Trịnh Quỳnh Giang và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 47 - 52<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN<br />
SẢNG RƯỢU ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TÂM THẦN BỆNH VIỆN ĐA KHOA<br />
TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN<br />
Trịnh Quỳnh Giang1*, Bùi Đức Trình1<br />
Trương Tú Anh 2<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên<br />
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu.<br />
Đối tượng: 35 bệnh nhân sảng rượu điều trị tại khoa tâm thần bệnh viện đa khoa trung ương Thái<br />
Nguyên từ tháng 9/2010 đến tháng 11/ 2011.<br />
Phương pháp: mô tả cắt ngang.<br />
Kết quả: 100% gặp ở nam; thường gặp ở lứa tuổi 31-50, ở người có trình độ học vấn thấp, nghề<br />
làm ruộng và lao động tự do; tỷ lệ bệnh cao ở nhóm bệnh nhân có thời gian uống rượu trên 20 năm<br />
và lượng rượu uống hàng ngày trên 1 lít; 77,1% bệnh nhân uống rượu tự nấu; 65,7% xuất hiện<br />
sảng rượu sau 1 – 3 ngày ngừng uống rượu; 65,7% sảng kéo dài từ 2 – 5 ngày; 88,6% sảng tiến<br />
triển liên tục; 100% bệnh nhân có rối loạn ý thức, mất ngủ, run, vã mồ hôi; lo âu, sợ hãi (77,1%),<br />
ảo giác, rối loạn hành vi (71,4%), nhịp tim nhanh (62,9%), hoang tưởng (60%). Men CPK tăng ở<br />
100% các trường hợp, 97,1% tăng GGT, 82,9 tăng SGOT, 80,0% tăng SGPT, 51,4% có rối loạn về<br />
điện giải đồ, 42,9% có bilirubin tăng, 65,7 % bệnh nhân có thay đổi về điện tim đồ.<br />
Từ khoá: Lâm sàng, cận lâm sàng, sảng rượu, rối loạn ý thức, điện tim đồ<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Nghiện rượu là một trong những vấn đề y tế xã hội rất quan trọng. Trên phạm vi toàn thế<br />
giới, kể cả những nước mà rượu bia bị cấm<br />
kỵ, người ta nhận thấy việc tiêu thụ rượu bia<br />
có chiều hướng gia tăng trong thập kỷ vừa<br />
qua, chính vì thế mà tỷ lệ nghiện rượu ngày<br />
càng tăng cao. Ở các nước phát triển, tỷ lệ<br />
nghiện rượu chiếm khoảng 1 – 10 % dân<br />
số[1], [6]. Ở nước ta, trong khoảng hơn chục<br />
năm trở lại đây với sự phát triển mạnh mẽ của<br />
nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất, tiêu<br />
thụ rượu, bia mọc lên như nấm, vượt quá khả<br />
năng kiểm soát. Chính số lượng bia, rượu<br />
khổng lồ được sản xuất và tiêu thụ trong<br />
nhiều năm đã gây ra những hậu quả nặng nề<br />
cho chính bản thân người sử dụng rượu và các<br />
tổn hại nghiêm trọng về mặt xã hội. Theo các<br />
báo cáo tại hội nghị “Sơ kết nghiên cứu dịch<br />
tễ lâm sàng lạm dụng rượu, nghiện rượu” của<br />
nghành tâm thần cho thấy: tỷ lệ lạm dụng<br />
rượu chiếm khoảng 10 – 15 % dân số, nghiện<br />
rượu từ 3 – 5 % dân số, khoảng 80% bệnh<br />
*<br />
<br />
nhân nghiện rượu phải nhập viện do các bệnh<br />
lý ngoại khoa, 30% do các bệnh lý nội khoa,<br />
trên 30% do các rối loạn tâm thần. Ở khoa<br />
tâm thần bệnh viện đa khoa trung ương Thái<br />
Nguyên, tỷ lệ bệnh nhân rối loạn tâm thần do<br />
rượu phải nhập viện gia tăng nhanh: từ 1%<br />
vào năm 1990, 17% năm 1997, 27% năm<br />
2002 và đến nay là trên 30%, có thời điểm<br />
hơn ½ số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa là<br />
rối loạn tâm thần do rượu. Trong các rối loạn<br />
tâm thần do rượu thì sảng rượu là một cấp<br />
cứu tâm thần tối khẩn cấp. Cho đến nay, tất cả<br />
các tác giả đều cho rằng sảng rượu là một<br />
bệnh lý riêng biệt trong loạn thần do rượu,<br />
được phát sinh và phát triển cấp tính trên<br />
bệnh nhân nghiện rượu mạn tính, đây cũng là<br />
bệnh lý có tỷ lệ tử vong rất cao ( 22 – 33% ),<br />
nguyên nhân tử vong của sảng rượu là do truỵ<br />
tim mạch, do các biến chứng nhiễm trùng và<br />
do tai nạn [1], [2], [4]. Vì vậy, việc phát hiện<br />
sớm, điều trị tích cực là rất cần thiết để hạn<br />
chế tỷ lệ tử vong trong sảng rượu. Chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:<br />
“mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở<br />
bệnh nhân sảng rượu” với mục đích làm rõ<br />
47<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trịnh Quỳnh Giang và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
hơn đặc điểm lâm sàng và những thay đổi về<br />
cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu nhằm<br />
giúp cho công tác chẩn đoán và điều trị sớm<br />
trong thực hành lâm sàng.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Chọn tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán<br />
xác định là sảng rượu điều trị tại khoa tâm<br />
thần bệnh viện đa khoa trung ương Thái<br />
Nguyên từ tháng 9/2010 đến tháng 11/ 2011.<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán sảng rượu theo các<br />
tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD -10 [5].<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có tổn<br />
thương thực thể tại não, bệnh nhân đáp ứng<br />
các tiêu chuẩn chẩn đoán một rối loạn tâm<br />
thần rõ rệt khác phối hợp.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt<br />
ngang<br />
- Mẫu nghiên cứu: gồm 35 bệnh nhân được<br />
chẩn đoán xác định là sảng rượu thỏa mãn<br />
các tiêu chuẩn loại trừ, điều trị tại khoa tâm<br />
thần bệnh viện đa khoa trung ương Thái<br />
Nguyên.<br />
Chỉ tiêu nghiên cứu<br />
- Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân sảng<br />
rượu: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học<br />
vấn, thời gian nghiện rượu, số lượng rượu<br />
uống, loại rượu uống, triệu chứng lâm sàng<br />
của sảng rượu…<br />
- Xác định những thay đổi về cận lâm sàng ở<br />
bệnh nhân sảng rượu: men gan, bilirubin, điện<br />
giải đồ, điện tim đồ…<br />
Kỹ thuật thu thập số liệu<br />
- Thiết lập bệnh án nghiên cứu và bảng phỏng<br />
vấn phù hợp với yêu cầu, mục đích nghiên<br />
cứu<br />
- Khám bằng phương pháp khám lâm sàng<br />
tâm thần thông thường, phỏng vấn bệnh nhân<br />
theo mẫu phiếu.<br />
Phương pháp xử lý số liệu<br />
Số liệu thu thập được được xử lý bằng<br />
phương pháp thống kê y học.<br />
<br />
89(01/2): 47 - 52<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân sảng rượu<br />
Nhận xét:<br />
Bệnh nhân sảng rượu ở lứa tuổi 41 – 50<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (45,7 %), lứa tuổi dưới<br />
30 có tỷ lệ thấp nhất (2,9 %). 100% bệnh<br />
nhân trong nhóm nghiên cứu là nam.<br />
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới tính<br />
Bệnh nhân<br />
≤ 30<br />
31 - 40<br />
41 - 50<br />
> 50 tuổi<br />
<br />
1<br />
10<br />
16<br />
8<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
2,9<br />
28,7<br />
45,7<br />
22,9<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
35<br />
35<br />
0<br />
35<br />
<br />
100,0<br />
100,0<br />
0,0<br />
100,0<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Lứa tuổi<br />
Tổng<br />
Giới<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Bảng2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.<br />
Bệnh nhân<br />
Số lượng<br />
Nghề nghiệp<br />
Làm ruộng<br />
11<br />
Tự do<br />
13<br />
Công nhân<br />
4<br />
Cán bộ công chức<br />
4<br />
Hưu trí<br />
3<br />
Tổng<br />
35<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
31,4<br />
37,1<br />
11,4<br />
11,4<br />
8,6<br />
100,0<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Bệnh nhân làm nghề tự do chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất trong nhóm nghiên cứu (37,1 %), bệnh<br />
nhân làm ruộng cũng chiếm tỷ lệ khá cao<br />
(31,4 %), bệnh nhân đã nghỉ hưu chiếm tỷ lệ<br />
thấp nhất trong nhóm nghiên cứu (8,6%)<br />
Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn<br />
Bệnh nhân<br />
Trình độ<br />
Số lượng<br />
học vấn<br />
Mù chữ<br />
1<br />
Tiểu học<br />
10<br />
Trung học cơ sở<br />
13<br />
Trung học phổ thông<br />
7<br />
Cao đẳng - đại học<br />
4<br />
Tổng<br />
35<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
2,9<br />
28,7<br />
37,1<br />
20,0<br />
11,4<br />
100,0<br />
<br />
48<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trịnh Quỳnh Giang và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 47 - 52<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Chủ yếu bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có<br />
trình độ trung học phổ thông trở xuống, số<br />
bệnh nhân có trình độ cao đẳng - đại học<br />
chiếm tỷ lệ thấp (11,4%).<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Nhóm bệnh nhân sử dụng rượu tự nấu chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất (77,1 %), có 22,6 % sử dụng<br />
nhiều loại rượu, không có bệnh nhân nào<br />
thường xuyên uống bia và rượu vang.<br />
<br />
Bảng 4. Thời gian uống rượu<br />
<br />
Bảng 7. Thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi<br />
ngừng uống rượu<br />
<br />
Bệnh nhân<br />
Thời gian<br />
uống rượu<br />
< 5 năm<br />
5 – 10 năm<br />
11 - 20 năm<br />
> 20 năm<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
0<br />
2<br />
13<br />
20<br />
35<br />
<br />
0,0<br />
5,7<br />
37,1<br />
57,1<br />
100,0<br />
<br />
Bệnh nhân<br />
Số lượng<br />
Thời gian<br />
< 24 h<br />
3<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
8,6<br />
<br />
1 – 3 ngày<br />
<br />
23<br />
<br />
65,7<br />
<br />
> 3 ngày<br />
<br />
9<br />
<br />
25,7<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
35<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Nhóm bệnh nhân có thời gian uống rượu trên<br />
20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất ( 57,1%), có<br />
37,1% bệnh nhân có thời gian uống rượu từ<br />
11 – 20 năm, không gặp bệnh nhân nào có<br />
thời gian uống rượu dưới 5 năm<br />
<br />
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu có 65,7 %<br />
bệnh nhân có thời gian xuất hiện sảng rượu<br />
sau khi ngừng uống rượu 1 – 3 ngày, 25,7%<br />
bệnh nhân có thời gian xuất hiện sảng rượu<br />
sau khi ngừng uống rượu trên 3 ngày, có 8,6<br />
% bệnh nhân xuất hiện sảng rượu sau khi<br />
ngừng uống rượu trước 24h.<br />
<br />
Bảng 5. Lượng rượu uống hàng ngày<br />
<br />
Bảng 8. Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm lâm sàng<br />
<br />
Bệnh nhân<br />
Lượng<br />
rượu ( ml )<br />
< 500 ml<br />
500 ml – 1lít<br />
> 1 lít<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
3<br />
14<br />
18<br />
35<br />
<br />
8,6<br />
40,0.<br />
51,4<br />
100,0<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Nhóm bệnh nhân có lượng rượu uống trung<br />
bình mỗi ngày trên 1lít chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(51,4%), có 40,0% bệnh nhân có lượng rượu<br />
uống trung bình/ 24 h từ 500 ml – 1 lít, chỉ có<br />
8,6% bệnh nhân có lượng rượu uống trung<br />
bình/ 24h dưới 500 ml.<br />
Bảng 6. Loại rượu uống thường xuyên<br />
Bệnh nhân<br />
Loại rượu uống<br />
Bia<br />
Rượu vang<br />
Rượu tự nấu<br />
Nhiều loại rưọu<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
0<br />
0<br />
27<br />
8<br />
35<br />
<br />
0,0<br />
0,0.<br />
77,1<br />
22,9<br />
100,0<br />
<br />
Bệnh nhân<br />
Số lượng<br />
Đặc điểm LS<br />
Rối loạn ý thức<br />
35<br />
Mất ngủ<br />
35<br />
Run<br />
35<br />
Vã mồ hôi<br />
35<br />
Nôn, buồn nôn<br />
9<br />
Tiêu chảy<br />
8<br />
Sốt<br />
17<br />
Huyết áp dao động<br />
9<br />
Nhịp tim nhanh<br />
22<br />
Co giật kiểu động kinh<br />
12<br />
Lo âu, sợ hãi<br />
27<br />
Hoang tưởng<br />
21<br />
Ảo giác<br />
25<br />
Rối loạn hành vi<br />
25<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
100,0<br />
100,0<br />
100,0<br />
100,0<br />
25,7<br />
22,9<br />
48,6<br />
25,7<br />
62,9<br />
34,2<br />
77,1<br />
60,0<br />
71,4<br />
71,4<br />
<br />
Nhận xét: Biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất ở<br />
bệnh nhân sảng rượu trong nhóm nghiên cứu<br />
là rối loạn ý thức, mất ngủ, run, vã mồ hôi<br />
(100,0%), các triệu chứng như: lo âu, sợ hãi,<br />
ảo giác, rối loạn hành vi, nhịp tim nhanh,<br />
hoang tưởng cũng chiếm tỷ lệ cao trong nhóm<br />
nghiên cứu.<br />
49<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trịnh Quỳnh Giang và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
* Thời gian và tính chất tiến triển của sảng rượu<br />
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có thời gian tiến<br />
triển của sảng rượu kéo dài từ 2 – 5 ngày<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (65,7%), nhóm bệnh<br />
nhân có thời gian tiến triển của sảng rượu kéo<br />
dài dưới 2 ngày chiếm 22,9%, nhóm bệnh<br />
nhân có thời gian tiến triển của sảng rượu kéo<br />
dài trên 5 ngày chiếm tỷ lệ thấp hơn. Đa số<br />
các trường hợp sảng rượu tiến triển liên tục<br />
(88,6%), chỉ có 11,4 % bệnh nhân sảng rượu<br />
tiến triển thành từng cơn.<br />
Bảng 9. Thời gian và tính chất tiến triển của sảng rượu<br />
Bệnh nhân<br />
Đặc điểm<br />
Thời gian<br />
<br />
< 2 ngày<br />
2 - 5 ngày<br />
> 5 ngày<br />
<br />
Tổng<br />
Tính chất<br />
<br />
Liên tục<br />
Từng cơn<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
8<br />
23<br />
4<br />
35<br />
31<br />
4<br />
<br />
22,9<br />
65,7<br />
11,4<br />
100,0<br />
88,6<br />
11,4<br />
<br />
35<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân<br />
sảng rượu<br />
Bảng 10. Đặc điểm cận lâm sàng<br />
Bệnh nhân<br />
Đặc điểm<br />
cận lâm sang<br />
SGOT tăng<br />
SGPT tăng<br />
GGT tăng<br />
Bilirubin tăng<br />
Glucose máu tăng<br />
Hồng cầu, Hb giảm<br />
Tiểu cầu giảm<br />
CPK tăng<br />
Rối loạn ĐGĐ<br />
Thay đổi ĐTĐ<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
29<br />
28<br />
34<br />
15<br />
6<br />
8<br />
5<br />
35<br />
18<br />
23<br />
<br />
82,9<br />
80,0<br />
97,1<br />
42,9<br />
17,1<br />
22,9<br />
14,2<br />
100,0<br />
51,4<br />
65,7<br />
<br />
Nhận xét: Men CPK tăng gặp ở 100% các<br />
trường hợp, số bệnh nhân có men gan tăng<br />
cũng chiếm tỷ lệ cao trong nhóm nghiên cứu,<br />
65,7% bênh nhân có thay đổi về điện tim đồ.<br />
<br />
89(01/2): 47 - 52<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu<br />
Đặc điểm về lứa tuổi và giới tính: trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân sảng<br />
rượu ở lứa tuổi 31– 50 chiếm tỷ lệ cao nhất,<br />
lứa tuổi dưới 30 có tỷ lệ thấp nhất (2,9 %).<br />
Kết quả này phù hợp với tác giả Salum J.,<br />
Quách Văn Ngư và các tác giả khác [1], [3], [4].<br />
Tỷ lệ nam/nữ bị nghiện rượu dao động từ 4/1<br />
đến 8/1, tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi<br />
nhận thấy: 100% bệnh nhân trong nhóm<br />
nghiên cứu là nam, có lẽ do phong tục tập<br />
quán phụ nữ Việt Nam rất ít uống rượu nên hầu<br />
như không có bệnh nhân nữ bị nghiện rượu.<br />
Đặc điểm về nghề nghiệp và trình độ học<br />
vấn: bệnh nhân làm nghề tự do chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất trong nhóm nghiên cứu (37,1 %),<br />
bệnh nhân làm ruộng cũng chiếm tỷ lệ khá<br />
cao (31,4 %), bệnh nhân đã nghỉ hưu chiếm tỷ<br />
lệ thấp nhất trong nhóm nghiên cứu (8,6%).<br />
Kết qủa này phù hợp với kết qủa nghiên cứu<br />
của Lý Trần Tình và các nghiên cứu khác ở<br />
Việt Nam cho rằng 80% bệnh nhân loạn thần<br />
do rượu làm những nghề lao động nặng nhọc,<br />
32,5% thất nghiệp tại thời điểm nghiên cứu<br />
[3], [4].<br />
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho<br />
thấy có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân nghiện<br />
rượu có trình độ học vấn thấp. Chủ yếu bệnh<br />
nhân trong nhóm nghiên cứu này có trình độ<br />
trung học phổ thông trở xuống, số bệnh nhân<br />
có trình độ cao đẳng - đại học chiếm tỷ lệ<br />
thấp (11,4%). Như vậy, nghiên cứu của chúng<br />
tôi cũng khẳng định nhận định này.<br />
Đặc điểm về việc sử dụng rượu:<br />
Về thời gian uống rượu: nghiên cứu trên 143<br />
bệnh nhân loạn thần do rượu, tác giả Lý Trần<br />
Tình (2006) cho thấy thời gian uống rượu<br />
trung bình là 12.9 ± 6.8 năm. Đa số các tác<br />
giả đều cho rằng thời gian uống rượu phải<br />
trên 10 năm mới trở thành nghiện rượu và<br />
sảng rượu thường phát sinh, phát triển ở bệnh<br />
nhân có thời gian nghiện rượu trên 10 năm,<br />
như vậy sảng rượu thường gặp ở người uống<br />
rượu trên 20 năm. Nghiên cứu của chúng tôi<br />
cho thấy: bệnh nhân có thời gian uống rượu<br />
<br />
50<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trịnh Quỳnh Giang và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
càng dài tỷ lệ bệnh càng cao, tỷ lệ bệnh cao<br />
nhất ở nhóm bệnh nhân có thời gian uống<br />
rượu trên 20 năm, kết quả này phù hợp với<br />
nhận định của các tác giả trên, tuy nhiên có<br />
37,1% bệnh nhân sảng rượu có thời gian uống<br />
rượu từ 11 – 20 năm, 5,7% bệnh nhân có thời<br />
gian uống rượu từ 5 -10 năm.<br />
Về lượng rượu uống hàng ngày: nghiên cứu<br />
của chúng tôi cho thấy: bệnh nhân có lượng<br />
rượu uống hàng ngày càng nhiều thì tỷ lệ<br />
bệnh càng cao, tỷ lệ bệnh cao nhất ở nhóm<br />
bệnh nhân có lượng rượu uống trung bình mỗi<br />
ngày trên 1lít, có 40,0 % bệnh nhân có lượng<br />
rượu uống trung bình/ 24 h từ 500 ml – 1 lít,<br />
chỉ có 8,6 % bệnh nhân có lượng rượu uống<br />
trung bình/ 24h dưới 500 ml. Theo nghiên<br />
cứu của Phạm Quang Lịch (2003), 91,7%<br />
bệnh nhân nghiện rượu sử dụng trên 500 ml/<br />
ngày. Bùi Quang Huy (2005) cũng nhận thấy<br />
rằng 91,9% bệnh nhân loạn thần do rượu<br />
uống trên 300 ml/ ngày [4].<br />
Loại rượu uống thường xuyên: Ở nghiên cứu<br />
này nhóm bệnh nhân sử dụng loại rượu tự nấu<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (77,1 %), có 22,9 % sử<br />
dụng nhiều loại rượu, không có bệnh nhân<br />
nào thường xuyên uống bia và rượu vang.<br />
Rượu tự nấu từ ngũ cốc, khoai, sắn … là loại<br />
rượu phổ biến ở Việt Nam, có độ cồn khoảng<br />
30 – 45 độ, với quy trình nấu rượu rất thô sơ,<br />
các loại rượu này không được khử độc, vì thế<br />
có chứa nồng độ aldehyd và các tạp chất<br />
khác rất cao, rất có hại cho người uống. Hơn<br />
nữa, loại rượu này thường được sử dụng ngay<br />
sau khi nấu, không có thời gian lưu trữ để các<br />
chất độc có thời gian ph ân huỷ gây tác hại<br />
cho sức khoẻ người sử dụng.<br />
Đặc điểm lâm sàng sảng rượu:<br />
Về thời gian xuất hiện sảng rượu sau khi<br />
ngừng uống rượu: trong nhóm nghiên cứu có<br />
65,7 % bệnh nhân có thời gian xuất hiện sảng<br />
rượu sau khi ngừng uống rượu 1 – 3 ngày,<br />
25,7 bệnh nhân có thời gian xuất hiện sảng<br />
rượu sau khi ngừng uống rượu trên 3 ngày, có<br />
8,6 % bệnh nhân xuất hiện sảng rượu sau khi<br />
ngừng uống rượu trước1 ngày.<br />
<br />
89(01/2): 47 - 52<br />
<br />
Về triệu chứng lâm sàng sảng rượu: 100%<br />
bệnh nhân sảng rượu trong nhóm nghiên cứu<br />
có rối loạn ý thức, mất ngủ, run, vã mồ hôi;<br />
các triệu chứng như: lo âu, sợ hãi (77,1%), ảo<br />
giác, rối loạn hành vi (71,4%), nhịp tim nhanh<br />
(62,9%), hoang tưởng (60%); các triệu chứng<br />
sốt, co giật, huyết áp dao động chiếm tỷ lệ<br />
thấp hơn. Kết quả này tương tự kết quả<br />
nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng [1].<br />
Thời gian và tính chất tiến triển của sảng<br />
rượu: nhóm bệnh nhân có thời gian tiến triển<br />
kéo dài từ 2 – 5 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(65,7%), nhóm bệnh nhân có thời gian tiến<br />
triển của sảng rượu kéo dài trên 5 ngày chiếm<br />
tỷ lệ thấp nhất. Đa số các trường hợp sảng rượu<br />
tiến triển liên tục (88,6%), chỉ có 11,4 % bệnh<br />
nhân sảng rượu tiến triển thành từng cơn.<br />
Đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân sảng rượu<br />
Nghiên cứu về đặc điểm cận lâm sàng trên<br />
bệnh nhân nghiện rượu chúng tôi nhận thấy:<br />
men CPK tăng gặp ở 100% các trường hợp,<br />
số bệnh nhân có men gan tăng cũng chiếm tỷ<br />
lệ cao trong nhóm nghiên cứu (97,4% tăng<br />
GGT, 82,9% tăng SGOT, 80,0% tăng SGPT),<br />
51,43% bệnh nhân có rối loạn về điện giải đồ,<br />
42,9% có bilirubin tăng, 65,7 % bệnh nhân có<br />
thay đổi về điện tim đồ.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 35 bệnh nhân sảng rượu điều<br />
trị tại khoa tâm thần bệnh viện đa khoa trung<br />
ương Thái Nguyên chúng tôi nhận thấy:<br />
* Đặc điểm lâm sàng: 100% gặp ở nam;<br />
thường gặp ở lứa tuổi 31-50, ở người có trình<br />
độ học vấn thấp, làm nghề làm ruộng và lao<br />
động tự do; tỷ lệ bệnh cao ở nhóm bệnh nhân<br />
có thời gian uống rượu trên 20 năm và lượng<br />
rượu uống hàng ngày trên 1 lít; 77,1% bệnh<br />
nhân uống rượu tự nấu; 65,7% xuất hiện sảng<br />
rượu sau 1 – 3 ngày ngừng uống rượu; 65,7%<br />
sảng kéo dài từ 2 – 5 ngày; 88,6% sảng tiến<br />
triển liên tục; 100% bệnh nhân có rối loạn ý<br />
thức, mất ngủ, run, vã mồ hôi; lo âu, sợ hãi<br />
(77,1%), ảo giác, rối loạn hành vi (71,4%),<br />
nhịp tim nhanh (62,9%), hoang tưởng (60%).<br />
51<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />