intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh u tuyến yên tăng tiết prolactine

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

U tuyến yên chiếm khoảng 15-25% u trong sọ và là một trong 4 loại u hay gặp nhất. Mặc dù đây là loại u không hiếm gặp ở Việt Nam nhưng còn ít nghiên cứu đề cập tới, chính vì vậy đề tài thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh u tuyến yên tăng tiết prolactine.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh u tuyến yên tăng tiết prolactine

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH U TUYẾN YÊN TĂNG TIẾT<br /> PROLACTINE<br /> Đồng Văn Hệ*, Lý Ngọc Liên*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: U tuyến yên chiếm khoảng 15-25% u trong sọ và là một trong 4 loại u hay gặp nhất. Mặc dù đây<br /> là loại u không hiếm gặp ở Việt Nam nhưng còn ít nghiên cứu đề cập tới, chính vì vậy chúng tôi thực hiện<br /> nghiên cứu này nhằm mục đích: mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh u tuyến yên tăng tiết prolactine.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu dựa trên 66 bệnh nhân u tuyến yên tăng tiết<br /> prolactine được phẫu thuật bằng đường mổ qua xoang bướm tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Hữu<br /> nghị Việt Đức từ 1/2009 tới tháng 12/2009.<br /> Kết quả: Trong thời gian từ 1/1/2009 tới 30/12/2009, chúng tôi đã chọn lọc được 66 bệnh nhân u tuyến yên<br /> tăng tiết prolactine đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu (chọn lọc từ 140 bệnh nhân u tuyến yên). Tỷ lệ u tuyến<br /> yên tăng tiết prolactine là 47,14%. Trong số đó có 48 bệnh nhân nữ (72,72%) và 18 nam (27,28%). Tuổi thấp<br /> nhất là 17 tuổi và cao nhất là 56 tuổi, trung bình 35±2,5. Trong số 66 bệnh nhân: 10 bệnh nhân điều trị nội thất<br /> bại, 4 bệnh nhân đã phẫu thuật nhưng tái phát và 1 bệnh nhân điều trị bằng xạ trị.<br /> Kết luận: U tuyến yên tăng tiết prolactine là loại u chiếm phần lớn khối u tuyến yên. Điều trị phẫu thuật là<br /> phương pháp điều trị an toàn nhưng nên phối hợp với điều trị nội khoa.<br /> Từ khóa: U tuyến yên tăng tiết prolactine, phẫu thuật bằng đường mổ qua xoang bướm.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> CLINICAL AND IMAGING FEATURES OF PROLACTINOMAS<br /> Dong Van He, Ly Ngoc Lien* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 417 - 421<br /> Objective: to describe clinical and imaging features of prolactinomas.<br /> Methods: the retrospective study of 66 prolactinoma patients who had done transsphenoidal surgery at<br /> neurosurgery department, Viet Duc from 1/2009 to 12/2009.<br /> Results: we selected 66 prolactinoma patients (140 pituitary adenoma patients) from 1/1/2009 to<br /> 30/12/2009. Prolactinomas represent 47.14%, including 48 females (72.72%) and 18 males (27.28%). Average<br /> age is 35±2.5 ( range from 17 to 56). Unreposive medical treatment: 10 patients, recurrence after surgery: 4<br /> patients and 1 patient for radiation therapy.<br /> Conclusion: Prolactinomas are the most common secretory adenoma. Transsphenoidal surgery and medical<br /> treatment are good choice for prolactinomas.<br /> Key words: Prolactinoma, transphenoidal surgery.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> U tuyến yên chiếm khoảng 15-25% u trong<br /> sọ và là một trong 4 loại u hay gặp nhất. U<br /> tuyến yên có thể tăng tiết prolactine, tăng tiết<br /> GH, tăng tiết ACTH… hoặc u không tăng tiết<br /> <br /> (non-functionating adenoma). Trong số các loại<br /> u tuyến yên, u tăng tiết prolactine và u không<br /> tăng tiết là hai loại hay gặp nhất, chiếm khoảng<br /> 70-80% u tuyến yên. U tuyến yên tăng tiết<br /> prolactine có thể được chẩn đoán sớm do bệnh<br /> nhân bị rối loạn nội tiết từ khi khối u còn nhỏ. U<br /> <br /> * Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Việt Đức<br /> Tác giả liên lạc: PGS TS Đồng Văn Hệ,<br /> ĐT: 0903256868,<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br /> <br /> Email: dongvanhe2010@gmail.com<br /> <br /> 417<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> <br /> tuyến yên không tăng tiết thường được chẩn<br /> đoán muộn do bệnh nhân không có rối loạn nội<br /> tiết hoặc rối loạn rất muộn do suy tuyến yên.<br /> Hầu hết u tuyến yên không tăng tiết được điều<br /> trị bằng phẫu thuật trong khi u tuyến yên tăng<br /> tiết prolactine có thể điều trị khỏi bằng phương<br /> pháp nội khoa đơn thuần. U tuyến yên tăng tiết<br /> prolactine là loại bệnh có những đặc điểm riêng<br /> do những rối loạn nội tiết như vô kinh, vô sinh,<br /> rối loạn kinh nguyệt, tăng tiết sữa ở nữ và bất<br /> lực ở nam giới. Mặc dù đây là loại u không hiếm<br /> gặp ở Việt Nam nhưng còn ít nghiên cứu đề cập<br /> tới, chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu<br /> này nhằm mục đích: mô tả đặc điểm lâm sàng,<br /> hình ảnh u tuyến yên tăng tiết prolactine.<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu mô tả tiến cứu dựa trên 66 bệnh<br /> nhân u tuyến yên tăng tiết prolactine được phẫu<br /> thuật bằng đường mổ qua xoang bướm tại Khoa<br /> Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt<br /> Đức từ 1/2009 tới tháng 12/2009.<br /> Tiêu chuẩn chọn lựa và loại trừ bệnh nhân<br /> nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được chọn vào<br /> nhóm nghiên cứu nếu đáp đủ các tiêu chuẩn<br /> như: khám lâm sàng, xét nghiệm nội tiết, chụp<br /> cắt lớp vi tính và/hoặc chụp cộng hưởng từ sọ<br /> não, nồng độ prolactine máu cao trong khi nồng<br /> độ nội tiết tố khác không tăng hoặc tăng không<br /> đáng kể, phẫu thuật được thực hiện bằng đường<br /> mổ qua xoang bướm và kết quả giải phẫu bệnh<br /> là u tuyến yên. Chúng tôi không đưa vào nhóm<br /> nghiên cứu nếu bệnh nhân có những đặc điểm<br /> sau: nội tiết tố khác của tuyên yên tăng cao<br /> nhiều hơn prolactine, không rõ chẩn đoán phân<br /> loại khối u tuyến yên, u tuyến yên tăng tiết<br /> prolactine máu nhưng không phẫu thuật, không<br /> có đủ xét nghiệm nội tiết, không đánh giá được<br /> hình ảnh chụp cắt lớp sọ não và hoặc chụp cộng<br /> hưởng từ sọ não.<br /> Các bước tiến hành nghiên cứu: Lập mẫu<br /> bệnh án nghiên cứu. Mọi thông tin liên quan tới<br /> bệnh nhân được đánh giá, khám, ghi nhận và<br /> điền vào mẫu bệnh án cho mỗi bệnh nhân.<br /> Khám lâm sàng bào gồm khám các dấu hiệu rối<br /> <br /> 418<br /> <br /> loạn nội tiết (vô kinh nguyên phát, vô kinh thứ<br /> phát, tiết sữa, vô sinh nguyên phát, vô sinh thứ<br /> phát, rối loạn kinh nguyệt, bất lực, đái nhạt,<br /> uống nhiều, thay đổi hình dạng, rối loạn phát<br /> triển, lông, tóc, da…). Dấu hiệu tăng áp lực<br /> trong sọ như đau đầu, nôn, liệt, liệt dây thần<br /> kinh sọ, tri giác, lác mắt, nhìn đôi, rối loạn vận<br /> nhẫn. Dấu hiệu chèn ép giao thoa thị giác như<br /> nhìn mờ, bán manh ½ thị trường hoặc bán manh<br /> ¼ thị trường. Xét nghiệm nội tiết bao gồm nồng<br /> độ prolactine máu, GH, ACTH, FSH, LH, T4.<br /> Hình ảnh chụp sọ: hố yên, hố yên rộng, hố yên<br /> hẹp, hố yên hình hai đáy. Hình ảnh cắt lớp vi<br /> tính: khối u vùng hố yên, tỷ trọng tăng, giảm<br /> hay hỗn hợp. Kích thước, vị trí, mức độ ngấm<br /> thuốc cản quang, mức độ xâm lấn, sàn hố yên,<br /> xoang bướm. Hình ảnh cộng hưởng từ trên<br /> T1WI và T2WI: kích thước, vị trí, mức độ ngấm<br /> thuốc đối quang từ, xâm lấn xuống xoang<br /> bướm, lên trên, sang bên vào xoang tĩnh mạch<br /> hang, chèn ép giao thoa thị giác, xâm lấn ra hố<br /> thái dương, xâm lấn vào hố sau, xâm lấn vào<br /> não thất III, vùng dưới đồi. So sánh dấu hiệu<br /> lâm sàng giữa hai nhóm bệnh nhân nam và nữ,<br /> giữa nhóm bệnh nhân đã điều trị và chưa điều<br /> trị, đã phẫu thuật và chưa phẫu thuật, đã xạ trị<br /> và chưa xạ trị. Phân tích kết quả bằng chương<br /> trình SPSS 10.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Trong thời gian từ 1/1/2009 tới 30/12/2009,<br /> chúng tôi đã chọn lọc được 66 bệnh nhân u<br /> tuyến yên tăng tiết prolactine đáp ứng đủ tiêu<br /> chuẩn nghiên cứu (chọn lọc từ 140 bệnh nhân u<br /> tuyến yên). Tỷ lệ u tuyến yên tăng tiết prolactine<br /> là 47,14%. Trong số đó có 48 bệnh nhân nữ<br /> (72,72%) và 18 nam (27,28%). Tuổi thấp nhất là<br /> 17 tuổi và cao nhất là 56 tuổi, trung bình 35±2,5.<br /> Lứa tuổi 21-40 tuổi gồm 48 bệnh nhân, chiếm<br /> 72,72%. Trong số 66 bệnh nhân: 10 bệnh nhân<br /> điều trị nội thất bại, 4 bệnh nhân đã phẫu thuật<br /> nhưng tái phát và 1 bệnh nhân điều trị bằng xạ<br /> trị. Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đầu<br /> tiên tới khi phẫu thuật: ngắn nhất là 6 tháng và<br /> dài nhất là 12 năm. Bệnh nhân được phẫu thuật<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> sau khi có rối loạn nội tiết 1-2 năm gồm bệnh<br /> nhân, chiếm 36/66=54,55%. Lý do khám bệnh<br /> chủ yếu do rối loạn nội tiết (Bảng 1).<br /> Bảng 1-Lý do tới khám bệnh<br /> Lý do<br /> <br /> Vô kinh<br /> <br /> Số bệnh<br /> nhân<br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> 11<br /> 16,67<br /> <br /> Vô<br /> sinh<br /> 15<br /> <br /> Tiết<br /> sữa<br /> 8<br /> <br /> RLKN Nhìn<br /> mờ<br /> 8<br /> 14<br /> <br /> Đau<br /> đầu<br /> 17<br /> <br /> 22,73 12,12 12,12 21,21 25,76<br /> <br /> Bảng 2-Dấu hiệu lâm sàng trước khi phẫu thuật:<br /> Dấu hiệu Vô<br /> lâm sàng kinh<br /> Số bệnh 11<br /> nhân<br /> Tỷ lệ % 16,67<br /> %<br /> <br /> Vô<br /> sinh<br /> 15<br /> <br /> Tiết RLKN Bất<br /> sữa<br /> lực<br /> 12<br /> 21<br /> 5<br /> <br /> Nhìn<br /> mờ<br /> 35<br /> <br /> Đau<br /> đầu<br /> 17<br /> <br /> 22,73 18,18 31,82 7,57% 53,03% 25,76%<br /> %<br /> %<br /> %<br /> <br /> Tổng số bệnh nhân bị rối loạn nội tiết là<br /> 62/66=93,94%. Nếu chỉ tính riêng 48 bệnh nhân<br /> nữ, số bệnh nhân bị rối loạn nội tiết là<br /> 47/48=97,91% và 9 bệnh nhân có nhiều rối loạn<br /> nội tiết.<br /> Nhìn mờ được xác định ở 35 bệnh nhân,<br /> trong đó nhìn mờ hai bên 28 bệnh nhân và mờ<br /> một mắt 7 bệnh nhân. Bán manh ở 12 bệnh nhân<br /> bao gồm: bán manh hai mắt ở 9 và bán manh<br /> một mắt ở 3 bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm<br /> prolactine như trong bảng 3.<br /> Bảng 3-Kết quả xét nghiệm prolactine máu<br /> Nồng độ 700- 2000<br /> Prolactine<br /> máu (UI/L)<br /> Số bệnh nhân<br /> 9<br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> 13,64%<br /> <br /> 2000–<br /> 5000<br /> <br /> 500010.000<br /> <br /> >10.00<br /> <br /> 21<br /> <br /> 17<br /> <br /> 19<br /> <br /> 31,82%<br /> <br /> 25,76%<br /> <br /> 28,78%<br /> <br /> Trong số 66 bệnh nhân: prolactine cao nhất<br /> là 501 780 UI/L, 8 bệnh nhân khác tăng tiết GH<br /> hoặc tăng tiết FSH, LH, cortisol (chiếm<br /> 8/66=12,12%).<br /> Chụp cắt lớp vi tính 45 bệnh nhân: hình ảnh<br /> khối u đồng tỷ trọng ở 41/45=91,11%; tăng tỷ<br /> trọng ở 3 bệnh nhân và ngấm thuốc cản quang ở<br /> 32/38=84,21%. Hình ảnh khối u trên cộng hưởng<br /> từ được mô tả trong bảng 4. Kích thước khối u:<br /> u tuyến yên nhỏ (Microadenoma) 10 bệnh nhân<br /> và u tuyến yên lớn (Macroadenoma) 56 bệnh<br /> nhân. U tuyến yên khổng lồ với đường kính<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> >4cm ở 15 bệnh nhân (22,73%). U ngấm thuốc<br /> đối quang từ ở 58/66=87,88%. Khối u xấm lấn<br /> xoang tĩnh mạch hang ở 9 bệnh nhân, bọc động<br /> mạch cảnh trong 6, xâm lấn vùng trên yên 9 và<br /> xâm lấn vào xoang bướm 5 bệnh nhân.<br /> Bảng 4-Hình ảnh khối u loại prolactinoma trên cộng<br /> hưởng từ<br /> Đặc<br /> Đồng tín<br /> Tăng tín<br /> Giảm tín Tín hiệu hỗn<br /> điểm<br /> hiệu<br /> hiệu<br /> hiệu<br /> hợp<br /> hình ảnh<br /> Trên 28 (42,42%) 8 (12,12%) 11 (16,67%) 19 (28,79%)<br /> T1WI<br /> Trn<br /> 8 (12,12%) 39 (59,09%)<br /> 0<br /> 19 (28,79%)<br /> T2WI<br /> <br /> Chỉ định phẫu thuật do khối u chèn ép,<br /> giảm thị lực, rối loạn nội tiết (51 bệnh nhân),<br /> điều trị nội thất bại (10 bệnh nhân), u tái phát (4<br /> bệnh nhân), xạ trị thất bại (1 bệnh nhân). Tất cả<br /> 66 bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương<br /> pháp vi phẫu qua xoang bướm. Kết quả phẫu<br /> thuật như trong bảng 5. Rò nước não tủy trong<br /> mổ 5 bệnh nhân, chảy máu mũi sau mổ 3 bệnh<br /> nhân. Không có rò nước não tủy sau mổ. Tử<br /> vong 1 bệnh nhân do chảy máu trong sọ. Kết<br /> quả xa sau mổ: nội tiết tố trở về bình thường<br /> 45/55 bệnh nhân (81,81%) trong đó 22 bệnh nhân<br /> phải dùng thuốc điều trị tiếp tục (parloden hoặc<br /> dostinex). Đái nhạt 5 bệnh nhân. 11 bệnh nhân<br /> có thai hoặc đã sinh con sau phẫu thuật 6 tháng2 năm.<br /> Bảng 5-Kết quả phẫu thuật u tuyến yên tăng tiết<br /> prolactine<br /> Kết quả Cắt hết u Cắt gần hết Cắt một<br /> phẫu thuật<br /> u<br /> phần u<br /> Số bệnh<br /> 41<br /> 25<br /> 0<br /> nhân<br /> Tỷ lệ %<br /> 62,12%<br /> 37,88%<br /> <br /> Sinh<br /> thiết<br /> 0<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> U tuyến yên tăng tiết prolactine chiếm phần<br /> lớn trong khối u tuyến yên. Tỷ lệ u tuyến yên<br /> tăng tiết prolactine dao động 35-55% tổng số u<br /> tuyến yên. Trong nghiên cứu của chúng tôi,<br /> prolactinoma chiếm 47,14%. Trong khi tại các<br /> nước phát triển, u tuyến yên tăng tiết prolactine<br /> thường được điều trị nội thành công và chỉ<br /> phẫu thuật khi điều trị nội thất bại(6,8). U tuyến<br /> <br /> 419<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> <br /> yên tăng tiết prolactine có thể điều trị khỏi bằng<br /> thuốc, ngay cả khi khối u lớn, u chèn ép gây<br /> giảm thị lực(1,2). Nhưng phần lớn điều trị nội<br /> khoa phải kéo dài nhiều năm. Nồng độ<br /> prolactine sẽ cao trở lại nếu dừng thuốc. Những<br /> nghiên cứu gần đây tại Châu Âu, Mỹ cho thấy<br /> tỷ lệ u tuyến yên tăng tiết prolactine phải phẫu<br /> thuật chiếm 10-20% tổng số u tuyến yên. Tại<br /> Việt Nam, tỷ lệ u tuyến yên tăng tiết prolactine<br /> được điều trị khỏi bằng thuốc còn khá ít. Trong<br /> hầu hết các nghiên cứu, tỷ lệ u tuyến yên tăng<br /> tiết prolactine được phẫu thuật vẫn chiếm tỷ lệ<br /> cao nhất(7,9).<br /> U tuyến yên tăng tiết prolactine gặp ở nữ<br /> nhiều hơn nam. Tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi là 2,67. Tỷ lệ bệnh<br /> nhân nữ cao hơn nam ở hầu hết các thông báo<br /> về u tuyến yên tăng tiết prolactine. Lứa tuổi hay<br /> gặp nhất là từ 21-40 tuổi, chiếm 72,72%. Hơn hai<br /> phần ba bệnh nhân u tăng tiết prolactine ở lứa<br /> tuổi hoạt động sinh dục(3,4,6)<br /> Lý do bệnh nhân tới khám bệnh chủ yếu do<br /> rối loạn nội tiết như vô kinh nguyên phát hay<br /> thứ phát, vô sinh nguyên phát hay thứ phát,<br /> kinh nguyệt rối loạn hay tiết sữa. 42 bệnh nhân<br /> đi khám bệnh vì rối loạn nội tiết, chiếm 63,64%.<br /> Ngoài ra, một số bệnh nhân đi khám bệnh do thị<br /> lực giảm hoặc đau đầu. Thời gian tính từ khi<br /> xuất hiện triệu chứng đầu tiên tới khi phẫu<br /> thuật trung bình là 15 tháng, ngắn nhất là 6<br /> tháng và dài nhất là 12 năm. Thời gian bị bệnh<br /> ngắn hơn nhiều nếu so với bệnh to đầu chi<br /> acromegaly (tăng tiết GH). Thời gian trung bình<br /> từ khi bị bệnh tới khi chẩn đoán bệnh là 7-10<br /> năm đối với u tuyến yên tăng tiết GH<br /> (acromegaly) và là 2 năm đối với u tuyến yên<br /> không tăng tiết. Bệnh nhân đi khám sau 12 năm<br /> vô kinh là nữ, 50 tuổi, bị vô kinh thứ phát từ<br /> năm 38 tuổi. Bệnh nhân bị vô kinh thứ phát sau<br /> khi sinh con thứ 2 và không đi khám vì “mọi<br /> chuyện vẫn ổn”. Khi thị lực mắt giảm bệnh nhân<br /> mới đi khám (khối u lớn 3,1cm, thị lực 5/10 cả<br /> hai mắt, prolactine 100 000 UI/L).<br /> <br /> 420<br /> <br /> Triệu chứng hay gặp nhất trước khi phẫu<br /> thuật là rối loạn nội tiết 62 bệnh nhân, chiếm tỷ<br /> lệ 93,94%. Điều này khác với khối u tuyến yên<br /> không tăng tiết. Khoảng 10% u tuyến yên không<br /> tăng tiết có biểu hiện rối loạn nội tiết (thường<br /> biểu hiện hội chứng suy tuyến yên). Bệnh nhân<br /> bị u tuyến yên tăng tiết GH, tăng tiết ACTH<br /> cũng thường có biểu hiện lâm sàng chủ yếu do<br /> nội tiết tố tăng. Bệnh nhân bị u tuyến yên tăng<br /> tiết ACTH (bệnh Cushing) thường đi khám sớm<br /> hơn do bệnh nặng lên nhanh hơn. Trong khi u<br /> tuyến yên tăng tiết prolactine có biểu hiện bệnh<br /> sớm nhưng người bệnh thường chủ quan, ít<br /> quan tâm nên đi khám muộn(4).<br /> Mặc dù dấu hiệu rối loạn nội tiết xuất hiện<br /> sớm và khá rõ nhưng bệnh nhân vẫn tới khám<br /> muộn nên 35 bệnh nhân bị giảm thị lực (53,03%).<br /> Đây là lý do 84,85% bệnh nhân là u tuyến yên<br /> lớn và 22,73% là u tuyến yên khổng lồ trước khi<br /> phẫu thuật (u lớn hơn 4cm).<br /> Xét nghiệm nội tiết cho thấy 86,36% bệnh<br /> nhân có nồng độ prolactine cao hơn 2000 UI/L,<br /> trong khi giới hạn bình thường của prolactine là<br /> dưới 600. Bệnh nhân có nồng độ prolactine cao<br /> nhất 501780 UI/L. Không có sự tương quan giữa<br /> kích thước khối u với nồng độ prolactine<br /> máu(2,10). Bằng chứng là 7/10 bệnh nhân u tuyến<br /> yên nhỏ có nồng độ prolactine cao hơn 5000<br /> UI/L. Trong số 66 bệnh nhân, 12,12% bệnh nhân<br /> có tăng một hay nhiều loại nội tiết tố khác. Một<br /> số tác giả cũng ghi nhận khoảng dưới 10% u<br /> tuyến yên tăng tiết prolactine là u hỗn hợp.<br /> Chúng tôi không xác định loại u hỗn hợp dựa<br /> trên kết quả giải phẫu bệnh. Trong thực hành<br /> lâm sàng, một số trường hợp tăng nồng độ<br /> prolactine máu mà không phải do u tuyến yên<br /> có thể gặp do khối u khác vùng hố yên (u màng<br /> não, u sọ hầu, u tế bào mầm germioma, nang<br /> vùng hố yên, u di căn hố yên), do sinh lý (có<br /> thai, nuôi con bằng sữa mẹ, vận động quá<br /> nhiều, stress), do sử dụng một số thuốc (một số<br /> thuốc tâm thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc<br /> tăng cường tiêu hóa, thuốc điều trị cao huyết<br /> áp…) hay do một số bệnh khác (hạ đường máu,<br /> phẫu thuật, động kinh, suy thận mãn, xơ gan,<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> rối loạn chức năng vùng dưới đồi, suy tuyến<br /> giáp tiên phát). Chính vì vậy, nên thận trọng khi<br /> đánh giá nồng độ cao của prolactine máu và<br /> phải thăm khám toàn diện trước khi chẩn đoán<br /> u tuyến yên hay trước khi đưa ra quyết định<br /> thăm dò tuyến yên(8,10).<br /> Chẩn đoán u tuyến yên tăng tiết prolactine<br /> cũng giống như các loại u tuyến yên khác khi<br /> dựa vào hình ảnh cắt lớp vi tính và cộng hưởng<br /> từ. Khối u tuyến yên phần lớn đồng tỷ trọng<br /> (91,11%) và khối u ngấm thuốc cản quang<br /> (84,21%) trên hình ảnh cắt lớp vi tính. Hình ảnh<br /> cộng hưởng từ là hình ảnh đồng tín hiệu 42,42%<br /> và hình ảnh hỗn hợp 28,79% trên T1WI. Trên<br /> T2WI: khối u chủ yếu là hình ảnh tăng tín hiệu<br /> 59,09% và tín hiệu hỗn hợp 28,79%. Hình ảnh<br /> khối u tuyến yên tăng tiết prolactine không khác<br /> với khối u tuyến yên khác(3,7,8,9).<br /> Điều trị u tuyến yên tăng tiết prolactine thay<br /> đổi nhiều trong 20 năm qua nhờ ứng dụng<br /> những thuốc mới trong điều trị. Tại các nước<br /> phát triển, điều trị nội khoa là sự lựa chọn hàng<br /> đầu đối với loại u này. Trong khi chúng ta vẫn<br /> coi phẫu thuật là sự lựa chọn tốt nhất. Phẫu<br /> thuật u tuyến yên tăng tiết prolactine không qua<br /> phức tạp do u mềm, dễ hút, ít chảy máu và tỷ lệ<br /> tại biến, biến chứng thấp. Tỷ lệ cắt bỏ hoàn toàn<br /> khối u tuyến yên tăng tiết prolactine là 62,62%<br /> cao hơn so với loại khối u khác (acromegaly,<br /> bệnh Cushing). Tỷ lệ khống chế nồng độ<br /> prolactine máu là 81,81%. Nếu không dung<br /> thuốc, tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ prolactine<br /> bình thường chỉ là 23/45=51,11%. Như vậy, tỷ lệ<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> khỏi bệnh sau phẫu thuật là 51,11%. Tỷ lệ này<br /> đạt 81,81% khi phối hợp với điều trị nội khoa.<br /> Điều này cho thấy, phẫu thuật là phương pháp<br /> điều trị hiệu quả nếu kết hợp với điều trị nội<br /> khoa.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> U tuyến yên tăng tiết prolactine là loại u<br /> chiếm phần lớn khối u tuyến yên. Dấu hiệu lâm<br /> sàng chủ yếu là rối loạn nội tiết. Hơn 50% bệnh<br /> nhân có giảm thị lực do chẩn đoán muộn. Điều<br /> trị phẫu thuật là phương pháp điều trị an toàn<br /> nhưng nên phối hợp với điều trị nội khoa.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> 6.<br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> Abraham P and Bevan J S (2003). Prolactinoma, Management of<br /> pituitary tumors. Second Edition, Humana Press: 21-42.<br /> Batrinos M L (2009). Extensive personal experience. Validation of<br /> prolactin levels in menstrual disorders and in prolactinomas,<br /> Hormones. 8, 4: 258-266.<br /> Bhansali A et al (2010). Efficacy of cabergoline on rapid escalation<br /> of dose in men with macroprolactinomas. Indian J Med Res, 131:<br /> 530-535.<br /> Buslei J K et al (2008). Operative treatment of prolactinomas:<br /> indications and in a current consecutive series of 212 patients.<br /> European Journal Endocrinol, 158: 11-18.<br /> Fideleff H L et al (2009). Prolactinoma in children and<br /> adolescents. Horm Res, 72: 197-205.<br /> Kars M et al (2010). Update in prolactinomas. The Journal of<br /> Medicine, 68, 3: 104-112.<br /> Lý Ngọc Liên (2003). Nghiên cứu áp dụng phương pháp mổ u<br /> tuyến yên qua đường xoang bướm tại BV HN Việt Đức. Luận<br /> văn CKII, Đại học Y Hà Nội.<br /> Molitch M E (2008). The cabergoline-resistant prolactinoma<br /> patient: New challenges. J Clin Endocrinol Metab, 93, 12: 46434645.<br /> Nguyễn Phong, Võ Văn Nho (2003). U tuyến yên: đặc điểm lâm<br /> sàng và kết quả phẫu thuật qua xoang bướm. Y học TP Hồ Chí<br /> Minh, 7, 2: 23-25.<br /> Schlechte J A (2007). Long-term management of prolactinomas. J<br /> Clinical Endocrinol Metab, 92, 8: 2861-2865.<br /> <br /> 421<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2