intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan rối loạn trầm cảm chủ yếu trên người cao tuổi tại phòng khám Tâm thần kinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm liên quan trầm cảm ở người cao tuổi mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát phân tích tiến cứu trên bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu, tại phòng khám Tâm thần kinh bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 12/2021 đến tháng 07/2022. Các đặc điểm liên quan được khai thác qua bộ câu hỏi nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan rối loạn trầm cảm chủ yếu trên người cao tuổi tại phòng khám Tâm thần kinh

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 27(4):184-191 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.25 Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan rối loạn trầm cảm chủ yếu trên người cao tuổi tại phòng khám Tâm thần kinh Nguyễn Như Thanh Trâm1, Ngô Tích Linh2, Trần Trung Nghĩa2, Trương Quốc Thọ2, Phạm Thị Minh Châu2, Nguyễn Thi Phú2, Bùi Xuân Mạnh2,* 1 Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến, gây mất chức năng ở người cao tuổi. Đối tượng này có các đặc trưng riêng khác với người trưởng thành. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm liên quan trầm cảm ở người cao tuổi mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát phân tích tiến cứu trên bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu, tại phòng khám Tâm thần kinh bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 12/2021 đến tháng 07/2022. Các đặc điểm liên quan được khai thác qua bộ câu hỏi nghiên cứu. Kết quả: 95 bệnh nhân tham gia nghiên cứu với tuổi trung vị là 66 tuổi, 76,8% là nữ, 54,7% sống ở nông thôn và 51,6% có trình độ học vấn cấp 1, 66,3% kết hôn hoặc sống chung và phụ thuộc về kinh tế. Tăng huyết áp là bệnh lý đồng mắc thường gặp nhất (52,6%). Thời gian mắc trầm cảm trung vị là 6 tháng, với 92,6% bệnh nhân được chẩn đoán mức độ nặng dựa trên thang HAMD-17 và 95,7% có kèm yếu tố lo âu. Kết luận: Trầm cảm ở người cao tuổi thường xảy ra ở nữ giới, sống ở nông thôn, học vấn thấp và phụ thuộc về kinh tế. Bệnh nhân đến khám đa số khi bệnh đã ở mức độ nặng. Từ khóa: rối loạn trầm cảm chủ yếu; người cao tuổi; đặc đỉểm lâm sàng Ngày nhận bài: 23-08-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 10-10-2024 / Ngày đăng bài: 12-10-2024 *Tác giả liên hệ: Bùi Xuân Mạnh. Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: buixuanmanh@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 184 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Abstract CLINICAL CHARACTERISTICS AND RELATED FATORS OF MAJOR DEPRESSIVE DISORDER IN THE ELDERLY AT THE PSYCHIATRIC OUTPATIENT CLINIC Nguyen Nhu Thanh Tram, Ngo Tich Linh, Tran Trung Nghia, Truong Quoc Tho, Pham Thi Minh Chau, Nguyen Thi Phu, Bui Xuan Manh Background: Major depressive disorder (MDD) is one of the most common mental diseases associated with the elderly, whose characteristics are distinct from those of other age groups. Objectives: The study aimed to investigate the epidemiological and clinical features of elderly patients with MDD. Methods: A prospective observational study was performed on patients aged 60 years and older with MDD according to DSM-5 criteria at the psychiatric outpatient clinic of the University Medical Center, Ho Chi Minh City, from December 2021 to July 2022. The participants completed a questionnaire that included clinical and demographic information as well as the HAMD-17. Results: There were 95 eligible patients, with a median age of 66, 76.8% being female, 54.7% living in rural areas, 51.6% having a primary school education, 66.3% being married or cohabiting, and 66.3% being economically dependent. Hypertension is the most common comorbidity with MDD (52.6%). The median disease duration before diagnosis was 6 months, 92.6% of the patients were rated with severe condition by the HAMD-17, and 95.7% of them experienced anxious distress. Conclusions: MDD in the elderly was more prevalent among women who are living in rural areas, have economic dependence, and have a low level of education. Most patients seek healthcare services when their conditions become severe. Keywords: major depressive disorder; elderly; clinical characteristics 1. ĐẶT VẤN ĐỀ yếu đuối và thất bại. Khoảng 50% trường hợp trầm cảm ở người cao tuổi bị bỏ sót chẩn đoán [1]. Dân số thế giới hiện nay đang có xu hướng già hóa, số người từ 60 tuổi trở lên vào năm 2019 là 1 tỷ người và ước Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với trầm cảm ở người tính lên đến 2,1 tỷ vào năm 2050. Tại thời điểm đó, ước tính trưởng thành tuy nhiên nhóm người cao tuổi vẫn có những 80% dân số người cao tuổi sống ở các nước có thu nhập trung điểm đặc trưng riêng về tình trạng kinh tế, học vấn, tình trạng bình thấp. Bên cạnh các bệnh lý nội khoa với tần suất cao, sức hôn nhân và các bệnh lý đồng mắc. Các nghiên cứu cho thấy khỏe tâm thần là một vấn đề bệnh tật lớn ở nhóm đối tượng những yếu tố làm gia tăng khả năng mắc rối loạn trầm cảm này, một trong số đó là trầm cảm ở người cao tuổi [1]. chủ yếu ở người cao tuổi gồm giới nữ, góa hoặc sống một mình, trình độ học vấn thấp, mức thu nhập thấp, thất nghiệp, Trầm cảm ở người cao tuổi được định nghĩa là rối loạn trầm hạn chế khả năng vận động và làm việc, thiếu các nguồn lực cảm chủ yếu (RLTCCY) xảy ra ở các bệnh nhân từ 60 tuổi trở hỗ trợ xã hội và có bệnh lý mạn tính khác đi kèm [2, 5]. Các lên. Đây là rối loạn tâm thần phổ biến nhất và là nguyên nhân bệnh lý đồng mắc với trầm cảm ở người cao tuổi cũng có tần hàng thứ hai gây mất chức năng ở người cao tuổi. Tần suất suất cao từ 6 – 45% gồm bệnh lý tim mạch, bệnh mạch máu trầm cảm ở người cao tuổi dao động từ 7-38%, trung bình não, đau mạn tính, đái tháo đường, Parkinson [4-6]. Ở các khoảng 15% ở các bệnh nhân phải nhập viện hoặc sống ở viện bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, nguy cơ mắc trầm cảm lên dưỡng lão [2-4]. Thực tế tần suất này có thể cao hơn do sự từ đến 33%, đồng thời những người đang mắc rối loạn trầm cảm chối chia sẻ vấn đề cảm xúc, lo sợ trầm cảm là biểu hiện của https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.25 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 185
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 chủ yếu cũng tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch 2.2.2. Cỡ mẫu trong tương lai [4]. Chúng tôi chọn p = 0,5 để được cỡ mẫu tối đa, với d= 0,125 Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về các đặc điểm sinh học ∝ = 0,05, Z0,975 = 1,96. Áp dụng vào công thức: và xã hội ảnh hưởng đến chẩn đoán và phân chia mức độ nặng 𝑝(1 − 𝑝) ở bệnh nhân trưởng thành mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu. Tuy 𝑛= 𝑍 ∝/ nhiên nghiên cứu về các đặc điểm trên ở những người cao tuổi 𝑑 Cỡ mẫu ước tính tối thiểu cần cho nghiên cứu này là 61 mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu còn khá ít. Do đó chúng tôi bệnh nhân (BN). tiến hành nghiên cứu với mục tiêu khảo sát đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan rối loạn trầm cảm chủ yếu ở nhóm 2.2.3. Phương pháp thực hiện người cao tuổi đến khám tại phòng khám Tâm thần kinh bệnh Bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm dựa trên tiêu chuẩn viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu theo “Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản Thứ năm” 2. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth NGHIÊN CỨU Edition, DSM-5) bởi một bác sĩ tâm thần có kinh nghiệm. Nghiên cứu viên lựa chọn những bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn vào và không có các tiêu chuẩn loại ra. Sử dụng “Thang 2.1. Đối tượng nghiên cứu đánh giá tâm thần tối thiểu (MMSE)” để loại trừ những bệnh Các bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đến khám tại phòng khám nhân có tình trạng sa sút trung bình, nặng dẫn đến sai sót trong Tâm thần kinh, bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí việc thu thập số liệu. Cung cấp và giải thích các thông tin liên Minh trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng quan đến nghiên cứu cho bệnh nhân, nếu đồng ý tham gia 07/2022. bệnh nhân sẽ kí tên vào bản đồng thuận tham gia nghiên cứu. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn Sau đó, nghiên cứu viên tiến hành thu thập các dữ liệu cần Các bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán rối loạn thiết vào phiếu thu thập số liệu từ hồ sơ bệnh án bao gồm: họ trầm cảm chủ yếu mới khởi phát hoặc tái phát. tên, số hồ sơ, năm sinh, giới tính, địa chỉ… và ghi nhận các thông tin: học vấn, tình trạng kinh tế, nghề nghiệp, tình trạng 2.1.2. Tiêu chuẩn loại hôn nhân, điểm MMSE, bệnh nội khoa đồng mắc, lo âu đồng Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu, suy giảm mắc, thời gian mắc trầm cảm, giai đoạn trầm cảm lần thứ mấy nhận thức mức độ trung bình, nặng (MMSE
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 2.2.4. Biến số nghiên cứu Các biến danh định được mô tả dưới dạng tỉ lệ và phần trăm. Biến số liên tục được kiểm định phân phối chuẩn bằng Bệnh nội khoa đồng mắc: là biến danh định, bất kì bệnh lý phép kiểm Shapiro-Wilk. Mô tả trung bình ± độ lệch chuẩn thực thể nào BN đang mắc tại thời điểm được chẩn đoán nếu biến liên tục có phân phối chuẩn, mô tả trung vị [khoảng RLTCCY. tứ phân vị] nếu biến không có phân phối chuẩn. Lo âu đồng mắc: biến nhị giá, được định nghĩa là khi có ít Nếu điểm HAM-D có phân phối chuẩn so sánh điểm nhất hai trong số năm triệu chứng sau trong giai đoạn trầm HAM-D giữa các phân nhóm bằng phép kiểm T student cảm chủ yếu: cảm giác căng thẳng hoặc bứt rứt, cảm thấy bồn không bắt cặp nếu biến danh định có 2 giá trị và bằng phép chồn bất thường, khó tập trung vì lo lắng, sợ điều gì đó khủng kiểm ANOVA nếu biến danh định có từ 3 giá trị trở lên. khiếp có thể xảy ra, cảm thấy bản thân mất kiểm soát. Thời gian mắc trầm cảm: biến định lượng, tính theo tháng, 3. KẾT QUẢ lấy tháng phỏng vấn lần đầu trừ tháng khởi phát bệnh trầm cảm. Giai đoạn trầm cảm này là lần thứ mấy: biến định lượng, 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học tính bằng tổng số lần mắc RLTCCY từ trước đến nay trong 95 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn được nhận vào nghiên cứu. cuộc đời BN. Tuổi trung vị của các bệnh nhân là 66 [62 – 69] tuổi. Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất trong nghiên cứu là 60 tuổi, bệnh nhân lớn 2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu tuổi nhất là 89 tuổi. Nữ giới chiếm đa số với tỉ lệ 76,8%. Dữ liệu được lưu trữ có mã hóa qua phần mềm Microsoft Excel. Các phân tích thống kê được thực hiện bằng phần mềm STATA 15.1. Hình 1. Phân bố mật độ tuổi bệnh nhân trong nghiên cứu thành thị. Có 4 mức trình độ học vấn được ghi nhận bao gồm 3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội từ cấp 1 trở xuống, cấp 2, cấp 3 và đại học trở lên. Nhóm có Bảng 1 trình bày tình trạng kinh tế, nghề nghiệp và hôn nhân trình độ từ cấp 1 trở xuống chiếm tỉ lệ cao nhất là 51,6% và của các bệnh nhân trong nghiên cứu. Đa số bệnh nhân có tình nhóm từ cấp 3 trở lên chiếm tỉ lệ thấp nhất là 16,8%. trạng kinh tế phụ thuộc, nghề nghiệp chủ yếu là nội trợ và phần Ngoài ra, nghiên cứu chúng tôi cũng ghi nhận chưa có mối lớn là đã kết hôn hoặc đang sống chung với gia đình. liên quan giữa các yếu tố kinh tế xã hội, tình trạng bệnh lý Về đặc điểm nơi sinh sống, tỉ lệ bệnh nhân sống tại khu vực đồng mắc hoặc yếu tố lo âu với mức độ trầm cảm theo thang nông thôn chiếm đa số 54,7%, còn lại 45,3% sống ở khu vực đo HAM-D trên nhóm người cao tuổi. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.25 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 187
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Bảng 1. Đặc điểm của các bệnh nhân trong nghiên cứu và mối đồng mắc thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 52,6%, kế tiếp là bệnh liên quan đến tổng điểm HAM-D (n=95) tim thiếu máu cục bộ với tỉ lệ 18,9%. Bệnh ít gặp nhất là suy Tần số (tỉ Điểm giáp với tỉ lệ 1,1%. Về đặc điểm lo âu kèm theo, có 91 bệnh lệ) trung bình Đặc điểm p nhân được chẩn đoán có kèm lo âu, chiếm tỉ lệ 95,7%. HAMD-17 n (%) (M ± SD) Nữ 73 (76,8) 30,8 ± 4,8 Giới tính 0,240 3.4. Đặc điểm chẩn đoán trầm cảm Nam 22 (23,2) 29,2 ± 5,4 Thời gian từ lúc bệnh nhân biểu hiện triệu chứng cho đến Tình Độc lập 32 (33,7) 29,5 ± 5,0 trạng 0,198 lúc khám trung vị là 6 [3 -12] tháng. Thời gian ngắn nhất từ kinh tế Phụ thuộc 63 (66,3) 30,9 ± 4,9 lúc biểu hiện triệu chứng cho đến lúc được chẩn đoán là 0,5 Cấp 1 trở tháng (2 tuần), thời gian dài nhất được ghi nhận là 30 tuần. 61 49 (51,6) 31,1 ± 4,3 xuống bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm lần đầu tiên, chiếm tỉ lệ Trình độ Cấp 2 30 (31,6) 29,0 ± 5,7 0,169 64,2% và 34 bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm từ lần thứ học vấn Từ cấp 3 2 trở lên, chiếm tỉ lệ 35,8%. 16 (16,8) 30,8 ± 5,1 trở lên Điểm HAM-D ban đầu của các bệnh nhân trung bình là Đang làm 79 (83,1) 30,4 ± 5,1 30,4 ± 4,96 điểm. Điểm HAM-D lớn nhất là 43 điểm, thấp Nghề việc 0,981 nhất là 14 điểm. Dựa trên điểm HAM-D, có 88 bệnh nhân nghiệp Không làm 16 (16,9) 30,4 ± 4,5 việc được chẩn đoán mức độ nặng, chiếm tỉ lệ 92,6%. 6 bệnh nhân Góa/Độc được chẩn đoán mức độ trung bình, chiếm tỉ lệ 6,3% và 1 thân/Ly 32 (33,7) 30,0 ± 4,4 bệnh nhân mức độ nhẹ, chiếm tỉ lệ 1,1% (Bảng 3). Tình dị/Ly thân trạng 0,558 Bảng 3. Đặc điểm chẩn đoán trầm cảm của các bệnh nhân hôn nhân Kết (n=95) hôn/sống 63 (66,3) 30,6 ± 5,2 chung Đặc điểm n (%) Nơi sinh Nông thôn 52 (54,7) 29,9 ± 5,0 0,323 Thời gian từ khởi bệnh đến khi được chẩn Trung vị: 6 [3 - sống Thành thị 43 (45,3) 31,0 ± 4,8 đoán (tháng) 12] Bệnh lý Không 33 (34,7) 29,5 ± 4,4 Lần đầu 61 (64,2) cơ thể Số lần chẩn đoán 0,183 Lần thứ 2 trở đi 34 (35,8) đồng Có 62 (65,3) 30,9 ± 5,2 mắc Nhẹ 1 (1,1) Có yếu tố Không 4 (4,2) 30,8 ± 8,5 HAM-D Trung bình 6 (6,3) 0,937 lo âu Có 91 (95,8) 30,4 ± 4,8 Nặng 88 (92,6) 3.3. Đặc điểm bệnh đồng mắc 4. BÀN LUẬN Bảng 2. Đặc điểm bệnh đồng mắc của các bệnh nhân trong nghiên cứu (n=95) Trầm cảm là một bệnh lý thường gặp ở đối tượng người Bệnh đồng mắc Tần số (n) Tỉ lệ (%) cao tuổi và có các đặc điểm khác biệt so với nhóm dân số Tăng huyết áp 50 52,6% trưởng thành chung. Đái tháo đường 17 17,9% Tỉ lệ giới nữ chiếm đa số trong nghiên cứu của chúng tôi, Bệnh tim thiếu máu cục bộ 18 18,9% cho thấy khả năng có sự liên quan giữa giới và trầm cảm ở lứa Đột quỵ 4 4,2% tuổi này. Nghiên cứu của tác giả Tam CW và tác giả Trần Anh Phổi mạn 3 3,2% Ngọc cũng cho kết quả tương tự với tỉ lệ nữ:nam là 3:1 [8]. Cường giáp 4 4,2% Một số nghiên cứu khác như của tác giả Aung TNN lại cho Suy giáp 1 1,1% thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa hai giới [9]. Phụ nữ thường trải qua thời kì mang thai, sinh đẻ và có các thay đổi Đặc điểm bệnh đồng mắc của các bệnh nhân trong nghiên sinh học lớn ở thời kỳ tiền mãn kinh trước khi bước vào tuổi cứu được trình bày trong Bảng 2. Tăng huyết áp là bệnh lý già. Thêm vào đó, quan hệ xã hội hạn hẹp và vai trò thường 188 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.25
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 không được đề cao, nhất là ở các nước đang phát triển là các cảm. Hiện nay các y văn đều ghi nhận trong nhóm các rối loạn yếu tố góp phần khiến cho tỉ lệ trầm cảm cao ở nữ. tâm thần kinh, đồng mắc giữa trầm cảm và lo âu rất thường gặp [2,4]. Chúng tôi cũng ghi nhận 91% bệnh nhân có kèm Về các đặc điểm kinh tế xã hội, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ triệu chứng lo âu. Bên cạnh những liên quan về cơ chế bệnh sống tại khu vực nông thôn cao hơn không đáng kể so với khu sinh giữa trầm cảm và lo âu, yếu tố văn hóa ở người phương vực thành thị. Tỉ lệ bệnh nhân trầm cảm sống ở vùng nông Đông cũng góp phần làm cho tỷ lệ bệnh nhân trong nghiên thôn cao cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của tác giả cứu có kèm lo âu cao. Shao P trên dân số người cao tuổi ở Tô Châu và tác giả Long Thanh Giang trên dân số người cao tuổi Việt Nam [10, 11]. Các bệnh nhân trong nghiên cứu có mức điểm HAM-D ban Sự khác biệt này có thể do ở thành phố người cao tuổi dễ có đầu khá cao và tỉ lệ bệnh nặng lên đến 92,6%. Các bệnh nhân cơ hội tiếp cận với các hoạt động cộng đồng, hội nhóm, giúp trầm cảm đến khám ban đầu chủ yếu ở mức độ nặng, chứng tỏ tăng sự tự tin và mở rộng các nguồn lực nâng đỡ cho họ. Phần rằng việc nhận biết các triệu chứng của trầm cảm, can thiệp sớm lớn bệnh nhân trầm cảm chúng tôi ghi nhận được làm nội trợ và quản lý điều trị bệnh trầm cảm trên đối tượng người cao tuổi và phụ thuộc về kinh tế, tương đồng với nghiên cứu của các ở Việt Nam vẫn còn chưa tốt. Điều này cũng được đề cập trong tác giả Sao P và Yakar B [11,12]. Yếu tố này liên quan đến nghiên cứu của các tác giả Dao ATM và Đỗ Văn Diệu tại miền tăng khả năng mắc trầm cảm do làm giảm sự tự tin, tăng cảm Bắc và miền Trung Việt Nam [14, 15]. giác mặc cảm, vô dụng, cảm giác mình là gánh nặng cho con Nghiên cứu của chúng tôi còn một số hạn chế. Thiết kế cháu của bệnh nhân. nghiên cứu mang tính mô tả ban đầu, chưa khảo sát rõ được Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân giảm dần mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố với khả năng mắc trầm đều theo trình độ học vấn, với hầu hết các bệnh nhân chỉ có cảm của người lớn tuổi. Cỡ mẫu còn nhỏ, nghiên cứu đơn trình độ văn hóa ở cấp 1. Tác giả Liu CC cũng nhận thấy kết trung tâm nên các đặc điểm khảo sát được có thể chưa đại quả tương tự với tỉ lệ bệnh nhân tốt nghiệp cấp 1 trở xuống là diện cho dân số cao tuổi chung trong cộng đồng. Trong tương 62,6% [13]. Trình độ giáo dục có sự tương quan nghịch với lai cần có thêm những nghiên cứu khảo sát mối liên quan giữa trầm cảm ở người cao tuổi, những cá nhân có học vấn cao, các đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế xã hội, bệnh đồng mắc nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong các lĩnh vực giáo dục có và trầm cảm ở người cao tuổi với cỡ mẫu lớn hơn trong cộng thể tham gia vào các tổ chức xã hội hoặc công tác từ thiện, từ đồng, làm cơ sở để phát triển các biện pháp điều trị và dự đó giúp gia tăng sự tự tin, cảm giác có giá trị và gia tăng các phòng cho nhóm dân số đang ngày càng tăng này. mối liên kết, có được nhiều nguồn lực hỗ trợ tinh thần từ gia đình và xã hội. 5. KẾT LUẬN Tỉ lệ bệnh nhân đã kết hôn/hiện đang sống chung trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao. Với đối tượng người cao Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận ở người cao tuổi, nữ giới có tuổi, sống trong gia đình nhiều thế hệ có thể gia tăng áp lực tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn nam giới, những người sống ở do việc phải đưa ra các quyết định lớn trong gia đình, chăm nông thôn, trình độ học vấn thấp, phụ thuộc về kinh tế có nguy sóc con cháu, thiếu thời gian để tạo lập những kết nối xã hội cơ mắc trầm cảm cao. Bên cạnh đó phần lớn bệnh nhân đến cho bản thân, từ đó có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm. khám với thời gian mắc trầm cảm tương đối dài, hầu hết ở Điều này được thể hiện trong nghiên cứu của Liu CC và trong mức độ nặng, kèm yếu tố lo âu và có bệnh lý nội khoa đồng phân tích gộp của tác giả Zenebe Y [1,13]. Bên cạnh đó, khả mắc. Do đó cần tăng cường tổ chức các chương trình giáo dục năng tiếp cận y tế của đối tượng người lớn tuổi không sống sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức về sức khoẻ tinh thần cùng gia đình thấp, do đó có thể chưa đánh giá được chính trong người dân, tích cực tầm soát trầm cảm cho người cao xác tỉ lệ bệnh ở nhóm đối tượng này. tuổi trong cộng đồng, đặc biệt là những khu vực nông thôn Hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều khó khăn, từ đó có thể giúp phát hiện sớm và cải thiện chất có bệnh lý nội khoa đồng mắc, trong đó thường gặp nhất là lượng cuộc sống, giảm gánh nặng bệnh tật cho người bệnh. tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh mạch vành. Điều này cũng tương đồng với các nghiên cứu của tác giả Aung TNN Lời cảm ơn và Long Thanh Giang tại Việt Nam [9, 10]. WHO cũng đã công nhận bệnh lý mạn tính là một yếu tố nguy cơ của trầm Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, Phòng Khoa https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.25 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 189
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 học và Đào tạo, Khoa Khám bệnh và Phòng khám Tâm thần Viết bản thảo đầu tiên: Nguyễn Như Thanh Trâm, Trương kinh Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã Quốc Thọ, Bùi Xuân Mạnh hỗ trợ chúng tôi trong nghiên cứu này. Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Nguyễn Như Thanh Trâm, Trương Quốc Thọ, Bùi Xuân Mạnh, Phạm Thị Minh Nguồn tài trợ Châu, Nguyễn Thi Phú Nghiên cứu này không nhận tài trợ. Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu Xung đột lợi ích Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. ORCID Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Nguyễn Như Thanh Trâm Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí https://orcid.org/0000-0002-3546-0344 Minh, số 98/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 20/1/2022. Ngô Tích Linh https://orcid.org/0000-0001-5308-8614 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Trung Nghĩa https://orcid.org/0000-0002-5028-3040 1. Zenebe Y, Akele B, M WS, Necho M. Prevalence and Trương Quốc Thọ determinants of depression among old age: a systematic https://orcid.org/0000-0002-8019-8701 review and meta-analysis. Annals of general psychiatry. Phạm Thị Minh Châu 2021;20(1):55. DOI:10.1186/s12991-021-00375-x. https://orcid.org/0000-0002-5082-5962 2. National Collaborating Centre for Mental H. National Nguyễn Thi Phú Institute for Health and Clinical Excellence: Guidance. https://orcid.org/0000-0002-8971-8419 Depression: The Treatment and Management of Depression in Adults (Updated Edition). British Bùi Xuân Mạnh Psychological Society. 2010. https://orcid.org/0000-0002-7219-0195 3. Sadock BJ, Sadock VA, Ruiz P, Pataki CS, Sussman N. Đóng góp của các tác giả Kaplan & Sadock's Synopsis of Psychiatry: Behavioral Sciences/Clinical Psychiatry, 11e. Lippincott Ý tưởng nghiên cứu: Nguyễn Như Thanh Trâm, Ngô Tích Williams & Wilkins. 2015. Linh, Trần Trung Nghĩa 4. Hategan A, Bourgeois JA, Hirsch CH, Giroux C. Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Như Thanh Geriatric Psychiatry. Springer; pp.1-219. 2018. Trâm, Trần Trung Nghĩa 5. Kennedy SH, Lam RW, McIntyre RS, et al. Canadian Thu thập dữ liệu: Nguyễn Như Thanh Trâm, Phạm Thị Minh Network for Mood and Anxiety Treatments (CANMAT) Châu, Nguyễn Thi Phú 2016 Clinical Guidelines for the Management of Adults Giám sát nghiên cứu: Ngô Tích Linh, Trần Trung Nghĩa with Major Depressive Disorder: Section 3. Pharmacological Treatments. Can J Psychiatry. Nhập dữ liệu: Trương Quốc Thọ, Bùi Xuân Mạnh 2016;61(9):540-60. DOI:10.1177/0706743716659417. Quản lý dữ liệu: Nguyễn Như Thanh Trâm, Trương Quốc 6. Taylor D, Barnes T, Young A. The Maudsley Thọ, Bùi Xuân Mạnh Prescribing Guidelines. 2021. Phân tích dữ liệu: Nguyễn Như Thanh Trâm, Trương Quốc 7. Le-Nguyen-Thuy P, Nguyen-Dao-Uyen T, Tran- Thọ, Bùi Xuân Mạnh Nguyen-Quynh A, et al. Reliability and validity of the 190 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.25
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Vietnamese version of the Hamilton D-17 scale. Front 12. Yakar B, Olğun E, Karakas S, Önalan E, Pirincci E. Psychiatry. 2023. DOI:10.3389/fpsyt.2023.1089473. Prevalence of Geriatric Depression and Associated Factors Among Elderly People in Family Medicine 8. Tam CW, Lam LC. Clinical remission of late-onset Clinic. ANKARA MEDICAL JOURNAL. depression in elderly Chinese: a short-term outcome 2021;21(4):605-618. doi:10.5505/amj.2021.03780. study. East Asian Arch Psychiatry. 2013;23(3):126-32. 13. Liu CC, Lin YT, Cheng K-C, Pan HH, Chiou CP. 9. Aung TNN, Moolphate S, Koyanagi Y, et al. Depression Predictors of Depression Level among Community- and Associated Factors among Community-Dwelling Dwelling Elderly Persons. International Journal of Thai Older Adults in Northern Thailand: The Environmental Research and Public Health. Relationship between History of Fall and Geriatric 2022;19(15):9414. Depression. International Journal of Environmental Research and Public Health. 2022;19(17):10574. 14. Dao ATM, Nguyen VT, Nguyen HV, Nguyen LTK. Factors Associated with Depression among the Elderly 10. Giang LT. Factors Associated with Depression among Living in Urban Vietnam. Biomed Res Int. Older People in Vietnam. Journal of Population and 2018;2018:2370284. DOI:10.1155/2018/2370284. Social Studies. 2019;27(2):181-194. 15. Đỗ Văn Diệu, Đoàn Vương Diễm Khánh, Trần Như 11. Shao P, Xu Y, Pan CW. Factors associated with and Minh Hằng. Tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở prevalence of depressive features amongst older adults in người cao tuổi phường Trương Quang Trọng, Thành phố an urban city in eastern China. S Afr J Psychiatr. Quảng Ngãi. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y 2017;23:1064. DOI:10.4102/sajpsychiatry.v23i0.1064. Dược Huế. 2022;8(6):82. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.25 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 191
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2