intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm nhiễm trùng huyết vi khuẩn gram âm tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Gram âm đang gia tăng trên toàn thế giới diễn tiến ngày càng nặng và tỷ lệ tử vong cao. Bài viết trình bày khảo sát đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và tỉ lệ đề kháng kháng sinh của bệnh nhân nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Gram âm tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/2018 đến 06/2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm nhiễm trùng huyết vi khuẩn gram âm tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 ĐẶC ĐIỂM NHIỄM TRÙNG HUYẾT VI KHUẨN GRAM ÂM TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Nguyễn Võ Bạch Thiện1, Phạm Văn Quang1,2 TÓM TẮT 32 và 19,2% kháng thuốc rộng và ba tác thường gặp Đặt vấn đề: Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn nhất là A. baumannii (16,6%), S. maltophilia Gram âm đang gia tăng trên toàn thế giới diễn (14,1%) và P. aeruginosa (12,8%). Kháng sinh tiến ngày càng nặng và tỷ lệ tử vong cao. đồ ghi nhận vi khuẩn Gram âm đề kháng cao Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ học, (>60%) với Cephalosporin thế hệ 3, 35,5% kháng lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và tỉ lệ Imipenem, 29,8% kháng Meropenem, 25,8% đề kháng kháng sinh của bệnh nhân nhiễm trùng kháng Levofloxacin và 22,4% kháng Amikacin. huyết do vi khuẩn Gram âm tại khoa Hồi sức tích Phối hợp kháng sinh thành công ở 55,8% trường cực – chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ hợp. Phác đồ có Meropenem thành công ở 50% 01/2018 đến 06/2023. trường hợp và Amikacin là 48,3%. Tỷ lệ kháng Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: sinh ban đầu chưa phù hợp là 46,2% và tỷ lệ tử Nghiên cứu mô tả cắt ngang các bệnh nhi nhiễm vong là 33,3%. trùng huyết (NTH) do vi khuẩn Gram âm tại Kết luận: Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn khoa Hồi sức tích cực – chống độc (HSTC-CĐ) Gram âm có tỷ lệ đề kháng kháng sinh và tỷ lệ tử bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/2018 đến 06/2023. vong cao nên điều trị phối hợp kháng sinh ban Kết quả: Có 78 trường hợp NTH do vi đầu cần được xem xét sớm khi xác định chẩn khuẩn Gram âm tại khoa HSTC-CĐ bệnh viện đoán với vi khuẩn Gram âm, nhất là phối hợp Nhi Đồng 1 từ 2018 đến 2023. Tỷ lệ nam/nữ là một kháng sinh nhóm Carbapenem và Amikacin. 1/1, nhóm trẻ dưới 1 tuổi chiếm 46,1% và tỷ lệ Khi tiếp cận tình huống sốc nhiễm trùng do vi suy dinh dưỡng là 32%. Tại thời điểm xác định khuẩn Gram âm cần nhận diện sớm, điều trị chẩn đoán các triệu chứng thường là suy hô hấp, nhanh chóng, thích hợp để giảm thiểu tỷ lệ tử sốt và nhịp tim nhanh. Ổ nhiễm trùng thường gặp vong. nhất là từ đường hô hấp (42,3%), kế đến là Từ khoá: nhiễm trùng huyết, vi khuẩn Gram đường tiêu hóa (19,2%). Sốc nhiễm trùng chiếm âm. 51,3%. Cấy máu ghi nhận 50% đa kháng thuốc SUMMARY CHARACTERISTICS OF GRAM- 1 Bệnh viện Nhi Đồng 1 NEGATIVE BACTERIAL SEPSIS AT 2 Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y khoa Phạm PEDIATRIC INTENSIVE CARE AND Ngọc Thạch TOXICOLOGY UNIT AT CHILDREN'S Chịu trách nhiệm chính: Phạm Văn Quang HOSPITAL 1 ĐT: 0908664299 Background: Sepsis caused by Gram- Email: phamvanquang73@yahoo.com.vn negative bacteria is increasing worldwide, with Ngày nhận bài: 12/3/2024 increasing severity and high mortality. Ngày phản biện khoa học: 28/3/2024 Ngày duyệt bài: 2/5/2024 239
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2024 Objectives: To survey the epidemiological, Conclusions: Sepsis caused by Gram- clinical, paraclinical characteristics, treatment negative bacteria has a high rate of antibiotic outcomes and antibiotic resistance rates of resistance and mortality, so initial antibiotic patients with sepsis caused by Gram-negative combination therapy should be considered early bacteria in Pediatric Intensive Care and when determining the diagnosis with Gram- Toxicology Unit at Children's Hospital 1 from negative bacteria, especially in combination an January 2018 to June 2023. antibiotic of the Carbapenem groups and Subjects and research methods: Cross- Amikacin. When approaching a situation of sectional descriptive study of pediatric patients septic shock caused by Gram-negative bacteria, it with sepsis caused by Gram-negative bacteria in is necessary to identify it early and treat it Pediatric Intensive Care and Toxicology Unit at quickly and appropriately to minimize the Children's Hospital 1 from January 2018 to June mortality rate. 2023. Keywords: Sepsis, Gram-negative bacteria. Results: There were 78 cases of sepsis caused by Gram-negative bacteria in Pediatric I. ĐẶT VẤN ĐỀ Intensive Care and Toxicology Unit at Children's Nhiễm trùng huyết (NTH) là một trong Hospital 1 from 2018 to 2023. The male/female những nguyên nhân gây tử vong phổ biến ratio is 1/1, the group of children under 1 year nhất ở các đơn vị hồi sức tích cực và tỉ lệ old accounts for 46.1% and malnutrition rate is mắc tình trạng này tăng dần những năm gần 32.0%. At the time of diagnosis, symptoms are đây. Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Gram usually respiratory failure, fever and tachycardia. âm đang gia tăng trên toàn thế giới. Ngoài ra, The most common source of infection is the diễn tiến nặng, tử vong cao và đặc biệt là tình respiratory tract (42.3%), followed by the trạng nhiễm vi khuẩn Gram âm đa kháng gastrointestinal tract (19.2%). Septic shock thuốc tại các đơn vị hồi sức tích cực – chống accounts for 51.3%. Blood cultures recorded độc (HSTC-CĐ) là vấn đề nổi trội hiện nay. 50% multidrug resistance and 19.2% extensively Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu drug resistance, and the three most common về nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Gram âm pathogens were A. baumannii (16.6%), S. ở trẻ em, vì vậy chúng tôi quyết định thực maltophilia (14.1%) and P. aeruginosa (12.8%). hiện nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm The antibiogram recorded that Gram-negative dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả bacteria were highly resistant (>60%) to 3rd điều trị và tỷ lệ đề kháng kháng sinh của generation Cephalosporin, 35.5% were resistant bệnh nhân nhiễm trùng huyết do vi khuẩn to Imipenem, 29.8% were resistant to Gram âm tại khoa HSTC-CĐ Bệnh viện Nhi Meropenem, 25,8% were resistant to Đồng 1. Levofloxacin and 22.4% were resistant to Amikacin. Antibiotic combination was II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU successful in 55.8% of cases. The regimen with 2.1. Đối tượng nghiên cứu Meropenem was successful in 50,0% of cases Tất cả trẻ > 1 tháng tuổi được chẩn đoán and Amikacin in 48.3%. The rate of nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm inappropriate initial antibiotics was 46.2% and được điều trị tại khoa HSTC-CĐ bệnh viện the mortality rate was 33.3%. 240
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Nhi Đồng 1 từ tháng 01/2018 đến tháng Xin mã hồ sơ các trường hợp cấy máu 06/2023. dương tính với vi khuẩn Gram âm trong thời Tiêu chuẩn chọn mẫu: gian nghiên cứu tại khoa Vi sinh bệnh viện Tất cả trẻ > 1 tháng tuổi thoả tiêu chuẩn Nhi Đồng 1. Sau đó tìm hồ sơ bệnh án tại chẩn đoán NTH trẻ em 2005: phòng lưu trữ hồ sơ. − Có vị trí nhiễm trùng nghi ngờ hoặc + Hồi cứu: tra cứu hồ sơ bệnh án. Thu xác định và: thập số liệu theo bệnh án mẫu. − Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân: có + Tiến cứu: nếu có sự đồng ý của thân ít nhất 2/4 tiêu chuẩn, 1 trong 2 tiêu chuẩn nhân, tiến hành thu thập số liệu theo bệnh án bắt buộc là bất thường về thân nhiệt hoặc mẫu và theo dõi đến khi xuất viện hoặc tử bạch cầu máu ngoại vi: vong. ● Thân nhiệt > 38,5oC hoặc < 36oC. Xử lý số liệu: Các số liệu được phân tích ● Nhịp tim nhanh theo tuổi. theo phương pháp thống kê y học bởi phần ● Nhịp thở nhanh theo tuổi hoặc thông mềm STATA ver. 14.2. Tính tỷ lệ %, trung khí cơ học do bệnh lí cấp tính và không liên vị, tứ phân vị. So sánh tỷ lệ bằng kiểm định quan bệnh lý thần kinh cơ hoặc gây mê. chi bình phương hoặc Fisher’s exact. Sự ● Bạch cầu máu tăng hoặc giảm theo khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. tuổi, không do các thuốc hóa trị hay bạch cầu Y đức: non > 10%. Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Và có kết quả cấy máu dương tính với vi Y đức Bệnh viện Nhi Đồng 1, số: 369/GCN- khuẩn gram âm. BVNĐ1. Tiêu chuẩn loại trừ: Đồng nhiễm thêm ≥ 1 tác nhân khác III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ngoài vi khuẩn gram âm. Trong thời gian nghiên cứu từ tháng Bệnh nhân tiền cứu có thân nhân không 01/2018 đến tháng 06/2023, có 78 trường đồng ý tham gia. hợp NTH do vi khuẩn Gram âm điều trị tại 2.2. Phương pháp nghiên cứu khoa HSTCCĐ bệnh viện Nhi Đồng 1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt Đặc điểm dịch tễ học ngang Tỷ lệ nam/nữ là 1/1. Nhóm trẻ dưới 5 Cỡ mẫu: Lấy trọn, với p=0,25 là tỷ lệ tử tuổi chiếm 67,9% trong đó trẻ dưới 1 tuổi vong của bệnh nhi nhiễm trùng huyết Gram chiếm 46,1%. Tại thời điểm xác định chẩn âm trong nghiên cứu của tác giả Phùng đoán ghi nhận 32% trẻ suy dinh dưỡng. Có Nguyễn Thế Nguyên.1 Chúng tôi tính được 26,9% trẻ cư ngụ tại TP.HCM cỡ mẫu cần lấy là ≥ 72 bệnh nhân. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy Phương pháp thu thập số liệu và xử lý cơ (YTNC) nhiễm trùng huyết số liệu: 241
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2024 Bảng 1: Đặc điểm các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng huyết (N=78) Tần số Tỷ lệ (%) Dùng kháng sinh tĩnh mạch trước NTH 31 39,7 Dinh dưỡng tĩnh mạch trước NTH 29 37,2 Thở máy trước NTH 17 21,8 Catheter động mạch trước NTH 16 20,5 Đường truyền tĩnh mạch trung tâm trước NTH 14 17,9 Đặt thông tiểu lưu trước NTH 11 14,1 Điều trị thay thế thận trước NTH 6 7,7 Dùng ức chế miễn dịch trước NTH 3 3,8 Dùng kháng sinh tĩnh mạch trước NTH là yếu tố nguy cơ được ghi nhận nhiều nhất với 39,7% trường hợp. Tiếp theo là dinh dưỡng tĩnh mạch trước NTH (37,2%) và thở máy trước NTH (21,8%). Bảng 2: Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng (N=78) Thời điểm xác định chẩn đoán Thời điểm nặng nhất (N=78), n(%) (N=78), n(%) Thân nhiệt Sốt 67 (85,9) 59 (75,6) Hạ thân nhiệt 3 (3,8) 5 (6,4) Vàng da 6 (7,7) 7 (9,0) Xuất huyết da niêm 17 (21,8) 16 (20,5) Nhịp thở nhanh 31 (39,7) 21 (26,9) Suy hô hấp 69 (88,5) 73 (93,4) Hỗ trợ hô hấp Thở máy 37 (47,4) 51 (65,4) NCPAP 18 (23,1) 17 (21,8) Oxy 18 (23,1) 8 (10,3) Không 5 (6,4) 2 (2,6) Nhịp tim nhanh 40 (51,3) 49 (62,8) Sốc 20 (24,6) 40 (51,3) Gan to 34 (43,6) 35 (44,9) Lách to 7 (9,0) 7 (9,0) Thiểu/vô niệu 1 (1,3) 1 (1,3) Hôn mê 18 (23,1) 25 (32,1) Co giật 2 (2,6) 3 (3,8) Tại cả hai thời điểm, triệu chứng ghi nhận nhiều nhất lần lượt là suy hô hấp, sốt và nhịp tim nhanh. Ổ nhiễm trùng nhiều nhất là từ đường hô hấp với 42,3%, sau đó là từ đường tiêu hoá với 19,2%. 242
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Đặc điểm cận lâm sàng Bảng 3: Đặc điểm cận lâm sàng Thời điểm xác định chẩn đoán Thời điểm nặng nhất N n(%) N n(%) Bạch cầu tăng 22 (28,2) 18 (26,5) Bạch cầu giảm 18 (23,1) 18 (26,5) 78 68 Thiếu máu 44 (56,4) 44 (64,7) Tiểu cầu 2 59 9 (15,3) 55 12 (21,8) Rối loạn chức năng đông máu 78 27 (34,6) 70 29 (41,4) CRP >20 mg/L 72 49 (68,1) 50 34 (68,0) Rối loạn chức năng gan 77 21 (27,3) 70 23 (32,9) AST >100 IU/L 30 (38,9) 33 (47,1) 77 70 ALT >100 IU/L 16 (20,8) 19 (27,1) Bilirubin TP >68 mol/L 25 7 (28,0) 23 7 (30,4) Rối loạn chức năng thận 78 19 (24,4) 72 23 (31,9) Toan chuyển hoá 66 45 (68,2) 72 51 (70,8) Tăng lactate máu 55 47 (85,5) 59 51 (86,4) Tại cả hai thời điểm, các đặc điểm cận lâm sàng thường gặp là tăng lactate máu, toan chuyển hoá, tăng CRP, bất thường số lượng bạch cầu và thiếu máu. Đặc điểm vi sinh và tính kháng thuốc Bảng 4: Tác nhân gây bệnh (N=78) Tần số Tỷ lệ (%) Acinetobacter baumannii 13 16,6 Stenotrophomonas maltophilia 11 14,1 Pseudomonas aeruginosa 10 12,8 Pseudomonas stutzeri 10 12,8 Klebsiella pneumoniae 8 10,2 Escherichia coli 5 6,4 Achromobacter xylosoxidans 4 5,1 Acinenobacter lwoffii 3 3,8 Neisseria menigitidis 2 2,6 Salmonella enteritidis 2 2,6 Moraxella sp. 2 2,6 Burkholderia cepacia 2 2,6 Burkholderia pseudomallei 2 2,6 Enterobacter cloacae 2 2,6 Cupriavidus pauculus 1 1,3 Sphingomonas paucimobilis 1 1,3 243
  6. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2024 Trong mẫu nghiên cứu không có trường hợp nào cho ra hai tác nhân gây bệnh. A. baumannii cao nhất với 16,6%, tiếp theo là S. maltophilia với 14,1%, P. aeruginosa và P. stutzeri đều là 12,8%. Bảng 5: Phân bố tỷ lệ kháng thuốc của các vi khuẩn Gram âm. Vi khuẩn A. S. P. K. P. stutzeri E. coli Gram âm baumannii maltophilia aeruginosa pneumoniae n=10(%) n=5(%) n=78(%) n=13(%) n=11(%) n=10(%) n=8(%) Ampicillin 95,5 – – 100,0 100,0 100,0 100,0 Cefotaxime 63,2 92,3 – 100,0 – 87,5 40,0 Ceftriaxone 61,8 85,7 – 100,0 – 75,0 40,0 Ceftazidime 40,6 92,3 40,0 10,0 0 75,0 40,0 Cefepime 41,9 92,3 – 10,0 0 75,0 40,0 Gentamicin 38,7 92,3 – 0 0 37,5 20,0 Amikacin 22,4 46,2 – 0 0 12,5 0 Imipenem 35,5 92,3 – 0 0 75,0 0 Meropenem 29,8 83,3 – 20,0 0 50,0 0 Ciprofloxacin 41,0 84,6 – 10,0 0 75,0 40,0 Levofloxacin 25,8 69,2 0 0 0 62,5 40,0 TMP/SMX 48,3 76,9 0 100,0 0 37,5 80,0 Có 54 trường hợp (69,2%) là vi khuẩn đề khi có kháng sinh đồ là Meropenem (51,4%), kháng kháng sinh, trong đó 50% là đa kháng Imipenem (33,3%) và Amikacin (20,8%). thuốc và 19,2% là kháng thuốc rộng. Điều trị phối hợp kháng sinh có tỷ lệ thành Đặc điểm điều trị công cao nhất với 55,8%. Phác đồ có Có 100% trường hợp được sử dụng Meropenem thành công trong 50% trường kháng sinh ban đầu, trong đó đơn trị liệu là hợp, tiếp theo là phác đồ có Amikacin với 59,0% và phối hợp kháng sinh là 41,0%. 48,3% và Imipenem với 34,6%. Kháng sinh nhóm Carbapenem thường dùng Các điều trị hỗ trợ khác gồm: hỗ trợ hô nhất với 42,3%. Phối hợp Amikacin và hấp với oxy canulla, NCPAP, thở máy chiếm Carbapenem từ ban đầu thường gặp nhất với lần lượt 7,7%; 15,4% và 76,9%. Có 47,4% 50% trường hợp và tỷ lệ kháng sinh ban đầu cần dùng vận mạch và 44,9% cần bù dịch phù hợp 53,8%. chống sốc. Nghiên cứu ghi nhận 26 trường Trong đó có 44,4% trường hợp cần đổi hợp tử vong (33,3%). hoặc thêm thuốc sau khi có kháng sinh đồ. Nếu khởi đầu bằng Carbapenem đơn trị thì IV. BÀN LUẬN 33,3% trường hợp cần đổi hoặc thêm thuốc, Đặc điểm dịch tễ học nếu khởi đầu bằng phối hợp Carbapenem + Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nam:nữ là 1:1. Aminoglycoside thì 35,5% trường hợp cần Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của thêm thuốc. Kháng sinh dược dùng nhiều sau Yuta Aizawa, Trần Thị Thanh Thư và thấp 244
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 hơn tác giả Phùng Nguyễn Thế Nguyên rất quan trọng vì nó giúp chúng ta lựa chọn (1,4:1) và Bùi Thanh Liêm (1,3:1). Sự khác kháng sinh phù hợp với vị trí nhiễm trùng biệt này được một số tác giả giải thích là do cũng như kiểm soát được nguồn vi khuẩn. liên quan đến sự tổng hợp của globuline Hai ổ nhiễm trùng thường gặp là từ đường hô miễn dịch được mã hoá trên gen nằm trên hấp 42,3% và từ đường tiêu hoá 19,2%, nhiễm sắc thể (NST) giới tính X.1,4,5,7 tương đồng với nghiên cứu của tác giả khác. Nhóm trẻ dưới 5 tuổi chiếm ưu thế với Tuy nhiên chúng tôi cũng ghi nhận 33,3% 67,9% trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm 46,1%. trường hợp không rõ ngõ vào, nên quyết định Kết quả này tuong đồng với một số nghiên cấy máu cần được đặt ra nếu trẻ có nhiều cứu ở bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng YTNC, có triệu chứng gợi ý và cần quan tâm 2.1,3,4,5 Đa số trẻ có tình trạng dinh dưỡng việc sử dụng kháng sinh hợp lý cũng như chỉ bình thường với 52,6% và có 32,0% trẻ có định thực hiện các thủ xuất xâm lấn khi cần tình trạng suy dinh dưỡng tương đồng với thiết.2,4,5 Lâm Thị Thuý Hà 27,8% trẻ suy dinh Chúng tôi ghi nhận 40 trường hợp sốc dưỡng.2 nhiễm trùng (51,3%), tương đồng với nghiên Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cứu của Bùi Thanh Liêm là 58,5% và cao cơ nhiễm trùng huyết hơn của Phùng Nguyễn Thế Nguyên là Sử dụng kháng sinh tĩnh mạch trước 18,2%. Điều này là phù hợp vì nghiên cứu nhiễm trùng huyết là YTNC thường gặp nhất của chúng tôi được thực hiện tại khoa HSTC- với 39,7% trường hợp, thấp hơn nghiên cứu CĐ là nơi tập trung hầu hết bệnh nặng của của Yuta Aizawa với 63,0% trẻ được sử bệnh viện nên tỷ lệ sốc nhiễm trùng cao dụng kháng sinh trước nhiễm trùng huyết.7 hơn.1,4 Chúng tôi cũng ghi nhận kháng sinh nhóm Đặc điểm cận lâm sàng Carbapenem (Meropenem 38,7%, Imipenem Các đặc điểm cận lâm sàng thường gặp là 35,5%) và Cephalosporin thế hệ 3 (42%) là toan chuyển hoá, tăng lactate máu, tăng CRP, hai kháng sinh được sử dụng nhiều nhất. Dù số lượng bạch cầu bình thường, giảm tiểu Cephalosporin thế hệ 3 thường là kháng sinh cầu (< 150.000 K/uL). Đây là những biểu ban đầu trong các bệnh lý nhiễm trùng nói hiện không đặc hiệu. chung trong nhi khoa nhưng trong nghiên Tăng CRP khá thường gặp với 68,1% cứu của chúng tôi lại ghi nhận tỷ lệ sử dụng trường hợp có CRP > 20 mg/L tại thời điểm kháng sinh nhóm Carbapenem khá cao. Điều xác định chẩn đoán. Tỷ lệ này thấp hơn này có thể là do bệnh nhân được chuyển đến nghiên cứu của Bùi Thanh Liêm là 77,4%, khoa HSTC-CĐ đa phần là bệnh nhân nặng. Hoàng Trọng Kim là 78,3%, Phùng Nguyễn Việc sử dụng nhiều loại kháng sinh kéo dài Thế Nguyên là 79,7%. CRP là một protein dẫn đến chọn lọc chủng vi khuẩn kháng được sản xuất từ gan và nồng độ tăng ở hầu thuốc gây nhiều khó khăn trong điều trị. hết bệnh nhân có tình trạng viêm, nhiễm Khi chẩn đoán bệnh nhân có tình trạng khuẩn hay tổn thương mô. Tuy nhiên CRP nhiễm trùng, việc xác định ổ nhiễm trùng là cũng tăng trong những trường hợp khác 245
  8. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2024 không do nhiễm trùng nên không thể dùng Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ vi khuẩn đề CRP để phân biệt tình trạng viêm hay đáp kháng kháng sinh chiếm 69,2% trong đó đa ứng viêm toàn thân do nhiễm trùng hay kháng thuốc là 50,0% và kháng thuốc rộng là không do nhiễm trùng.1,2,3,4 19,2%. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với Chúng tôi ghi nhận số lượng bạch cầu nghiên cứu của Yuta Aizawa với tỷ lệ đa bình thường chiếm gần 50% trường hợp mặc kháng thuốc là 24,5%.7 Sự khác biệt này là dù nhiễm trùng huyết là tình trạng nặng. do sự khác nhau về dân số và cỡ mẫu nghiên Nghiên cứu của Hoàng Trọng Kim và Bùi cứu vì nghiên cứu của chúng tôi tập trung Thanh Liêm cũng ghi nhận số lượng bạch vào bệnh nhân tại khoa HSTC-CĐ đa phần là cầu bình thường ở khoảng 45% trường hợp. bệnh nhân nặng. Số lượng bạch cầu là một trong những tiêu Kết quả kháng sinh đồ với các kháng sinh chuẩn bắt buộc của SIRS, trong đó số lượng thường được sử dụng tại bệnh viện ghi nhận: bạch cầu giảm tuy không thường gặp nhưng 95,5% kháng Ampicillin, 63,2% kháng có ý nghĩa tiên lượng nặng hơn so với số Cefotaxime, 61,8% kháng Ceftriaxone, lượng bạch cầu tăng. Tuy nhiên độ nhạy và 40,6% kháng Ceftazidime, 41,0% kháng độ đặc hiệu của xét nghiệm này không cao Ciprofloxacin và 38,7% kháng Gentamicin, nên nó chỉ có giá trị gợi ý tình trạng nhiễm kết quả này tương đồng với nghiên cứu của trùng chứ không giúp xác định hay loại trừ Trần Thị Thanh Thư.5 Tuy nhiên, tỷ lệ kháng chẩn đoán.3,4 Cefepime trong nghiên cứu của tác giả này Đặc điểm vi sinh và tính kháng thuốc chỉ 23,8% thấp hơn của chúng tôi là 41,9%. Chúng tôi ghi nhận A. baumannii Khác biệt này có thể do việc sử dụng (16,6%), S. maltophilia (14,1%) và P. Cefepime ngày càng rộng rãi trong bệnh viện aeruginosa (12,8%) là những tác nhân nhi khiến cho tình trạng đề kháng Cefepime thường gặp. Một số vi khuẩn gram âm hiếm ngày càng gia tăng. gặp trên lâm sàng cũng được phân lập như Chúng tôi cũng ghi nhận tỷ lệ vi khuẩn Cupriavidus pauculus, Sphongomonas Gram âm kháng với Imipenem và paucimobilis. Nghiên cứu của Trần Thị Meropenem lần lượt là 35,5% và 29,8%. Thanh Thư ghi nhận các tác nhân thường gặp Trong đó tỷ lệ A. baumannii kháng với là E. coli (13,5%), S. maltophilia (13,5%) và Imipenem và Meropenem lần lượt là 92,3% A. baumannii (11,5%), và của Phùng Nguyễn và 83,3%, tương đồng với nghiên cứu của Lê Thế Nguyên là K. pneumoniae (52,5%), A. Thị Vân Trang tại khoa HSTC-CĐ bệnh viện baumannii (11,6%) và E. coli (9,4%).1,5 Sự Nhi Đồng 1 với tỷ lệ kháng Imipenem và khác biệt giữa các nghiên cứu có thể là do số Meropenem là 67,1% và 87,0%. Nghiên cứu lượng mẫu phân lập trong nghiên cứu của của Lê Thị Thanh Thuỷ tại bệnh viện Nhi chúng tôi còn thấp hay sự khác biệt về dân số Đồng 1 ghi nhận tỷ lệ kháng Imipenem và nghiên cứu. Tuy nhiên chúng ta không thể Meropenem thấp hơn với 56,5% và 55,3%.6 loại trừ khả năng đã có sự thay đổi phổ vi Điều này có thể nói Acinetobacter tại khoa khuẩn gram âm trong NTH. HSTC-CĐ có tính kháng thuốc mạnh và 246
  9. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 nguy hiểm hơn. Bên cạnh đó, có thể do Trong các trường hợp điều trị thành kháng sinh nhóm Carbapenem được sử dụng công, phác đồ phối hợp kháng sinh có tỷ lệ rộng rãi hơn tại các khoa lâm sàng làm tỷ lệ thành công khá cao (55,8%). Trong đó phác kháng thuốc của vi khuẩn gia tăng với kháng đồ có Meropenem thành công ở 50% trường sinh thuộc nhóm này. hợp, phác đồ có Amikacin và Imipenem lần Nhìn chung, vi khuẩn gram âm có tỷ lệ lượt 48,3% và 34,6% trường hợp. Điều này đề kháng cao với các kháng sinh như này phù hợp với kết quả kháng sinh đồ của Ampicillin, Cefotaxime, Ceftriaxone, chúng tôi với tỷ lệ còn nhạy Amikacin, Ceftazidime, Cefepime và Ciprofloxacin. Meropenem và Imipenem là khá cao. Mặc dù vẫn còn nhạy với Meropenem và Chúng tôi ghi nhận có 33,3% trường hợp Imipenem, Levofloxacin và Amikacin, tử vong hoặc bệnh nặng xin về. Các nghiên nhưng tình hình đề kháng kháng sinh vẫn rất cứu trong và ngoài nước đều có thấy tỷ lệ tử đáng báo động và chủ yếu liên quan đến tình vong dao động 10 – 40%1,3,4. Do đó cần nhận hình sử dụng kháng sinh hiện nay. diện sớm, điều trị nhanh chóng, thích hợp để Đặc điểm và kết quả điều trị giảm thiểu tỷ lệ tử vong. Có 100% trường hợp được sử dụng kháng sinh ban đầu trong đó 59,0% là đơn trị V. KẾT LUẬN liệu và 41,0% phối hợp kháng sinh. Kháng Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Gram âm sinh ban đầu sử dụng nhiều nhất là nhóm có tỷ lệ đề kháng kháng sinh và tỷ lệ tử vong Carbapenem trong đó Meropenem ở 43,6% cao nên điều trị phối hợp kháng sinh ban đầu trường hợp và Imipenem ở 33,3% trường cần được xem xét sớm khi xác định chẩn hợp. Như vậy riêng nhóm Carbapenem được đoán với vi khuẩn Gram âm, nhất là phối hợp sử dụng ở 76,9% trường hợp. Tiếp theo là kháng sinh nhóm Carbapenem và Amikacin. Amikacin sử dụng ở 21,8% trường hợp. Điều Khi tiếp cận tình huống sốc nhiễm trùng do này cho thấy kháng sinh sử dụng ban đầu tại vi khuẩn Gram âm cần nhận diện sớm, điều khoa HSTC-CĐ có phổ tác dụng rất rộng, có trị nhanh chóng, thích hợp để giảm thiểu tỷ lệ thể do đa số là bệnh nhân NTH nặng hoặc tử vong. sốc nhiễm trùng. Sau khi có kháng sinh đồ, tỷ lệ sử dụng kháng sinh nhóm Carbapenem TÀI LIỆU THAM KHẢO tăng từ 76,9% lên 84,7%. Tiếp theo là 1. Võ Công Đồng, Nguyên Phùng Nguyễn Amikacin với 20,8%, bên cạnh đó tỷ lệ sử Thế. Nhiễm trùng huyết Gram âm tại bệnh dụng Levofloxacin và Colistin cũng tăng lên viện Nhi đồng 2. Tạp chí y học thành phố Hồ lần lượt là 19,4% và 13,9%. Tuy nhiên cũng Chí Minh. 2006;10(1):116-122. có một số trường hợp không thay đổi kháng 2. Lâm Thị Thúy Hà. Khảo sát sự thay đổi các thông số huyết động, tổn thương các cơ quan sinh theo kháng sinh đồ có thể lý giải bệnh và kết quả điều trị bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn nhân đã đáp ứng và cải thiện lâm sàng với tại khoa Hồi sức tích cực - bệnh viện Nhi các thuốc đang sử dụng. Đồng 1. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên 247
  10. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2024 khoa II, chuyên ngành Nhi Khoa, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. 2020. 2018. 3. Hoàng Trọng Kim, Hòa Trương Thị, 6. Lê Thị Vân Trang. Đặc điểm nhiễm khuẩn Dũng Đỗ Văn. Những yếu tố tiên lượng huyết do Acinetobacter tại khoa Hồi sức tích nặng trong nhiễm trùng huyết tại khoa Hồi cực-chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1 2008- sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí 2012. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học y học thành phố Hồ Chí Minh. 2005;9(1):7- chuyên khoa nhi, Đại học Y Dược Thành phố 16. Hồ Chí Minh. 2013. 4. Bùi Thanh Liêm. Đặc điểm lâm sàng, cận 7. Aizawa Y, Shoji T, Ito K, et al. Multidrug- lâm sàng, cấy máu, pcr máu và điều trị bệnh resistant Gram-negative Bacterial nhi nhiễm khuẩn huyết tại khoa Hồi sức tích Bloodstream Infections in Children's cực - chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1. Luận Hospitals in Japan, 2010-2017. Pediatr Infect văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên khoa Dis J. Jul 2019;38(7):653-659. nhi, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí 8. Aygun F, Aygun FD, Varol F, et al. Minh. 2017. Infections with Carbapenem-Resistant Gram- 5. Trần Thị Thanh Thư. Khảo sát vi khuẩn và Negative Bacteria are a Serious Problem tính đề kháng kháng sinh ở trẻ nhiễm khuẩn Among Critically Ill Children: A Single- huyết tại khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực Centre Retrospective Study. Pathogens. May chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1. Luận văn 21 2019;8(2). tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên khoa nhi, 248
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2