br /> cứu chúng tôi cho kết quả tương tự.<br /> Bảng 1: Đặc điểm về tuổi của BN<br /> UTYTĐC.<br /> TÁC GIẢ<br /> <br /> Alexander<br /> <br /> n<br /> <br /> NĂM<br /> TUỔI<br /> THỜI<br /> CÔNG TRUNG GIAN<br /> BỐ<br /> BÌNH* TRUNG<br /> BÌNH**<br /> <br /> 164 1980<br /> <br /> 7<br /> <br /> Nabarro [7] 256 1987<br /> <br /> 43<br /> <br /> 9<br /> <br /> Bengtsson<br /> <br /> 166 1988<br /> <br /> 46<br /> <br /> 10<br /> <br /> Rajasoorya 151 1994<br /> <br /> 41<br /> <br /> 7<br /> <br /> Holdaway [3]<br /> <br /> 1999<br /> <br /> 44<br /> <br /> 8<br /> <br /> 2013<br /> <br /> 43<br /> <br /> 7<br /> <br /> Chúng tôi<br /> <br /> 46<br /> <br /> (*: tuổi trung bình khi được chẩn<br /> đoán [năm]; **: thời gian trung bình từ<br /> 217<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br /> <br /> khi xuất hiện triệu chứng đến khi được<br /> chẩn đoán [năm]).<br /> Trong một tổng kết về chẩn đoán u<br /> tuyến yên gần đây, năm 2010 Reid và<br /> CS [8] thấy: ngay từ khi xuất hiện bệnh<br /> đến khi chẩn đoán (1981 đến 2006)<br /> không thay đổi, ngay cả ở những nước<br /> có nền y học tiên tiến. Điều này cho thấy<br /> bệnh không những thay đổi về hình thái<br /> ở mặt, chân và tay mà nó diễn ra một<br /> cách âm thầm, từ từ nên rất khó phát hiện<br /> hoặc khi phát hiện thì đã muộn. Phát hiện<br /> sớm tình trạng to đầu chi vẫn là một<br /> thách thức trên lâm sàng [8].<br /> 2. Các triệu chứng của u tuyến yên<br /> nói chung.<br /> * Triệu chứng u tuyến yên nói chung:<br /> Đau đầu: 33 BN (71,7%); thị lực: 26 BN<br /> (56,52%); sụp mi: 2 BN (4,4%); nhìn<br /> đôi: 2 BN (4,4%); giãn não thất: 0 BN.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, đau<br /> đầu là triệu chứng thường gặp nhất<br /> (71,7%). Kết quả này tương đương với<br /> công bố của Lý Ngọc Liên [2]. Báo cáo<br /> của Reid [8] cho thấy 46 - 47% BN có<br /> triệu chứng đau đầu. Triệu chứng này có<br /> tần suất thay đổi tùy từng tác giả. Nabarro<br /> công bố chỉ có 18/256 BN (7%) phàn<br /> nàn về triệu chứng này khi được chẩn<br /> đoán [7]. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của<br /> Nachtigall là 20%. Balagua mô tả chi<br /> tiết hơn về triệu chứng này: bệnh gặp ở<br /> 37% BN nam và 48% BN nữ với triệu<br /> chứng thường gặp nhất của UTYTTĐC<br /> [4]. Vì là triệu chứng chủ quan không<br /> đặc hiệu, nên khác biệt về tỷ lệ mắc giữa<br /> BN nam và nữ là điều dễ hiểu.<br /> <br /> Giảm thị lực là một trong những triệu<br /> chứng có tần suất cao của UTYTTĐC.<br /> Bảng 2: Đặc điểm tổn thương thị lực<br /> của BN khi chẩn đoán.<br /> TRIỆU CHỨNG<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Thị lực<br /> giảm<br /> <br /> 1 mắt<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8,69<br /> <br /> 2 mắt<br /> <br /> 22<br /> <br /> 47,82<br /> <br /> Thị lực bình thường<br /> <br /> 20<br /> <br /> 43,48<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 46<br /> <br /> 100<br /> <br /> 50% BN UTYTTĐC khi được chẩn<br /> đoán có biểu hiện giảm thị lực ở các<br /> mức độ khác nhau.<br /> Tổn thương thị giác là triệu chứng<br /> được lưu ý nhiều nhất trong u tuyến yên<br /> nói chung và UTYTTĐC nói riêng.<br /> Trong hầu hết các báo cáo về u tuyến<br /> yên, tổn thương thị giác là một trong<br /> những nguyên nhân dẫn đến chẩn đoán<br /> u. Chúng tôi gặp tỷ lệ tổn thương thị<br /> giác khi chẩn đoán 56,52%, tỷ lệ còn cao<br /> hơn trong nghiên cứu của các tác giả<br /> trong nước. Lý Ngọc Liên thấy 92,8%<br /> BN u tuyến yên có tổn thương thị lực<br /> [2], Đồng Quang Tiến khi xét riêng<br /> nhóm u tuyến yên không tăng tiết cũng<br /> thấy 86,54% BN có tổn thương thị lực<br /> [1]. Theo Holdaway [3], 20% BN<br /> UTYTTĐC được bác sỹ nhãn khoa phát<br /> hiện mặc dù có thể chỉ hướng đến chẩn<br /> đoán ban đầu là u tuyến yên, chứ không<br /> phải là bệnh lý to đầu chi. Gần đây, Reid<br /> cho biết có đến 20% BN có biểu hiện<br /> tổn thương thị giác [8]. Ezzat gặp 1/2<br /> 218<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br /> <br /> BN có tổn thương thị giác [6]. Chúng tôi<br /> cho rằng, có 3 lý do dễ lý giải kết quả về<br /> thị giác: (1) thời gian từ khi có triệu<br /> chứng đến khi được chẩn đoán kéo dài<br /> (trung bình 7 - 8 năm) nên thần kinh thị<br /> giác thường đã bị chèn ép lâu ngày, dần<br /> dần, làm cho BN không nhận biết được<br /> hoặc cho là nguyên nhân nhãn khoa<br /> trước đó; (2) do u tuyến yên là u lành<br /> tính, có tốc độ phát triển chậm, đi kèm<br /> với chẩn đoán muộn, nên khi chẩn đoán,<br /> u thường to, đã chèn ép thần kinh thị<br /> giác lâu ngày và (3) phần lớn BN trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi khi được chẩn<br /> đoán đã có thể tích u lớn (u tuyến yên<br /> thể lớn) hình thành khối choán chỗ nội<br /> sọ, dẫn đến áp lực nội sọ tăng dần mạn<br /> tính và giảm thị lực là một trong những<br /> biểu hiện của tình trạng này.<br /> * Đặc điểm về chu kỳ kinh nguyệt ở<br /> BN nữ ở thời điểm chẩn đoán:<br /> Chu kỳ kinh nguyệt đều: 18/28 BN<br /> (64,3%); có rối loạn chu kỳ kinh nguyệt:<br /> 8/28 BN (28,6%); vô kinh: 2/28 BN (7,1%).<br /> Trong nghiên cứu, có 8/18 BN nam<br /> (44,4%) có biểu hiện rối loạn sinh dục ở<br /> các mức độ khác nhau. Trong khi đó,<br /> 35,7% BN nữ có dấu hiệu rối loạn kinh<br /> nguyệt (bao gồm vô kinh thứ phát). Kết<br /> quả của chúng tôi cũng tương đương với<br /> công bố của Reid, với 32 - 36% có biểu<br /> hiện rối loạn sinh dục [8]. Holdaway<br /> cũng gặp tỷ lệ rối loạn kinh nguyệt là<br /> 32% [3], trong nghiên cứu của Nabarro<br /> là 44% [7]. Báo cáo của Melmed cho<br /> thấy khoảng 30% BN tăng nồng độ<br /> prolactin trong máu (có hoặc không kèm<br /> <br /> theo tiết sữa), tác giả cho rằng nguyên<br /> nhân là do chèn ép cuống tuyến yên<br /> hoặc u tuyến yên tiết cả GH và PRL [5].<br /> Chanson cho rằng có đến 25% số u<br /> tuyến yên tăng tiết GH kèm theo tăng<br /> tiết PRL. Điều này được lý giải bởi hai<br /> khả năng: (1) có các loại u tuyến yên<br /> gồm cả hai loại tế bào tiết GH và PRL<br /> và (2) một số loại u tuyến yên khác có<br /> nguồn gốc từ một loại tế bào gốc duy<br /> nhất (mamomamosomatotrophic stem<br /> cell) khi thành thục có khả năng tiết ra<br /> cả GH và PRL [10].<br /> Triệu chứng rối loạn chức năng sinh<br /> dục không rõ ràng ở nam giới. 8/18 BN<br /> nam trong nghiên cứu này có rối loạn<br /> chức năng sinh dục nam ở những mức<br /> độ khác nhau. Nabarro cũng cho rằng<br /> triệu chứng rối loạn sinh dục nam<br /> thường khó đánh giá và khách quan hơn,<br /> cần đánh giá triệu chứng này qua khám<br /> chuyên khoa tâm lý và nội tiết [7].<br /> * Các triệu chứng của UTYTTĐC:<br /> Tiểu đường: 7 BN (15,2%); bướu giáp:<br /> 8 BN (17,4%); cao huyết áp: 7 BN (15,2%);<br /> đau khớp chi: 13 BN (28,2%); đau lưng:<br /> 2 BN (4,4%); to chân tay: 46 BN (100%).<br /> Ngoài các triệu chứng chung của u<br /> tuyến yên đã mô tả ở trên, do đặc điểm<br /> tác động lên tất cả hệ thống, cơ quan của<br /> cơ thể, bệnh lý UTYTTĐC còn có một<br /> số triệu chứng/biến chứng thường gặp<br /> khi chẩn đoán. Cao huyết áp và tiểu<br /> đường là hai biến chứng nguy hiểm nhất<br /> trong bệnh lý UTYTTĐC, bởi chúng<br /> thường đi kèm nhau và làm tình trạng<br /> 219<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br /> <br /> lâm sàng của BN nặng thêm, gây biến<br /> chứng về hệ thống tim mạch, một trong<br /> những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở<br /> BN UTYTTĐC.<br /> <br /> và tăng biên độ khớp cũng làm tăng biến<br /> dạng bàn tay.<br /> <br /> Đau khớp là một trong những triệu<br /> chứng của biến chứng xương khớp<br /> thường gặp trong bệnh lý UTYTTĐC.<br /> Nghiên cứu của chúng tôi gặp 14 BN<br /> (30,4%) có triệu chứng này, trong đó, 12<br /> BN đau khớp chi và 1 BN đau cột sống,<br /> 1 trường hợp đau cả khớp chi và cột<br /> sống. Công bố năm 1987 dựa trên 256<br /> trường hợp của Nabarro thấy: 18% BN<br /> có biểu hiện đau khớp ngoại vi (chủ yếu<br /> là khớp háng và khớp gối) và 11 trường<br /> hợp (4,3%) có triệu chứng đau lưng [7].<br /> Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Balagura<br /> (1981) là 18% ở nam giới và 34% ở nữ<br /> [4], còn trong tổng kết của Holdaway<br /> dựa trên các tài liệu y văn, tỷ lệ đau<br /> khớp cũng thay đổi (từ 16 - 62% tùy<br /> theo tác giả và mức độ khác nhau) [3].<br /> Tổn thương phì đại xương khớp không<br /> thể hồi phục ngay cả khi đã kiểm soát<br /> bệnh lý UTYTTĐC.<br /> Những biến đổi về hình thái ở mặt rất<br /> điển hình thường rất nhận ra và chẩn<br /> đoán, bao gồm: cằm nhô ra và cung mày<br /> phì đại ra phía trước, dù có thể khó thấy<br /> ở người trẻ tuổi, lưỡi dày, thường đi kèm<br /> với những biến đổi hình thái mặt của BN<br /> UTYTTĐC. Sự phát triển bất thường<br /> của bàn tay và bàn chân ở người trưởng<br /> thành với mức độ khác nhau. BN thường<br /> phải thay đổi số giày nhiều lần hoặc<br /> không thể đeo hoặc tháo nhẫn. Các đầu<br /> chi to ra chủ yếu do mô mềm phì đại,<br /> làm tăng độ dày của ngón tay, bàn tay và<br /> bàn chân; tình trạng viêm xương khớp<br /> <br /> Hình 1: Một số hình ảnh biến đổi hình<br /> thái điển hình của BN UTYTTĐC<br /> (ảnh đã được sự đồng ý của BN).<br /> <br /> 220<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2