Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG:<br />
NGHIÊN CỨU LOẠT CA TRÊN 1.033 TRƯỜNG HỢP<br />
Quách Trọng Đức*, Nguyễn Trường Kỳ*<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo tuổi, giới và các đặc điểm nội soi – mô bệnh học của ung thư<br />
đại trực tràng (UTĐTT).<br />
Đối tượng và phương pháp: Mô tả hàng loạt ca trên các trường hợp UTĐTT được chẩn đoán tại Bệnh viện<br />
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ 01/2009 đến 01/2013.<br />
Kết quả: Có 1.033 bệnh nhân trong nghiên cứu với tuổi trung bình là 58,6 ± 13,7 (nhỏ nhất 16, lớn nhất 94)<br />
và tỉ lệ nam:nữ là 1:1. Tỉ lệ bệnh ở độ tuổi < 50 là 24,1%. Tỉ lệ bệnh ở tuổi < 40 là 11,7%. Không có sự khác biệt về<br />
tuổi mắc bệnh giữa nam và nữ (58,1 ± 13,6 so với 59,2 ± 13,9; p = 0,2). 71,9% tổn thương ở vùng trực tràng và<br />
đại tràng chậu hông. 95% trường hợp UTĐTT được phát hiện khi đã có tổn thương tiến triển không thể điều trị<br />
lành bằng phương pháp nội soi can thiệp. Tổn thương sùi hoặc sùi loét là dạng đại thể thường gặp nhất chiếm tỉ lệ<br />
90%, trong khi dạng thâm nhiễm vốn dễ bị bỏ sót chiếm tỉ lệ 4,5%. Không có sự khác biệt giữa vị trí phân bố và<br />
dạng đại thể trên nội soi giữa các nhóm tuổi; tuy nhiên ung thư biệt hoá kém thường gặp hơn ở nhóm bệnh nhân<br />
< 50 tuổi so với nhóm ≥ 50 tuổi (14,9% so với 8,9%, p = 0,007).<br />
Kết luận: Đa số UTĐTT được chẩn đoán ở giai đoạn tiến triển xa không thể chữa lành qua nội soi với một tỉ<br />
lệ đáng kể được phát hiện ở độ tuổi < 50. Do đó, xây dựng một chương trình tầm soát bệnh ở độ lứa tuổi sớm hơn<br />
là cần thiết.<br />
Từ khóa: Ung thư đại trực tràng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ENDOSCOPIC AND PATHOLOGIC CHARATERISTICS OF COLORECTAL CANCER:<br />
A CASE SERIES ON 1,033 PATIENTS<br />
Quach Trong Duc, Nguyen Truong Ky<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 114 - 118<br />
Aims: To assess the disease distribution according to age, sex; and to describe the endoscopic and pathologic<br />
characteristics of colorectal cancers.<br />
Patients and Methods: This is a case series on patients with colorectal cancer diagnosed at the University<br />
Medical Center at Hochiminh City from January 2009 to Januray 2013.<br />
Results: There were 1033 patients in this study with the mean age of 58.6 ± 13.7 and the male-to-female<br />
ration of 1:1. 24.1% of patients were under 50 and 11.7% were under 40 years of age. There was no significant<br />
difference between the mean age of both sexes (58.1 ± 13.6 in male vs 59.2 ± 13.9 in female; p = 0.2). 71.9% of<br />
lesions located at the rectal – sigmoid colon. 95% of lesions had already been so advanced that they could not be<br />
cured with endoscopic treatment. The most common endoscopic growth forms were annular tumour with stenosis<br />
or circular ulcerated tumour (90%). The infiltrative form, which was very easy to be missed, was found in 4.5%.<br />
There were no difference in locations and endoscopic growth forms of cancers between the early-onset (< 50 years<br />
of age) and the late-onset (≥ 50 years of age) subgroups. However, poor-differentiated tumour was more common<br />
in early-onset subgroup compared with the late-onset subgroup (14.9% so với 8.9%, p = 0.007).<br />
* Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS. Quách Trọng Đức<br />
ĐT: 0918080225<br />
<br />
114<br />
<br />
Email: drquachtd@ump.edu.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusion: Most of colorectal cancers have been diagnosed in advanced stage which endoscopic treatment<br />
was incurable. In addition, a significant proportion of patients were under 50 years of age. Therefore, a screening<br />
program which starts at a younger age is required.<br />
Key words: Colorectal cancer.<br />
<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là một trong<br />
những ung thư thường gặp ở Việt Nam với tần<br />
suất đứng hàng thứ 4 ở nam và hàng thứ 6 ở nữ<br />
giới. Do hiện tại chưa có chương trình tầm soát<br />
quốc gia nên đa số trường hợp được phát hiện ở<br />
giai đoạn trễ dẫn đến phải can thiệp điều trị<br />
bằng các phẫu thuật lớn và tiên lượng sống kém.<br />
Gần đây các nghiên cứu cho thấy tuổi khởi phát<br />
của bệnh có khuynh hướng trẻ hóa và tần suất<br />
bệnh cũng có xu hướng tăng dần(3,12). Tuy nhiên,<br />
hiện vẫn còn tương đối ít các nghiên cứu cập<br />
nhật ở trong nước với số lượng bệnh nhân lớn để<br />
tìm hiểu về đặc điểm phân bố của bệnh tại Việt<br />
Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này là dựa trên<br />
một cỡ mẫu tương đối lớn để khảo sát đặc điểm<br />
phân bố của UTĐTT theo tuổi, giới, vị trí ung<br />
thư trên khung đại tràng và các đặc điểm nội soi<br />
– mô bệnh học, từ đó cung cấp cơ sở cần thiết để<br />
xây dựng các chương trình tầm soát thích hợp.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành:<br />
Tiến hành hồi cứu hồ sơ lưu trữ trên hệ<br />
thống dữ liệu tất cả các trường hợp được nội soi<br />
đại tràng – trực tràng trong thời gian kể trên.<br />
Chọn lọc lại các bệnh nhân có hinh ảnh nội soi là<br />
ung thư/polyp đại trực tràng đã được sinh thiết<br />
hoặc cắt trọn và có kết quả mô bệnh học xác<br />
nhận là ung thư đại trực tràng.<br />
<br />
Quản lý và phân tích số liệu<br />
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để quản lý số<br />
liệu và phân tích thống kê. Sử dụng thống kê mô<br />
tả để tính trung bình và tỉ lệ; phép kiểm 2 để<br />
khảo sát mối liên quan giữa hai biến định tính.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng<br />
Bệnh nhân nội trú và ngoại trú tại BV Đại<br />
Học Y Dược TP. HCM được khám và điều trị tại<br />
bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM trong thời<br />
gian 4 năm từ 01/2009 đến 01/2013 và thỏa các<br />
tiêu chuẩn sau:<br />
Tuổi ≥ 18<br />
Được nội soi đại tràng hoặc trực tràng tại<br />
Khoa Nội soi của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.<br />
HCM có hình ảnh nghi ngờ ung thư đại trực<br />
tràng trên nội soi.<br />
Có kết quả sinh thiết qua nội soi đại tràng<br />
hoặc trực tràng xác định tổn thương phát hiện<br />
trên nội soi là ung thư.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu hàng loạt ca.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố tỉ lệ bệnh theo nhóm tuổi<br />
Có 1,033 trường hợp được xác nhận chẩn<br />
đoán là ung thư đại trực tràng tại Khoa Nội<br />
soi Bệnh viện Đại học Y Dược trong thời gian<br />
kể trên. Tuổi trung bình của bệnh nhân trong<br />
nghiên cứu làà. Tỉ lệ nam:nữ là 1:1. Không có<br />
sự khác biệt về tuổi trung bình mắc bệnh ở hai<br />
giới: tuổi ở nam là 58,1 ± 13,6 so với ở nữ là<br />
59,2 ± 13,9 (p = 0,2). Tỉ lệ bệnh khởi phát sớm<br />
trước 50 tuổi là 24,1% (249/1033). Phân bố cụ<br />
thể tỉ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi được trình<br />
bày ở bảng 1 và biểu đồ 1.<br />
<br />
115<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 1: Phân bố tỉ lệ bệnh theo nhóm tuổi<br />
Nhóm tuổi<br />
< 20<br />
20 – 29<br />
30 – 39<br />
40 – 49<br />
50 – 59<br />
60 – 69<br />
≥ 70<br />
<br />
n<br />
4<br />
20<br />
69<br />
156<br />
298<br />
236<br />
250<br />
<br />
%<br />
0,4<br />
1,9<br />
6,7<br />
15,1<br />
28,8<br />
22,8<br />
24,2<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
1033<br />
<br />
100<br />
<br />
% tích lũy<br />
0,4<br />
2,3<br />
9<br />
24,1<br />
53<br />
75,8<br />
100<br />
<br />
Về đặc điểm nội soi và mô bệnh học của tổn<br />
thương ung thư phát hiện qua nội soi, vị trí và<br />
dạng đại thể của tổn thương được trình bày ở<br />
bảng 2 và 3.<br />
Bảng 2: Vị trí của ung thư đại trực tràng<br />
Vị trí<br />
Trực tràng<br />
ĐT chậu hông<br />
ĐTxuống<br />
ĐTngang<br />
ĐT lên<br />
Manh tràng<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
482<br />
260<br />
73<br />
94<br />
94<br />
30<br />
1033<br />
<br />
%<br />
46,7<br />
25,2<br />
7,1<br />
9,1<br />
9,1<br />
2,9<br />
100<br />
<br />
Bảng 3: Dạng đại thể của ung thư đại trực tràng<br />
Dạng đại thể<br />
Sùi<br />
Sùi loét<br />
Loét<br />
Thâm nhiễm<br />
Dạng polyp<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
800<br />
130<br />
5<br />
46<br />
52<br />
1033<br />
<br />
%<br />
77,4<br />
12,6<br />
0,5<br />
4,5<br />
5,0<br />
100<br />
<br />
Mối liên quan giữa tuổi mắc bệnh với các đặc<br />
điểm nội soi và mô bệnh học của ung thư được<br />
trình bày ở các bảng 4 – 6.<br />
Bảng 4: Liên quan giữa tuổi khởi bệnh và vị trí của<br />
ung thư<br />
Vị trí<br />
Trực tràng<br />
ĐT chậu hông<br />
ĐTxuống<br />
ĐTngang<br />
ĐT lên<br />
Manh tràng<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
482<br />
260<br />
73<br />
94<br />
94<br />
30<br />
1033<br />
<br />
%<br />
46,7<br />
25,2<br />
7,1<br />
9,1<br />
9,1<br />
2,9<br />
100,0<br />
<br />
Nhận xét: Không có sự khác biệt về vị trí khối<br />
u ở hai nhóm bệnh nhân có khởi phát sớm hoặc<br />
khởi phát muộn (p = 0,22)<br />
<br />
116<br />
<br />
Bảng 5:. Liên quan giữa tuổi khởi bệnh và dạng đại<br />
thể khối u trên nội soi<br />
Dạng đại thể<br />
Sùi<br />
Sùi loét<br />
Loét<br />
Thâm nhiễm<br />
Dạng polyp<br />
Tổng<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
< 50<br />
≥ 50<br />
193<br />
607<br />
35<br />
95<br />
1<br />
4<br />
13<br />
33<br />
7<br />
45<br />
249<br />
784<br />
<br />
Tổng<br />
800<br />
130<br />
5<br />
46<br />
52<br />
1033<br />
<br />
Nhận xét: Không có sự khác biệt về tuổi phát<br />
hiện bệnh và dạng đại thể của khối u (p = 0,37)<br />
Bảng 6: Liên quan giữa tuổi khởi bệnh và độ biệt hóa<br />
của khối u<br />
Độ biệt hóa<br />
Tốt – vừa<br />
Kém<br />
Tổng<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
< 50<br />
≥ 50<br />
212<br />
714<br />
37<br />
70<br />
249<br />
784<br />
<br />
Tổng<br />
37<br />
107<br />
1033<br />
<br />
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân khởi phát sớm có<br />
tỉ lệ ung thư đại trực tràng biệt hóa kém cao hơn<br />
nhóm bệnh nhân khởi phát muộn (P = 0,007).<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi<br />
trung bình mắc UTĐTT là 58,6 ± 13,7 với phân bố<br />
giới tính tương đối đồng đều. Chúng tôi không<br />
ghi nhận có sự khác biệt về tuổi mắc bệnh theo<br />
giới tính (bảng 5). Theo các khuyến cáo về tầm<br />
soát UTĐTT của thế giới, tuổi bắt đầu nên được<br />
tiến hành tầm soát là từ 50 trở lên nếu không có<br />
tiền sử UTĐTT trong gia đình(10,13). Còn đối với<br />
các gia đình có người thân bị UTĐTT thì người<br />
thân cần phải tầm soát sớm hơn 10 năm so với<br />
tuổi của người thân lúc được phát hiện<br />
UTĐTT(10). Trong nghiên cứu trên cỡ mẫu khá<br />
lớn này, chúng tôi ghi nhận có đến 24,1% trường<br />
hợp mắc bệnh ở tuổi < 50, đặc biệt trường hợp<br />
nhỏ tuổi nhất trong nghiên cứu là 16 tuổi. Điểm<br />
yếu trong nghiên cứu này là do được tiến hành<br />
hồi cứu nên đặc điểm tiền sử vê UTĐTT trong<br />
gia đình không được ghi nhận chắc chắn. Tuy<br />
nhiên một nghiên cứu trước đây của chúng tôi<br />
cho thấy trong các trường hợp UTĐTT khởi phát<br />
sớm (< 50 tuổi) thì tiền sử gia đình cũng chỉ được<br />
ghi nhận trong khoảng ¼ trường hợp(9). Như<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
vậy, ¾ sô trường hợp UTĐTT khởi phát sớm còn<br />
lại không tìm thấy mối liên quan trong gia đình<br />
có thể là (i) dạng UTĐTT xuất hiện rải rác hoặc<br />
(ii) dạng UTĐTT có liên quan đến hội chứng<br />
Lynch với những người thân tuy có thể không bị<br />
UTĐTT nhưng có thể bị ung thư tại một số cơ<br />
quan khác có liên quan hội chứng Lynch (như<br />
ung thư gan, ung thư tụy, ung thư phần phụ,<br />
ruột non….). Hiện trong nước vẫn chưa có công<br />
trình nghiên cứu nào cho biết tỉ lệ và đặc điểm<br />
của hội chứng Lynch tại Việt Nam. Tuy nhiên y<br />
văn thế giới cho thấy nhóm này cũng chỉ chiếm<br />
tỉ lệ nhỏ vào khoảng dưới 10% tổng số trường<br />
hợp bị UTĐTT(11). Do vậy, chúng tôi cho rằng<br />
tuổi khởi phát UTĐTT ở những người không có<br />
tiền sử UTĐTT ở nước ta nhiều khả năng cũng<br />
thấp hơn so với y văn thế giới và việc tầm soát<br />
bệnh ở lứa tuổi trẻ hơn 50 có thể là cần thiết.<br />
Nghiên cứu này đặt ra câu hỏi nghiên cứu rằng<br />
chúng ta nên khuyến cáo tầm soát UTĐTT ở Việt<br />
Nam bắt đầu từ lứa tuổi bao nhiêu. Đây là câu<br />
hỏi quan trọng vì nếu chọn lứa tuổi quá sớm thì<br />
tăng gánh nặng cho ngành y tế, khó khả thi và<br />
chi phí khá đáng kể cho chương trình tầm soát.<br />
Ngược lại nếu chọn lứa tuổi cao thì lại có nguy<br />
cơ bỏ sót nhiều trường hợp không thể phát hiện<br />
được bệnh ở giai đoạn sớm. Số liệu nghiên cứu ở<br />
phương Tây cho thấy tỉ lệ bệnh UTĐTT tăng vọt<br />
tính từ độ tuổi 50 trở lên với khoảng 90% trường<br />
hợp UTĐTT ở độ tuổi ≥ 50(4). Nghiên cứu này cho<br />
thấy nếu lấy mốc tuổi tầm soát tương tự thì có<br />
đến 24,1% trường hợp bị bỏ sót. Nếu lấy mốc<br />
tương tự như nghiên cứu nước ngoài để giúp<br />
phát hiện khoảng 90% trường hợp UTĐTT thì độ<br />
tuổi ≥ 40 có lẽ là mốc phù hợp để tiến hành tầm<br />
soát vì 91% trường hợp UTĐTT trong nghiên<br />
cứu xảy ra ở độ tuổi này. Điều này cần được<br />
kiểm chứng thêm bằng các nghiên cứu dịch tễ<br />
xác định tỉ suất bệnh mới ở từng nhóm tuổi.<br />
Về đặc điểm nội soi, chúng tôi ghi nhận tổn<br />
thương thường gặp nhất là trực tràng (46,7%), kế<br />
đến là đại tràng chậu hông (25,2%), đưa tổng số<br />
trường hợp UTĐTT có thể phát hiện bằng nội soi<br />
trực tràng – đại tràng chậu hông lên 71,8%. Như<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
vậy kết quả nghiên cứu này cho thấy vị trí tổn<br />
thương của UTĐTT ở nước ta cũng không có sự<br />
thay đổi đáng kể so với các nghiên cứu trong<br />
nước trước đây. Về mặt đại thể, đến 95% trường<br />
hợp UTĐTT đã ở giai đoạn tiến triển xa không<br />
còn khả năng điều trị tiệt để bằng các phương<br />
pháp nội soi can thiệp (bảng 3). Có 90% tổn<br />
thương ở dạng sùi hoặc sùi loét do đó việc nhận<br />
diện trên nội soi không mấy khó khăn. Tuy<br />
nhiên có 5% trường hợp tổn thương ung thư ở<br />
dạng thâm nhiễm, rất dễ bỏ sót khi nội soi đại<br />
tràng (đặc biệt là khi chuẩn bị đại tràng chưa<br />
sạch và tổn thương chưa tiến triển xa đến mức<br />
độ gây bít hẹp lòng đại tràng và thao tác rút máy<br />
quá nhanh). Một số ít trường hợp tổn thương<br />
dạng thâm nhiễm này đã bị bỏ sót ở lần nội soi<br />
đại tràng đầu tiên, nhưng nhở có triệu chứng<br />
lâm sàng nghi ngờ, kết hợp thêm hình ảnh dày<br />
thành đại tràng trên CT bụng khá rõ ràng nên<br />
được thực hiện nội soi đại tràng lần 2 và phát<br />
hiện được tổn thương. Có khoảng 5% trường<br />
hợp ở dạng polyp. Đây thường là các trường hợp<br />
ung thư còn ở giai đoạn sớm do polyp hóa ác<br />
tính. Một số trường hợp có thể cắt bỏ tổn thương<br />
hoàn toàn bằng phương pháp cắt polyp đơn giản<br />
hoặc cắt niêm mạc qua nội soi. Một số trường<br />
hợp khác cần phẫu thuật bổ sung do kết quả mô<br />
bệnh học cho thấy tế bào u đã xâm lấn sâu xuống<br />
mặt cắt và bờ an toàn nên có khả năng tái phát<br />
cao. Điểm đáng lưu ý là nhiều trường hợp kết<br />
quả sinh thiết qua nội soi có thể cho kết quả<br />
không chính xác (thường nhất là chỉ ghi nhận<br />
cấu trúc u tuyến với các hình ảnh nghịch sản,<br />
không thể xác nhận ung thư) do mẫu mô sinh<br />
thiết được lấy ở phần polyp chưa xảy ra tình<br />
trạng ung thư hóa. Với tình hình trang thiết bị<br />
nội soi hiện tại ở trong nước, sinh thiết ở phần<br />
lõm xuống hoặc loét bề mặt của polyp, hoặc đôi<br />
khi phải cắt trọn polyp là cần thiết để xác định<br />
chẩn đoán. Một số phương tiện kỹ thuật nội soi<br />
cao cấp hơn như nội soi nhuộm màu, nội soi<br />
phòng đại với dãi băng hẹp cho phép xác định<br />
tương đối chính xác tình trạng ung thư dựa trên<br />
sự thay đổi cấu trúc hốc tuyến và hình dạng của<br />
<br />
117<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
mạng lưới mao mạch trên niêm mạc đại trực<br />
tràng(6). So sánh giữa nhóm ung thư khởi phát<br />
sớm (< 50 tuổi) và nhóm khởi phát trễ (≥ 50 tuổi),<br />
chúng tôi không ghi nhận có sự khác biệt giữa vị<br />
trí phân bố và dạng tổn thương đại thể trên nội<br />
soi giữa hai nhóm.<br />
Về đặc điểm mô bệnh học, nghiên cứu của<br />
chúng tôi cho thấy độ biệt hóa của khối u thường<br />
gặp nhất là mức độ trung bình chiếm tỉ lệ 86,3%.<br />
Có 10,1% tổn thương có độ biệt hóa kém. Điểm<br />
đáng lưu ý là dạng mô bệnh học biệt hóa kém<br />
chiếm tỉ lệ cao hơn ở nhóm bệnh nhân khới phát<br />
sớm cao so với nhóm bệnh nhân khởi phát trễ<br />
(14,9% so với 8,9%, p = 0,007). Nghiên cứu trước<br />
đây của chúng tôi tại cùng một trung tâm chưa<br />
ghi nhận được sự khác biệt này có thể do có cỡ<br />
mẫu nhỏ(9). Một số y văn thế giới cũng đã đề cập<br />
đến đặc điểm tương tự ở các trường hợp ung thư<br />
khởi phát sớm(1,2,5,7,8). Do đó chúng tôi nghĩ rằng<br />
nhóm khởi phát sớm nhiều khả năng dự hậu xấu<br />
hơn. Cần thực hiện nghiên cứu để làm sáng tỏ<br />
hơn sự khác biệt về dự hậu của bệnh nhân<br />
UTĐTT ở hai nhóm tuổi này.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Đa số UTĐTT được chẩn đoán ở giai đoạn<br />
tiến triển xa không thể chữa lành qua nội soi. Có<br />
một tỉ lệ đáng kể bệnh nhân được phát hiện ở độ<br />
tuổi < 50. Do đó, xây dựng một chương trình tầm<br />
soát bệnh ở độ lứa tuổi sớm hơn là cần thiết<br />
<br />
TÀI LIỆU THAMKHẢO<br />
1.<br />
<br />
118<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
patients in a well defined Jordanian population. Saudi Med J<br />
24(8): 871-4.<br />
Fazeli MS, Adel MG, Lebaschi AH (2007). Colorectal<br />
carcinoma: a retrospective, descriptive study of age, gender,<br />
subsite, stage, and differentiation in Iran from 1995 to 2001 as<br />
observed in Tehran University. Dis Colon Rectum 50(7): 990-5.<br />
Foroutan M (2008). Clinical features of colorectal cancer in<br />
Iran: a 15-year review. Journal of Digestive Diseases 9(4): 2257.<br />
Fuchs CS, Giovannucci EL, Colditz GA et al (1994). A<br />
prospective study of family history and the risk of colorectal<br />
cancer. N Engl J Med 331(25):1669-74.<br />
Gupta S et al (2010). Colorectal Carcinoma in Young Adults: a<br />
Retrospective Study on Indian Patients: 2000-2008. Colorectal<br />
Dis 12: e182-9.<br />
Hewett DG, Kaltenbach T, Sano Y et al (2012). Validation of a<br />
simple classification system for endoscopic diagnosis of small<br />
colorectal polyps using narrow-band imaging. Gastroenterol<br />
143(3):599-607.<br />
Karsten B (2008). Characteristics of colorectal cancer in young<br />
patients at an urban county hospital. Am Surg 74(10): 973-6.<br />
Nath J et al (2009). Rectal cancer in young adults: a series of<br />
102 patients at a tertiary care centre in India. Colorectal Dis<br />
11(5): 475-9.<br />
Quach DT, Nguyen OT (2012). Clinical, Endoscopic and<br />
Pathogical Characteristics of Early- Onset Colorectal Cancer in<br />
Vietnamese. Asian Pacific J Cancer Pre 13(5): 1767 – 70.<br />
Rex DK et al (2009). American College of Gastroenterology<br />
guidelines for colorectal cancer screening 2009 [corrected]. Am<br />
J Gastroenterol 104(3): 739-50.<br />
Schulmann K, Reiser M, Schmiegel W (2002). Colonic cancer<br />
and polyps. Best Pract Res Clin Gastroenterol 16(1): 91-114.<br />
Siegel RL, Jemal A, Ward EM (2009). Increase in incidence of<br />
colorectal cancer among young men and women in the United<br />
States. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 18(6): 1695-8.<br />
Sung JJ (2008). Asia Pacific consensus recommendations for<br />
colorectal cancer screening. Gut 57(8): 1166-76.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
27/10/2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
30/10/2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
10/01/2015<br />
<br />
Al-Jaberi TM, Yaghan RJ, El-Heis HA (2003). Colorectal cancer<br />
in young patients under 40 years of age. Comparison with old<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />