intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tràn dịch màng phổi điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên từ tháng 2 2014 đến tháng 10 2014

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

87
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của bài báo là: mô tả đặc điểm lâm sàng và một số xét nghiệm của bệnh nhân tràn dịch màng phổi (TDMP). Đối chiếu hình ảnh tổn thương trên X quang với siêu âm màng phổi. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tràn dịch màng phổi điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên từ tháng 2 2014 đến tháng 10 2014

Lương Thị Kiều Diễm và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 134(04): 149 - 153<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG<br /> CỦA BỆNH NHÂN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI ĐIỀU TRỊ<br /> TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN<br /> TỪ THÁNG 2/2014 ĐẾN THÁNG 10/2014<br /> Lương Thị Kiều Diễm*, Trần Văn Học<br /> Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số xét nghiệm của bệnh nhân tràn dịch màng phổi<br /> (TDMP). 2. Đối chiếu hình ảnh tổn thương trên X quang với siêu âm màng phổi. Đối tượng và<br /> phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 51 bệnh nhân tràn dịch màng phổi điều trị tại Bệnh<br /> viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 2/2014 đến tháng 10/2014 theo phương pháp mô<br /> tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình là 57,9 ±16,5. Tỷ lệ nam/nữ: 3/1. Triệu chứng:<br /> ho khan 52,9%, khạc đờm 29,4%, đau ngực 25,4%, khó thở 66,7%, sốt, vã mồ hôi đêm 52,9%, gầy<br /> sút cân 19,6%, hội chứng (HC) 3 giảm 88,2%. X quang phổi TDMP trung bình và nhiều là 58,8%,<br /> ít 41,2%. Tổn thương nhu mô, dày màng phổi: 31,4%. Siêu âm TDMP tự do: 92,2%, khu trú, vách<br /> ngăn: 7,8%, dày màng phổi: 27,5%. CT Scanner lồng ngực TDMP tự do: 80,9%, khu trú, vách<br /> ngăn: 19,1%, dày màng phổi, tổn thương nhu mô, khoảng kẽ: 66,7%.<br /> Từ khóa: Tràn dịch, màng phổi, lao, ung thư, siêu âm màng phổi<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Bình thường mỗi bên khoang màng phổi chứa<br /> khoảng 10 ml dịch. Số lượng dịch này là kết<br /> quả của sự cân bằng giữa quá trình hình thành<br /> và quá trình hấp thu dịch. Khi sự cân bằng<br /> này mất đi (tăng hình thành hay giảm hấp thu<br /> hay cả hai), hiện tượng tràn dịch màng phổi<br /> (TDMP) xảy ra.<br /> Tại Mỹ hàng năm có hơn 1 triệu bệnh nhân<br /> tràn dịch màng phổi. Nguyên nhân hay gặp là:<br /> suy thất trái (500.000 bệnh nhân (BN) /năm);<br /> viêm phổi (300.000 BN/năm); ung thư<br /> (200.000 BN/năm) [6]. Tại Việt Nam nguyên<br /> nhân gây TDMP hàng đầu do lao, thứ 2 do<br /> ung thư, còn các nguyên nhân khác ít gặp hơn<br /> [4], [5].<br /> Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái<br /> Nguyên, hàng năm có tỷ lệ không nhỏ BN<br /> TDMP được điều trị. Việc nghiên cứu các<br /> nguyên nhân gây TDMP cũng đã có nhiều<br /> báo cáo, tuy nhiên tỷ lệ các nguyên nhân gây<br /> TDMP cũng như đặc điểm về lâm sàng và<br /> một số phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh<br /> không phải lúc nào cũng hằng định. Bên cạnh<br /> đó ngày nay đã có nhiều kỹ thuật cho phép<br /> chẩn đoán mức độ TDMP và đánh giá các<br /> *<br /> <br /> Tel: 0945 401898, Email: diemtycb@gmail.com<br /> <br /> tổn thương phối hợp chính xác hơn. Xuất phát<br /> từ những nhận định trên chúng tôi tiến hành<br /> nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu:<br /> Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số xét<br /> nghiệm của bệnh nhân tràn dịch màng phổi.<br /> Đối chiếu hình ảnh tổn thương trên X quang với<br /> siêu âm của bệnh nhân tràn dịch màng phổi.<br /> ĐỐI TƯỢNG<br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> VÀ<br /> <br /> PHƯƠNG<br /> <br /> PHÁP<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Các bệnh nhân (BN) TDMP được điều trị tại<br /> Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên<br /> từ tháng 02/2014 đến 10/2014. Tiêu chuẩn<br /> chọn BN: Chọc dò màng phổi có dịch, có<br /> hình ảnh TDMP trên X quang, siêu âm hoặc<br /> chụp CT Scanner lồng ngực có TDMP.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, khai<br /> thác các triệu chứng lâm sàng: Đau ngực, khó<br /> thở, ho và triệu chứng toàn thân: Sốt, gầy sút<br /> cân..., Hội chứng 3 giảm. Cận lâm sàng: X<br /> quang phổi: Hình ảnh mờ đậm đồng đều, góc<br /> sườn hoành; Siêu âm và CT scanner lồng<br /> ngực: Đánh giá tình trạng màng phổi: Dày<br /> dính, viêm màng phổi, ước tính khối lượng dịch<br /> trong KMP. Các tổn thương phối hợp ở nhu mô.<br /> 149<br /> <br /> Lương Thị Kiều Diễm và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Xét nghiệm dịch màng phổi (DMP): Phản ứng<br /> Rivalta, PCR lao, định lượng Protein.<br /> Xử lí số liệu: Số liệu thu thập được xử lí bằng<br /> phần mềm SPSS 16.0<br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> Đặc điểm chung<br /> <br /> 134(04): 149 - 153<br /> <br /> Trong 51 BN TDMP tuổi thấp nhất là 18, cao<br /> nhất là 87, độ tuổi trung bình là 57,9 ±16,5.<br /> TDMP gặp ở nam cao hơn nữ với tỷ lệ là 3/1.<br /> Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của<br /> Trịnh Thị Hương, Ngô Quý Châu và cộng sự<br /> (2007) và Đặng Hùng Minh (2002) [4], [5].<br /> <br /> Bảng 1. Nguyên nhân tràn dịch màng phổi<br /> Nguyên nhân<br /> <br /> n<br /> 13<br /> 4<br /> 8<br /> 5<br /> 12<br /> 2<br /> 7<br /> 51<br /> <br /> Do lao<br /> Suy tim<br /> Xơ gan<br /> Viêm phổi, áp xe phổi<br /> Suy thận<br /> Ung thư<br /> Chưa rõ nguyên nhân<br /> Tổng<br /> <br /> %<br /> 25,5<br /> 7,8<br /> 15,7<br /> 9,8<br /> 23,6<br /> 3,9<br /> 13,7<br /> 100<br /> <br /> Nguyên nhân gây TDMP có tỷ lệ cao nhất là do lao: 25,5%; suy thận 23,6%; do ung thư chỉ<br /> chiếm 3,9%. Theo Light R.W và cộng sự (1991) TDMP do ung thư đứng hàng thứ 2 trong nhóm<br /> TDMP dịch tiết và đứng hàng thứ 3 trong TDMP nói chung [9]. Theo đa số các tác giả thì có các<br /> nguyên nhân chính đó là do lao, ung thư, bệnh lí tim mạch, TDMP không rõ nguyên nhân chiếm<br /> khoảng 5 – 30% số BN TDMP [4], [6]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả<br /> nghiên cứu của Nguyễn Hải Anh, Trịnh Sơn Khôi (2014), Trương Duy Hưng (2004), Trịnh Thị<br /> Hương, Ngô Quý Châu và cộng sự (2007) [1], [3], [4].<br /> Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng<br /> Đặc điểm lâm sàng<br /> Bảng 2. Triệu chứng cơ năng, toàn thân<br /> Triệu chứng<br /> Khan<br /> Khạc đờm<br /> Ho máu<br /> <br /> Ho<br /> Cơ năng<br /> <br /> Toàn thân<br /> <br /> Đau ngực<br /> Khó thở<br /> Sốt, vã mô hôi đêm<br /> Gày sút cân<br /> Hạch ngoại vi<br /> <br /> n<br /> 27<br /> 15<br /> 1<br /> 13<br /> 34<br /> 27<br /> 10<br /> 4<br /> <br /> %<br /> 52,9<br /> 29,4<br /> 4,5<br /> 25,4<br /> 66,7<br /> 52,9<br /> 19,6<br /> 7,8<br /> <br /> Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Ho khan chiếm 52,9%, ho có đờm 29,9%, đau ngực 25,4%,<br /> khó thở 66,7%, Sốt vã mồ hôi đêm 52,9%, gầy sút cân 19,6%. Đây là các triệu chứng thường gặp ở<br /> các bệnh nhân TDMP mà đã được các y văn mô tả, đồng thời là các triệu chứng có giá trị gợi ý bệnh<br /> lí ở phổi, màng phổi. Tuy nhiên các triệu chứng này không có sự khác biệt giữa các nguyên nhân.<br /> Bảng 3. Triệu chứng thực thể<br /> <br /> Hình dạng lồng ngực<br /> Khoang liên sườn giãn<br /> HC 3 giảm<br /> <br /> 150<br /> <br /> Triệu chứng thực thể<br /> Bình thường<br /> Vồng<br /> Xẹp<br /> <br /> n<br /> 24<br /> 25<br /> 2<br /> 25<br /> 45<br /> <br /> %<br /> 47,1<br /> 49,0<br /> 3,9<br /> 49,0<br /> 88,2<br /> <br /> Lương Thị Kiều Diễm và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Triệu chứng thực thể: Khám và phát hiện HC<br /> 3 giảm là rất quan trọng và có ý nghĩa trong<br /> chẩn đoán TDMP trên lâm sàng. Trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 88,2%<br /> trường hợp có HC 3 giảm, và 11,8% không<br /> phát hiện được hội chứng này có thể do<br /> TDMP mức độ ít hoặc TDMP khu trú. Tỷ lệ<br /> BN TDMP có HC 3 giảm thấp hơn so với một<br /> số nghiên cứu khác có thể do số lượng BN<br /> trong nghiên cứu của chúng tôi ít hơn. Theo<br /> Trịnh Thị Hương, Ngô Quý Châu (2007) chỉ<br /> có 6,9% số BN không có HC 3 giảm [4].<br /> Triệu chứng cận lâm sàng<br /> Xét nghiệm dịch màng phổi<br /> Có 37 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng<br /> tôi được làm phản ứng Rivalta kết quả cho<br /> thấy: Phản ứng Rivalta dương tính là 31BN<br /> trong đó 02 BN có Protein DMP < 30 g/l;<br /> Phản ứng Rivalta âm tính là 6 BN và Protein<br /> DMP >30 g/l là 01BN.<br /> Xét nghiệm PCR DMP: Trong 32 BN được<br /> làm phản ứng PCR tìm kháng nguyên của vi<br /> khuẩn lao trong DMP không có trường hợp<br /> nào cho kết quả dương tính. Trong đó tỷ lệ<br /> BN TDMP do lao chiếm tới 13/51 BN.<br /> X quang phổi<br /> Chụp X quang phổi chuẩn có giá trị đánh giá<br /> có hay không có TDMP, qua đó đánh giá<br /> được mức độ TDMP, các tổn thương nhu mô,<br /> <br /> 134(04): 149 - 153<br /> <br /> dày màng phổi kèm theo. Trong nghiên cứu<br /> này trên phim X quang TDMP tự do là 100%<br /> trong đó TDMP mức độ trung bình là 52,9%<br /> và mức độ nhiều là 5,9%; Không có trường<br /> hợp nào TDMP khu trú. Tổn thương nhu mô,<br /> dày màng phổi phối hợp chiếm 31,4%. Kết<br /> quả này cũng tương đương với các nghiên<br /> cứu của tác giả khác Nguyễn Hải Anh, Trịnh<br /> Sơn Khôi (2014), Đặng Hùng Minh (2002),<br /> Gryminski J và CS (1994) [1], [5], [7].<br /> Siêu âm màng phổi<br /> Đây là một kỹ thuật có giá trị cao trong chẩn<br /> đoán xác định TDMP, qua siêu âm cho phép<br /> xác định được chính xác vị trí của ổ dịch để<br /> từ đó tiến hành chọc hút DMP làm xét<br /> nghiệm cũng như để sinh thiết màng phổi<br /> dưới hướng dẫn của siêu âm [7], [8]. Kết quả<br /> nghiên cứu cho thấy TDMP tự do 92,2%,<br /> TDMP khu trú, vách ngăn: 7,8%; Dày màng<br /> phổi phối hợp: 23,5% trong số các BN<br /> TDMP. Trong khi đó trên X quang không<br /> phát hiện được trường hợp nào TDMP khu trú<br /> và có vách. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi<br /> phù hợp với nghiên cứu của Trương Duy<br /> Hưng (2004) [5]. Theo nghiên cứu của<br /> Nguyễn Văn Bản (1999) nếu tràn dịch khu<br /> trú, chọc hút DMP dựa vào lâm sàng và X<br /> quang thì độ nhạy là 28%, còn có sự hướng<br /> dẫn của siêu âm thì độ nhạy lên tới 94,7% [2].<br /> <br /> Bảng 4. Kết quả chụp X quang phổi<br /> Hình ảnh tổn thương<br /> mức độ ít<br /> TDMP tự do<br /> mức độ TB<br /> mức độ nhiều<br /> TDMP khu trú, vách ngăn<br /> Ở nhu mô<br /> Tổn thương phối<br /> Dày màng phổi<br /> hợp<br /> Cả tổn thương nhu mô và dày màng phổi<br /> <br /> n<br /> 21<br /> 27<br /> 3<br /> 0<br /> 8<br /> 4<br /> 4<br /> <br /> %<br /> 41,2<br /> 52,9<br /> 5,9<br /> 0<br /> 31,4<br /> <br /> Đối chiếu kết quả hình ảnh tổn thương trên X quang và siêu âm màng phổi<br /> Bảng 5. Đối chiếu hình ảnh tổn thương trên X quang và siêu âm màng phổi<br /> Hình ảnh tổn thương<br /> TDMP tự do<br /> TDMP khu trú, vách ngăn<br /> Ở nhu mô<br /> Tổn thương phối<br /> Dày màng phổi<br /> hợp<br /> Cả 2<br /> <br /> n<br /> 51<br /> 0<br /> 8<br /> 4<br /> 4<br /> <br /> X quang phổi<br /> %<br /> 100<br /> 0<br /> 31,4<br /> <br /> n<br /> 47<br /> 4<br /> 0<br /> 12<br /> 0<br /> <br /> Siêu âm màng phổi<br /> %<br /> 92,2<br /> 7,8<br /> 23,5<br /> <br /> 151<br /> <br /> Lương Thị Kiều Diễm và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 134(04): 149 - 153<br /> <br /> Trên X quang phổi thẳng TDMP tự do 100%, tổn thương nhu mô, dày màng phổi phối hợp<br /> 31,4%. Còn trên siêu âm màng phổi TDMP tự do chiếm 92,2%. TDMP khu trú,vách ngăn 7,8%,<br /> dày màng phổi 23,5%.<br /> CT Scanner lồng ngực<br /> Bảng 6. Hình ảnh trên CT Scanner lồng ngực (21 BN)<br /> Hình ảnh tổn thương<br /> n<br /> TDMP tự do<br /> 17<br /> TDMP khu trú, vách ngăn<br /> 4<br /> Dày màng phổi, tổn thương nhu mô, khoảng kẽ<br /> 14<br /> <br /> Đây là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh<br /> kỹ thuật cao, có giá trị nhất trong chẩn đoán<br /> TDMP, nó cho phép phát hiện những trường<br /> hợp TDMP ít, khu trú hoặc vách ngăn mà trên<br /> lâm sàng và X quang khó phát hiện. Trong<br /> nghiên cứu này chúng tôi thực hiện chụp CT<br /> Scanner lồng ngực trên 21 BN cho thấy:<br /> TDMP tự do chiếm 80,9%, TDMP khu trú,<br /> vách ngăn là 19,1%; Tổn thương dày màng<br /> phổi, nhu mô, khoảng kẽ 66,7%. Kết quả này<br /> cho tỷ lệ chẩn đoán TDMP tương đương với<br /> kết quả siêu âm màng phổi nhưng chụp CT<br /> Scanner lồng ngực còn cho thầy những tổn<br /> thương mà trên siêu âm không phát hiện được<br /> như tổn thương nhu mô, khoảng kẽ.<br /> KẾT LUẬN<br /> Qua nghiên cứu 51 bệnh nhân TDMP điều trị<br /> tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái<br /> Nguyên từ tháng 02/2014 đến 10/2014 chúng<br /> tôi rút ra những kết luận sau:<br /> Đặc điểm lâm sàng<br /> Các triệu chứng cơ năng, toàn thân ho khan:<br /> 52,9%, khạc đờm: 29,4%, đau ngực: 25,4%,<br /> khó thở: 66,7%, sốt, vã mồ hôi đêm: 52,9%,<br /> gầy sút cân: 19,6%.<br /> Triệu chứng thực thể: HC 3 giảm: 88,2%.<br /> Đặc điểm cận lâm sàng<br /> Xét nghiệm DMP: Phản ứng Rivalta dương<br /> tính: 31 BN trong đó 2 BN có Protein DMP<br /> 30g/l:01 BN.<br /> Xét nghiệm PCR lao: 32/32 BN âm tính.<br /> X quang phổi TDMP tự do mức độ trung<br /> bình và nhiều: 58,8%, mức độ ít: 41,2%. Tổn<br /> thương nhu mô, khoảng kẽ phối hợp là<br /> 31,4%.<br /> Siêu âm màng phổi: TDMP tự do: 92,2%, khu<br /> trú, vách ngăn: 7,8%, dày màng phổi: 27,5%.<br /> 152<br /> <br /> %<br /> 80,9<br /> 19,1<br /> 66,7<br /> <br /> Chụp CT Scanner lồng ngực TDMP tự do:<br /> 80,9%, khu trú, vách ngăn: 19,1%, dày màng<br /> phổi, tổn thương nhu mô, khoảng kẽ: 66,7%.<br /> Nguồn bệnh nhân: Tất cả 51 BN chúng tôi thu thập<br /> số liệu có bệnh án lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng<br /> hợp Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Hải Anh, Trịnh Sơn Khôi (2014),<br /> “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và<br /> typ mô bệnh học của tràn dịch màng phổi do ung<br /> thư”. Tạp chí Y học lâm sàng số 78, tr. 115-117<br /> 2. Nguyễn Văn Bản (1999), “Nghiên cứu giá trị<br /> siêu âm trong chẩn đoán và chọc hút dịch màng<br /> phổi”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Trường<br /> Đại học Y Hà Nội.<br /> 3. Trương Duy Hưng (2004) “Nghiên cứu đặc<br /> điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm màng phổi của<br /> tràn dịch màng phổi”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại<br /> học Y Hà Nội.<br /> 4. Trịnh Thị Hương, Ngô Quý Châu và cộng sự<br /> (2007), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết<br /> quả điều trị 768 bệnh nhân tràn dịch màng phổi<br /> điều trị tại khoa hô hấp Bệnh viên Bạch Mai”.<br /> TCNCYH phụ trương 53 (5).<br /> 5. Đặng Hùng Minh (2002) “Hiệu quả của sinh<br /> thiết màng phổi bằng kim Castelain dưới hướng<br /> dẫn định vị của siêu âm trong chẩn đoán nguyên<br /> nhân tràn dịch màng phổi”, Luận văn thạc sĩ y<br /> học, Đại học Y Hà Nội.<br /> 6. Benaudin J.F et Fleury J (1986) “Histologie et<br /> cytopathologie de la plevre” EMC (Pari) Poumon<br /> – plevre (9) 6040.<br /> 7. Gryminski J, Drygalska A, Viallas JL, et al<br /> (1994) “Ultrasonography a noninvasive method of<br /> assesment of the character of pleural affussion”<br /> Supplement<br /> 28th<br /> word<br /> Cofference<br /> of<br /> IUATLD/UICTMR Mainz Germany, Tubercle<br /> and lung desease, churchill living stone, 75 (1),<br /> pp. 142.<br /> 8. Heilo A (1996) “US guided transthoracic<br /> biopsy” Euro J Ultrasound, 3, pp. 141 – 151.<br /> 9. Light<br /> R.W 1991), “Management<br /> of<br /> parapneumonic effusions”, Chest 100,892 - 893.<br /> <br /> Lương Thị Kiều Diễm và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 134(04): 149 - 153<br /> <br /> SUMMARY<br /> CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS OF PATIENTS<br /> PLEURAL EFFUSION IN THAI NGUYEN CENTRAL HOSPITAL<br /> Luong Thi Kieu Diem*, Tran Van Hoc<br /> College of Medicine and Pharmacy - TNU<br /> <br /> Objectives: To evaluate the etiologies, clinical, paraclinical characteristics of patients with pleural<br /> effusions. Method: This is a cross-sectional descriptive study on 51 patients with pleural effusion,<br /> who were treated at the Central Hospital of Thai Nguyen. Results and conclusions: The average<br /> age was 57.9 ±16,5. The common symptom: hacking cough: 52.9%, sputum: 29.4%, chest pain:<br /> 25.4%, dyspnea: 66.7%, fever or night sweats: 52.9%, weight loss: 19.6 %, pleural effusion<br /> syndrome: 88.2% of cases. Chest Xray: freedom of effusion moderate and more 58.8%, the little<br /> 41.2%. Parenchymal lesions, interstitial is 31.4%. Pleural ultrasound demonstrated free pleural<br /> effusion in 92.2%, loculated pleural effusion and pleural compartmentalization:7.8%, pleural<br /> thickening: 27.5%. On chest CT Scanner, free pleural effusion is 80.9%, loculated pleural effusion<br /> and pleural compartmentalization: 19.1%, pleural thickening, parenchymal lesions, interstitial:<br /> 66.7%.<br /> Keywords: Pleural, effusions, Tuberculosis, Cancer, Pleural ultrasound<br /> <br /> Ngày nhận bài:21/11/2014; Ngày phản biện:09/12/2014; Ngày duyệt đăng: 08/5/2015<br /> Phản biện khoa học: TS. Phạm Kim Liên – Trường Đại học Y Dược - ĐHTN<br /> *<br /> <br /> Tel: 0945 401898, Email: diemtycb@gmail.com<br /> <br /> 153<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1