Trần Minh Quân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 45 - 51<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐẶC TRƯNG GIỐNG CHUỐI TÂY BẢN ĐỊA<br />
PHẤN VÀNG PHÚ THỌ (MUSA X PARADISIACA)<br />
Trần Minh Quân*, Hà Minh Tuân,<br />
Nguyễn Thế Huấn, Lê Diệu Thúy, Phùng Thị Thu Hà<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giống chuối tây bản địa Phấn Vàng là một đặc sản của đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn<br />
tỉnh Phú Thọ. Đây là giống cây trồng có tiềm năng mang lại thu nhập ổn định, góp phần xóa đói<br />
giảm nghèo cho người dân địa phương. Mặc dù vậy, giống chuối này vẫn chưa được chú trọng<br />
đầu tư phát triển về kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu, bệnh hại, cũng như công tác tiếp thị, quản<br />
bá còn hạn chế, do đó chuối Phấn Vàng chưa được nhiều người biết đến. Để góp phần vào công<br />
tác bảo tồn lai tạo giống chuối Phấn Vàng và phát triển hàng hóa trên quy mô lớn tại khu vực<br />
miền núi phía Bắc, đề tài đã được triển khai tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong thời gian<br />
từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2013 nhằm tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ, phân bố và các đặc trưng<br />
chi tiết của giống chuối theo bộ tiêu chuẩn của Viện tài nguyên di truyền thực vật quốc tế<br />
(IPGRI 1996) [7]. Kết quả cho thấy cây chuối Phấn Vàng thuộc nhóm chuối có chiều cao phổ<br />
biến (4,0 m; góc lá đứng so với trục thân chính, ở thời điểm cây đã trổ buồng có trung bình (7,9<br />
lá/cây; gờ cuống lá có dạng cánh, bám sát vào thân giả; độ mở của gờ cuống nằm trong nhóm 02<br />
(> 1cm); tỷ lệ lá (chiều dài/chiều rộng) là 3,4, thuộc nhóm 3; lá có màu xanh trung bình, mặt<br />
ngoài dạng mờ đục, không có nếp nhăn; giống chuối Phấn Vàng có dạng bầu nhụy tương đối<br />
thẳng, noãn được sắp xếp dạng 4 hàng rõ ràng; trung bình một buồng chuối có 7,6 nải chuối,<br />
mỗi nải ở giữa buồng có trung bình12,9 quả; chiều dài trung bình của một quả là 12,5 cm, nằm<br />
trong nhóm có kích thước quả ngắn.<br />
Từ khóa: Bản địa, bảo tồn, chuối tây Phấn Vàng, đặc trưng, nguồn gen<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Trong những năm gần đây, công tác bảo tồn<br />
nguồn gen bản địa trên địa bàn đã nhận được<br />
sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của UBND<br />
tỉnh Phú Thọ mà trọng tâm là lưu giữ, phát<br />
triển những giống cây trồng đặc sản có<br />
thương hiệu của địa phương, trong đó có cây<br />
chuối tây bản địa Phấn Vàng (UBND tỉnh Phú<br />
Thọ 2013) [5].<br />
Cây chuối tây Phấn Vàng ở huyện Thanh Sơn<br />
– Phú Thọ được trồng tập trung chủ yếu ở các<br />
xã như Tân Minh và Tân Lập. Giống này<br />
được người dân tộc Mường địa phương đánh<br />
giá là cây đặc sản chủ lực để phát triển kinh<br />
tế, giúp xóa đói giảm nghèo (Nguyễn Hữu<br />
Hoàng, 2013) [2].<br />
Hiện nay việc trồng cây chuối đã đem lại một<br />
nguồn thu nhập đáng kể cho một số hộ dân.<br />
Tuy nhiên, việc phát triển cây chuối còn<br />
mang tính tự phát, chưa được chú trọng trong<br />
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong<br />
*<br />
<br />
việc thâm canh loại cây ăn quả này, các hộ<br />
còn trồng chuối theo tập quán cũ với phương<br />
thức trồng quảng canh nên năng suất thấp,<br />
chất lượng sản phẩm chưa cao (Nguyễn Hữu<br />
Hoàng, 2013) [2]. Trong những năm gần đây,<br />
được sự quan tâm của chính quyền địa<br />
phương, diện tích trồng chuối Phấn Vàng đã<br />
được mở rộng. Ở xã Tân Minh đã triển khai<br />
dự án “Mở rộng diện tích trồng cây chuối<br />
Phấn Vàng trên địa bàn xã Tân Minh” trong<br />
giai đoạn 3 năm, 2007 – 2010 (UBND xã Tân<br />
Minh 2012) [6]. Tuy nhiên, việc đầu tư, phát<br />
triển mới chỉ dừng lại ở mô hình, chưa được<br />
áp dụng rộng rãi đến điều kiện thực tế của đa<br />
số người trồng chuối với điều kiện đất dốc,<br />
canh tác theo lối quảng canh và năng lực đầu<br />
tư còn hạn chế. Thêm vào đó, hiệu quả kinh tế<br />
từ trồng chuối phụ thuộc nhiều vào thị trường<br />
đầu ra, giá bán không ổn định và nhiều khi bị<br />
tư thương ép giá đã phần nào ảnh hưởng đến<br />
động lực đầu tư và chăm sóc của người dân ở<br />
nhiều địa bàn trong tỉnh Phú Thọ (Nguyễn<br />
Hữu Hoàng, 2013) [2].<br />
<br />
Tel: 0912 120315, Email: tmquanrus@gmail.com<br />
<br />
45<br />
<br />
Trần Minh Quân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Chính vì vậy, đề tài được triển khai nhằm<br />
mục đích xây dựng bản mô tả đặc trưng cho<br />
giống chuối Phấn Vàng nhằm góp phần phục<br />
vụ công tác bảo tồn nguồn gen và lai tạo<br />
giống chuối cho tỉnh và cho khu vực miền núi<br />
phía Bắc.<br />
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu được thực hiện trên giống chuối<br />
tây bản địa Phấn Vàng (Musa x paradisiaca<br />
var.“Phan Vang”) tại tỉnh Phú Thọ từ tháng 5<br />
đến tháng 8 năm 2013.<br />
Nội dung nghiên cứu:<br />
- Thông tin chung về nguồn gốc và phân bố<br />
giống chuối;<br />
-Mô tả đặc điểm đặc trưng của giống chuối.<br />
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:<br />
- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu thứ cấp:<br />
các báo cáo, dữ liệu thống kê của các cơ quan<br />
chức năng và cơ quan chuyên môn;<br />
- Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu trực tiếp<br />
trên vườn chuối: lựa chọn 30 cây điển hình tại<br />
vườn nông hộ tại xã Tân Minh - nơi trồng tập<br />
trung giống chuối Phấn Vàng, với tiêu chí là<br />
cây con thứ nhất được mọc lên từ năm thứ 2<br />
sau khi trồng cây mẹ ban đầu để đảm bảo<br />
đánh giá đúng đặc trưng của giống (IPGRI<br />
1996) [7].<br />
Thời gian nghiên cứu: từ 5 tháng 8/2013.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Thông tin chung về giống chuối nghiên<br />
cứu: Tên thường gọi: Chuối Phấn Vàng. Tên<br />
khoa học: Musa x paradisiaca var. “Phan<br />
Vang”, thuộc nhóm chuối tam bội (ABB), họ<br />
Musaceae (Valmayor và cs., 2000) [9].<br />
Nguồn gốc và phân bố giống chuối:<br />
Theo kết quả điều tra, giống chuối Phấn Vàng<br />
- Phú Thọ được phát triển tại địa phương từ<br />
trước năm 1945, tại thôn Đồng Giao thuộc xã<br />
Tân Minh. Người dân trồng chuối ở đây chủ<br />
yếu là dân tộc Mường (80 – 90%), còn lại 10<br />
– 20% là dân tộc Dao và các dân tộc khác.<br />
Các hộ gia đình bắt đầu mở rộng diện tích và<br />
phát triển cây chuối từ năm 2007, và sau năm<br />
46<br />
<br />
123(09): 45 - 51<br />
<br />
2007 mở rộng ra các thôn lân cận trong xã<br />
như Đồng Cửu, Thượng Cửu, Hạ Cửu.<br />
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và<br />
Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ [4], đến<br />
cuối năm 2012, tổng diện tích trồng chuối<br />
trên toàn tỉnh là 2.721 ha. Trong đó, diện tích<br />
chủ yếu tập trung tại địa bàn huyện Thanh<br />
Sơn (441ha) chiếm 16,2% diện tích trồng<br />
chuối toàn tỉnh. Tuy nhiên, số liệu thống kê<br />
không chia tách diện tích trồng chuối tây và<br />
diên tích trồng các loại chuối khác.<br />
Theo kết quả điều tra về tình hình sản xuất<br />
giống chuối Phấn Vàng năm 2012 cho thấy,<br />
trong các địa bàn trồng chuối, giống chuối tây<br />
được phân bố chủ yếu ở hai xã Tân Minh và<br />
xã Tân Lập, với diện tích lần lượt là 87,5ha<br />
và 300ha (100% Phấn Vàng). Riêng ở xã Tân<br />
Minh, các giống chuối khác (chuối tiêu) chỉ<br />
trồng rải rác ở các vườn hộ, với diện tích<br />
khoảng 3ha (số liệu này chỉ là số liệu ước<br />
lượng, không được thống kê, do xã cho rằng<br />
diện tích không đáng kể).<br />
Kết quả phỏng vấn tại 31 hộ tại hai xã Tân<br />
Minh và Tân Lập, diện tích trồng giống chuối<br />
Phấn Vàng trung bình trên một hộ là 2,29 ha<br />
(dao động từ 0,07 – 5,3ha), trong đó diện tích<br />
trồng chuối chiếm 63,31% diện tích canh tác.<br />
Chuối sinh trưởng, phát triển tốt ở trên đất<br />
đồi, với hình thức trồng quảng canh, không<br />
bón phân và tưới nước. Theo người dân địa<br />
phương, chuối Phấn Vàng được trồng trên đất<br />
đen, có độ màu mỡ khá cao, tuy nhiên theo<br />
tác giả Lê Thị Hương Giang (2013), nhóm đất<br />
của huyện Thanh Sơn thuộc nhóm đất xám.<br />
Tại xã Tân Minh, cây chuối được trồng tập<br />
chung chủ yếu ở các thôn Đồng Giao, Đồng<br />
Cửu, Thượng Cửu và Khả Cửu.<br />
Tại xã Tân Lập, cây chuối được trồng nhiều<br />
nhất tại 3 thôn: Chầm 1, Nưa Thượng, Nưa<br />
Hạ với diện tích lần lượt là 85ha, 55ha, 53ha.<br />
Đặc điểm đặc trưng về hình thái giống<br />
Việc đánh giá đặc trưng về hình thái giống<br />
được áp dụng theo bộ tiêu chuẩn đánh giá của<br />
Viện nguồn gen cây trồng quốc tế (IPGRI)<br />
năm 1996 [7].<br />
<br />
Trần Minh Quân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 45 - 51<br />
<br />
Chiều cao trung bình của thân giả: 4,02 (±<br />
0,1) m. Kết quả cho thấy, giống chuối nghiên<br />
cứu nằm trong nhóm 3 (nhóm cây cao) theo<br />
bộ tiêu chuẩn đánh giá của IPGRI (1996) [7].<br />
Đường kính gốc trung bình (đo cách mặt đất<br />
10cm): 24,33 (± 0,29) cm.<br />
<br />
Hình 1: Dạng góc lá của giống chuối Phấn Vàng<br />
<br />
Đặc điểm chung về ngoại hình<br />
Giống chuối Phấn Vàng - Phú Thọ có dạng<br />
góc lá so với trục thân chính ở nhóm 01 (góc<br />
lá đứng), khác so với giống chuối tây Bắc<br />
Kạn thuộc nhóm 02 (Hà Minh Tuân và cs.<br />
2014) [3] trong 04 nhóm phân loại của IPGRI<br />
(1996) [7] (góc là đứng, trung bình, rủ và rất<br />
rủ) (Hình 1).<br />
Dạng thân của giống chuối này nằm trong<br />
nhóm chuối có chiều cao phổ biến theo tiêu<br />
chuẩn phân loại của IPGRI (1996).<br />
Bộ phận rễ<br />
Chuối có dạng rễ chùm. Giống chuối tây Phấn<br />
Vàng có rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt<br />
10 - 30cm. Loại rễ này mọc xung quanh đốt<br />
dưới gốc chuối. Rễ mọc dài, bò ngang trên lớp<br />
đất mặt, có nhiều rễ ăn xa trên 150cm, ăn sâu<br />
đến 30-50cm. Trên các đầu rễ có nhiều lông tơ<br />
màu trắng (lông hút), đây chính là bộ phận hút<br />
nước và dinh dưỡng để nuôi sống cây.<br />
<br />
Hình 2. Bộ phận thân thật của chuối Phấn Vàng Phú Thọ<br />
<br />
Đặc điểm của lá chuối<br />
Lá chuối được sinh ra từ thân ngầm (đỉnh sinh<br />
trưởng) đến giữa thân giả rồi mọc thẳng lên.<br />
Chu kỳ sống của giống chuối có khoảng 33 38 lá. Ở thời điểm cây đã trổ buồng, trung<br />
bình một cây có 7,87 (± 0,12) lá/cây. Trong<br />
đó, số lá bị rách do tác động của gió chiếm tỉ<br />
lệ khá lớn, trung bình 6,83 (± 0,07) lá/cây<br />
(chiếm 86,8% số lá trên cây).<br />
Theo tiêu chuẩn IPGRI (1996) [7], lấy lá thứ<br />
3 được đếm từ lá cuối cùng (lá 1) phát sinh<br />
trước khi trổ buồng để mô tả đặc trưng của lá.<br />
<br />
Mô tả chi tiết về thân chuối<br />
Thân chuối được chia làm 2 phần: thân thật<br />
và thân giả.<br />
- Thân ngầm (thân thật): nằm dưới mặt đất,<br />
phần đỉnh sinh trưởng kéo dài lên trên mặt đất<br />
(Hình 2). Thân bao gồm các đốt ngắn, nằm<br />
trên các đốt là mầm ngủ, các mầm ngủ có khả<br />
năng phát triển thành cây mới. Thân ngầm<br />
chính là củ chuối hay gốc chuối, là cơ quan<br />
sinh sản duy trì giống.<br />
<br />
Cuống lá được tính từ thân giả đến phiến lá:<br />
Đặc điểm của lá thứ 3 (lá bàng đã mở rộng,<br />
đếm từ điểm đỉnh của cây) có vết đốm nhỏ<br />
(nhóm 2) và màu nâu (nhóm 1), trong đó ở<br />
đỉnh của bẹ không có vết đốm. Ống cuống lá<br />
thứ 3 nằm trong nhóm phân loại 04 giống với<br />
nhóm chuối tây Bắc Kạn, có gờ cuống uốn<br />
cong đều đối xứng.<br />
Gờ cuống lá là dạng có cánh, bám sát vào<br />
thân giả, gờ cuống thuộc nhóm có gờ cuống<br />
còn tươi, rìa của gờ cuống có mầu nâu đỏ<br />
chạy dọc theo cuống. Độ mở của gờ cuống<br />
nằm trong nhóm 02 (>1cm).<br />
<br />
- Thân giả: là phần nằm trên mặt đất, được tạo<br />
thành bởi các bẹ lá ôm chặt lấy nhau.<br />
<br />
Chiều dài cuống lá thứ 3 là 52,02 (± 1,42) cm,<br />
nằm trong nhóm thứ 2 (51 - 70cm).<br />
47<br />
<br />
Trần Minh Quân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 45 - 51<br />
<br />
Chiều dài phiến lá (đo ở lá có kích thước lớn<br />
nhất) trung bình là 178,43 (± 3,09) cm, nằm<br />
trong nhóm 02 trong bộ tiêu chuẩn phân loại<br />
về chiều dài lá.<br />
<br />
Bề mặt sống gân lá (ở mặt dưới phiến lá) có<br />
dạng màu vàng nhạt. Màu của bề mặt bụng lá<br />
có màu xanh-vàng. Lá đọt (đọt xì gà) của<br />
giống chuối Phấn Vàng có màu xanh – vàng.<br />
<br />
Chiều rộng phiến lá (đo ở lá và vị trí lá có<br />
kích thước lớn nhất): 52,66 (± 0,68) cm, nằm<br />
trong nhóm có chiều rộng lá ≤ 70cm. Tỷ lệ lá<br />
(chiều dài/chiều rộng): 3,39<br />
<br />
Hoa và quả chuối<br />
<br />
Màu sắc lá: mặt lá trên, lá của giống chuối<br />
Phấn Vàng có dạng màu xanh trung bình, bề<br />
mặt ngoài dạng mờ đục, không có nếp nhăn.<br />
Bề mặt dưới của lá có một lớp phấn mỏng<br />
màu trắng. Khi loại bỏ lớp phấn, bề mặt dưới<br />
có màu xanh trung bình.<br />
Khác với giống chuối tây Bắc Kạn (Hà Minh<br />
Tuân và cs. 2014) [3], đáy phiến lá (điểm gắn<br />
giữa phiến lá và cuống lá) của chuối Phấn<br />
Vàng nằm trong nhóm có dạng không cân<br />
xứng (Hình 3). Đây là đặc điểm dễ dàng phân<br />
biệt giữa hai giống chuối tây.<br />
<br />
Hoa chuối còn gọi là bắp chuối (bi chuối)<br />
gồm nhiều chùm hoa (hay hàng hoa) xếp theo<br />
một trục sau này phát triển thành buồng<br />
chuối. Bẹ ngoài của hoa (thường gọi là bi<br />
chuối), bẹ có nhiều màu sắc khác nhau, tùy<br />
theo giống chuối (Pillay & Tenkouano, 2011)<br />
giống chuối nghiên cứu có màu bi đỏ tím<br />
(Hình 4a). Khi bẹ ngoài (lá bi) mở ra sẽ thấy<br />
hoa ở trong, về sau bẹ hoa ngoài rụng đi. Lúc<br />
bẹ ngoài mở sẽ lộ từng hàng hoa cái nở ra ở<br />
gốc bi chuối, rồi đến hoa trung tính sau cùng<br />
là hoa đực ở cuối. Hai loại hoa trung tính và<br />
hoa đực sẽ không phát triển thành quả.<br />
Bi chuối có hình dạng thuôn dài (Hình 4a),<br />
thuộc nhóm 2 trong bộ phân loại của IPGRI<br />
(1996) [7]. Kích thước bi chuối trung bình có<br />
chiều dài là 29,5 (± 0,85) cm; chiều rộng<br />
trung bình là 13,68 (± 0,52) cm.<br />
Vỏ ngoài của bi có màu đỏ tím, trên lớp vỏ có<br />
một lớp phấn màu trắng (Hình 4a), lớp phấn<br />
này thể hiện dày và rõ hơn so với giống chuối<br />
tây Bắc Kạn. Mặt trong của bi có màu đỏ.<br />
Đáy bi chuối có dạng thuôn nhọn (Hình 4a).<br />
<br />
(a – Chuối Phấn Vàng)<br />
<br />
Giống chuối Phấn Vàng có dạng bầu nhụy<br />
tương đối thẳng, noãn được sắp xếp dạng 4<br />
hàng không cân đối trong một ngăn (Hình<br />
4b, 4c).<br />
Trong điều kiện để tự nhiên, bi chuối sẽ sinh<br />
trưởng kéo dài, ở giữa và cuối buồng chuối là<br />
các loại hoa trung tính và hoa đực, những hoa<br />
này sẽ rụng đi và để lại các vết sẹo trên thân<br />
cuống buồng. Đối với những buồng được ngắt<br />
bi, quả sẽ có kích thước lớn hơn, do không bị<br />
mất dinh dưỡng để nuôi bi chuối trong quá<br />
trình từ khi ra hoa đến khi thu hoạch.<br />
<br />
(b - Chuối Bắc Kạn)<br />
Hình 3: Sự không cân xứng (a) của hai bên phiến lá<br />
so với trục cuống lá của giống chuối Phấn Vàng<br />
<br />
48<br />
<br />
Chiều dài cuống của buồng được đo từ đỉnh lá<br />
đến nải chuối thứ nhất: Trung bình là 42,83 (±<br />
1,63) cm; độ rộng cuống đo ở đoạn giữa của<br />
cuống buồng: 4,5 (± 0,06) cm.<br />
<br />
Trần Minh Quân và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 45 - 51<br />
<br />
Số lóng trên cuống buồng (tính từ lá bắc<br />
cuối cùng đến nải chuối đầu tiên) là 2,77 (±<br />
0,03) lóng.<br />
Cuống buồng có màu xanh nhạt khi mới ra bi<br />
và chuyển sang màu xanh – vàng khi buồng<br />
còn non, sau đó chuyển dần sang màu xanh<br />
đậm khi quả đã thuần thục. Ở giai đoạn này,<br />
trên các lóng cuống xuất hiện các vết nám<br />
màu đen.<br />
Trên cuống buồng có rất nhiều lông tơ ngắn<br />
(Nhóm 3). Trục cuống buồng và thân chính<br />
tạo thành một góc xiên khoảng 450.<br />
Hình 5: Đặc điểm của buồng<br />
và quả chuối Phấn Vàng<br />
<br />
(a)<br />
<br />
(b)<br />
<br />
Buồng chuối có dạng hình trụ. Nhìn chung,<br />
các nải phân bố khá đều và khít nhau trên trục<br />
buồng. Mỗi nải gồm 2 hàng quả sắp xếp<br />
tương đối khít nhau (Hình 5). Dưới đáy của<br />
buồng có để lại các vết sẹo do hoa trung tính<br />
và hoa đực không phát triển thành quả. Đặc<br />
điểm này nhằm phân biệt với một số giống<br />
chuối khác. Ở một số giống, lá bắc (lá bi) vẫn<br />
tồn tại trên đuôi trục buồng cho đến khi quả<br />
chín (Pillay & Tenkouano 2011) [8].<br />
Khi chín, quả chuối Phấn Vàng có màu vàng<br />
tươi, trên vỏ quả không có lông tơ, không bị<br />
nứt. Trong khi giống chuối tây Bắc Kạn có<br />
dạng màu vàng đục khi chín (Hà Minh Tuân<br />
và cs. 2014) [3]. Quả có hình dạng tương đối<br />
thẳng (Hình 5). Chiều dài trung bình của một<br />
quả (đo ở mặt bụng trong của quả) là 12,52 (±<br />
0,17) cm. Nằm trong nhóm có kích thước quả<br />
ngắn. Một trong các đặc điểm khác biệt với<br />
giống chuối tây Bắc Kạn có đỉnh quả nhọn thì<br />
giống Phấn Vàng có đỉnh quả có dạng tương<br />
đối tù (Hình 5). Thịt quả cứng và có vị ngọt<br />
và thơm đặc trưng.<br />
Cây con<br />
<br />
(c)<br />
Hình 4: Bi chuối, hình dạng bầu nhụy hoa và<br />
noãn trước khi phát triển thành quả<br />
<br />
Có trung bình khoảng 4,5 (± 0,06) cây chuối<br />
con ở thời điểm cây chuối mẹ cho thu hoạch.<br />
Các cây con mọc ở gần sát cây mẹ và sinh<br />
trưởng theo một góc xiên ra phía ngoài. Chiều<br />
cao cây con lớn nhất bằng khoảng 3/4 chiều<br />
cao cây mẹ ở thời điểm cho thu hoạch.<br />
49<br />
<br />