Xã hội học số 4(56), 1996 11<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM TIẾP CẬN HỆ THỐNG TRONG XÃ HỘI HỌC<br />
<br />
<br />
TÔ DUY HỢP<br />
<br />
<br />
<br />
Trường xã hội học đại cương, tầm quan trọng của quan điểm hệ thống đã được khẳng định và được quán<br />
triệt cả về mặt nội dung lẫn phương pháp nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn, xem sách xã hội học đại cương" của<br />
các GS. Phạm Tất Dong, PGS Nguyễn Sinh Huy, PGS. Đỗ Nguyên Phương ta thấy có đoạn viết rất rõ : "Phạm<br />
trù thứ hai mà xã hội học cần nghiên cứu đó là hệ thống xã hôi. Ở đây, điểm xuất phát quan trọng của việc<br />
nghiên cứu xã hội học chính là nghiên cứu con người cá nhân trong tương tác nhóm cộng đồng xã hội với tất cả<br />
tính hệ thống và hoàn chỉnh của nó. Cấu trúc xã hội, vì vậy là vấn đề trọng tâm mà khoa học xã hội học quan<br />
tâm" 1 ... "Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của xã hội học chính là hành vi xã hội của con người. Nhưng chỉ có thể<br />
hiểu được hành vi xã hội này khi làm rõ được tương tác giữa người và người trong những nhóm và cộng đồng<br />
xã hội phân theo những dấu hiệu xã hội đặc thù. Đến lượt nó, những nhóm và cộng đồng xã hội khác nhau lại<br />
tương tác với nhau tạo thành một kết cấu chỉnh thể của một xã hội. Xã hội học nghiên cứu những quy luật và<br />
tính quy luật chi phối mối quan hệ và liên hệ tạo thành hệ thống tổng thể xã hội này. Có thể coi đây là những<br />
vấn đề cơ bản nhất, chính yếu nhất của đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội học" 2 ... "Hiện nay, xã hội học<br />
có sáu trường phái lý thuyết : thuyết hành vi, thuyết hành động, thuyết lịch sử, thuyết hệ thống, thuyết tương tác<br />
thuyết chức năng" 3 ... "phương pháp luận cho các nghiên cứu xã hội học của chúng ta là : xã hội là một sự vật,<br />
một cấu trúc có hệ thống, các bộ phận của thành hệ thống này có mối quan hệ với nhau; xã hội luôn vận đông,<br />
phát triển và chúng ta có thể định lượng được các hiện tượng và quá trình xã hội" 4 .<br />
Trong cuốn "Nhập môn xã hội học", phần 13. "Các lý thuyết xã hội học", có mục 13.5 Hành động con người<br />
và hệ thống xã hội đã "nhấn mạnh, hành động xã hội có tính sáng tạo và đổi mới. Cho nên, hành động không<br />
phải chỉ sao chép cấu trúc, mà còn biến đổi chúng tới mức độ lớn hơn hay kém hơn. Cùng lúc đó, hành động<br />
như vậy diễn ra bên trong hệ thống xã hội và chịu những kiềm chế mà hệ thống tác động mạnh mẽ tới cũng như<br />
sử dụng những nguồn lực được phân bố thông qua cấu trúc xã hội" 5 . Người ta có thể giải thích các mô hình của<br />
những kiềm chế và các nguồn lực "những hệ thống của các quan hệ xã hội mà nó biểu thị đặc điểm những kiểu<br />
khác nhau của xã hội. Những cấu trúc này của các quan hệ xã hội chỉ có thể hiểu được với tư cách là những hệ<br />
thống và phải được coi như là có những phương thức vận hành riêng của chính chúng và những xu hướng của<br />
chính chúng<br />
<br />
<br />
1<br />
GS. Phạm Tất Dong: PGS. Nguyễn Sinh Huy, PGS. Đỗ Nguyên Phương. Xã hội học đại cương. Bộ Giáo dục và Đào<br />
tạo. Viện đại học mở Hà Nội. Tủ sách Đại học - Đào tạo từ xa - Hà Nội - 1995, tr. 8.<br />
2<br />
Sđd, tr 10.<br />
3<br />
Sđd, tr 71.<br />
4<br />
Sđd, tr 93.<br />
5<br />
Tony Billon, Kenvin Bonnentt, Philip Jones, Michelle Slanworth, Ken Sheard and Andrew Welster. Nhập môn xã hội<br />
học. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội - 199, tr 537-538.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
12 Đặc điểm tiếp cận hệ thống trong xã hội học<br />
<br />
<br />
đối với sự phát triển động lực" 1 ... "Như thế chúng ta có thể thấy hệ thống của các quan hệ xã hội nằm dưới như<br />
là tạo ra những cấu trúc bất bình đẳng mà cả hai tạo điều kiện thuận lợi và hạn chế hoạt động thực tiễn của các<br />
chủ thể" 2 . Tương quan giữa hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội và hành động xã hội được tóm tắt dưới dạng sơ đồ<br />
như sau 3 .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ở đây, khung phệ thống" liên quan tới hệ thống của các quan hệ xã hội, trong khi "cấu trúc" biểu hiện sự<br />
phân bố có mô hình của những kiềm chế và những nguồn lực nhận được từ hệ thống xã hội 4 .<br />
Dựa vào sơ đồ tương quan phạm trù hệ thống - cấu trúc - hành động này người ta có thể thấy rõ sự khác<br />
nhau căn bản giữa quan điểm của K. Marx và của M. Weber trong phân tích xã hội tư bản chủ nghĩa. "Đối với<br />
Marx, các quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa đi đến hình thành một hệ thống mà nó phát sinh ra những bất bình<br />
đẳng và có "những quy luật chuyển động" của chính nó... Ngược lại, Weber không coi các xã hội như là các hệ<br />
thống xã hội, mà chỉ như là những cấu trúc của bất bình đẳng và quyền lực" 5 . Nói kháy đi, M. Weber tập trung<br />
hoàn thiện chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism) trong xã hội học, trái lại, K. Marx<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
. Sđd. tr. 538.<br />
2<br />
. Sđd, tr. 539<br />
3<br />
. Sđd, tr. 540.<br />
4<br />
. Sđd, tr. 539.<br />
5<br />
. Sđd, tr. 539.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Tô Duy Hợp 13<br />
<br />
<br />
ra sức vượt qua hạn chế của chủ nghĩa cấu trúc bằng cách phát triển lý thuyết hệ thống tổng quát (Generai<br />
Systems theory).<br />
Trong một chuyên khảo về các lý thuyết xã hội học 1 ta thấy tác giả đã xếp lý thuyết hệ thống (Systems<br />
theory) vào loại lý thuyết xã hội học phản cấu trúc chủ nghĩa (anti-structuralism) 2 . Liệu quan điểm này có hợp<br />
lý hay không?<br />
Để giải đáp vấn đề này trước hết chúng ta có nhận xét : Lý thuyết hệ thống tổng quát của chủ nghĩa Mác<br />
không chỉ phản cấu trúc chủ nghĩa (anti - structu - ralism) mà còn phản chức năng chủ nghĩa (anti functionlism);<br />
hơn thế nữa còn phản hành vi chủ nghĩa (anti - behaviorism) và phản cả chủ nghĩa lịch sử (anti - historicism)<br />
nữa 3 . Nói khác đi, đối với K. Marx và chủ nghĩa Mác chân chính, tuyệt đối hóa cấu trúc hoặc tuyệt đối hóa chức<br />
năng, hoặc tuyệt đối hóa hành động hoặc tuyệt đối hóa lịch sử đều là sai lầm ; bởi lẽ, cấu trúc, chức năng, hành<br />
động, lịch sử chẳng qua chỉ là những đặc trưng của hệ thống, chúng không tồn tại biệt lập với nhau và không<br />
phải là những thực thể tồn tại độc lập với hệ thống.<br />
Lịch sử xã hội học phương Tây đã từng tồn tại một chủ nghĩa chức năng cơ cấu (Structural functionalism)<br />
của T. Parsons. Đây là một chương trình tổng - tích hợp rộng lớn và khá sâu sắc bao hàm được những hạt nhân<br />
hợp lý của cấu trúc luận, chức năng luận và cả hành vi luận ; đồng thời phần nào khắc phục được khuynh hướng<br />
tuyệt đối hóa của các trường phái chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa chức năng, chủ nghĩa hành vi trong xã hội học.<br />
Sơ đồ 4 thành phần AGIL (A = Adaptation, G = Goal attainment, I - integlation, L = Latency) do T. Parsons xây<br />
dựng là một cách tiếp cận hệ thống tương đối hoàn chỉnh, bao gồm : A = hệ thống hành vi thích nghi, G = hệ<br />
thống hướng đích, I = hệ thống tích hợp xã hội và L = hệ thống bảo tồn khuôn mẫu văn hóa 4 . Trong thập kỷ<br />
trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa chức năng cơ cấu của T. Parsons thống trị xã hội học Mỹ và<br />
ảnh hưởng to lớn đối với xã hội học thế giới. Thế nhưng chính T. Parsons lại cũng đã thấy ra thiếu sót cơ bản<br />
trong lý thuyết hệ thống tổng quát mà ông đã xây dựng. Đó chính là sự thiếu vắng quan điểm lịch sử trong chủ<br />
nghĩa chức năng cơ cấu của ông. Và trong thập kỷ 60, 70 chính ông ta đã đưa tiến hóa luận vào lý thuyết hệ<br />
thống xã hội 5 . Không có hệ thống xã hội nhất thành bất biến. Mọi hệ thống xã hội đều biến đổi, và thực chất của<br />
quá trình biến đổi đó là sự thay đổi hình thái ổn định cân bằng xã hội này bằng hình thái ổn định cân bằng khác.<br />
Nhờ đó, lý thuyết hệ thống xã hội của T. Parsons không chỉ giải thích trật tự xã hội mà còn giải thích cả biến đổi<br />
xã hội.<br />
Tuy quan điểm phát triển xã hội của T. Parsons còn nhiều hạn chế, chẳng hạn ông vẫn muốn duy trì hệ<br />
thống tư bản chủ nghĩa trong khi chủ nghĩa tư bản đã lỗi thời ; song bài học của hiện tượng T. Parsons, xét theo<br />
quan điểm hệ thống là rất quan trọng. Nó chứng tỏ vấn đề không phải là thay thế chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa<br />
chức năng, chủ nghĩa hành<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
. George Ritzer. Contenporary Sociological theory Thied Edition, McGraw - Hill, Ine ; New York ; 1992<br />
2<br />
. Sđd, tr. 378<br />
3<br />
. Xem thêm, chẳng hạn như: V. P. Cuzơmin. Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của C.Mác.<br />
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986.<br />
4<br />
. Xem thêm, chẳng hạn. N. Ghenov. Quan điểm tổng hộp và những triển vọng xã hội học đại cương : Talcott Parsons.<br />
Tạp chí Xã hội học số l/1989.<br />
5<br />
. Xem, chẳng hạn, Ian Rohertson. Sociology. Third Editlon. Worth Publishcrs, Inc, New York, 1987. P. 517 -518.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
14 Đặc điểm tiếp cận hệ thống trong xã hội học<br />
<br />
<br />
vi chủ nghĩa lịch sử một cách tương ứng bằng phản chủ nghĩa cấu trúc, phản chủ nghĩa chức năng, phản chủ<br />
nghĩa hành vi và phản chủ nghĩa lịch sử. Mà chính là cần xây dựng một tiếp cận hệ thống hoàn chỉnh, trong cấu<br />
trúc luận, chức năng luận, hành vi luận và tiến hóa luận chỉ là những bộ phận hợp thành một lý thuyết hệ thống<br />
tổng quát. Cái giá mà xã hội học phương Tây phải trả là hơn một thế kỷ ra sức chống tiếp cận hệ thống mácxít,<br />
rút cuộc đã đi tới nhu cầu xây dựng lý thuyết hệ thống tổng quát đúng như K. Marx đã đề ra và đã thực hiện vào<br />
nửa cuối thế kỷ trước.<br />
<br />
Thực ra đây không phải chỉ là nhu cầu riêng của xã hội học, mà là nhu cầu chung của sự phát triển khoa học<br />
hiện đại. Vào khoảng thời gian mà T. Parsons công bố công trình "The Social System" (thập kỷ 50) thì L.V.<br />
Bertalanffy cũng đã tung ra "General Systems Theory”, một công trình tổng kết khái quát hóa thành tựu tiếp cận<br />
hệ thống trong khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học hiện đại và có cả tham vọng từ đó xây dựng một nền triết<br />
học mới - triết học hệ thống.<br />
<br />
Như vậy, ở giai đoạn hiện nay của xã hội học, nếu xếp lý thuyết hệ thống vào chuyên mục phản cấu trúc chủ<br />
nghĩa là không hợp lý. Theo chúng tôi, chỗ đứng thích hợp của lý thuyết hệ thống trong xã hội học phải là<br />
chuyên mục tổng - tích hợp lý thuyết xã hội học. Chúng tôi cho rằng những công trình công bố sau bài học T.<br />
Parsons, chẳng hạn như "Sociology and modern Systems theory" của Walter Buckley (xuất bản 1967),<br />
"Sociology and general Systems theory" của Richar A. Ball (xuất bản 1978) v.v... không đơn giản chỉ là phản<br />
cấu trúc chủ nghĩa hoặc phản chức năng chủ nghĩa mà là những thử nghiệm tổng - tích hợp lý thuyết xã hội học<br />
theo quan điểm hệ thống xã hội tổng quát.<br />
<br />
Khác với George Ritzer tác giả cuốn “contemporary sociological Theory" là người đã không coi các khuynh<br />
hướng tích hợp vi mô - vĩ mô (micro - macro integration), tích hợp tác nhân - cơ cấu (Agency - Structure<br />
Integration) và liên kết tích hợp vi mô - vĩ mô với tích hợp tác nhân - cơ cấu là thuộc lý thuyết hệ thống ; Chúng<br />
tôi cho rằng đó chính là những thử nghiệm tổng hợp lý thuyết hệ thống chuyên biệt để đi tới lý thuyết hệ thống<br />
tổng quát. Bởi vì, vĩ mô, vi mô, tác nhân, cấu trúc thực chất chỉ là những đặc trưng của hệ thống.<br />
Vậy hệ thống là gì mà nó bao hàm nhiều loại đặc trưng như thế? Người ta có thể lựa chọn nhiều cách định<br />
nghĩa khác nhau đối với phạm trù "hệ thống". Chẳng hạn như "Hệ thống là các tập hợp có trật tự bên trong (hay<br />
bên ngoài) của các yếu tố có liên hệ với nhau (hay tác động lẫn nhau)" 1 hoặc như “hệ thống, tức là một tổng thể<br />
gồm nhiều yếu tố (bộ phận) quan hệ và tương tác với nhau và với môi trường xung quanh một cách phức tạp" 2<br />
vv… Song đúng như V.P. Cuzơmin nhận xét : "dù cho khái niệm hệ thống được xác định theo nhiều cách khác<br />
nhau, thì người ta vẫn thường hiểu rằng, hệ thống là một tập hợp những yếu tố liên hệ với nhau, tạo thành sự<br />
thống nhất ổn định và tính chỉnh thể, có những thuộc tính và những tính quy luật tích hợp" 3 .<br />
Nguyên lý tính chỉnh thể là nguyên lý xuất phát, đồng thời cũng là nguyên lý trung<br />
<br />
<br />
1<br />
. Đào Thế Tuấn - Hệ thống nông nghiệp và vấn đền nghiên cứu xã hội học ở nông thôn. Tạp chí Xã hội học, Số l/1989.<br />
Trong định nghĩa, cũng như trong cách phân biệt đặc điểm tiếp cận hệ thống và tiếp cận phân tích có nhiều chỗ gây tranh<br />
luận, cần trao đổi để sáng tỏ hơn.<br />
2<br />
. Hoàng Tụy - Phân tích hệ thống và ứng dụng. Nxb Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội - 1987, tr.4.<br />
3<br />
. V.P. Cuzơmin. Nguyên lý tính hệ thống trong nguyên lý luận và phương pháp luận của C. Mác. Nxb Sự Thật. Hà Nội<br />
1986, tr.20.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Tô Duy Hợp 15<br />
<br />
<br />
<br />
tâm của lý thuyết hệ thống tổng quát. Nó ghi nhận đặc trưng cơ bản nhất của hệ thống, đó là sự thống nhất chỉnh<br />
thể. Hệ thống không phải là tập hợp giản đơn các yếu tố. Hệ thống là cái gì đó lớn hơn số cộng giản đơn các yếu<br />
tố. Sự liên kết và tương tác theo chiều sâu giữa các yếu tố tạo nên tính trái (emergence) và tính nhất thể hóa<br />
(Integration), nghĩa là tạo ra cái mới. Mặt khác, hệ thống lại là cái gì đó nhỏ hơn số cộng giản đơn các yếu tố.<br />
Bởi vì sự liên kết và tương tác theo chiều sâu giữa các yếu tố tạo ra sự kiềm chế (constraint), nghĩa là làm giảm<br />
bậc tự do của các yếu tố so với lúc chúng ở trạng thái chưa liên kết với nhau .<br />
<br />
Hệ thống chính là một Thể thống nhất. Đó là bản chất riêng của nó, là cái cốt lõi mà người ta hay gọi là<br />
nguyên lý tính hệ thống. Song tính hệ thống không quy giản về tính thống nhất chỉnh thể, chỉnh hợp. Tính hệ<br />
thống còn là tính thống nhất đa dạng. Lý thuyết hệ thống tổng quát gọi đây là nguyên lý tính phức thể. Hệ thống<br />
là một thể phức tạp. Trước hết là phức tạp về các loại quan hệ. Do hệ thống là sự liên kết và tương tác giữa<br />
nhiều yếu tố hợp thành, cho nên nó có nhiều quan hệ khác nhau : quan hệ bên trong (nội tại) khác với quan hệ<br />
bên ngoài, quan hệ vĩ mô khác với quan hệ vi mô, quan hệ đồng đại khác với quan hệ lịch đại v.v... Các quan hệ<br />
ổn định tạo nên cái mà người ta gọi là cấu trúc hay là cơ cấu (Structure). Hệ thống có bản tính đa cấu trúc. Và<br />
tùy thuộc cấu trúc ưu trội mà người ta có thể phân loại hệ thống thuần nhất khác với hệ thống không thuần nhất,<br />
hệ thống đóng kín khác với hệ thống cởi mở, hệ thống điều khiển khác với hệ thống bị điều khiển v.v... Mặt<br />
khác, hệ thống có bản tính đa chức năng. Chức năng (Function) là phạm trù thể hiện hành vi, hành động, hoạt<br />
động nhằm duy trì hệ thống. Nếu rối loạn chức năng thì đó là dấu hiệu hệ thống bị trục trặc và là nguy cơ tan rã<br />
hệ thống.<br />
<br />
Chỉnh thể và phức thể thực ra chỉ là hai mặt của bản chất hệ thống. Chúng thống nhất trong mâu thuẫn. Và<br />
tạo ra cái mà lý thuyết hệ thống tổng quát gọi là nguyên lý siêu hệ thống. Tính hệ thống là một nghịch lý. Mỗi hệ<br />
thống vừa có thể coi là một siêu hệ thống, theo nghĩa bao gồm nhiều hệ thống khác. Người ta gọi nó là hệ thống<br />
lớn (hệ thống mẹ), còn các hệ thống hợp thành thì gọi là hệ thống nhỏ (hệ thống con), song vừa có thể coi là một<br />
yếu tố hợp thành của hệ thống khác to lớn hơn nó.<br />
<br />
Sự thống nhất mâu thuẫn giữa hệ thống và yếu tố, chỉnh thể và phức thể, cơ cấu và hành vi, duy trì và biến<br />
đổi đã tạo ra lịch sử hệ thống. Hệ thống không nhất thành bất biến. Nguyên lý thống nhất đồng đại với lịch đại<br />
chỉ là một nguyên lý thể hiện bản chất luôn biến đổi của một hệ thống. Sinh thành - trưởng thành - biến chất -<br />
giải thể (thành - trụ - dị - diệt) đó là lôgic tất yếu của lịch sử hệ thống. Nhưng hệ thống một khi đã định hình,<br />
bao giờ nó cũng hướng đích. Đó là hướng tới sự cân bằng nội tại (homeostasis). Hướng đích (duy trì bản chất)<br />
và phát triển (thay đổi bản chất là 2 mặt mâu thuẫn song thống nhất của mọi sự vật nói chung, của hệ thống nói<br />
riêng. Vì hệ thống có thể coi là một sự vật đặc biệt, sự vật mang tính hệ thống.<br />
<br />
Ngoài những nguyên lý thể hiện bản chất riêng của hệ thống như đã trình bày tóm tắt ở trên, lý thuyết hệ<br />
thống tổng quát còn bổ sung thêm 2 nhóm nguyên lý nữa : nhóm nguyên lý thể hiện quan hệ giữa hệ thống và<br />
môi trường (phạm vi ngoài hệ thống) và nhóm nguyên lý thể hiện quan hệ giữa hệ thống như khách thể với chủ<br />
thể tức là con người có năng lực nhận thức và cải biến hệ thống. Quan hệ (tương quan và tương tác) giữa hệ<br />
thống và môi trường có 2 mặt mâu thuẫn thống nhất. Một mặt là thích nghi (adaptation) với các<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
16 Đặc điểm tiếp cận hệ thống trong xã hội học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
mức độ khác nhau như đồng điệu (consonnance) hoặc hòa nhập (integration . Mặt khác là phản hồi (Feedback)<br />
với các loại khác nhau như phản hồi dương, phản hồi âm, phản hồi cứng, phản hồi mềm, v.v... Quan hệ (tương<br />
quan và tương tác) giữa hệ thống (như khách thể) với chủ thể cũng có 2 mặt mâu thuẫn thống nhất. Một mặt đó<br />
là sự phản ánh, nhận thức, nghiên cứu hệ thống. Lý thuyết hệ thống tổng quát đã xây dựng, hoàn thiện 2 năng<br />
lực của chủ thể đó là mô hình hóa và hình thức hóa (toán học hóa nói riêng). Mặt khác, lý thuyết hệ thống tổng<br />
quát cũng đã xây dựng và hoàn thiện năng lực khống chế, quản lý, biến đổi hệ thống. Trên cơ sở nắm vững bản<br />
chất và đặc điểm hệ thống, người ta có thể điều chỉnh, điều khiển, cải tạo, đổi mới, và đổi thay hệ thống. Kế<br />
hoạch hóa và tối ưu hóa là 2 nguyên lý quan trọng của quản lý hệ thống theo phương pháp chương trình mục<br />
tiêu.<br />
<br />
Phần giới thiệu tóm tắt hệ thống nguyên lý của lý thuyết hệ thống tổng quát ở trên cho phép làm sáng tỏ<br />
quan điểm của chúng tôi cho rằng các khuynh hướng tổng - tích hợp lý thuyết xã hội học ngày nay (như tích hợp<br />
vĩ mô - vi mô, tích hợp tác nhân - cấu trúc, tích hợp chức năng luận với tiến hóa luận, v.v. . .) thực chất là tổng -<br />
tích hợp hệ thống xã hội tổng quát.<br />
<br />
Bài học lý luận như vậy là khá rõ. Bài học phương pháp luận theo đó cũng rõ. Tác giả cho rằng : Bản chất<br />
của tiếp cận hệ thống thì không chỉ là tổng hợp mà còn là phân tích, hơn nữa là phân tích sâu. Phân tích thuần<br />
túy thì bị khuyết tật thấy cây mà không thấy rừng. Tổng hợp thuần túy thì lại bị khuyết tật thấy rừng quên cây.<br />
Chi có thể tiếp cận hệ thống mới vừa khắc phục được khuyết tật của phân tích thuần túy và của tổng hợp thuần<br />
túy vừa thống nhất được hạt nhân hợp lý của các cách tiếp cận chuyên biệt đó.<br />
<br />
Tiếp cận hệ thống trong xã hội học thật là lợi hại. Chúng tôi muốn kết thúc bài viết này bằng một cách đặt<br />
vấn đề mới về bản chất đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành xã hội học. Chúng tôi cho rằng cách xác định<br />
thực chất và đặc điểm đối tượng của xã hội học được trình bày trong sách "xã hội học đại cương như đã dẫn ra ở<br />
đầu bài viết này phải chăng là vẫn cần phải thảo luận thêm để đi đến một sự hiểu biết chuẩn xác hơn về thực<br />
chất và đối tượng của xã hội học. Vì hành vi luận, tuy là khuynh hướng lý thuyết xã hội học hiện đại, thậm chí<br />
là hiện đại nhất, song không thay thế được các khuynh hướng lý thuyết xã hội học hiện đại khác như hậu cấu<br />
trúc luận, hậu chức năng luận, hậu tiến hóa luận v.v… và cũng do vậy mà chưa chỉ rõ được hạn chế của xã hội<br />
học phương Tây, vẫn còn nhiều kỳ thị hoặc coi thường thành tựu lý thuyết hệ thống xã hội tổng quát của K.<br />
Marx và của chủ nghĩa Mác. Đây là vấn đề đáng được tranh luận. Vì mục tiêu chung là hoàn thiện xã hội học<br />
hiện đại - một trung tâm liên ngành khoa học xã hội và nhân văn. Trên tinh thần đó, chúng tôi mạnh dạn nêu lên<br />
một số suy nghĩ, mong nhận được nhiều ý kiến thảo luận để cho vấn đề sáng tỏ hơn nữa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />