TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LIPID Ở BỆNH NHÂN<br />
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 CAO TUỔI<br />
Vũ Thị Thanh Huyền*; Nguyễn Thị Thu Hương*; Vũ Xuân Nghĩa**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nhận xét đặc điểm rối loạn lipid (RLLP) ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ)<br />
cao tuổi.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 256 BN ĐTĐ týp 2 ≥ 60 tuổi<br />
được chẩn đoán xác định ĐTĐ theo tiêu chuẩn của WHO (2006) đang điều trị ngoại trú tại Bệnh<br />
viện Lão khoa Trung ương từ tháng 2 - 2013 đến 5 - 2013.<br />
Kết quả: 80,3% BN có RLLP, BN có nồng độ TC ≥ 5,2 mmol/l, TG ≥ 2,3 mmol/l; HDL-C ≤ 0,9<br />
mmol/l, LDL-C ≥ 3,4 mmol/l và TC/HDL-C ≥ 5 tương ứng là 31,2%; 39,9%; 19,2%; 18,8% và<br />
26%. Tỷ lệ RLLP cao nhất ở nhóm tuổi 60 - 69 (81,9%). BN phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm có tỷ lệ<br />
cao nhất (52,9%). Tỷ lệ BN kiểm soát LDL-C đạt mục tiêu 70,7%, không đạt mục tiêu 29,3%, tỷ<br />
lệ kiểm soát HDL-C đạt mục tiêu 38,6%. Kiểm soát tốt lipid máu nam 48,5%, nữ 32,7%, nam<br />
giới kiểm soát HDL-C tốt hơn nữ giới (p < 0,05).<br />
Kết luận: nghiên cứu cho thấy tỷ lệ RLLP tương đối cao ở BN ĐTĐ týp 2 cao tuổi và có liên<br />
quan đến thời gian mắc ĐTĐ.<br />
* Từ khóa: Đái tháo đường; Rối loạn chuyển hóa lipid; Bệnh nhân cao tuổi<br />
<br />
study the characteristics of lipid metabolism<br />
disorders in elderly type 2 diabetes<br />
SUMMARY<br />
Objective: to study the characteristics of lipid metabolism disorders in elderly type 2 diabetes.<br />
Subjects and methods: cross-sectional description on the 256 patients with type 2 diabetes, age<br />
≥ 60 years, which were diagnosed diabetes according to the WHO (2006) criteria. All subject were<br />
treated at Out-patient Department, National Geriatric Hospital from February, 2013 to March, 2013.<br />
Results: the proportion of patients with lipid disorders was 80.3%, the proportion of patients<br />
with TC levels ≥ 5.2 mmol/L, TG ≥ 2.3 mmol/L, HDL-C ≤ 0.9 mmol/L, LDL-C ≥ 3.4 mmol/L and<br />
TC/HDL-C ≥ 5 was 31.2%, 39.9%, 19.2%, 18.8% and 26%, respectively. The ratio of lipid<br />
disorder in the age group 60 - 69 was the highest (81.9%). The rate of patients diagnosed from<br />
1 - 5 years was the highest (52.9%). Percentage of patients controlled at LDL-C target was<br />
70.7%, 38.6% of patients was achieved HDL-C target, 48.5% male and 32.7% female were<br />
well-controled of blood lipid, male controled HDL-C better than women (p < 0.05).<br />
Conclusion: the study showed high rates of lipid disorders in elderly patients with type 2<br />
diabetes, and related to the duration of diabetes.<br />
* Key words: Type 2 diabetes; Lipid disorder; Elderly patients.<br />
* Bệnh viện Lão khoa Trung ương<br />
** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Thị Thanh Huyền (vuthanhuyen11@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 28/11/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/01/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 26/05/2014<br />
<br />
98<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việt Nam nằm trong số các quốc gia<br />
có tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ tăng nhanh.<br />
Theo điều tra dịch tễ học của Tạ Văn<br />
Bình và CS (2002 - 2003), tỷ lệ ĐTĐ cao<br />
nhất ở khu vực thành phố là 4,4% và tỷ lệ<br />
ĐTĐ chung cho cả nước 2,7% [1]. Rối<br />
loạn chuyển hóa lipid là một trong những<br />
yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch<br />
do xơ vữa động mạch, rất phổ biến ở<br />
người cao tuổi (NCT). RLLP và ĐTĐ là<br />
những bệnh lý đã được chứng minh làm<br />
tăng tỷ lệ tử vong và biến cố tim mạch, tai<br />
biến mạch não, đặc biệt ở NCT. Bên cạnh<br />
đó, theo điều tra dân số gần đây, cho thấy<br />
NCT đang chiếm một tỷ lệ đáng kể<br />
(khoảng 16,8% dân số Việt Nam đến năm<br />
2029) [2]. Ngoài yếu tố tuổi cao, giới, lối<br />
sống, chế độ ăn, ĐTĐ, tăng huyết áp<br />
cũng có liên quan đến đặc điểm rối loạn<br />
lipid máu và hiệu quả điều trị ở BN ĐTĐ<br />
cao tuổi. Do đó, tìm hiểu được các đặc<br />
điểm này sẽ giúp cho công tác điều trị<br />
ĐTĐ đạt kết quả tốt hơn. Trên thế giới đã<br />
có một số nghiên cứu về RLLP ở BN ĐTĐ<br />
týp 2 cao tuổi, tuy nhiên ở Việt Nam<br />
nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế.<br />
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài<br />
với mục tiêu: Nhận xét đặc điểm rối loạn<br />
chuyển hóa lipid ở BN ĐTĐ cao tuổi.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
BN ĐTĐ týp 2 đang điều trị ngoại trú<br />
tại Bệnh viện Lão khoa TW từ tháng<br />
2 - 2013 đến 5 - 2013.<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN ≥ 60 tuổi<br />
được chẩn đoán xác định ĐTĐ theo tiêu<br />
chuẩn của WHO (2006) [3], khi có 1 trong<br />
3 tiêu chuẩn sau: (1) Đường máu lúc đói<br />
<br />
≥ 7 mmol/l, làm ít nhất 2 lần, (2) Đường<br />
máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l,<br />
kèm theo triệu chứng lâm sàng, làm ít<br />
nhất 2 lần. (3) Đường máu sau 2 giờ làm<br />
nghiệm pháp tăng đường máu sau uống<br />
75 gram glucose ≥ 11,1 mmol/l.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: ĐTĐ týp 1, ĐTĐ<br />
khác có nguyên nhân.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.<br />
* Chọn mẫu nghiên cứu: lựa chọn mẫu<br />
nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu<br />
toàn bộ, lần lượt chọn BN điều trị ngoại<br />
trú tại Phòng khám Nội tiết và ĐTĐ,<br />
Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng<br />
02 - 2013 đến 05 - 2013.<br />
* Các biến số nghiên cứu:<br />
- Thông tin chung về đối tượng: tuổi,<br />
giới, trình độ học vấn, tiền sử ĐTĐ: thời<br />
gian phát hiện bệnh, tiền sử sử dụng<br />
thuốc điều trị ĐTĐ, biến chứng, tiền sử<br />
gia đình: có người mắc ĐTĐ, tăng huyết<br />
áp, RLLP, tiền sử khác: hút thuốc lá, uống<br />
rượu, chế độ tập luyện.<br />
- Bệnh lý phối hợp: RLLP: thời gian<br />
phát hiện bệnh, tình hình tuân thủ điều trị,<br />
các thuốc và liều thuốc hạ lipid máu đang<br />
sử dụng.<br />
- Chỉ số nhân trắc học: chỉ số khối cơ<br />
thể, vòng bụng, chỉ số eo-hông.<br />
- Kết quả cận lâm sàng: xét nghiệm<br />
máu: đường máu lúc đói, HbA1c, cholesterol<br />
toàn phần, triglycerid, LDL-C, HDL-C, điện<br />
tâm đồ, siêu âm Doppler mạch máu.<br />
- Đánh giá mức độ kiểm soát các chỉ<br />
số dựa theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ<br />
châu Âu cho NCT (European Diabetes<br />
Working Party for Older People 2001 2004) [4].<br />
Bảng 1: Khuyến cáo của Hội ĐTĐ châu<br />
100<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br />
<br />
Âu về mục tiêu lipid máu cho NCT [4].<br />
MỤC TIÊU (mmol/l)<br />
LDL-C<br />
<br />
< 3,0<br />
<br />
TG<br />
<br />
< 2,3<br />
Nam<br />
<br />
> 1,0 mmol/l<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
> 1,3 mmol/l<br />
<br />
HDL-C<br />
<br />
* Xử lý số liệu: xử lý và phân tích số<br />
liệu bằng phần mềm thống kê y học<br />
SPSS 16.0, các thuật toán được sử dụng:<br />
tính tỷ lệ phần trăm (%), tính giá trị trung<br />
bình, độ lệch chuẩn. Sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
Trong tổng số 259 BN nghiên cứu,<br />
162 BN (62,5%) nữ cao hơn so với 97 BN<br />
(37,5%) nam (tỷ lệ nữ/nam là 1,67). Tỷ lệ<br />
BN phát hiện bệnh ĐTĐ > 10 năm cao<br />
nhất (46,7%), từ 5 - 10 năm: 27%, < 5 năm:<br />
26,3%, 80,3% BN có RLLP (208 BN).<br />
* Tỷ lệ các thành phần lipid rối loạn:<br />
TC ≥ 5,2 mmol/l: 65 BN (31,2%); TG ≥<br />
2,3 mmol/l: 83 BN (39,9%); HDL-C ≤ 0,9<br />
mmol/l: 40 BN (19,2%); LDL-C ≥ 3,4<br />
mmol/l: 39 BN (18,8%); TC/HDL-C ≥ 5: 54<br />
BN (26,0%). Theo các thống kê lâm sàng,<br />
một tỷ lệ lớn BN ĐTĐ týp 2 có kèm RLLP.<br />
Theo báo cáo của chương trình NHANES<br />
III: 85% BN bị ĐTĐ týp 2 có LDL-C > 2,6<br />
mmol/l, 42% có nồng độ TG > 2,3 mmol/l<br />
và 62% có HDL-C < 1,15 mmol/l [6].<br />
RLLP máu thường gặp ở BN ĐTĐ týp 2,<br />
đó là tăng TG và giảm HDL-C, nồng độ<br />
LDL-C ở BN ĐTĐ týp 2 thường không<br />
khác biệt đáng kể so với nhóm không<br />
ĐTĐ. Trần Đức Thọ và CS thống kê các<br />
trường hợp ĐTĐ có RLLP từ năm 1996 1999 thấy 100% BN ĐTĐ týp 2 có RLLP,<br />
101<br />
<br />
trong đó 81,82% BN tăng hàm lượng TG<br />
> 2,3 mmol/l, 91,89% có hàm lượng<br />
HDL-C < 0,9 mmol/l, 94,59% có tỷ lệ<br />
TC/HDL-C > 5 [7]. Nghiên cứu của Trần<br />
Vĩnh Thủy và CS (2007) cho thấy: 88,5%<br />
BN có nồng độ TC ≥ 5,2 mmol/l; 79,5% có<br />
TG ≥ 2,3 mmol/l; 37,2% có HDL-C ≤ 0,9<br />
mmol/l; 55,1% có LDL-C ≥ 3,5 mmol/l [8].<br />
Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều<br />
có chung một nhận xét: có thể gặp 70 100% BN ĐTĐ týp 2 có bất thường một<br />
hoặc nhiều thành phần lipid [8]. Có sự<br />
khác biệt này là do BN trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi đa phần nằm trong chương<br />
trình quản lý ĐTĐ ngoại trú, một số BN đã<br />
được chẩn đoán và điều trị RLLP ngay tại<br />
thời điểm phát hiện.<br />
n = 259<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố tỷ lệ RLLP theo<br />
nhóm tuổi.<br />
Tỷ lệ RLLP ở nhóm tuổi 60 - 69 cao<br />
nhất (81,9%), nhóm tuổi 70 - 79 là 79,8%,<br />
nhóm tuổi > 80 có tỷ lệ thấp nhất (75%).<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân bố BN theo thời gian<br />
phát hiện RLLP.<br />
Tỷ lệ BN phát hiện bệnh < 1 năm<br />
chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,4%), 1 - 5 năm có<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br />
<br />
tỷ lệ cao nhất (52,9%), 5 - 10 năm: 21,1%,<br />
> 10 năm: 23,6%.<br />
<br />
thống kê (p < 0,05). Nồng độ TG, HDL-C<br />
trung bình ở cả hai giới không khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả<br />
này tương tự với nghiên cứu cắt ngang<br />
trên BN ĐTĐ týp 2 trong chương trình<br />
quản lý bệnh ĐTĐ tại Bệnh viện Changhua<br />
Christian (2002 - 2004) với 408 đối<br />
tượng, tuổi trung bình 55,8 ± 13,9 và các<br />
nghiên cứu khác trước đây [8].<br />
<br />
Biểu đồ 3: Liên quan giữa thời gian phát<br />
hiện RLLP và ĐTĐ.<br />
15,4% BN phát hiện có RLLP trước khi<br />
phát hiện bị ĐTĐ, 28,8% phát hiện cùng<br />
với ĐTĐ, 55,8% sau khi phát hiện ĐTĐ.<br />
Tỷ lệ này tương ứng với thời gian phát<br />
hiện ĐTĐ. Về thời gian phát hiện RLLP và<br />
ĐTĐ chúng tôi nhận thấy ngoài BN đã<br />
phát hiện RLLP trước khi phát hiện ĐTĐ<br />
(15,4%), phần lớn BN (84,6%) được chẩn<br />
đoán RLLP khi làm xét nghiệm nồng độ<br />
các thành phần lipid máu trong quá trình<br />
quản lý bệnh ĐTĐ. Điều này cho thấy việc<br />
theo dõi và phát hiện sớm RLLP rất quan<br />
trọng, nhất là trong quá trình khám và<br />
quản lý ĐTĐ nhằm mục đích kiểm soát tốt<br />
các thông số lipid máu, hạn chế tối đa<br />
biến chứng của ĐTĐ và RLLP ở BN ĐTĐ<br />
týp 2 nói chung và BN ĐTĐ cao tuổi nói riêng.<br />
Bảng 2: Liên quan giữa các thông số<br />
lipid máu và giới.<br />
THÔNG SỐ<br />
(mmol/l)<br />
<br />
NAM<br />
(n = 97)<br />
<br />
NỮ<br />
(n = 162)<br />
<br />
p<br />
<br />
TC<br />
<br />
4,36 ± 0,99<br />
<br />
4,78 ± 1,01<br />
<br />
0,001<br />
<br />
TG<br />
<br />
2,11 ± 1,15<br />
<br />
2,15 ± 1,48<br />
<br />
0,828<br />
<br />
HDL-C<br />
<br />
1,12 ± 0,78<br />
<br />
1,21 ± 0,34<br />
<br />
0,219<br />
<br />
LDL-C<br />
<br />
2,34 ± 0,84<br />
<br />
2,61 ± 0,97<br />
<br />
0,022<br />
<br />
Nồng độ TC và LDL-C trung bình ở nữ<br />
cao hơn nam, sự khác biệt có ý nghĩa<br />
<br />
Biểu đồ 4: Kết quả kiểm soát LDL-C theo<br />
nhóm tuổi.<br />
Về mục tiêu kiểm soát lipid máu theo<br />
LDL-C, tỷ lệ BN kiểm soát LDL-C đạt mục<br />
tiêu là 70,7%, không đạt mục tiêu 29,3%.<br />
Khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa<br />
tỷ lệ BN kiểm soát LDL-C đạt mục tiêu<br />
giữa các nhóm tuổi (p > 0,05). Kết quả<br />
của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu<br />
của Trần Thị Thanh Huyền và CS (2011):<br />
tỷ lệ kiểm soát LDL-C kém 13,2% [2].<br />
Điều này là do chúng tôi sử dụng mục<br />
tiêu LDL-C cho đối tượng ĐTĐ týp 2 cao<br />
tuổi (LDL-C < 3 mmol/l), trong khi tác giả<br />
trên sử dụng mục tiêu LDL-C chung cho<br />
các đối tượng ĐTĐ (LDL-C < 3,4 mmol/l).<br />
Về mục tiêu kiểm soát lipid máu theo<br />
HDL-C, trong nghiên cứu này 38,6% BN<br />
kiểm soát HDL-C đạt mục tiêu, kiểm soát<br />
tốt 48,5% ở nam, 32,7% ở nữ, nam kiểm<br />
soát HDL-C tốt hơn nữ (sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê với p < 0,05). Kết quả này<br />
kém hơn so với nghiên cứu của Trần Thị<br />
Thanh Huyền và CS (2011): tỷ lệ kiểm<br />
102<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014<br />
<br />
soát HDL-C kém là 2,3% [2], do chúng tôi<br />
sử dụng mục tiêu HDL-C cho đối tượng<br />
ĐTĐ týp 2 cao tuổi (HDL-C > 1 mmol/l đối<br />
với nam và > 1,3 mmol/l đối với nữ), trong<br />
khi tác giả này sử dụng mục tiêu LDL-C<br />
chung cho các đối tượng ĐTĐ (HDL-C ><br />
0,9 mmol/l).<br />
Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN<br />
kiểm soát TG máu đạt mục tiêu 67,2%,<br />
không đạt mục tiêu 32,8%. Kết quả này<br />
tương tự nghiên cứu của Trần Thị Thanh<br />
Huyền và CS (2011): mức TG tốt, chấp<br />
nhận được chiếm 64,9% [2]. Nghiên cứu<br />
của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ BN kiểm<br />
soát TG máu đạt mục tiêu ở nhóm tuổi<br />
70 - 79 và ≥ 80 cao hơn ở nhóm tuổi<br />
60 - 69 có ý nghĩa thống kê khi so sánh<br />
từng cặp (p < 0,05).<br />
KẾT LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ<br />
RLLP cao ở BN ĐTĐ týp 2 cao tuổi, thời<br />
gian mắc RLLP tương ứng với thời gian<br />
mắc ĐTĐ.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Tạ Văn Bình và CS. Dịch tễ học bệnh<br />
ĐTĐ, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên<br />
quan tới quản lý bệnh ĐTĐ tại khu vực nội<br />
thành bốn thành phố lớn. Kỷ yếu toàn văn các<br />
đề tài khoa học. NXB Y học. 2004, tr.240-250.<br />
<br />
103<br />
<br />
2. Trần Thị Thanh Huyền. Tình hình kiểm<br />
soát đường huyết của BN ĐTĐ týp 2 cao tuổi<br />
điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung<br />
ương. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại<br />
học Y Hà Nội. 2011, tr.4-5, 37-46.<br />
3. Trần Đức Thọ. ĐTĐ không phụ thuộc<br />
insulin và các đái đường khác, biến chứng<br />
của bệnh ĐTĐ. Cẩm nang điều trị nội khoa.<br />
Nhà xuất bản Y học. 1996, tr.674-683.<br />
4. Trần Vĩnh Thủy. Đánh giá hiệu quả điều<br />
trị rối loạn chuyển hóa lipid máu ở BN ĐTĐ<br />
týp 2 bằng Mediator tại Bệnh viện Đa khoa<br />
Trung ương Thái Nguyên. Luận văn Thạc sỹ<br />
Y học. Trường Đại học Y khoa - Đại học Thái<br />
Nguyên. 2007, tr.36-55.<br />
5. World Health Organization. Definition<br />
and diagnosis of diabetes mellitus and<br />
intermediate hyperglycemia, Report of a WHO<br />
Consultation. Geneva (Switzerland). 2006.<br />
6. European Diabetes Working Party for<br />
Older People 2001 - 2004. Clinical guidelines<br />
for type 2 diabetes mellitus, accessed-November<br />
2012, from http://www.euroage-diabetes.com.<br />
7. Harris MI. Health care and health status<br />
and outcomes for patients with type 2 diabetes.<br />
Diabetes Care. 2000, Vol 23 (6), pp.754-758.<br />
8. Shi Dou Lin, Shih Te Tu, Shang Ren Hsu,<br />
et al. Characteristics predicting dyslipidemia in<br />
Drug-naïve type 2 diabetes patients. J Chin<br />
Med Assoc. 2006, Vol.69 (9), pp.404-408.<br />
<br />