intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học bệnh nhân đột quỵ nhập viện tại Bệnh viện Vũng Tàu quý III năm 2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để có cơ sở cho định hướng cho hoạt động điều trị và phòng chống đột quỵ trên địa bàn, chúng tôi xin báo cáo đề tài về “Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học bệnh nhân đột quỵ nhập viện tại Bệnh viện Vũng Tàu quý III năm 2022”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học bệnh nhân đột quỵ nhập viện tại Bệnh viện Vũng Tàu quý III năm 2022

  1. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN VŨNG TÀU QUÝ III NĂM 2022 ThS.BS Trần Thiện Trường, BS Trần Thị Ngọc, BS Vũ Đức Thuận I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não là vấn đề sức khỏe toàn cầu và là nhóm bệnh lý thần kinh trong chủ yếu tại bệnh viện đa khoa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tử vong do đột quỵ đứng hàng thứ hai sau bệnh tim, ở Mỹ đứng hàng thứ ba sau bệnh tim và ung thư. Những người thoát khỏi tử vong, thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tinh thần cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hội nghị Đột quỵ Châu Âu (1997) xác định “Tàn phế do đột quỵ đứng hàng đầu trong các loại bệnh”. Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ và chỉ có 10% trong số những người sống sót là có bình phục hoàn toàn, không bị di chứng và không cần phụ thuộc vào người khác. Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện có khoa thần kinh trên toàn quốc thì 3 năm trở lại đây, số người phải nhập viện điều trị vì đột quỵ tăng lên từ 1,7%-2,5%, trong đó tỉ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ giới. Một điều đáng lo ngại là số bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi trẻ 40-45 cũng đang gia tăng mạnh mẽ, chiếm 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ. Thậm chí, những người ở độ tuổi 20 hoặc trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ. Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh dân số già, có điều kiện kinh tế phát triển với các chỉ số thu nhập bình quân đầu người, tỷ trọng ngành công nghiệp vào nhóm dẫn đầu toàn quốc. Lối sống công nghiệp, áp lực cuộc sống ngày càng tăng, số bệnh nhân đột quỵ nhập viện tăng và trẻ hóa dần theo hàng năm. Hiện nay, Bệnh viện Vũng Tàu đã được giao phát triển mũi nhọn điều trị đột quỵ. Để có cơ sở cho định hướng cho hoạt động điều trị và phòng chống đột quỵ trên địa bàn, chúng tôi xin báo cáo đề tài về “Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học bệnh nhân đột quỵ nhập viện tại Bệnh viện Vũng Tàu quý III năm 2022”. II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Một số khái niệm Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời hoặc để lại di chứng nặng nề về tinh thần, về vận động. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 ca bị đột quỵ. 1 Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Thiện Trường và cộng sự
  2. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Đáng lo ngại hơn, nguy cơ đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, bệnh thậm chí xuất hiện ở cả những người độ tuổi 30. Đột quỵ xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm đột ngột. Khi đó não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. 2. Phân loại đột quỵ Người ta có thể chia đột quỵ ra làm 2 loại chủ yếu là: + Đột quỵ thiếu máu não cấp (Nhồi máu) do mạch máu bị bít tắc do huyết khối, do mảng xơ vữa + Đột quỵ xuất huyết: do mạch máu bị vỡ, máu từ trong lòng mạch sẽ chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất. 3. Các nguy cơ đột quỵ Có nhiều nguy cơ gây đột quỵ, có những nguy cơ có thể phòng tránh nhưng những nguy cơ không thể phòng tránh. Các nguy cơ gây đột quỵ thường gặp bao gồm:  Đái tháo đường: Đái tháo đường (ĐTĐ) đã được công nhận là yếu tố nguy cơ độc lập gây xơ vữa động mạch nói chung trong đó có mạch máu não, nguy cơ đột quỵ tương đối là 1,8 ở nam và 2,2 ở nữ  Tăng huyết áp: Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ đột quỵ não độc lập rất mạnh cho các bệnh lý tim mạch và mạch máu não, điều này đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu đáng tin cậy. Trong nghiên cứu của Framingham tăng huyết áp tâm thu đơn độc làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 2 - 4 lần  Rối loạn chuyển hóa Lipid: Rối loạn chuyển hóa Lipid, tăng LDL làm gia tăng vữa xơ mạch máu dẫn đến đột quỵ  Rung nhĩ: Rung nhĩ là nguyên nhân gây hình thành các cục huyết khối từ tim. Các cục huyết khối này thoát ra khỏi tim và gây tắc mạch não.  Béo phì, thiếu hoạt động thể lực  Lạm dụng rượu: Thường dẫn đến xuất huyết não  Dị dạng mạch não: gây xuất huyết não 4. Các dấu hiệu phát hiện sớm đột quỵ Việc bệnh nhân được phát hiện sớm và đưa vào các bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ để được chụp sọ não sớm và điều trị phù hợp giúp giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong và 2 Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Thiện Trường và cộng sự
  3. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 giảm tàn phế cho người bệnh. Thời gian vàng cho bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp là 4,5 giờ. Thang điểm FAST ra đời là một trong những công cụ đơn giản giúp cho phát hiện nhanh các trường hợp đột quỵ. Lần đầu tiên được ra đời bởi một nhóm các Bác sỹ đột quỵ, cấp cứu viên lưu động và Bác sỹ tại phòng cấp cứu tại Anh vào năm 1998 như là một công cụ huấn luyện cho nhân viên cấp cứu. Đây là một trong các công cụ quan trọng cùng với các thang điểm như Cincinnati Prehospital Stroke Scale (CPSS), thang điểm (LAPSS) the Los Angeles Prehospital Stroke Screen trong sàng lọc bệnh nhân đột quỵ. Các nhân viên cấp cứu tại hiện trường, nhân viên y tế sử dụng. Thang điểm FAST cho giá trị tiên đoán dương từ 64% đến 77%. Các thành tố của thang điểm FAST gồm:  F (face): Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Có thể bảo bệnh nhân cười và quan sát.  A (arm): Cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể.  S (speech): Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ.  T (time): Khi một người có những triệu chứng trên thì rất có thể họ đã bị đột quỵ, vì vậy hãy gọi ngay cấp cứu (115) hoặc đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị bằng phương tiện phù hợp. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu - Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân đột quỵ theo thang điểm FAST khi bệnh nhân vào nhập viện tại Bệnh viện Vũng Tàu - Mô tả đặc điểm hình ảnh học ở đột quỵ thiếu máu não cấp do tắc động mạch lớn nhập viện tại Bệnh viện Vũng Tàu. 2. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng: Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ khi nhập viện tại Bệnh viện Vũng Tàu quý III năm 2022. - Tiêu chuẩn đưa vào: bệnh nhân chẩn đoán đột quỵ khi ra viện được nhập viện trong giai đoạn cấp. - Tiêu chuẩn loại ra: bệnh nhân nhập viện sau giai đoạn cấp, bệnh nhân chẩn đoán đột quỵ lúc vào viện nhưng được loại trừ đột quỵ trong thời gian nằm viện. 3 Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Thiện Trường và cộng sự
  4. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cắt ngang mô tả. IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 1. Đặc điểm lâm sàng 1.1 Tuổi Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới tính Tuổi 60 n 05 31 85 % 4% 26% 70% Tuổi là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ nói chung, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều đưa đến kết luận đột quỵ tăng dần theo lứa tuổi và tăng cao từ lứa tuổi 50 trở lên. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân trên 60 tuổi là 70%, bệnh nhân cao tuổi nhất là 99 và trẻ nhất là 32, tuổi trung bình là 66.2 ± 13.05. Độ tuổi trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu ở trong nước như của Chu Văn Vĩnh và Nguyễn Anh Tuấn là 61,76 ± 12,89 hoặc nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Liên là 63,7 ± 13,7. Nhưng kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả của Trần Thị Lệ Tiên báo cáo 107 trường hợp đột quỵ thiếu máu não cấp tại Bệnh viện Bà Rịa năm 2005 với độ tuổi trung bình là 69,4 ± 14 tuổi. Trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Phương Minh tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu là 68,6 ± 12,55. Độ tuổi trung bình có sự khác biệt giữa các vùng. Các nghiên cứu của tác giả ở Hà Nội (BV Xanh Pon, BV Việt Đức) thấp hơn so với chúng tôi. Độ tuổi có xu hướng trẻ hóa với kết quả giảm dần từ nghiên cứu của Trần Thị Lệ Tiên năm 2005 tại Bệnh viện Bà Rịa (69,4 ± 14) so với nghiên cứu của Huỳnh Thị Phương Minh năm 2016 tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang (68,6 ± 12,55) và của chúng tôi (66.2 ± 13.05) So với các nghiên cứu của nước ngoài như của tác giả Ginenuss Fekadu là 55.1 ± 14.0, độ tuổi trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Tuổi mắc đột quỵ ngày càng trẻ hóa, có 1 ca 32 tuổi, trẻ hơn so với báo cáo của Trần Thị Lệ Tiên năm 2005 với tuổi trẻ nhất là 36 và trong báo cáo của Chu Văn Vĩnh và Nguyễn Anh Tuấn là 37. 4 Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Thiện Trường và cộng sự
  5. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 1.2 Giới Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo giới Giới Nam Nữ n 64 57 % 52,8% 41,2% Tỷ lệ Nam/ Nữ trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,28, tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ trong nghiên cứu của Lê Văn Thính và CS với tỷ lệ 1,8 (năm 2007) và tỷ lệ của trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Liên là 1,5 (năm 2011), tương đương với tỷ lệ trong nghiên cứu của Nguyễn Bá Thắng với tỷ lệ nam 54,4%, nữ 45,6%. Tỷ lệ này trái ngược với kết quả trong nghiên cứu của Trần Thị Lệ Tiên báo cáo năm 2005 với nam 43% và nữ 57% và nghiên cứu của Huỳnh Thị Phương Minh với nam chiếm 46,43% và nữ chiếm 53,57%. Thông thường các báo cáo trong và ngoài nước đều cho thấy tỷ lệ Nam/Nữ >1 do nam giới thường có các nguy cơ về đột quỵ như hút thuốc lá, uống rượu, áp lực công việc cao hơn nữ. 1.3. Loại đột quỵ Bảng 3: Phân bố loại đột quỵ Loại đột quỵ Nhồi máu Xuất huyết n 97 24 % 80% 20% Bệnh nhân đột quỵ chủ yếu thường gặp là đột quỵ nhồi máu chiếm tỷ lệ 80%, phù hợp với tỷ lệ nhồi máu tại các nước phát triển với khoảng 82-92%. Tổng số bệnh nhân nhồi máu trong nghiên cứu của chúng tôi là 97 ca, gấp 3 lần vào thời điểm năm 2005 theo báo cáo của Trần Thị Lệ Tiên. 1.4 Số bệnh nhân đến viện trước 4,5h (có thể tái thông với nhồi máu não) Bảng 4: Phân bố thời gian bệnh nhân Thời gian Còn thời gian Quá thời gian n 21 100 % 17,4% 82,6% Chúng tôi lấy mốc 4,5 giờ là thời gian bệnh nhân còn cơ hội tái thông (thuốc hoặc dụng cụ) với bệnh nhân đột quỵ nhồi máu. Do Bệnh viện Vũng Tàu chưa triển khai kỹ thuật can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ, bệnh nhân phải chuyển lên Bệnh viện 5 Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Thiện Trường và cộng sự
  6. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Nhân Dân 115 hoặc Bệnh viện ĐHYD TPHCM để can thiệp với thời gian chuyển viện khoảng 2 tiếng, vừa đủ mốc 6 giờ để can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ. Mặc dù ngay tại địa bàn thành phố, giao thông đến bệnh viện thuận lợi hơn nhiều so với các địa phương khác nhưng tỷ lệ nhập viện trong giờ vàng là rất thấp. Bệnh nhân nhập viện đột quỵ đến viện trước 4,5 giờ chiếm 17,4 %. Trong số 21 bệnh nhân đến trước 4,5 giờ có 7 bệnh nhân Xuất huyết não chiếm tỷ lệ 33,3%, trong số bệnh nhân đến sau 4,5 giờ có 17 bệnh nhân xuất huyết não, tỷ lệ xuất huyết não chiếm tỷ lệ 17%. Điều này do bệnh nhân xuất huyết não thường có triệu chứng rầm rộ hơn. Nếu tính riêng bệnh nhân nhồi máu não tỷ lệ đến trước 4,5 giờ là 14,4%, kết quả này cao hơn khá nhiều với báo cáo của Nguyễn Thị Bảo Liên báo cáo tại Bệnh viện Xanh Pôn (cơ sở can thiệp tái thông được bằng tất cả các phương pháp) là 9,5% (năm 2011). Sự chênh lệnh này có lẽ năm 2011 là những năm đầu triển khai điều trị tái thông nên người bệnh chưa nắm được các thông tin. 1.5. Thời điểm bệnh nhân đột quỵ vào viện Bảng 5: Thời điểm bệnh nhân vào viện Thời điểm 7h-17h 17h-7h n 22 99 % 18,2% 81,1% Số bệnh nhân vào viện trong giờ hành chính thấp hơn nhiều so với ngoài giờ hành chính. Điều này cho thấy cần phải bố trí nhân lực phù hợp cho điều trị đột quỵ. 1.6. Triệu chứng khởi phát Bảng 6: Triệu chứng khởi phát Các triệu chứng Số Bn có triệu chứng Tỷ lệ Yếu liệt chi (A) 79 65% Méo miệng (F) 32 26% Nói đớ (S) 28 23% Lơ mơ 10 8% Đau đầu 06 4,5% Té 04 3,2% Tê nửa người 03 2,4% Chóng mặt 01 0,8% Yếu liệt, méo miệng, nói đớ 103 85% 6 Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Thiện Trường và cộng sự
  7. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Triệu chứng khởi phát thường gặp nhất là yếu liệt chi, méo miệng và liệt mặt chiếm tỷ lệ cao nhất với yếu chi chiếm tỷ lệ 65%, méo miệng là 26% và nói đớ là 23%. Tỷ lệ yếu chi cao nhất là do diện vận động chi phối cho vận động chi trên bề mặt vỏ não chiếm tỷ lệ cao nhất sau đó tới mặt và các chức năng khác. Thứ tự cao thấp của các tỷ lệ này so với báo cáo của tác giả Chu Văn Vĩnh và Nguyễn Anh Tuấn với có phần khác biệt với tỷ lệ là 71% nói khó, 65% yếu tay chân và 47,6% liệt trong mẫu 42 ca nhồi máu não. Tuy nhiên cả 3 dấu hiệu trên là những dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân đột quỵ ở cả hai báo cáo. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 10 bệnh nhân vào viện vì lơ mơ, chiếm tỷ lệ 8%. Trong 10 bệnh nhân này có 8 bệnh nhân xuất huyết não chiếm tỷ lệ 80%. Điều này là do các trường hợp xuất huyết não thường triệu chứng rầm rộ, ảnh hưởng nhiều đến tri giác. Triệu chứng chóng mặt là triệu chứng được mô tả trong nghiên cứu của chúng tôi với tỷ lệ 0,8% khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Liên báo cáo tại Bệnh viện Xanh Pôn có tới 42,9% bệnh nhân đột quỵ nhồi máu hay 66,7% chóng mặt, mất thăng bằng trong báo cáo của Chu Văn Vĩnh và Nguyễn Anh Tuấn. Điều này có thể do nhân viên bệnh viện chú ý nhiều đến các triệu chứng được mô tả trong thang điểm FAST mà chưa quan tâm đến các triệu chứng khác. Như vậy trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện phải hết sức thận trọng với bệnh nhân vào viện khai với triệu chứng chóng mặt, cần phải khám toàn diện đánh giá các triệu chứng yếu kín đáo của chi, dây thần kinh VII hay nói đớ cũng như các dấu tổn thương vùng hố sau. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất 1 trong 3 triệu chứng yếu chi, méo miệng và nói đớ là 85%. Điều này chứng tỏ nếu trên những bệnh nhân này nếu áp dụng đơn thuần thang điểm FAST có thể 15% các trường hợp bị bỏ sót đột quỵ. Nếu thêm vào thang điểm một số thành tố đánh giá sự thức tỉnh, thăng bằng như trong thang điểm FASTER (F-Face: méo miệng; A-Arm: yếu chi; S-Stability: thăng bằng; T- Talking: nói; E-Eye: đồng tử, phản xạ đồng tử, mù thoáng qua; R-React: gọi cấp cứu 115) thì tỷ lệ bỏ sót sẽ thấp hơn. Tuy nhiên để đánh giá thăng bằng, mắt, đồng tử chỉ phù hợp với nhân viên y tế cho nên thang điểm FASTER có lẽ phù hợp cho nhân viên cấp cứu ngoại viện, ở ngoài cộng đồng thang điểm FAST vẫn rất có giá trị. Dù vậy khi không thấy ba triệu chứng về yếu chi, méo miệng và nói đớ cũng không loại trừ được đột quỵ. Tại Khoa Cấp cứu, nếu chưa chắc chắn chẩn đoán việc nhanh chóng hội chẩn với Bác sỹ đột quỵ là cần thiết. 7 Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Thiện Trường và cộng sự
  8. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 2. Hình ảnh học Các động mạch lớn cấp máu cho não gồm động mạch cảnh, động mạch đốt sống ngoài sọ, trong sọ là hệ thống đa giác Willis gồm đoạn M1, M2 của động mạch não giữa, A1, A2 của động mạch não trước, động mạch thân nền, động mạch não sau, thông sau. Phát hiện sớm các tắc mạch lớn rất có ý nghĩa trong tái thông nhằm cứu vãn vùng tranh tối tranh sáng. Bảng 7: Tỷ lệ bệnh nhân bị hẹp tắc động mạch lớn Số lượng Tỷ lệ Số Bệnh nhân được chụp mạch máu não 67 69% Số Bệnh nhân có hẹp động mạch lớn 24 35.8% Tổng số ca được chụp MRI hoặc CTA để xác định hẹp tắc mạch lớn là 67 trường hợp chiếm 69% số ca đột quỵ nhồi máu và TIA, trong đó phát hiện có 24 ca có hẹp các động mạch lớn chiếm tỷ lệ 35.8% các trường hợp nhồi máu. Tỷ lệ hẹp tắc động mạch lớn trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương so với số liệu báo báo của Robert C. Rennert với tỷ lệ 24%-38% các trường hợp. Bảng 8: Phân loại động mạch bị tắc, hẹp Đm tắc hẹp Số lượng Tỷ lệ Não giữa (M1,M2) 16 59.3% Cảnh trong (ICA) 8 29.6 % Não trước (A1) 2 7.4 % Thân nền 1 3.7 % Não sau 0 0% Tổng số lần phát hiện 27 100% Động mạch não giữa là động mạch được ghi nhận bị tắc hẹp nhiếu nhất với tỷ lệ 59.3% tiếp theo là động mạch cảnh trong với tỷ lệ 29.6%. Tỷ lệ của chúng tôi tương tự với tỷ lệ của tác giả Robert C. Rennert động mạch não giữa và động mạch cảnh trong là hai động mạch thường bị tắc hẹp nhiều nhất với lần lượt là 60% và 33.3%. Động mạch thân nền bị tắc trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 3.7%. Đây là động mạch rất quan trọng vì chi phối cho vùng điều khiển các chức năng hô hấp tuần hoàn, thức tỉnh và với trường hợp tắc hẹp động mạch thân nền có thể mở rộng thời gian các kỹ thuật can thiệp tái thông mạch máu. Đột quỵ thiếu máu não cấp do hẹp tắc động mạch lớn thường kháng trị với điều trị tái thông bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, tỷ lệ tái thông khi tái thông bằng thuốc càng giảm khi động mạch càng lớn bị tắc. Theo Robert C. Rennert với đoạn M2 8 Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Thiện Trường và cộng sự
  9. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 tái thông bằng thuốc đường tĩnh mạch thành công là 31% đến 44% còn ở tắc đoạn cuối động mạch cảnh trong tỷ lệ này là 4% đến 8%. Trong khi đó tỷ lệ tái thông thành công bằng lấy huyết khối bằng dụng cụ ngày càng đạt các kết quả tốt. Theo một báo cáo phân tích gộp 5 nghiên cứu mù đôi đa trung tâm có nhóm chứng, can thiệp lấy huyết khối ở động mạch lớn với những trường hợp tắc động mạch lớn trước 6 giờ làm giảm tàn phế có ý nghĩa thống kê vào thời điểm 60 ngày sau đột quỵ và số bệnh nhân cần điều trị để giảm điểm ít nhất 1 điểm mRS là 2,6 bệnh nhân. Hiện nay, trường hợp tắc hẹp động mạch lớn đều phải chuyển đến Bệnh viện Nhân Dân 115 để can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ với thời gian vận chuyển ít nhất là 2 giờ, việc này làm giảm khả năng được can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ của bệnh nhân cũng như khả năng hồi phục của người bệnh. Tỷ lệ hẹp động mạch cảnh trong chiếm 12% (8/67) đột quỵ chung là một tỷ lệ khá lớn nên bệnh nhân đột quỵ cần phải được khảo sát động mạch cảnh hai bên để phát hiện nguyên nhân gây đột quỵ. Với người nguy cơ cao như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa Lipid… nếu có những dấu hiệu liên quan đến thăng bằng, thị lực cần phải khảo sát tầm soát hệ thống động mạch cảnh để chủ động điều trị dự phòng kịp thời tránh đột quỵ. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Số bệnh nhân nhập viện khu vực Vũng Tàu vì đột quỵ tăng nhanh theo thời gian, hiện tại trung bình năm khoảng 500 bệnh nhân nhập viện. Như vậy theo Thông tư 47/2016/TT-BYT cần thiết thành lập Khoa Đột quỵ hay Đơn vị Đột quỵ với tối thiểu 20 giường hoặc Khoa Thần kinh với số giường là 30. Bệnh nhân đột quỵ đang tuổi trẻ hóa nhanh và còn đến bệnh viện muộn với 14,4% bệnh nhân đến trong khung thời gian can thiệp tái thông. Thang điểm FAST cần được giáo dục hướng dẫn rộng rãi ngay tại cộng đồng để nhận biết sớm đột quỵ và bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất. Khoa Cấp cứu, Đội cấp cứu 115 cần xây dựng bộ câu hỏi nhằm phát hiện tư vấn sớm, chính xác cho bệnh nhân gọi 115 nghi ngờ đột quỵ. Nhân viên y tế cần nhận diện triệu chứng đột quỵ một cách toàn diện hơn, tránh bỏ sót, nhanh chóng hội chẩn với tổ đột quỵ khi nghi ngờ. Tỷ lệ có hẹp động mạch cảnh trong ghi nhận khoảng 12% (8/67) ở bệnh nhân đột quỵ, khi bệnh nhân bị đột quỵ cần tầm soát tình trạng hẹp động mạch cảnh để có phương án dự phòng thích hợp. Ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như đái tháo đường, tăng huyết áp, đặc biệt là bệnh nhân có các dấu hiệu liên quan đến cảm giác thăng bằng, thị lực cần khảo sát hệ thống cấp máu cho não sớm. 9 Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Thiện Trường và cộng sự
  10. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Cùng với việc triển khai các kỹ thuật can thiệp mạch máu, việc triển khai kỹ thuật lấy huyết khối bằng dụng cụ tại địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cần thiết để nâng cao chất lượng điều trị đột quỵ cấp, nâng cao khả năng phục hồi cho người bệnh. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Bảo Liên (2013), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cân lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhồi máu não”, Tạp chí y học thực hành, http://yhth.vn/nghien-cuu-dac-diem-lam-sang-can-lam-sang-va-cac-yeu-to- nguy-co-cua-benh-nhoi-mau-nao_t4495.aspx. 2. Huỳnh Thị Phương Minh (2016), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang”, Hội Thần Kinh học Việt Nam, https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/dac-diem-lam-sang-can-lam-sang- nhoi-mau-nao-cap-tai-benh-vien-da-khoa-trung-tam-tien-giang-2/. 3. Trần Thị Lệ Tiên (2010), “ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ của thiếu máu cụ bộ não cấp”, https://timmachhoc.vn/c-im-lam-sang-cn-lam- sang-yu-t-nguy-c-ca-thiu-mau-cc-b-nao-cp/. 4. Chu Văn Vinh, Nguyễn Anh Tuấn (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thực tế áp dụng tiêu chuẩn chất lượng về xử trí đột quỵ não ở Việt Nam trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não tại Bệnh viện Việt Đức”, https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/nghien-cuu-dac-diem-lam-sang-can- lam-sang-va-thuc-te-ap-dung-tieu-chuan-chat-luong-ve-xu-tri-dot-quy-nao-o- viet-nam-tren-benh-nhan-dot-quy-thieu-mau-nao-tai-benh-vien-viet-duc/. 5. Bộ Y tế (2016), “Thông tư 47/2016/TT-BYT quy định tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”. 6. Ginenus Fekadu, Legese Chelkeba& Ayantu Kebede, “Risk factors, clinical presentations and predictors of stroke among adult patients admitted to stroke unit of Jimma university medical center, south west Ethiopia: prospective observational study”, https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31390995/. 7. Robert C.Rennert và CS, “Epidemiology, Natrual history, and clinical prevention of large vessel ischemic stroke”, Neurosurgery 85:S4-S8, 2019. 10 Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Thiện Trường và cộng sự
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2